Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 18

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 18

Toán: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9

I.Mục tiêu: Giúp H

- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.

- Cả lớp làm bài tập 1,2. HS khá giỏi làm bài tập 3,4.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động 1: T hướng dẫn H phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.

a, T đặt vấn đề: Trong toán học cũng như trong thực tế, ta khong nhất thiết phải thực hiện phép chia mà chỉ cần quan sát, dựa vào dấu hiệu nào đó mà biết một số có chia hết cho số khác hay không. Các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết. bây giờ ta tìm dấu hiệu chia hết cho 9.

b, T cho H tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.

- H tìm vài số chia hết cho 9 và vài số không chia hết cho 9.

c, Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.

- Một số H lên bảng viết kết quả(viết các số chia hết cho 9. Và phép chia tương ứng vào cột bên trái.Viết các số không chia hềt cho 9 và cột chia tương ứng vào cột bên phải)

- Một số H bổ sung vào 2 cột.

- T hướng sự chú ý của H vào cột bên trái để tìm ra đặc điểm của các chữ số chia hết cho 9.

- Nếu H còn lúng túng T cần gợi ý để H đi đến tính nhẩm các chữ số của các số ở cột bên trái (có tổng các chữ số chia hết cho 9) và rút ra nhận xét:

- “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.”

- Ví dụ bảng chia 9 có các số:9,18,27,36,45,54,63,72,81,90 đều chia hết cho 9. Tổng của nó đều chia hết cho 9.

- T cho H các số có ba chữ số trở lên và T cho H rút ra được; “Tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9.

- H nhắc dấu hiệu chuia hết cho 9 nhiều lần.

- T bây giờ chúng ta xét các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?- H nhận xét và rút ra được “Tổng của các chữ số kh”ng chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.

- H nhắc lại nhận biết các số chia hết cho 2,5; căn cứ để nhận biết các số chia hết cho 9.

 

doc 15 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày soạn: 25/12/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Toán:	Dấu hiệu chia hết cho 9
I.Mục tiêu: Giúp H
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
- Cả lớp làm bài tập 1,2. HS khá giỏi làm bài tập 3,4.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: T hướng dẫn H phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
a, T đặt vấn đề: Trong toán học cũng như trong thực tế, ta khong nhất thiết phải thực hiện phép chia mà chỉ cần quan sát, dựa vào dấu hiệu nào đó mà biết một số có chia hết cho số khác hay không. Các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết. bây giờ ta tìm dấu hiệu chia hết cho 9.
b, T cho H tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
- H tìm vài số chia hết cho 9 và vài số không chia hết cho 9.
c, Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
- Một số H lên bảng viết kết quả(viết các số chia hết cho 9. Và phép chia tương ứng vào cột bên trái.Viết các số không chia hềt cho 9 và cột chia tương ứng vào cột bên phải)
- Một số H bổ sung vào 2 cột.
- T hướng sự chú ý của H vào cột bên trái để tìm ra đặc điểm của các chữ số chia hết cho 9.
- Nếu H còn lúng túng T cần gợi ý để H đi đến tính nhẩm các chữ số của các số ở cột bên trái (có tổng các chữ số chia hết cho 9) và rút ra nhận xét: 
- “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.”
- Ví dụ bảng chia 9 có các số:9,18,27,36,45,54,63,72,81,90 đều chia hết cho 9. Tổng của nó đều chia hết cho 9.
- T cho H các số có ba chữ số trở lên và T cho H rút ra được; “Tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9.
- H nhắc dấu hiệu chuia hết cho 9 nhiều lần.
- T bây giờ chúng ta xét các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?- H nhận xét và rút ra được “Tổng của các chữ số kh”ng chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
- H nhắc lại nhận biết các số chia hết cho 2,5; căn cứ để nhận biết các số chia hết cho 9. 
 Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài.
- T hướng dẫn.
Số 99 có tổng các chữ số là: 9+9=18, số 18 chia hết cho 9, ta cho số 99.
- H làm bài cá nhân.
- H chữa bài cả lớp nhận xét.
Bài 2:
- H đọc yêu cầu của bài.
- T hướng dẫn H như bài 1
- H tự làm bài và chữa bài.
Bài 3:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H biết hai số có ba chữ số và chia hết cho 9.
- H làm bài và chữa bài.
Bài 4:
- H tìm số thích hợp để điền vào “trống để số đó chia hết cho 9.
31...; ...35; 2...5.
- H làm bài vào vở, và chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- H “n lại bài học làm các bài tập ở vở BT.
- H chuẩn bị bài sau.
Tập đọc:	 	Ôn tập tiết 1
I.Mục tiêu:
- đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở kỳ 1
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
II. Đồ dung dạy học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL.
- Giấy khổ to kẽ sẵn bài tập 2 và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Trong tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra học kỳ1.
Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc.
- Cho H lêm bảng bắt thăm bài đọc.
- H trả lời câu hỏi về nội dung bài đoc.H nhận xét-T ghi điểm.
Hoạt động 3: Lập bảng tổng kết.
- Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm” Có chí thì nên và Tiếng sáo diều”
- H đọc yêu cầu.
- H tự làm bài trong nhóm vào phiếu rồi lên trình bày.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông trạng thả diều 
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học.
Nguyễn Hiền
“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn.
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê-ô-nát-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại.
Lê-ô-nát-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long, Phạm Ngọc Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt
truyện đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
Nguyễn Kiên	
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “ Ba cá bống”
A-lếch-xây Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu-ta-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng
Phơ-bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Công chúa nhỏ
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- H về nhà học các bài tập đọc và H T L, chuẩn bị tiết sau.
Chính tả:	 Ôn tập tiết 2
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kỷ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước.
II. Đồ dung dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và H T L như ở tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Kiểm tra đọc.
- H lên bảng bóc thăm bài đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
 	Hoạt động 3: ôn luyện về kĩ năng đặt câu.
Bài tập 2:
- H đọc yêu cầu và mẫu.
- H trình bày T sửa lỗi dung từ, diễn đạt cho H.
- Nhận xét cách đặt câu của H.
a) Nguyễn Hiền rất có chí. Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao.
b) Lê-ô-nát-đô đa Vin-xi kiên nhẫn, khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c) Xi-ôn-cốp-xki là người tài giỏi, kiên trì hiếm có.
d) Cao Bá Quát rất kì công luyện chữ viết.
e) Bạch Thái Bưởi là người kinh doanh tài ba, chí lớn.
Bài tập 3:
- Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn.
- Yêu cầu H đọc đề bài.
- T nhắc H xem lại bài tập đọc có chí thì nên, nhớ lại các thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết.
- H làm vào vở-T phát phiếu học tập cho một số H.
- Những H làm trên phiếu lên trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung kết luận về lời giải đúng.
a) Nếu bạn có quyết tâm học tập rèn luyện cao.
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt , có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên 
 Nhà có nền thì vững.
b) Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn.
- Chớ thấy song cả mà rã tay chèo.
- Lữa thử vàng, gian nan thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này, bày keo khác.
c) Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác.
- Ai ơi đã quyết thì hành.
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
- Hãy lo bền chí câu cua.
 Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- T nhận xét tiết học. Những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc.
Ngày soạn: 26/12/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
Toán:	 Dấu hiệu chia hết cho 3
I. Mục tiêu: Giúp H
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 để làm các bài tập.
- Cả lớp làm được bài tập1,2. HS khá giỏi làm bài tập 3,4
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: T hướng dẫn H phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3.
a)T đặt vấn đề: Trong toán học cũng như trong thực tế, ta không nhất thiết phải thực hiện phép chia mà chỉ cần quan sát, dựa vào dấu hiệu nào đó mà biết một số có chia hết cho số khác hay không. Các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết. bây giờ ta tìm dấu hiệu chia hết cho 3.
b)T cho H tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3.
- H tìm vài số chia hết cho 3 và vài số không chia hết cho 3.
c)Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3.
- Một số H lên bảng viết kết quả (viết các số chia hết cho 3. Và phép chia tương ứng vào cột bên trái.Viết các số không chia hềt cho 3 và cột chia tương ứng vào cột bên phải)
- Một số H bổ sung vào 2 cột.
- T hướng sự chú ý của H vào cột bên trái để tìm ra đặc điểm của các chữ số chia hết cho 3: chẳng hạn. Số 27 có tổng các chữ số là 2+7=9, mà 9 chia hết cho 3. Số 15 có tổng các chữ số là 1+5=6, mà 6 chia hết cho 3.
- Nếu H còn lúng túng T cần gợi ý để H đi đến tính nhẩm các chữ số của các số ở cột bên trái(có tổng các chữ số chia hết cho 3) và rút ra nhận xét: 
- “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.”
- Ví dụ bảng chia 3 có các số: 6,9,12,15,18,21,24,27,30 đều chia hết cho 3.Tổng của nó đều chia hết cho 3.
- cho H các số có ba chữ số trở lên và T cho H rút ra được; “Tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3.
- H nhắc dấu hiệu chia hết cho 3 nhiều lần.
- T bây giờ chúng ta xét các số không chia hết cho 3 có đặc điểm gì?- H nhận xét và rút ra được “Tổng của các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
- H nhắc lại nhận biết các số chia hết cho 2,5,9; căn cứ để nhận biết các số chia hết cho 3. 
 Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài.
- T hướng dẫn. Số 231có tổng các chữ số là: 2+3+1=6,số 6 chia hết cho, ta chọn số 231. Số109 có tổng các chữ số là: 1+0+9=10, mà 10 chia cho 3 được 3 dư 1, vậy 109 không chia hết cho 3. Ta không chọn số 109.
- H làm bài cá nhân.
- H chữa bài cả lớp nhận xét.
Bài 2:
- H đọc yêu cầu của bài.
- T hướng dẫn H như bài 1
- H tự làm bài và chữa bài.
Bài 3:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H biết hai số có ba chữ số và chia hết cho 3.
- H làm bài và chữa bài.
Bài 4:
- H tìm số thích hợp để điền vào “ trống để số đó chia hết cho 3.
56...; 79...; 2...35.
- H làm bài vào vở, và chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- H ôn lại bài học làm các bài tập ở vở BT.
- H chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: 	 Ôn tập tiết 3
I. Mục tiêu:
- mức độ yêu cầu về kỷ năng đọc như ử tiết 1.
- Nắm được các kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn ông Nguyễn Hiền.
II. Đồ dung dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và H T L như ở tiết 1.
- Bảng phụ viết sẳn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài (Trực tiếp và gián tiếp), hai cách kết bài ( Mở rộng và tự nhiên ) .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Kiểm tra đọc.
- H lên bảng bóc thăm bài đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
 	Hoạt động 3: Làm bài tập .
Bài tập 2:
- H đọc yêu cầu và mẫu.
- H đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều ( SGK, tr 104 ).
- Một HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài trên bảng phụ.
Mở bài trực tiếp kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
Mở bài gián tiếp nói chuyệ ... chính tả một lượt cho H soát lại bài. Chấm chữa bài.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- T nhận xét tiết học. Những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc. HTL bài thơ Đôi que đan.
Khoa học: Không khí cần cho sự cháy
I. Mục tiêu :Sau bài học H biết
- Làm thí nghiệm chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xy để duy trì sự cháy được lâu hơn
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 70, 71 SGK
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh: càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xy để duy trì sự cháy được lâu hơn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- T chia nhóm H
- H đọc mục thực hành để biết cách làm
Bước 2:
- Các nhóm làm thí nghiệm
Bước 3:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- T rút ra kết luận chung.
Hoạt đông 2:
* Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm chứng minh: Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
* Cách tiến hành:
Bước1: Tổ chức và hướng dẫn
- T chia nhóm H
- H đọc mục thực hành để biết cách làm.
Bước 2:
- H làm thí nghiệm
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
Kết luận:
Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông.
Ngày soạn: 28/12/2010
Ngày giảng: Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2010
Toán:	 Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: Giúp H
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2,3,5,9 trong một số tình huống đơn giản.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2,3. HS khá giỏi làm được bài tập 4,5.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy nêu các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 và cho ví dụ.
 Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài.
T hướng dẫn H cần phải căn cứ vào các dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9 để làm bài tập.
- H làm bài cá nhân.
- H chữa bài cả lớp nhận xét.
Bài 2:
a, T cho H nêu cách làm, sau đó H tự làm vào vở.
b, T cho H nêu cách làm, H có thể nêu nhiều cách khác nhau, T khuyến khích cách làm sau:
Trước hết chọn các số chia hết cho 2( 57234; 64620; 5270).Trong các số chia hết cho 2 này lại chọn tiếp các số chia hết cho 3.
- Cuối cùng ta chon được các số: 57234; 64620.
Bài 3:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H làm bài và chữa bài.
Bài 4:
- H đọc yêu cầu của bài.
- Nếu H còn lúng túng T hướng dẫn thêm.
- H tính giá trị của từng biểu thức,sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5.
	Ví dụ: a) 2253+4315-173
	 = 6568-173
	 = 6395; 6395 chia hết cho 5
- H làm bài vào vở, và chữa bài.
Bài 5:
- H đọc bài toán, T hướng dẫn H phân tích bài toán
Nếu xếp thành 3 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3. Nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5. Các số vừa chia hết cho 3, vừa chia hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45;...lớp ít hơn 35 H và nhiều hơn 20 H. Vậy số H của lớp là 30
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- H ôn lại bài học làm các bài tập ở vở BT.
- H chuẩn bị tiết sau thi học kỳ.
Âm nhạc:	Tập biểu diễn bài hát
I. MụC TIÊU :
a. Kiến thức: Biết cách biểu diễn một số bài hát đã học.
b. Kĩ năng: Tập biểu diễn một số bài hát đã học.
c. Thái độ: Giáo dục cho hs yêu thích học môn học, sinh hoạt tập thể.
II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN 
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Máy nghe, băng nhạc.
- Chuẩn bị trò chơi.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC :
1. ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sỉ số, nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn.
- Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên cho học sinh nghe lại giai điệu của 3 bài hát.
- - Học sinh lắng nghe và hát lại 
3. Dạy bài mới :
- Giáo viên chỉ định học sinh xung phong lên biểu diễn từng bài hát trước lớp.
- 1-2 học sinh thực hiện.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
- Giáo viên hát mẫu bài hát
- Học sinh lắng nghe.
- Tổ chức học sinh tập hát theo câu
- Hát theo cá nhân, dãy bàn
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên động viên các lớp cố gắng thể hiện bài hát đúng, đều giọng , biểu diễn đẹp mắt.
- Học sinh lên biểu diễn theo từng nhóm.
- GV nhận xét, sửa sai
- Tổ chức thi đua giữa các dãy
- Nhận xét, biểu dương các nhóm hoạt động
- Giáo viên cho học sinh hát lại các bài hát vừa ôn kết hợp gõ đệm.
- Giáo viên đề nghị ban giám khảo công bố số điểm của các nhóm.
- Nhóm học sinh làm ban giám khảo công bố số điểm của từng nhóm.
4. Củng cố, dặn dò :
- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà tiếp tục ôn tập lại các bài hát để hát thuần thục và biểu diễn tự nhiên hơn.
Kể chuyện: 	Ôn tập tiết 5
I.Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kỷ năng đọc như ở tiết 1.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn. Biết đặt câu hỏi xác định các bộ phận của câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai?.
II. Đồ dung dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HT L như ở tiết 1.
- Một tờ phiếu khổ to kẻ 2 bảng để H làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Kiểm tra đọc.
- H lên bảng bóc thăm bài đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
 	Hoạt động 3: Làm bài tập .
Bài tập 2: tìm danh, từ động, từ trong các câu văn đã cho. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm.
- H đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở bài tập.
- T phát phiếu cho một số H.
- H phát biểu ý kiến. Cả lớp và T nhận xét.
- H làm bài trên phiếu có lời giải đúng lên trình bày.
a) Các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn sau:
- Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, 
 móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
- Động từ: dừng lại, chơi đùa.
- Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
b) Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
- Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Buổi chiều xe làm gì?
- Nắng phố huyện vàng hoe. Nắng phố huyện thế nào?
- Những em bé Hmông mắt một mí, những 
Em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần Ai đang chơi đùa trước sân?
áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- T nhận xét tiết học. Những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc. H ghi nhớ những kiến thức ở BT 2.
Tập làm văn: 	Ôn tập tiết 6
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kỷ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng. 
II. Đồ dung dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và H T L như ở tiết 1.
- Một tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật.
- Một tờ để H lập dàn ý cho bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Kiểm tra đọc.
- H lên bảng bóc thăm bài đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
 	Hoạt động 3: Làm bài tập .
Bài tập 2: 
- H đọc yêu cầu của bài. T hướng dẫn H thực hiện từng yêu cầu.
a) Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.
- H xác định yêu cầu của đề: đây là bài văn dạng miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) rất cụ thể với các em.
- H đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ.
- H chọ một đồ dùng học tập để quan sát.
- Từng H quan sát đồ dùng học tập của mình,ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý.
- H phát biểu ý kiến. Một số em trình bày dàn ý của mình trên bảng lớp. Cả lớp và T nhận xét, giữ lại dàn ý tốt nhất, xem như là mẫu nhưng không bắt buộc H phải cứng nhắc theo.
- H tự làm bài.
b) Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng.
- H viết bài. Lần lượt từng em tiếp nối nhau đọc các mở bài, kết bài. Cả lớp và T nhận xét, khen ngợi những H viết hay.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- T nhận xét tiết học. H ghi nhớ những kiến thức ở BT 2, về nhà sửa lại dàn ý, hoàn chỉnh phần mở bài, kết bài, viết lại vào vở.
Khoa học: 	 Không khí cần cho sự sống
I. Mục tiêu: 
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 72, 73 SGK.
III. Hoạt động dạy học.
a. Kiểm tra bài củ: 
- GV gọi HS nêu vai trò của không khí đốivới sự cháy.
- T/c nhận xét – GV ghi điểm.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người.
 Mục tiêu : + Nêu dẫn chứng để chứng minh người cần không khí để thở.
 + Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
- GV làm thí nghiệm như SGK – Lớp theo dõi.
- GV cho HS làm bài tập 1 ;2 vở BT – GV gọi HS nêu kết quả. Nhận xét.
- GV t/c đàm thoại – Rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi.
 Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống	
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK – GV hỏi: 
+ Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước ? 
 + Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan ?
- GV gọi HS nêu – T/c nhận xét.
Tiếp theo, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người và động vật và thực vật?
 + Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
 + Trong trường hợp nào người ta phải thở bông ô-xi? 
Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có khí ô-xi để thở.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 29/12/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2010
Toán: 	Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I
	 (Đề chung của phòng)
Luyện từ và câu: Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I (đọc hiểu)
	 (Đề do chuyên môn trường ra)
Tập làm văn: Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I
	 ( Đề chung của phòng)
 Sinh hoạt lớp 
I.Mục tiêu: 
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của tuần qua để phát huy và khắc phục .
- Đề ra phương hướng tuần tới .
II.Tiến hành sinh hoạt :
1.Nhận xét ưu khuyết điểm tuần qua :
- HS tự giác nhận khuyết điểm 
- Cả lớp bổ sung
- Mỗi cá nhân tự hứa 
- Đề xuất khen thưởng những bạn có tiến bộ 
- Nhận xét kết quả thi học kì I.
2.Đề phương hướng tuần tới :
- Phát huy những việc tốt 
- Khắc những tồn tại 
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18.doc