Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 29

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 29

Toán : LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu:

- Viết được tỷ số của hai đại lượng cùng loại.

- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó.

- Cả lớp làm được bài tập 1(a,b),3,4; học sinh khá giỏi làm được bài tập 2,5

II.Các hoạt động dạy ,học:

 * Hoạt động 1.Làm bài tập:

 Bài 1.

- H đọc yêu cầu của bài

- T Hướng dẫn H làm: H thực hiện rút gọn tỉ số như phân số.

- HS lên bảng làm

- H tự làm bài và chữa bài cá nhân

- T kiểm tra

 *Bài 2: H ôn tập cách viết tỉ số của hai số.

- H đọc yêu cầu của bài

- H kẻ bảng ở SGK vào vở

- H làm bài cá nhân

- H đổi chéo vở kiểm tra bài nhau

- T nhận xét

 

doc 24 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Ngày soạn: 26/3/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Toán : 	Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
- Viết được tỷ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó.
- Cả lớp làm được bài tập 1(a,b),3,4; học sinh khá giỏi làm được bài tập 2,5	
II.Các hoạt động dạy ,học: 
	* Hoạt động 1.Làm bài tập:
 Bài 1.
H đọc yêu cầu của bài
T Hướng dẫn H làm: H thực hiện rút gọn tỉ số như phân số.
- HS lên bảng làm
- H tự làm bài và chữa bài cá nhân 
T kiểm tra
	*Bài 2: H ôn tập cách viết tỉ số của hai số.
H đọc yêu cầu của bài
H kẻ bảng ở SGK vào vở
H làm bài cá nhân 
H đổi chéo vở kiểm tra bài nhau
T nhận xét
 	*Bài 3: 
H đọc yêu cầu của bài
Tìm các bước giải.
	+Vẽ sơ đồ
	+ Tìm tổng các phần bằng nhau
	+ Tìm mỗi số.
H tự làm bài
H chữa bài cá nhân 
Bài giải
Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ 2 nên số thứ nhất bằng 1/7 số thứ 2.
	 ?
	Số thứ nhất:
	1080
	Số thứ hai:
	 ?
Tổng só phần bằng nhau là:
1+7=8(phần)
Số thứ nhất là:
1080:8=135
Số thứ hai là:
1080-135=945
	Đáp số: Số thứ nhất: 135
	 Số thứ hai: 945.
	*Bài 4:
H đọc yêu cầu của bài
T bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
H làm bài cá nhân
 Bài giải
	Ta có sơ đồ:
	 ?m
	Chiều rộng:
	125m
	Chiều dài:
	?m
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
2+3=5(phần)
Chiều rộng HCN là:
125:5x2=50(m)
Chiều dài HCN là:
125-50=75(m)
	Đáp số: Chiều rộng: 50m
	 Chiều dài: 75m.
	Bài 5:
H đọc yêu cầu của bài.
H nêu các bước giải.
	+Tính nữa chu vi
	+Vẽ sơ đồ
	+Tìm chiều rộng,chiều dài.
H làm bàI cá nhân
H chữa bài.
T nhận xét
T thu vở chấn bài.
	* Hoạt động 2.Củng cố- dặn dò:
- Chấm một số vở , Nhận xét giờ học , dặn dò .
Tập đọc :	Đường đi Sa Pa
I/ Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
II.Đồ dùng:
- Tranh minh họa bài tập đọc 
- Ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. 
III.Các hoạt động dạy- học:
	 A. Bài cũ
2H đọc bài con sẻ, trả lời câu hỏi trong SGK
- Nhận xét ,cho điểm 
	 B.Bài mới :
	Hoạt động 1- Giới thiệu chủ điểm và bài học
	Hoạt động 2- HD luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc:
Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn (3 lượt HS)
T Kết hợp luyện đọc từ khó, câu dài, giải nghĩa từ .
H Luyện đọc theo cặp .
1-2 Đọc cả bài .
T Đọc diễn cảm toàn bài
 b) Tìm hiểu bài :
HS đọc thành tiếng , đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: H đọc câu hỏi1
Đoạn1 cho ta biết điều gì?(Phong cảnh đường lên Sa Pa)
H đọc thành tiếng đoạn2, cả lớp đọc thầm và trả kời câu hỏi: nói đIều các em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa.
Đoạn2 : nói lên đIều gì?(Phong cảnh của một thị trấn trên đường lên Sa Pa).
H đọc thành tiếng đoạn3, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa.
Đoạn 3 cho ta biết điều gì?(Cảnh đẹp Sa Pa).
H đọc câu hỏi 2: H trả lời
H đọc câu hỏi 3: H trả lời
H rút ra ý chính của bài T bổ sung.
 c)Đọc diễn cảm:
- Ba H nối tiếp nhau đọc 3 đoạn H- đọc diễn cảm đoạn 1 
Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1
3H đọc trước lớp-H tìm cách đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm ,nhận xét cho điểm 
	Hoạt động 3- Củng cố ,dặn dò:
- T Nhận xét tiết học . Dặn dò H về nhà . 
Chính tả : 	Ai đã nghĩ ra các chữ số1,2,3,4,...?
I. Mục đích - yêu cầu :
- Nghe và viết lại đúng chính tả bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,...?; viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.
- Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn. 
II.Đồ dùng :
Viết BT 2a,b,3a lên giấy to + bút dạ 
Các từ ngữ kiểm tra bài cũ
III.Các hoạt động dạy - học:
	A. Bài cũ :
- T - đọc cho 2 H viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những từ ngữ có thanh hỏi ngã.
	B. Bài mới :
	1.Giới thiệu bài :T Nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học .
	2. Hướng dẫn học sinh nhớ viết chính tả : 
T Đọc bài : H theo dõi SGK .
H Đọc thầm lại,
H cả lớp nhìn SGK, H nói nội dung mẫu chuyện.
T Nhắc H cách trình bày. H gấp sách.
T đọc H viết.
H dò bài .
Chấm chữa bài nhận xét.
	3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
	- T Nêu yêu cầu của bài tập .
	- Chọn bài tập cho H làm : Bài tập 2a
 - HS đọc yêu cầu BT 
 - HS đọc nội dung bài tập 
	- HS thi tiếp sức mỗi em điền vào 1 chỗ trống .
	- T Dán phiếu lên bảng , phát bút dạ cho các nhóm thi tiếp sức .
	- T Mời tổ trọng tài chấm điểm , kết luận nhóm thắng cuộc trong cuộc thi .
Nhận xét .chấm điểm
	Bài3a: H đọc thầm truyện vui trí nhớ, làm vào vở BT.
H làm vào vở
T dán 2-3 phiếu cho H lên bảng thi làm bài .
T hỏi về tính khôi hài của truyện vui.
	4. Củng cố - dặn dò :
	- Nhận xét giờ học . Dặn dò H về nhà đọc lại kết quả bài làm .
Ngày soạn: 27/3/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ:Du lịch-thám hiểm
I/ Mục đích yêu cầu:
- Hiểu các từ thuộc chủ điểm Du lịch - Thám hiểm. Bước đầu hiểu được câu tục ngữ ở bài tập 3.
- Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi “Du lịch trên sông”.
II.Đồ dùng :
Một tờ phiếu viết lời giải BT1.
Bốn băng giấy- mỗi băng viết 1 đoạn văn ở bt1( luyện tập)
Một số tờ giấy để H làm BT2-3.
III.Các hoạt động dạy- học
	Hoạt động1.Giới thiệu bài : T Nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học .
	Hoạt động2. Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: 
HS đọc yêu cầu của bài , suy nghĩ , làm bài cá nhân, 
H trình bày kết quả .
Các nhóm khác bổ sung 
Cả lớp và T nhận xét chốt lại lời giải đúng .
	+ Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi ngắm cảnh.
-	H làm bài vào vở theo lời giải đúng .
GV kết luận 
	Bài 2 : HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập , suy nghĩ và làm bài cá nhân .
H trình bày lời giả của mình
T nhận xét chốt lai lời giải đúng: Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
	Bài 4:
H đọc nội dung bài tập
T chia lớp thành các nhóm
T phát giấy các nhóm thảo luận để giải đố nhanh
T mời hai nhóm thi trả lời nhanh (nhóm 1 đọc câu hỏi, nhóm 2 trả lời đồng thanh).Hết một nữa bài thơ đổi nhược lại nhiện vụ.
T và cả lớp nhận xét
Tuyên dương tổ thắng cuộc.
	Hoạt động 3:Củng cố dặn dò
T nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài.
Lịch sử: Quang Trung đại phá quân Thanh
 ( NĂM 1789)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
Dựa vào lược đồ, tường thuật về việc Quang Trung đại pháp quân Thanh; chú ý các trận tiêu biểu Ngọc Hồi, đống Đa.
- Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long; Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh..
- ở Ngọc Hồi, Đống Đa quan ta thắng lớn quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn bỏ chạy về nước.
- Nêu công lao của Nguyễn Huệ: Dánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 
2/ Bài cũ: 
? Nêu ý nghĩa về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ?
GV nhận xét 
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
*GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ ( quang Trung ) tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh.
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân ( phiếu học tập )
Gv đưa ra các mốc thời gian:
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân ( 1789 ) ...
+ Đêm 3 Tết năm Kỷ dậu ( 1789 ) ...
+ Mờ sáng ngày mồng 5 ...
-HS dựa vào SGK, điền các sự kiện chính tiếp vào đoạn ( ... ) cho phù hợp với mốc thời gian mà GV đưa ra.
- HS dựa vào SGK ( kênh chữ và kênh hình ) để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
? Nêu nguyên nhân dẫn đến Quang Trung đại phá quân Thanh? ( Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang chiếm nước ta...)
? Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì? Vì sao nói việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là một việc làm cần thiết? ( ... Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân...)
? Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? ở đây ông đã làm gì? việc làm đó có tác dụng như thế nào? ( ... ngày 20 tháng chạp năm 1789 tại đây ông đã cho quân lính ăn tết trước rồi chia thành 5 đạo quân đến tiến đánh Thăng Long..)
? Dựa vào lược đồ, nêu đường tiến của 5 đạo quân? 
? Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu? khi nào? kết quả ra sao? (... mở màn là trận Hà Hồi, vào đêm mồng 3 tết....)
? Hãy thuật lại trận Hà Hồi? trận Đống Đa?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp và GV nhận xét.
? Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long? ( hành quân bộ từ Nam ra Bắc...)
? Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? theo em việc chọn thời điểm đó có ích lợi gì? ( nhà vua chọn đúng tết Kĩ Dậu để đánh giặc.Nhà vua đã cho quân ta ăn tết trước nên quân ta phấn khởi, quân địch xa nhà lâu ngày đến ngày tết quân lính uể oải, nhớ nhà, tinh thần chiến đấu giảm sút.
? Tại trận Ngọc Hồi, nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? (... ghép các mảnh lá chắn....)
- Gv chốt lại: Ngày nay, cứ đến 5 Tết, ở Gò đống Đa ( Hà Nội ) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.
4/Củng cố, dặn dò:
- HS ( nếu biết ) có thể kể một vài mẩu chuyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
-GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
Toán:	Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số 
của hai số đó.
I /Mục tiêu:
- Giúp H biết cách giải toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó”.
- Cả lớp làm bài tập 1; học sinh khá giỏi làm được bài tập 2,3
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	*Hoạt động 1: Bài toán 1:
T nêu bài toán
T hướng dẫn H phân tích bài toán. Vẽ sơ đố đoạn thẳng:số bé được biểu thị là 3 phần bằng nhau,số lớn được biểu thị là 5 phần như thế.
T hướng dẫn H giải theo các bước:
	+Tìm hiệu số phần bằng nhau: 5-3=2(phần)
	+Tìm giá trị 1 phần:	24:2=12
	+Tìm số bé:	12x3=36
	+Tìm số lớn:	36+24=60
Khi trình bày bài toán có thể gộp bước 2 và bước 3 là 24:2x3=36.
	*Hoạt động 2:Bài toán 2:
T nêu bài toán.Phân tích đề toán
T hướng dẫn H vẽ sơ đồ đoạn thẳng
H tìm ra các bước giải.
	+Tìm hiệu số phần bằng nhau:	7-4=3(phần)
	+Tìm giá trị 1 phần:	12:3=4(m)
	+Tìm chiều ... à GV nhận xét .
BàI tập 3 :
HS đọc yêu cầu của bài 
GV kiểm tra HS mang đến lớp những mẫu tin cắt trên báo .
Một vài HS nối tiếp nhau đọc những bản tin mình sưu tầm được . 
GV phát những bản tin cho những HS không có báo mang đến lớp 
HS làm việc cá nhân, tự tóm tắt nội dung bản tin. GV phát riêng giấy cho một vài HS . 
Cách thực hiện tiếp theo như bài tập trên .
	* Hoạt động 3 : Củng cố- dặn dò:
Nhận xét tiết học. 
Dặn dò HS quan sát trước một vài vật nuôi trong nhà .
Khoa học: Nhu cầu nước của thực vật .
I.Mục tiêu: 
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
II.Đồ dùng:
Các hình trong SGK trang 116 , 117 .
Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn , nơi ẩm ướt và dưới nước .
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau .
	Mục tiêu: Phân loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước .
	Cách tiến hành:
	+ Bước1: Hoạt động theo nhóm nhỏ .
Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh của những cây sống ở những nơi khô hạn , nơI ẩm ướt , sống dưới nước mà các thành viên trong nhóm đã sưu tầm .
Cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của các cây đó .
Phân loạI các cây thành 4 nhóm và dán vào giấy khổ to .
	+ Bước2: Hoạt động cả lớp .
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình . Sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau .
	*Hoạt động2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của một số cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt .
	Mục tiêu: Nêu một số ví dụ về cùng một cây , trong những giai đoạn phát triễn khác nhau thì cần lượng nước khác nhau .
- Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu nước của cây .
	Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát hình trang 117 SGKvà trả lời các câu hỏi :
GV đề nghị HS tìm thêm các ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây ở những giai đoạn phát triễn khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau và ứng dụng của những hiểu biết đó trong trồng trọt .
Nừu HS không biết hoặc biết ít , GV có thể cung cấp thêm cho HS 
	* T tổng kết:
Cùng một cây , trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau .
Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới và tiêu nước hợp lý cho tưng loại cây vào từng thời kỳ phát triển của một cây mới có thể đạt được năng suất cao . 
Dặn H học bài.
Ngày soạn: 30/3/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
Toán:	Luyện tập chung(tiết1)
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng giải toán; tìm hai số khi biết hiệu bà tỉ của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
- Cả lớp làm bài tập 2,3; HS khá giỏi làm được bài tập 1,4
II.Các hoạt động dạy- học:
	*Hoạt động 1: Làm bài tập H rèn kỹ năng giải bài toán"Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó"và "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
	Bài1:
H đọc yêu cầu của bài
H làm bài cá nhân
H chữa bài.
T nhận xét.
	Bài2: Rèn kỹ năng giải bài toán"Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó".
- H độc yêu cầu của bài
H xác định các bước giải.
	+Xác định tỉ số.
	+Vẽ sơ đồ.
	+Tìm hiệu số phần bằng nhau
	+Tìm mỗi số.
1 H lên bảng làm
H làm bài vào vở
H đổi chéo vở kiểm tra
Bài giải
Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng 1/10 số thứ nhất.
	Ta có sơ đồ:
	 ?
	Số thứ 2:
	 738
	Số thứ nhất:
	?
Hiệu số phần bằng nhau là:
10-1=9(phần)
Số thứ hai là: 
738:9=82
Số thứ nhất là: 
738+82=820
Đáp số: Số thứ nhất: 820
	Số thứ hai:82.
	Bài 3:
H đọc yêu cầu của bài
Hướng dẫn H suy nghĩ để tìm cách giải.
	+Tìm số túi gạo cả hai loại.
	+Tìm số gạo trong mỗi túi.
	+Tìm số gạo mỗi loại.
T hướng dẫn
H làm bài.
2H lên bảng chữa bài
Cả lớp nhận xét
	Bài4: Nhằm giúp H nhận dạng giải bài toán"Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
H đọc yêu cầu của bài.
H tìm các bước giải.
	+Vẽ sơ đồ minh hoạ
	+Tìm tổng số phần bằng nhau.
	+Tìm độ dài mỗi đoạn đường.
H làm bài cá nhân 
H chữa bài.
T nhận xét.
Bài giải.
	Ta có sơ đồ:
 Nhà An	Hiệu sách	Trường học.
	?m	?m
	840m
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3+5=8(phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là:
840:8x3=315(m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là:
840-315=525(m)
	Đáp số: Đoạn đường đầu: 315m
	 Đoạn đuờngsau: 525m.
	* Hoạt động 2: Dặn dò:
H về nhà xem lại các bài tập xem trước bài mới.
Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ
 yêu cầu , đề nghị .
I. Mục đích - yêu cầu:
- H hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.
- Bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với một tình huống giao tiếp cho trước.
II.Đồ dùng:
- Một	tờ phiếu ghi lời giải bài tập 2,3 ( phần nhận xét ).
- Một tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 4 ( phần luyện tập )
III. Các hoạt động dạy- học:
	A. Bài cũ:
1HS làm lạI bàI tập 2,3 .
Một HS làm lạI bàI tập 4 .
	B.Bài mới:
	*Hoạt động 1: - Giới thiệu bài: SGV
	*Hoạt động 2: - Phần nhận xét . 
4HS nối tiếp nhau đọc các bài tập 1,2,3,4 .
HS đọc thầm lại đoạn văn bài tập 1, trả lời các câu hỏi 2,3,4 .
HS phát biểu ý kiến , GV chốt lại lời giải đúng .
	*Hoạt động 3 : Phần ghi nhớ .
2,3 Hs đọc ghi nhớ SGK .
GV yêu cầu HS học thuộc lòng phần ghi nhớ
	*Hoạt động 4 : Luyện tập 
	Bài 1 : 
- HS đọc nội dung bài tập 1.
2,3 HS đọc các câu cầu khiến trong bài đúng ngữ điệu . Sau đó lựa chọn cách nói lịch sự .
	Bài 2:
- Thực hiện tương tự bài tập 1 .
	Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc các cặp câu cầu khiến đúng ngữ điệu.
GV nhận xét .
	Bài 4 : 
HS đọc yêu cầu bài tập 4 .
 GV với mỗi tình huống , có thể đặt câu cầu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự .
HS làm bài , GV phát riêng giấy khổ rộng cho một vài em .
HS nối tiếp nhau đọc đúng ngữ điệu câu cầu khién đã đặt .
GV nhận xét .
Những HS làm bài trên phiếu, dán kết quả làm bài lên bảng lớp, đọc kết quả .GV chấm đIểm những baì làm đúng .
	Hoạt động 5 :Củng cố- dặn dò:
Nhận xét giờ học yêu cầu Hvề nhà học thuộc lòng phần ghi nhớ . Viết vào vở 4 câu cầu khiến .
Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả con vật
I.Mục đích - yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
II Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ SGK ; tranh ảnh một số vật nuôi trong nhà ( Chó, mèo, gà, vịt, chim ...) GV và HS sưu tầm .
Một số tờ giấy khổ rộng để HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả vật nuôi ...
III.Các hoạt động dạy- học:
Kiểm tra bài cũ :
GV mời 2,3 em HS đọc các bản tin mà các em đã sưu tầm trên báo nhi đồng và báo thiếu niên tiền phong .
	B- Dạy bài mới :
Hoạt động1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Phần nhận xét .
Một HS đọc nội dung bài tập .
Cả lớp đọc kỹ con mèo hung, suy nghĩ, phần đoạn bài văn. xác định nội dung chính của mỗi đoạn: Nêu nhận xét về cấu tạo của bài .
HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét chốt lại những nội dung cần ghi nhớ .
Hoạt động 3: Phần ghi nhớ .
HS đọc yêu cầu của bài .
GV kiểm tra HS chuẩn bị cho bài tập.
HS lập dàn ý cho bài văn, Giáo viên phát giấy riêng cho một vài HS
HS đọc dàn ý của mình, GV nhận xét .
GV chọn 1,2 dàn ý tốt viết trên giấy khổ rộng, dán lên bảng lớp xem như như mẫu .
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả con vật .
Dặn HS quan sát ngoại hình, hoạt động của con mèo hay con chó của nhà em .
Địa lý: Người dân và hoạt động sản xuất 
ở đồng bằng duyên hải miền Trung ( T 2 )
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp.
- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số nghành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- HS khá giỏi giải thích được vì sao có thể xây dựng được nhà máy đường và nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung: Tròng nhiều mía; nghề đánh cá trên biển; Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây phát triển: cảnh đẹp, di sản văn hoá. 
II. Đồ dùng dạy học:
- BĐ hành chính VN.
-Tranh, ảnh một số khu du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Mẫu vật: đường mía hoặc một số sản phẩm làm từ đường mía.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ: 
? Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp ?
GV nhận xét, đánh giá 
3. Bài mới: Giới thiệu, ghi đề
Hoạt động du lịch
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
-HS quan sát hình 9 SGK, trả lời: 
? Người dân miền Trung sử dung cảnh đẹp đó để làm gì ?
GV cho HS quan sát bản đồ tên các thành phố, thị xã.
-HS trình bày, lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Phát triển công nghiệp
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
-GV quan sát hình 10 SGK , trả lời:
? Giải thích lý do có nhiều xưởng sử chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển? ( do có tàu đánh bắt cá, chở hàng ...)
? Đường kẹo mà các em hay ăn được làm từ cây gì ?
-HS quan sát hình 11 và nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường.
? Điều kiện nào mà người dân ở đây trồng mía nhiều ?
-HS trả lời, Gv bổ sung thêm.
Lễ hội
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội.
- Gv cho 1 em đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang, HS quan sát hình 13 và mô tả khu Tháp Bà.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS thi điền vào sơ đồ sau:
- Bãi biển, cảnh đẹpđ xây khách sạnđ ...
- Đất cát pha, khí hậu nóngđ ... đ sản xuất đường
- Biển, đầm, phá, sông có nhiều cá tômđtàu đánh bắt thuỷ sản đ xưởng ...
+ GV nhận xét tiết học, dặn xem bài tiếp theo.
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- H thấy được ưu, khuyết điểm của tuần qua để phát huy và khắc phục
- Đề ra phương hướng tuần tới.
II. Sinh hoạt
1. Nhận xét ưu, khuyết điểm tuần qua.
a. Lớp tự nhận xét:
- Tổ trưởng nhận xét các bạn trong tổ của mình.
- Mỗi cá nhân tự kiểm điểm.
- Khen những bạn có tiến bộ và nhắc nhỡ những bạn chưa tiến bộ.
b. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá:
- Phát huy việc làm công trình măng non đã được phân công.
- Nhắc nhở các bạn chưa nộp đủ tiền học tiếp tục đóng góp.
- Phê bình một số bạn hay vắng học.
- Triển khai bồi dường học sinh giỏi.
2. Phương hướng tuần tới
- Duy trì sỉ số trên lớp.
- Phát huy những việc tốt
- Khắc phục những tồn tại.
- Chuẩn bị bài để học tuần 29.
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29.doc