Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 19

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 19

Toán: KI – LÔ – MÉT VUÔNG

I. Mục tiêu: Giúp H

- Biết ki lô mét vuông là đơn vị đo diện tích

- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki – lô – mét vuông; biết 1 km2 = 1000000m2 và ngược lại.

- Cả lớp làm được bài tập 1,2,4b. Học sinh giỏi làm được bài tập 3; 4a.

II- Đồ dùng dạy học

Sử dụng các bức tranh về cách đồng, vùng biển.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động 1: Giới thiệu ki – lô – mét vuông

- T có thể dựa vào đồ dùng dạy học để H quan sát hình dung về diện tích khu rừng, cánh đồng có hình ảnh là một hình vuông có cạnh 1km để H quan sát. Từ đó T giới thiệu ki – lô – mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1km.

- T giới thiệu cách đọc và viết km vuông. Viết tắt là km2.

- 1km2 = 1 000 000m2

 Hoạt động 2: Thực hành.

Bài 1;2:

- H đọc yêu cầu của bài.

T hướng dẫn khi đổi em nào chưa rõ thì cần kẻ bảng đơn vị đo diện tích vào vở nháp để cho rõ.

- H làm bài cá nhân.

- H chữa bài cả lớp nhận xét.

Bài 3:

- H đọc yêu cầu của bài.

- H tự làm bài và chữa bài.

 

doc 20 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn: 08/1/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Toán:	 	Ki – lô – mét vuông
I. Mục tiêu: Giúp H
- Biết ki lô mét vuông là đơn vị đo diện tích
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki – lô – mét vuông; biết 1 km2 = 1000000m2 và ngược lại.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2,4b. Học sinh giỏi làm được bài tập 3; 4a.
II- Đồ dùng dạy học
Sử dụng các bức tranh về cách đồng, vùng biển...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Giới thiệu ki – lô – mét vuông
- T có thể dựa vào đồ dùng dạy học để H quan sát hình dung về diện tích khu rừng, cánh đồng có hình ảnh là một hình vuông có cạnh 1km để H quan sát. Từ đó T giới thiệu ki – lô – mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1km.
- T giới thiệu cách đọc và viết km vuông. Viết tắt là km2.
- 1km2 = 1 000 000m2
 Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1;2:
- H đọc yêu cầu của bài.
T hướng dẫn khi đổi em nào chưa rõ thì cần kẻ bảng đơn vị đo diện tích vào vở nháp để cho rõ.
- H làm bài cá nhân.
- H chữa bài cả lớp nhận xét.
Bài 3:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H tự làm bài và chữa bài.
Bài giải
Diện tích của khu rừng HCN là
3 x 2 = 3(km2)
Đáp số: 6km2
Bài 4:
- H đọc yêu cầu của bài.
Đo diện tích phòng hộc người ta thường sử dụng đơn vị nào?
Đo diện tích một Quốc gia ta thường sử dụng đơn vị diện tích nào?
H làm bài cá nhân
H chữa bài cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
H ôn lại bài học làm các bài tập ở vở BT.
H chuẩn bị bài sau.
Tập đọc:	 	 Bốn anh tài (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
- Hiểu nội dung truyện( phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dung dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 4.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
- Tập truyện cổ dân gian Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- T giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Cho H mở SGK
- 1 H đọc toàn bài.
- H chia đoạn của bài( 5 đoạn)
- H đọc lượt thứ nhất – T hướng dẫn luyện đọc từ khó
- H đọc lượt thứ hai – T cho H rút từ mới. Khi H đọc T chú ý hướng dẫn cách đọc các câu dài.
- H đọc lượt thứ 3- cả lớp nhận xét.
- 1 H đọc phần chú giải.
- Hai H đọc toàn bài.
- T đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
- H đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi.
Truyện có những nhân vật nào?
Tại sao truyện có tên là bốn anh tài?
Những chi tiết nào nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây?
* Đoạn 1 nói lên điều gì? ( sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây).
 - H đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
	Thương dân bản Cẩu Khây đã làm gì?
 * Đoạn 2 nói lên diều gì? ( ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây).
 - H đọc thầm 3 đoạn còn lại và trả lời các câu hỏi.
	Mổi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
	Em có nhận xét gì về tên của các nhân vật trong truyện?
 * Nội dung chính của 3 đoạn?
 * Nội dung chính của bài? 	
 c) Đọc diễn cảm
	- H đọc diễn cảm đoạn 1,2 của bài
	- T đọc mẫu
	- T cho H luyện đọc theo cặp
	- Gọi một số cặp thi đọc
- Nhận xét phần đọc của từng cặp. 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- H về nhà học bài tập đọc và chuẩn bị bài sau.
Chính tả:	Kim tự tháp Ai Cập
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập chính tả về âm đầu, vần dễ lẫn.
II. Đồ dung dạy học:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập 2.3a
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài:
- H quan sát tranh minh hoạ T hỏi H Bức tranh vẽ gì?
2. Hướng dẫn nghe viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- H đọc đoạn văn
- T Hỏi H- Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của ai? Nó được xây dựng như thế nào? Đoạn văn nói lên điều gì?
b)Hướng dẫn viết từ khó
- H viết các từ khó dễ lẫn: nhằng nhịt, chuyên chở
- H đọc và viết từ vừa tìm được
c) Viết chính tả
- H ghi tên bài vào giữa dòng, viết với tốc độ vừa phải.
- T đọc cho H viết.
d) Soát lỗi và chấm bài
- T đọc toàn bài cho H soát lỗi
- Thu vở chấm 10 em
- T nhận xét bài viết của H.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2:
- H đọc yêu cầu.
- H đọc thầm đoạn văn.
- Dán hai tờ phiếu ghi sẵn bài tập lên bảng.
- H tự làm bài.
- H nhận xét chữa bài cho bạn
- H đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Bài tập 3:
a) H đọc yêu cầu
- Chia bảng thành 4 cột gọi 4 H lên bảng làm.
- nhận xét bài làm của bạn
- T kết luận lời giải đúng.
Từ ngữ viết đúng chính tả
Từ ngữ viết sai chính tả
sáng sủa
sắp xếp
sản sinh
tinh xảo
sinh động
bổ sung
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- T nhận xét tiết học.Về nhà xem lại bài tập 2, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 09/1/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
I. Mục tiêu:
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Nhậ biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu; biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẳn hoặc giợi ý bằng tranh vẽ.
II. Đồ dung dạy học:
Bảng lớp viết sẵn đoạn văn phần nhận xét.
Bảng phụ viết Đoạn văn ở BT1
Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Dạy bài mới
	1. Tìm hiểu ví dụ
- H đọc phần nhận xét. H tự làm bài trao đổi với nhau để trả lời miệng các câu hỏi 3,4.
- T hỏi CN trong các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành? Trong câu kể ai làm gì? những sự vật nào có thể làm CN? CN trong kiểu câu Ai làm gì? Do loại từ ngữ nào tạo thành.
2. Ghi nhớ
- H đọc phần ghi nhớ
- H lấy ví dụ.
3. Luyện tập
Bài tập 1:
- H đọc yêu cầu bài.
- H làm bài cá nhân
- H chữa bài cả lớp nhận xét T kết luận.
Câu 3: Trong rừmg, chim chóc/ hót véo von.
Câu 4: Thanh niên / lên rẫy.
Câu 5: Phụ nữ/ giặt giũ bên những giếng nước.
Câu 6: Em nhỏ/ đùa vui trước sân nhà.
Câu 7: Các cụ già/ chụm đầu bên những ché rượu cần.
Bài 2:
- H đọc yêu cầu của bài
- H làm bài cá nhân
- H tiếp nối nhau đọc câu văn của mình đã đặt.
- T nhận xét . H làm vào vở.
Bài 3:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H quan sát bức tranh và nêu hoạt động của mỗi người, vật trong tranh.
- Yêu cầu H tự làm vào vở. H viết thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của mỗi người, mỗi vật trong tranh cho sinh động, gần gũi, sử dụng các từ chỉ địa điểm, các hình ảnh nhân hoá.
- Gọi H đọc đoạn văn của mình. nhận xét, sửa lỗi về câu, cách dùng từ cho H, cho điểm những H viết tốt. 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- T nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.
Lịch sử: nước ta cuối thời trần
I. Mục tiêu: 
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
	+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
	+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
Hoàn cảnh Hồ Quý Lý truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ.
HS khá giỏi nắm được một số cải cách của Hồ Quý Ly; biết được lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiõu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học:.
Hoạt động1. Thảo luận nhóm.
HS thảo luận nhóm với nội dung sau.
Vào nửa sau thõ kỷ XIV
+ Vua nhà Trần sống như thế nào?
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với nhân dân như thế nào?
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
GV chốt ý kết luận.
* Hoạt động 2. Làm việc cả lớp.
HS thảo luận 3 các câu hỏi.
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?
+ Ông đã làm gì?
+ Hành truất quyền của Hồ Quý Ly có hợp với lòng dân không? Vì sao?
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
IV. Củng cố dặn dò.
HS đọc bài học trong SGK.
Học bài ở nhà - xem bài sau.
Toán:	Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp H rèn kĩ năng.
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột.
- Cả lớplàm bài tập 1,3b,5. Học sinh giỏi làm được các bài tập 2, 3a, 4.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động 1: H vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập. 
 Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
H đọc yêu cầu của bài.
H làm bài cá .
H chữa bài cả lớp nhận xét.
Bài 2:
H đọc yêu cầu của bài.
H tự làm bài và chữa bài.
Cuối cùng T kết luận.
diện tích khu đất là:
5 x 4 = 20(km2)
b) Đổi 8000m = 8 km, vậy diện tích khu đất là:
8 x 2 = 16(km2).
Bài 3:
H đọc yêu cầu của bài.
H làm bài và chữa bài.
Bài 4:
H làm bài vào vở, và chữa bài.
Bài giải
Chiều rộng của khu đất là:
3: 3 = 1(km)
Diện tích khu đất là:
3 x 1 = 3(km2)
Đáp số: 3km2.
Bài 5:
H đọc yêu cầu của bài.
H quan sát kĩ biểu đồ mật độ dân số để tìm ra câu trả lời
H trình bày lời giải, cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
H ôn lại bài học làm các bài tập ở vở BT.
H chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 10/1/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2011
Toán:	Hình bình hành
I. Mục tiêu: Giúp H 
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
- Cả lớp làm bài tập 1,2. Học sinh khá giỏi làm được bài tập: 3
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị bảng phụ có sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác.
- H chuẩn bị giấy kẻ ô ly.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- H quan sát hình vẽ trong phần bài đọc của SGK rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành.
Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành.
- T yêu cầu H tìm các cạnh song song với nhau trong hình bình hành ABCD.
- H dùng thước thẳng để đo độ dài của các cạnh hình bình hành. 
- T giới thiệu: Trong hình bình hành ABCD thì AB và DC được gọi là 2 cạnh đối diện, AD và BC cũng được gọi là 2 cạnh đối diện. 
- T hỏi: Vậy trong hình bình hành, các cặp cạnh đối diện như thế nào với nhau?
- T ghi bảng đặc điểm của hình bình hành.
- H tìm trong thực tế đồ vật có mặt là hình bình hành.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài.
- T yêu cầu H nêu tên các hình là hình bình hành.
- H làm bài cá nhân và chữa bài – T nhận xét.
Bài 2:
- H đọc yêu cầu của bài.
- T vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ.
- T chỉ hình và giới thiệu c ... ồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
Điểm khác nhau: Đoạn a, b là kiểu mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay vào chiếc cặp sách cần tả. Đoạn C là kiểu mở bài gián tiếp, nói chuyện sắp xếp đồ đạc rồi mới giới thiệu chiếc cặp cần tả.
Bài tập 2:
- H đọc yêu cầu của bài.
- T hướng dẫn: Để làm bài tốt, trước hết em hãy nghĩ và chọn một chiếc bàn mà em ngồi học đó có thể là chiếc bàn trên lớp hoặc bàn ở nhà. Nhớ là em chỉ viết một đoạn mở bài.
- T phát giấy khổ to cho 4 H còn cả lớp làm vào vở.
- H làm bài.
- H chữa bài, 4 H dán bài của mình lên bảng.
- H dưới lớp nhận xét, sửa lỗi về câu, dùng từ cho bạn. 
- T chữa bài cho H trên bảng thật kĩ và nhận xét, cho điểm bài viết tốt. 
- H dưới lớp đọc 2 cách mở bài của mình.
- Nhận xét bài của từng H và cho điểm những bài viết tốt.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- T nhận xét tiết học. Yêu cầu H viết chưa đạt về nhà viết lại 2 đoạn văn mở bài vào vởi và chuẩn bị bài sau.
Khoa học: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của
- Nêu cách phòng chống:
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+ Cắt điện. Tàu thuyền không ra khơi.
+ Đến nơi trú ẩn an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 76, 77 SGK.
- Phiếu học tập đủ dùng cho các nhóm.
- Sưu tầm hình vẽ tranh, ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra.
- Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió
* Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió mạnh, gió to, gió dữ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: H đọc SGK
Bước 2:
- Các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin
- T chia nhóm H và phát phiếu học tập.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc.
Bước 3:
- Gọi một số H lên trình bày.
- T chữa bài.
Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
* Mục tiêu: Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng, chống bão.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão.
- Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình.
* Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của H về các cấp độ của gió:gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
* Cách tiến hành :
- T phô tô 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió trang 76 SHK. Viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời. Các nhóm H thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
Tìm một số ví dụ về bão; gió mạnh mà em biết.
Chuẩn bị bài: Không khi bị ô nhiểm
Ngày soạn: 12/1/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
Toán: 	Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
- Cả lớp làm bài tập 1,2,3a. Học sinh khá giỏi làm các bài tập: 3b, 4
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 1: H vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập. 
 Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H nhận dạng các hình: hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác sau đó nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình. 
- H chữa bài cả lớp nhận xét.
Bài 2:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H làm bài và chữa bài.
- H vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao rồi viết kết quả vào các ô trống tương ứng.
- Cuối cùng T kết luận.
Bài 3:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H làm bài và chữa bài.
- T vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a, b rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành: 
P = (a + b) x 2
- H nhắc lại công thức diễn đạt bằng lời. 
Bài 4:
- H đọc yêu cầu của bài.
- Bài này nhằm giúp H biết cách vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành trong giải toán có lời văn.
Bải giải
Diện tích của mảnh đất là:
40 x 25 = 1.000 (dm2)
Đáp số: 1.000 dm2
- H làm bài cá nhân, chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
H ôn lại bài học làm các bài tập ở vở BT.
H chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năng
I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán việt có tiếng tài theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với từ đã xếp; hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ ca ngời tài trí của con người.
II. Đồ dung dạy học:
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 1.
- Các câu tục ngữ trong bài viết sẵn vào bảng phụ.
- H chuẩn bị từ điển giáo khoa tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- T gọi 3 H lên bảng đặt và phân tích câu theo kiểu câu kể Ai làm gì?
- Gọi 3 H đứng tại chỗ đọc thuộc lòng phần ghi nhớ của tiết chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Chấm một số đoạn văn của H về nhà đã viết lại.
- Nhận xét bài làm và cho điểm từng H.
- Nhận xét đoạn văn H về nhà viết.
2. Dạy - học bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn H làm bài tập.
Bài tập 1:
- H đọc yêu cầu bài.
- H làm bài theo nhóm đôi.
- H chữa bài cả lớp nhận xét T kết luận.
a) Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”: tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài năng.
b) Tài có nghĩa là “tiền của”: tài nguyên, tài trợ, tài sản.
Bài 2:
- H đọc yêu cầu của bài
- H làm bài cá nhân
- H tiếp nối nhau đọc câu văn của mình đã đặt.
VD: Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa.
- T nhận xét . H làm vào vở.
Bài 3:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H thảo luận nhóm đôi
- T gợi ý: Muốn biết được câu tục ngữ nào ca ngợi tài trí của con người, các em hãy tìm hiểu xem nghĩa bóng của câu ấy là gì.
- H phát biểu ,các H khác nhận xét bài làm của bạn.
Câu a và câu c ca ngợi sự thông minh tài trí của con người. Câu b là một câu nhận xét, muốn biết rõ một vật, một người cần thử thách, tác động tạo điều kiện để người hoặc vật đó biểu lộ khả năng.
Bài 4:
- H đọc yêu cầu của bài.
- T hỏi H về nghĩa bóng của từng câu. Nếu H không hiểu thì T giải thích.
+ Người ta là hoa đất: Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất
+ Chuông có đánh mới kêu / đèn có khêu mới tỏ: Có tham gia hoạt động làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình.
+ Nước lã mà vã nên hồ/ tay không mà nỗi cơ đồ mới ngoan: Ca ngợi những người tư hai bàn tay trắng, nhờ có tài có chí, có nghị lực để làm nên việc lớn.
- Yêu cầu H suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Theo em, các câu tục ngữ trên có thể sử dụng trong những trường hợp nào?
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- T nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc các từ ở bài tập và các câu tục ngữ,chuẩn bị bài sau
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài
 trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Giúp H nắm vững về 2 kiểu kết bài: (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật. 
- Thực hành viết đoạn kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dung dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung:
Kết bài mở rộng: Sau khi viết đoạn kết cho bài văn miêu tả, có thêm lời bình luận.
Kết bài không mở rộng: Kết thúc bài miêu tả, không có lời bình luận gì thêm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Có mấy cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào?
- Thế nào là kết bài mở rộng, thế nào là kết bài không mở rộng?
2. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: 
- H đọc yêu cầu nội dung của bài. 
- H thảo luận theo nhóm đôi.
- H trả lời:
+ Bài văn miêu tả đồ vật nào?
+ Hãy tìm và đọc đoạn kết của bài văn miêu tả cái nón.
+ Theo em, đó là kết bài theo cách nào ? vì sao?
- H phát biểu ý kiến, các H khác bổ sung.
- T chốt lại ý đúng.
Bài tập 2:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H làm bài cá nhân. Các em chỉ viết kết bài mở rộng cho các dề trên.
- 3H viết vào giấy khổ to và dán lên bảng.
- H dưới lớp nhận xét
- H dưới lớp đọc bài làm của mình.
- T nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- T nhận xét tiết học. Yêu cầu H viết chưa đạt về nhà viết lại vào vở và chuẩn bị bài sau
Địa lý: 	 Đồng bằng nam bộ
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng
- Chỉ được thành phố Hải Phòng trên bản đồ(lược đồ)
- HS khá giỏi kể được một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, trung tâm du lich lớn của nước ta
II. Đồ dùng: 
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về đồng bằng Nam Bộ.
III. Các hoạt động dạy học:.
1. Đồng bằng lớn nhất của nớc ta.
Hoạt động1: Làm việc cả lớp.
HS đọc mục 1 SGK trả lời.
+ Đồng bằng Nam bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của con sông nào bù đắp nên?
+ Đồng bằng Nam bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu? 
+ Tìm và chia đồng bằng Nam bộ trên bản đồ.
- GV cho HS lên chỉ - nhận xét.
	2. Mạng lới sông ngòi, kênh rạch, chằng chịt.
+ Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
Bớc 1: HS quan sát hình trong SGK trả lời câu hỏi.
+ Nêu đặc điểm của sông Mê Kông, giải thích tại vì sao nước ta lại có tên là Cửu Long.
Bớc 2: HS trình bày kết quả.
- Cho HS chỉ vị trí các sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam bộ.
- GV chỉ vị trí sông Mê Kông, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Bớc 1: HS dựa vào SGK để trả lời
+ Vì sao ở đồng bằng Nam bộ người dân không đắp đê ven sông?
+ Sông ở đồng bằng Nam bộ có tác dụng gì?
+ Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì?
- Đại diện HS trả lời câu hỏi - GV nhận xét.
- GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam bộ.
- GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ.
Hoạt động nối tiếp.
HS đọc bài học trong SGK
Học bài ở nhà, xem bài sau
 Sinh hoạt lớp 
I.Mục tiêu: 
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của tuần qua để phát huy và khắc phục .
- Đề ra phương hướng tuần tới .
- Nắm được tờn một số trũ chơi dõn gian và chơi trũ chơi: cướp cờ
II.Tiến hành sinh hoạt :
1.Nhận xét ưu khuyết điểm tuần qua :
- HS tự giác nhận khuyết điểm 
- Cả lớp bổ sung
- Phờ bỡnh một số bạn chưa đủ sỏch vở đồ dựng học tập chuẩn bị cho tuần đầu tiờn học kỳ 2
- Mỗi cá nhân tự hứa 
- Đề xuất khen thưởng những bạn có tiến bộ 
2.Đề phương hướng tuần tới :
- Phát huy những việc tốt 
- Khắc những tồn tại 
- Tiếp tục quên góp thu gom giấy vụn
- Chơi trò chơi Cướp cờ.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc