Toán : LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Vận dụng các công thức tính diện tích của hình vuông và hình chữ nhật, hình bình hành và hình thoi.
- Học sinh khá giỏi làm được bài tập 4.
II.Các hoạt động dạy ,học:
1.Làm bài tập:
Bài1.
- H đọc yêu cầu của bài
- H quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD lần lượt đối chiếu các câu hỏi a,b,c,d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật. Từ đó xác định câu nào phát biểu đúng, câu nào phát biểu sai, rồi chọn chữ tương ứng.
- H làm bài cá nhân.
- H chữa bài. T nhận xét
Tuần 28 Ngày soạn: 19/3/2011 Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2011 Toán : Luyện tập chung I/ Mục tiêu: - Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi và một số đặc điểm của nó. - Vận dụng các công thức tính diện tích của hình vuông và hình chữ nhật, hình bình hành và hình thoi. - Học sinh khá giỏi làm được bài tập 4. II.Các hoạt động dạy ,học: 1.Làm bài tập: Bài1. H đọc yêu cầu của bài H quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD lần lượt đối chiếu các câu hỏi a,b,c,d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật. Từ đó xác định câu nào phát biểu đúng, câu nào phát biểu sai, rồi chọn chữ tương ứng. H làm bài cá nhân. H chữa bài. T nhận xét Bài2: Củng cố lại kiến thức đã học về hình thoi H đọc yêu cầu của bài H quan sát các hình rồi đối chiếu các câu hỏi để tìm ra câu trả lời đúng H làm bài cá nhân H đổi chéo vở kiểm tra bài nhau T nhận xét Bài 3: Củng cố lại kiến thức đã học có liên quan đến các hình đã học H đọc yêu cầu của bài H lần lượt tính diện tích của từng hình So sánh số đo diện tích của các hình và chọn số đo lớn nhất. Kết kuận: Hình vuông có diện tích lớn nhất H tự làm bài H chữa bài cá nhân Bài 4: H đọc yêu cầu của bài T bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? H làm bài cá nhân Bài giải Nữa chu vi HCN là: 56:2 = 26(m) Chiều rộng HCN là: 28- 18 = 10(m) Diện tích HCN là: 18 x 10 = 180(m) Đáp số: 180m 4.Củng cố- dặn dò: - Chấm một số vở , Nhận xét giờ học, dặn dò . Tập đọc : Ôn tập (tiết 1) I/ Mục đích yêu cầu: - Đọc rành mạch, tương đối lưu loất bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong đoạn văn tự sự. - HS khá giỏi đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ với tốc độ đọc trên 85 tiếng/ phút II/ Đồ dùng học tập : 17 tờ phiếu viết tên từng bàI tập đọc và HTL trong HKII Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để H điền vào chổ trống. III.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động 1- Giới thiệu bài Hoạt động 2- Kiểm tra tập đọc và HTL (12em) H bóc thăm đọc bài trả lời câu hỏi của nội dung bài. T nhận xét và ghi điểm Hoạt động 3: Tóm tắt nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ đIểm Người ta là hoa đất. H đọc yêu cầu của bài tập H làm bài vào vở BT H trình bày kết quả bài làm Cả lớp nhận xét bài làm của bạn T chốt lại lời giải đúng Hoạt động 2: Củng cố dặn dò T nhận xét tiết học Yêu cầu H xem lại các bài học về 3 kiểu câu kể(Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì) để chuẩn bị học tiết ôn tập tới. Chính tả : Ôn tập (tiết2) I.Mục đích - yêu cầu : - Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết 85 chữ/15phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng đoạn văn miêu tả. - Biết đặt câu theo kiểu câu kể: Ai làm gì ?, Ai thế nào? Ai là gì? để kể hay giới thiệu. HS giỏi viết với tốc độ trên 85 chữ/phút. II.Đồ dùng : - Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở BT1. - Ba tờ giấy khổ to để H làm BT2. III.Các hoạt động dạy - học : Hoạt động1.Giới thiệu bài :T Nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học . Hoạt động 2.Nghe viết chính tả: - T Đọc bài : H theo dõi SGK . H Đọc thầm lại. Chú ý cách trình bày đoạn văn. - H gấp sách- T đọc từng câu cho H viết Hoạt động 3. Đặt câu: H Nêu yêu cầu của bài tập 2.T Hỏi Bt ứng với kiểu câu nào các em đã học. H làm BT vào vở- T phát phiếu cho 3H làm H trình bày kết quả của mình T nhận xét; mời 3 H lên dán bài làm của mình. T chấm đIểm bài làm tốt. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò T nhận xét tiết học. Yêu cầu H làm lại BT2 vào vở. - H chưa đạt đIểm đọc cần về nhà học lại bài. Ngày soạn: 20/3/2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2011 Luyện từ và câu : Ôn tập (tiết 3) I/ Mục đích yêu cầu: - Mức độ yêu cầu về kỷ năng đọc như ở tiết 1. - Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết 85 chữ/15phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát. II.Đồ dùng : Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL Phiếu ghi sẵn nội dung chính của 6 bài tập đọc thuộc chủ điểm vẻ đẹp muôn màu. III.Các hoạt động dạy- học Hoạt động1.Giới thiệu bài : T Nêu mục đích yêu cầu cần đạt của ôn tập. Hoạt động2. Kiểm tra Tập đọc và HTL. H bóc thăm tên bài đọc rồi trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc T nhận xét và cho điểm Hoạt động 3: Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính. H đọc yêu cầu BT2 H suy nghĩ phát biểu miệng về nội dung chính của từng bài. T nhận xét, dán phiếu đã ghi sẵn nội dung chính của mỗi bài lên bảng. H đọc lại nội dung Hoạt động 4: Nghe - viết (Cô Tấm của mẹ) T đọc bài thơ. H theo dõi trong SGK H qs tranh minh hoạ, đọc thầm lại bài thơ H trả lời câu hỏi: Bài thơ nói lên điều gì? H gấp SGK, T đọc Từng câu cho H viết T đọc H soát lỗi. Hoạt động 5: Củng cố,dặn dò T nhận xét tiết học Xem trước tiết ôn tập sau Lịch sử: Nghĩa quân Tây sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786) I. Mục tiêu : - Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long, diệt chúa Trịnh (1786). + Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786). + Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân làm chủ Tây Sơn mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước. - HS khá giỏi Nắm được nguyên nhân thắng lợi: Quân Trịnh bạc nhược chủ quan; Quân Tây sơ tiến như vũ bão, quân Trịnh không kịp trở tay,... II. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ k/n Tây Sơn, bản đồ Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 2 H lần lượt trả lời câu hỏi 1, 2 cuối bài "Thành thị ở thế kỷ XVI - XVII". - G nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: a) Sự phát triển của nghĩa quân Tây Sơn: - G treo lược đồ - H đọc thầm phần chữ nhỏ, giới thiệu về sự phát triển của nghĩa quân Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long. b) Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh. - Yêu cầu 1 H dọc to SGK. - H dựa vào nội dung SGK thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi. + Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì? + Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào? + Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra như thế nào? - Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung. - G kết luận. - 1 H trình bày lại sơ lược diễn biến của cuộc tiến công ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn. c) Kết quả, ý nghĩa: - Em hãy trình bày kết quả của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ. + Làm chủ Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh. + Mở đầu việc thống nhất giang sơn sau 200 năm chia cắt. 3. Củng cố, dặn dò: - G đọc một số thông tin về Nguyễn Huệ cho H nghe. - G nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài 25. Toán: Giới thiệu tỉ số I/ Mục tiêu: - Biết lập tỷ số giữa hai đại lượng cùng loại. - HS khá giỏi làm được bài tập 2,4. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5 Nêu ví dụ: Có 5 xe tải và 7 xe khách Vẽ sơ đồ minh hoạ SGK Giới thiệu tỉ số Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay 5/7, đọc là :" năm chia bảy", hay "năm phần bảy". tỉ số này cho biết: số xe tải bằng 5/7 số xe khách.Tỉ số của số xe khách và số xe tải là:7 : 5 hay 7/5. Đọc là:"bảy chia năm" hay "bảy phần năm". Tỉ số này cho biết: số xe khách bằng7/5 số xe tải. Hoạt động 2: Giới thiệu tỉ số a : b(b ≠ 0) T cho H lập các tỉ số của hai số: 5 và 7; 3 và 6 Sau đó lập tỉ số của a và b(b ≠ 0) là a : b hoặc a/b Lưu ý cách viết tỉ số của hai số không kèm theo tên đơn vị. Hoạt động 3: Thực hành *Bài1:Hướng dẫn H viết tỉ số H làm các phần còn lại. H chữa bài cá nhân *Bài2: H đọc yêu cầu của bài. Hlàm bài cá nhân H đổi chéo vở kiểm tra bài. *Bài3: H viết câu trả lời. H đọc yêu cầu của bài. Tìm hiểu kĩ câu hỏi để trả lời. H làm bài cá nhân H chữa bài. Số bạn trai và số bạn gái của cả tổ là: 5 + 6 = 11(bạn) Tỉ số của bạn trai và số bạn của tổ là: 5/11 Tỉ số của bạn gái và số bạn của tổ là: 6/11 T nhận xét Bài 4: H đọc yêu cầu của bài. Hướng dẫn H vẽ Sơ đồ: Số trâu: Số bò: Bài giải Số trâu ở trên bãi cỏ là: 20 : 4 = 5(con) Đáp số: 5con H làm bài cá nhân H chữa bài T thu vở chấm bài Hoạt động 4: Củng cố dăn dò T nhận xét tiết học H về nhà xem lại bài tập Ngày soạn: 21/3/2011 Ngày giảng: Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2011 Toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó I.Mục tiêu: - Giúp H biết giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”. - HS khá giỏi làm được bài tập 2,3,4. II.Các hoạt động dạy - học *Hoạt động 1: Bài toán 1: T nêu tên bài toán. Phân tích đề toán. Vẽ sơ đồ đoạn thẳng: số bé được biểu thị 3 phần bằng nhau, số lớn được biểu thị là 5 phần như thế. T hướng dẫn giải theo các bước. +Tìm tổng số phần bằng nhau: 3 + 5 = 8(phần) +Tìm giá trị 1 phần: 96 : 8 = 12 +Tìm số bé: 12 x 3 = 36 +Tìm số lớn: 12 x 5 = 60 (hoặc 96 - 36 = 60) khi trình bày bài giải, có thể gộp bước 2 và bước 3 là 96 : 8 x 3 = 36 *Hoạt động 2:Bài toán 2 T nêu đề toán. Phân tích đề toán. Vẽ sơ đồ đoạn thẳng. T hướng dẫn theo các bước: +Tìm tổng số bằng nhau: 2 + 3 = 5(phần) +Tìm giá trị một phần: 25 : 5 = 5(quyển) +Tìm số vở của Minh: 5 x 2 = 10(quyển) +Tìm số Vở của Khôi: 25 - 10 = 15(quyển) Khi trình bày bài giải, có thể gộp bước 2 và bước 3 là: 25 : 5 x 2 = 10(quyển) * Hoạt động3: Thưc hành Bài 1: H đọc yêu cầu của bài. T bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì? H tìm ra các bước giải. Hướng dẫn H vẽ sơ đồ Bước1: Tìm tổng các phần bằng nhau Bước2: Tìm số bé Bước3: Tìm số lớn H làm bài cá nhân H chữa bài- T nhận xét Bài giải Ta có sơ đồ ? Số bé: 333 Số lớn ? Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 7=9(phần) Số bé là: 333 : 9 x 2= 74 Số lớn là: 333 - 74 = 259 Đáp số: Số bé: 74 Số lớn là: 259. Bài 2: H đọc yêu cầu của bài H tự tìm ra các bước giải H làm bài và chữa bài Bài giải Biểu thị số thóc ở kho thứ nhất là 3 phần bằng nhau như thế thì số thóc ở kho thứ 2 là 2 phần như thế. Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5(phần) Số thóc ở kho thứ nhất là: 125 : 5 x 3 = 75(tấn) Số thóc ở kho thứ 2 là: 125 - 75 = 50(tấn) Đáp số: Kho1: 75 tấn Kho 2: 50 tấn Bài 3: H đọc yêu cầu của bài. H làm bàI và chữa bài. T nhận xét Bài giải Số lớn nhất có hai chữ số là 99. Do đó tổng của h ... sinh hát đúng nhạc và thuộc lời của bài thiếu nhi thế giới liên hoan, hát đúng những tiếng có luyến 2 nốt móc đơn. - Học sinh biết bài hát có thể trình bày trong dịp gặp mặt thiếu nhi, trong các ngày lễ hội, tập trình bày cách hát đối đáp và hòa giọng, thể hiện sự nhiệt tình, sôi nổi. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chép sẵn nhạc và lời bài hát lên bảng, nhạc cụ. - Học sinh: Nhạc cụ. Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức - Cả lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 em hát bài “Chú voi con ” 2 em TĐN số 7. - Học sinh lên bảng trình bày - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: - Giới thiệu sơ lược bài hát, ghi đầu bài b. Nội dung: - Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần. - Học sinh lắng nghe - Giáo viên giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm - Cho học sinh luyện cao độ o, a - Luyện cao độ - Giáo viên dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích hết lời 1 rồi đến lời 2 Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn. Biên giới sâu khúc ca yêu đời Vàng, đen, trắng nước da không chia tấm lòng khúc ca yêu đời. - Học sinh hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên. - Hát kết hợp cả đoạn, cả bài hát - Hát kết hợp cả bài. - Tổ chức cho học sinh hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ * Hướng dẫn học sinh hát đối đáp: - N1: Ngàn dặm xa kết đoàn - N2: Biên giới sâu thân tình - N1 + N2: Vui liên hoan khúc ca yêu đời - Học sinh tập hát đối đáp. - Tổ chức cho học sinh biểu diễn bài hát trước lớp 4. Củng cố dặn dò - Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát kết hợp gõ đệm theo phách 1 lần. - Nhận xét tinh thần giờ học. - Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài cho giờ sau. Kể chuyện : Ôn tập (tiết 4) I.Mục đích- yêu cầu: - Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Ngưòi ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm. - Rèn kĩ năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo cụm từ. II.Đồ dùng: - Một sốphiếu kẻ bảng để H làm BT1,2. - Bảng lớp viết nội dung bt 3a,b,c theo hàng ngang. III.Các hoạt động dạy- học: *Hoạt động 1- Giới thiệu bài:SGV *Hoạt động 2- Hướng dẫn HS làm BT1,2. Ghi lại các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học thuộc 3 chủ điểm: "Ngưòi ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm". H Một em đọc đề bài T phát phiếu cho các nhóm làm bài. H các nhóm làm bài. Đại diện nhóm trình bày- cả lớp và T nhận xét và cho điểm nhóm nào có hệ thống hoá vốn từ tốt nhất. *Bài3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống H đọc yêu cầu bài tập H làm bài vào vở BT T mở bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập mời 3 H lên bảng làm bài. H cả lớp và T nhận xét, chốt lại lời giải đúng. *Hoạt động 3 : - Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn HS yếu về nhà luyện tập thêm. Tập làm văn: Ôn tập (tiết 6) I.Mục tiêu: - Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ về 3 kiểu câu kể đã học Ai là?, Ai thế nào?, Ai làm gì?. - Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng; bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đã học có sử dụng ít nhất 2 trong 3 kiểu câu đã học. - HS khá giỏi viết được ít nhất 5 câu có sử dụng 3 kiểu câu đã học. II.Đồ dùng: Một số tờ phiếu kẻ bảng để H phân biệt 3 kiểu câu kể BT1. Một tờ phiếu viết đoạn văn ở BT2. III.Các hoạt động dạy - học : *Hoạt động 1- Giới thiệu bài: *Hoạt động 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài tập1: H đọc yêu cầu bài tập T nhắc H xem lại các tiết LTVC: Câu kể Ai làm gì? Câu kể Ai thế nào? Câu kể Ai là gì? T phát phiếu cho H làm Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. Cả lớp và T nhận xét, tính điểm. BàI 2: H đọc yêu cầu của bài. H trao đổi theo nhóm H phát biểu ý kiến T nhận xét, chốt lại ý đúng Bài3: T đọc yêu cầu của bài. +Câu kể Ai là gì? Câu kể Ai làm gì?Câu kể Ai thế nào? H viết đoạn văn H tiếp nối nhau đọc đoạn văn Cả lớp và T nhận xét Bác sĩ Ly là người nỗi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển. *Hoạt động 3: Cũng cố dặn dò T nhận xét tiết học. Chuẩn bị giấy để kiểm tra viết giữa kỳII. Khoa học: thực vật cần gì để sống I.Mục tiêu: - nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng II.Đồ dùng : 5 long sữa bò: 4 long đựng đất màu, 1 long đựng sỏi đã rửa sạch. Các cây đậu xanh hoặc ngô nhỏ được hướng dẫn gieo trước khi có bàI học 3-4 tuần. T chuẩn bị: một lọ thuốc đánh móng tay hoặc một ít keo trong suốt. III.Các hoạt động dạy - học : A.Bài mới : *Hoạt động 1 : Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống. a) Mục tiêu : Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật. b) Cách tiến hành : Bước1: Làm việc theo nhóm. T nêu vấn đề:Thực vật cần gì để sống? Để trả lời bài học đó người ta có thể làm thí nghiệm như bài học hôm nay chúng ta sẽ học. T chia nhóm các nhóm trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm. H đọc các mục quan sát SGK để biết cách làm. Bước 2;Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm làm việc T kiểm tra và giúp các nhóm làm việc. Bước 3: Làm việc cả lớp. H đại diện nhóm nhắc lại công việc T hướng dẫn H làm phiếu theo dõi thí nghiệm. Phiếu theo dõi thí nghiệm Cây cần gì để sống Ngày bắt đầu.. Ngày Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 4 T khuyến khích H chăm sóc cây và ghi lại những gì quan sát được H trả lời câu hỏi: Muốn biết thực vật cần gì để sống có thể làm thí nghiệm như thế nào? T kết luận:SGV *Hoạt động 2: Dự đoán kết quả của thí nghiệm a) Mục tiêu : Nêu những đIều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường. b) Cách tiến hành : Bước 1: Làm việc cá nhân. T phát phiếu học tập H làm việc với phiếu học tập. Bước 2 làm việc cả lớp T cho H trả lời các câu hỏi sau: +Trong 5 cây đậu tren cây náo sống và phát triển bình thường? Tại sao? +Những cây khác sẽ như thế nào?Vì những lý do nào mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh? +Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường? *T kết luận : Như mục bạn cần biết SGK. *Hoạt động 3.Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét tiết học - HS chuẩn bị bài tiết sau . Ngày soạn: 23/3/2011 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2011 Toán: Luyện tập (tiết 2) I.Mục tiêu: - Giải được bài toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó. - HS khá giỏi làm được bài tập 2,4. II.Các hoạt động dạy- học: * Hoạt động1. Luyện tập: Củng cố và rèn kỹ năng giải toán"Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó" Bài1: Nhằm vận dụng trực tiếp kiến thức đã học đẻ giải toán. H làm bài cá nhân H chữa bài. T nhận xét. Các bước giải.- Vẽ sơ đồ -Tìm tổng số phần bằng nhau. -Tìm độ dài mỗi đoạn. Bài2: Vân dụng kiến thức đã học để giải bài toán có lời văn. H đọc yêu cầu của bài 1 H lên bảng làm H làm bài vào vở H đổi chéo vở kiểm tra Bài giải Ta có sơ đồ: ?bạn Số bạn trai: 12 bạn Số bạn gái: ?bạn Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 = 3(phần) Số bạn trai là: 12 : 3 = 4(bạn) Số bạn gái là: 12 - 4 = 8(bạn) Đáp số: 4 bạn trai, 8 bạn gái. Bài 3: H đọc yêu cầu của bài. H nêu cách giải. +Xác định tỉ số +Vẽ sơ đồ +Tìm tổng số phần bằng nhau +Tìm hai số. H làm bài cá nhân H chữa bài T nhận xét. Bài 4: H tự đặt đề toán rồi giải bài toán đó. H làm bài cá nhân H trình bày bài làm của mình. T chọn một vài bài để cả lớp phân tích, nhận xét. *Hoạt động 2: Củng cố, đặn dò. T nhận xét tiết học. H về nhà xem lại các bài tập. Luyện từ và câu: Kiểm tra tiếng Việt: Đọc hiểu (Đề bài do chuyên môn ra) Tập làm văn: Kiểm tra: Chính tả-Tập làm văn (Đề do chuyên môn trường ra) Địa lý: Người dân và hoạt động sản xuất ở Đồng bằng duyên hải miền Trung I. Mục tiêu: - Biết được người Kinh và người Chăm và một số dân tộc ít người là một số dân tộc chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung. - Trình bày một số nét tiêu biể về hoạt động sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biết thuỷ sản... - HS khá giỏi giải thích được vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, trồng mía, làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 1 H nêu ghi nhớ. - Nêu đặc điểm của khí hậu vùng Đồng bằng duyên hải miền Trung? 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài. a) Dân cư tập trung khá đông đúc. - H quan sát bản đồ phân bố dân cư VN và so sánh. + So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng núi Trường Sơn. + So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ. - G kết luận. - 1 H đọc SGK tìm hiểu người dân ở Đồng bằng duyên hải miền Trung là người dân tộc nào? + H quan sát trang phục và nhận xét. b) Hoạt động sản xuất của người dân: - H quan sát các từ H3 - H8 và trả lời các câu hỏi. + Người dân ở đây có những ngành nghề gì? + Kể tên một số loại cây được trồng ở đây. + Kể tên một số con vật được chăn nuôi nhiều ở Đồng bằng duyên hải miền Trung. + Kể tên một số loại thủy sản được nuôi trồng ở Đồng bằng duyên hải miền Trung. - H đọc bảng "tên hoạt động sản xuất và một số điều kiện cần thiết để sản xuất". Yêu cầu H trình bày lần lượt từng ngành sản xuất và điều kiện để sản xuất các ngành đó. - G kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: - L H đọc ghi nhớ - G nhận xét giờ học. - VN sưu tầm tranh ảnh về hoạt động sản xuất của người dân Đồng bằng duyên hải miền Trung. Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - H thấy được ưu, khuyết điểm của tuần qua để phát huy và khắc phục - Đề ra phương hướng tuần tới. II. Sinh hoạt 1. Nhận xét ưu, khuyết điểm tuần qua. a. Lớp tự nhận xét: - Tổ trưởng nhận xét các bạn trong tổ của mình. - Mỗi cá nhân tự kiểm điểm. - Khen những bạn có tiến bộ và nhắc nhỡ những bạn chưa tiến bộ. b. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá: - Nhận xét tình hình thi giữa kỳ 2 môn Tiếng Việt. - Phát huy công nhiệm vụ công trình măng non đã được phân công. - Nhắc nhở các bạn chưa nộp đủ tiền học tiếp tục đóng góp. 2. Phương hướng tuần tới - Duy trì sỉ số trên lớp. - Phát huy những việc tốt - Khắc phục những tồn tại. - Chuẩn bị bài để học tuần 28. - Luyện tập chuẩn bị cho kỷ niệm 26/3. *************************************
Tài liệu đính kèm: