Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 32

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 32

Toán: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp)

I. Mục đích, yêu cầu

- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số.

- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.

- Biết so sánh số tự nhiên.

- Cả lớp làm được bài tập 1,2,4; HS khá giỏi làm được bài tập 3,5.

II. Các hoạt động dạy học

1. Giới thiệu bài

2. Ôn tập

Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính

- H tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.

Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài, nêu cách tìm thành phần chưa biết, H làm bài vào vở.

Tìm x:

 40 x x = 1400 x : 13 = 205

 x = 1400 : 40 x = 13 x 205

 x = 35 x = 2665

Bài tập 3: H làm bài cá nhân vào vở. H nêu kết quả và kết hợp nêu tính chất của phép nhân và phép chia.

Bài tập 4: H nêu yêu cầu bài tập. T đưa ra một số phép tính để ôn cách nhân nhẩm với 11, nhân nhẩm với 10, 100, 1000.

 

doc 22 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 32
Ngày soạn: 16/4/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Toán:	ÔN TậP Về CáC PHéP TíNH VớI Số Tự NHIÊN (Tiếp)
I. Mục đích, yêu cầu 
- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số.
- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.
- Biết so sánh số tự nhiên.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2,4; HS khá giỏi làm được bài tập 3,5.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Ôn tập
Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính
- H tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài, nêu cách tìm thành phần chưa biết, H làm bài vào vở.
Tìm x:
 	40 x x = 1400 x : 13 = 205
 x = 1400 : 40 x = 13 x 205
 x = 35 x = 2665
Bài tập 3: H làm bài cá nhân vào vở. H nêu kết quả và kết hợp nêu tính chất của phép nhân và phép chia.
Bài tập 4: H nêu yêu cầu bài tập. T đưa ra một số phép tính để ôn cách nhân nhẩm với 11, nhân nhẩm với 10, 100, 1000.
H làm bài vào vở, chữa bài.
Lưu ý: H phải tính rồi so sánh, riêng hai phần cuối (ở cột thứ hai); H không cần tính có thể viết dấu vào chỗ chấm.
Bài tập 5: H đọc bài toán tự làm bài và chữa bài:
Bài giải
Số lít xăng cần để ô tô đi được quảng đường dài 180 km là:
180 : 12 = 15 (lít)
Số tiền mua xăng để ô tô đi được quảng đường dài 180km là:
7500 x 15 = 112500 (đồng)
Đáp số: 112500 đồng
3. Củng cố, dặn dò :
- T nhận xét giờ học 
Tập đọc:	VƯƠNG QUốC VắNG Nụ CƯờI
I. Mục đích, yêu cầu 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng buồn chán, tẻ nhạt..
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ bài học trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 2 H đọc bài Con chuồn chuồn nước, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
-T giới thiệu về chủ điểm Tình yêu và cuộc sống, quan sát tranh chủ điểm.
-T giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc: T chia bài thành 3 đoạn
- H nối tiếp đọc 3 đoạn của bài: 3 lượt
+Lượt 1: Luyện đọc: sằng sặc, sườn sượt, ỉu xìu
+Lượt 2: Luyện đọc câu: Tâu bệ hạ !Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
+Lượt 3: chú giải các từ: nguy cơ, thân hành, du học.
- H luyện đọc theo cặp 
+ HS: tìm giọng đọc toàn bài: giọng chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ.
- 2 H đọc toàn bài
- T đọc diễn cảm bài văn.
b. Tìm hiểu bài
- 1 H đọc đoạn 1:
+ Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
+Vì sao ở vương quốc ấy buồn chán như vậy ?
- H đọc thầm đoạn 2: Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ?
1 H đọc to đoạn 3: Kết quả ra sao? Điều gì bất ngờ xảy ra ở cuối đoạn này?. Thái độ nhà vua thế nào khi nghe tin đó ?
T : Để biết tiếp điều gì xảy ra tiếp theo, các em sẽ tìm hiểu phần tiếp của câu chuyện ở tiết 1 tuần 33.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- 3 H nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
- 4 H đọc nối tiếp theo lối phân vai 
- T: Chọn đoạn 2 để hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- HS: Nêu cách đọc, giọng đọc các nhân vật 
- H luyện đọc theo nhóm 2 đoạn: Vị đại thần ... ra lệnh
- H thi đọc diễn cảm trước lớp, T sửa chữa, uốn nắn.
3. Củng cố, dặn dò : 
Bài này muốn nói với em điều gì? (Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng buồn chán, tẻ nhạt..)
H nêu nội dung bài, T chốt lại, ghi bảng.
T liện hệ, nhận xét giờ học. Dặn H học bài, luyện đọc bài ở nhà, chuẩn bị tiết sau.
Chính tả:	VƯƠNG QUốC VắNG Nụ CƯờI
I. Mục đích, yêu cầu 
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x (hoặc âm chính o, ô, ơ)
II. Đồ dùng dạy học : 
-Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- T kiểm tra 2 H đọc mẫu tin Băng trôi (Sa mạc đen), nhớ và viết lại tin đó trên bảng lớp đúng chính tả.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn H nghe - viết
-1 H đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
-Lớp theo dõi sgk
- H đọc thầm lại bài chính tả. 
-T nhắc H chú ý cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ mình dễ viết sai (kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo)
-H gấp sgk, T đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho H viết.
-T đọc bài cho H dò bài.
-T chấm, chữa 7 – 10 bài, nhận xét. HS đổi vở soát lỗi cho nhau
3. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả.
Bài tập 2b.
-HS: nêu yêu cầu bài tập
-H đọc thầm câu chuyện vui, làm bài vào vở.
-T dán 3 tờ phiếu đã viết nội dung bài, mời các nhóm lên thi làm bài tiếp sức. 
-Đại diện nhóm thi đọc lại câu chuyện Người không biết cười sau khi điền hoàn chỉnh
-Lớp và T nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Nói chuyện - dí dỏm - hóm hỉnh - công chúng - nói chuyện - nổi tiếng 
4. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học .Dặn H về nhà kể lại câu chuyện vui cho người thân nghe.
Ngày soạn: 17/4/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
Luyện từ và câu: THÊM TRạNG NGữ CHỉ THờI GIAN CHO CÂU
I. Mục đích, yêu cầu 
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời câu hỏi: Bao giờ?, Khi nào ? Mấy giờ ?)
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở BT1
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
-1 H nêu ghi nhớ tiết : Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
-1 H đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Phần Nhận xét.
* Bài tập 1: H nêu nội dung bài tập, suy nghĩ, tìm trạng ngữ cho câu, xác định trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu ?
- H phát biểu ý kiến, T nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
-Trạng ngữ là: Đúng lúc đó - Bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
* Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài tập
- H suy nghĩ, đặt câu hỏi:
Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào ? (T lưu ý: Nếu khi nào đặt trước câu thì có nghĩa là hớt hải về sự việc chưa diễn ra).
3. Phần ghi nhớ: 
- 3 H đọc lại ghi nhớ ở sgk.
4. Phần Luyện tập
* Bài 1: H nêu yêu cầu bài tập suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
-H nêu kết quả: H đọc từng câu, nêu phần trạng ngữ trong mỗi câu:
a. C1: Buổi sáng hôm nay, ....
C2: Vừa mới ngày hôm qua, .......
C3: Thế mà qua một đêm mưa rào,.....
b. C1: Từ ngày còn ít tuổi, .....
C2: Mỗi lần đứng trước những ... tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội....
* Bài 2: H nêu yêu cầu bài tập
- T lưu ý H : Đọc kỹ mỗi đoạn văn, chỉ ra những câu văn thiếu trạng ngữ, viết lại câu bằng cách thêm vào câu 1 trong 2 trạng ngữ cho sẵn để đoạn văn mạch lạc.
-H: Làm bài vào vở, nêu câu trả lời, T nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
5. Củng cố, dặn dò.
- Dặn học sinh học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị tiết sau.
Lịch sử:	KINH THàNH HUế
I. Mục đích, yêu cầu 
- Mô tả được đôi nét về Kinh thành Huế.
- Tự hào vì Huế được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Hình trong sgk. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ
- H1: Nêu cách tổ chức đất nước của nhà Nguyễn.
- Nhà nguyễn đã làm gì để bảo vệ uy quyền cho mình.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài 
 2. Tìm hiểu bài.
a)Quá trình xây dựng kinh thành Huế
- T: Trình bày quá trình ra đời của kinh đô Huế: T trình bày.
-Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
-H đọc sgk đoạn “Nhà Nguyễn ... các công trình kiến trúc”. 
-T nêu câu hỏi: Mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế ?
-Mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ?
H nêu ý kiến trước lớp. 
b) Nét đẹp của công trình kiến trúc kinh thành Huế.
- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 5.
+ T phát cho mỗi nhóm một ảnh (chụp một trong những công trình ở kinh thành Huế).
+ T yêu cầu các nhóm nhận xét và thảo luận để đi đến thống nhất về những nét đẹp của các công trình đó.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ T hệ thống lại kiến thức để H nắm được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện, lăng tẩm ở kinh thành Huế.
+ H đọc phần còn lại ở sgk, trả lời câu hỏi:
Kinh thành Huế được c”ng nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào thời gian nào ?. Sự kiện đó nói lên điều gì ? (Kinh thành Huế là quần thể di tích rất có giá trị về mặt kiến trúc, nghệ thuật và giá trị tinh thần, giá trị văn hoá).
-H đọc bài học.
3. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học 
-Dặn H học bài, ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
Toán: ÔN TậP Về CáC PHéP TíNH VớI Số Tự NHIÊN (Tiếp)
I. Mục đích, yêu cầu 
- Týnh được giá trị biểu thức chứa hai chữ.
- Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên.
- Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2,4. HS khá giỏi làm được bài tập 3
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập
Bài 1: H nêu yêu cầu bài, tự làm bài và chữa bài:
Nếu m = 952, n = 28 thì:
m + n = 952 + 28 = 980 
m – n = 952 – 28 = 924
m x n = 952 x 28 = 26656
m : n = 952 : 28 = 34
Bài 2: H nêu yêu cầu bài toán, nêu cách thực hiện các biểu thức.
4 H làm bảng lớp, T chấm chữa một số bài. H nêu kết quả.
Bài 3: H nêu yêu cầu bài toán.
T yêu cầu: Vận dụng các tính chất của phép nhân để làm
H làm bài vào vở, nêu kết quả
a. 36 x 25 x 4 = 36 x (25 x 4) = 36 x 100 = 3600
b. 215 x 86 + 215 x 14 = 215 x (86 + 14) = 215 x 100 = 21500
Bài 4: H đọc đề bài, tóm tắt bài giải, nêu các bước giải:
H làm vào vở,chữa bài tập.
Bài giải:
Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là:
319 + 76 = 395 (m)
Cả hai tuần cửa hàng bán được số mét vài là:
319 + 395 = 714 (m)
Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là :
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vài là:
714 : 14 = 51 (m)
Đáp số: 51 mét vải
3.Củng cố, dặn dò :
- T nhận xét giờ học 
- T dặn H chuẩn bị tiết sau.
Ngày soạn: 18/4/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011
Toán:	ÔN TậP Về BIểU Đồ
I. Mục đích, yêu cầu 
-Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột.
- Cả lớp làm được bài tập 2,3; HS khá giỏi làm được bài tập 1
II. Đồ dùng dạy học : 
-Bảng phụ vẽ biểu đồ trong bài 1 sgk.
III. Các hoạt động dạy học 
Bài 1: T treo bảng phụ cho H tìm hiểu yêu cầu bài toán trong sgk.
-T gọi H lần lượt trả lời các câu hỏi sgk 
a. Cả bốn tổ cắt được bao nhiêu hình (16). Trong đó có 4 hình tam giác, 7 hình vuông và 5 hình chữ nhật.
b. Tổ 3 cắt được nhiều hơn tổ 2: 1 hình vuông nhưng ít hơn tổ 2 một hình chữ nhật.
Bài  ... ời, thực vật sẽ chết. Còn đối với động vật thì sao? Quá trình trao đổi chất ở động vật diễn ra như thế nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học h”m nay.
 ỉHoạt động 1: Trong quá trình sống động vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 128, SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết.
 Gợi ý: Hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật và những yếu tố cần thiết cho đời sống của động vật mà hình vẽ còn thiếu.
-Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung.
-Ví dụ về câu trả lời:
Hình vẽ trên vẽ 4 loài động vật và các loại thức ăn của chúng: bò ăn cỏ, nai ăn cỏ, hổ ăn bò, vịt ăn các loài động vật nhỏ dưới nước. Các loài động vật trên đều có thức ăn, nước uống, ánh sáng, không khí.
+Những yếu tố nào động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống ?
 +Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì trong quá trình sống ?
 +Quá trình trên được gọi là gì ?
 +Thế nào là quá trình trao đổi chất ở động vật ?
+Để duy trì sự sống, động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi có trong không khí.
+Trong quá trình sống, động vật thường xuyên thải ra môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểu.
+Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở động vật.
+Quá trình trao đổi chất ở động vật là quá trình động vật lấy thức ăn, nước uống, khí ô-xi từ môi trường và thải ra môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểu.
-GV: Thực vật có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình là do lá cây có diệp lục. Động vật giống con người là chúng có cơ quan tiêu hoá, hô hấp riêng nên trong quá trình sống chúng lấy từ môi trường khí ô-xi, thức ăn, nước uống và thải ra chất thừa, cặn bã, nước tiểu, khí các-bô-níc. Đó là quá trình trao đổi chất giữa động vật với môi trường.
 ỉHoạt động 2: Sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường
+Sự trao đổi chất ở động vật diễn ra như thế nào ?
+Hàng ngày, động vật lấy khí ô-xi từ không khí, nước, thức ăn cần thiết cho cơ thể sống và thải ra môi trường khí các-bô-níc, nước tiểu, phân.
-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật và gọi 1 HS lên bảng vừa chỉ vào sơ đồ vừa nói về sự trao đổi chất ở động vật.
-GV: Động vật cũng giống như người, chúng hấp thụ khí ô-xi có trong không khí, nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn lấy từ thực vật hoặc động vật khác và thải ra môi trường khí các-bô-níc, nước tiểu, các chất thải khác.
 ỉHoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật 
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4 HS.
-Phát giấy cho từng nhóm.
-Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. GV giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
-Gọi HS trình bày.
-Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc, dễ hiểu.
3.Củng cố
-Hỏi: Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở động vật ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
4.Dặn dò
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 20/4/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011
Toán: 	ÔN TậP Về CáC PHéP TíNH VớI PHÂN Số
I. Mục đích, yêu cầu 
-Thực hiện được cộng trừ phân số.
- Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2,3. HS khá giỏi làm được bài tập 4
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Ôn tập
Bài 1: H tự đọc và làm bài vào vở, nêu kết quả.
- T: Yêu cầu H nêu được nhận xét: (; )
 (Tính chất giao hoán của phép cộng).
Bài 2: H đọc bài tập.
-T : Để thực hiện phép cộng và trừ các phân số ta phải làm gì ? (Quy đồng mẫu số).
-H làm bài vào vở và nêu nhận xét như bài tập 1.
; 
Vậy: 
Bài 3: H đọc bài toán, suy nghĩ.
-T: Tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
 Tìm số từ chưa biết ta làm thế nào ?
 Tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào ?
 + x = 1 - x = 
 x = 1 - 	 x = - 
 x = x = 
 x = x = 
Bài 4: H nêu yêu cầu bài tập, suy nghĩ, tìm cách giải toán.
-T gợi ý để H nêu được các bước giải và giải bài toán.
Bài giải:
a. Số phần diện tích để trồng hoa và làm đường đi là :
 (vườn hoa)
Số phần diện tích để xây bể nước là :
1 - (vườn hoa)
b. Diện tích vườn hoa là:
20 x 15 = 300 (m2)
Diện tích để xây bể nước là :
300 x = 15 (m2)
 Đáp số: a. vườn hoa.
 b. 15 m2 
3. Củng cố, dặn dò :
- T nhận xét giờ học .Dặn H ôn bài ở nhà
Luyện từ và câu: 
THÊM TRạNG NGữ CHỉ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU
I. Mục đích, yêu cầu 
- Hiểu được trạng ngữ chỉ nguyên nhân có đặc điểm và tác dụng gì? Trả lời câu hỏi Vì sao ?; Nhờ đâu ?; Tại đâu ?
- Nhận biết được trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu?. Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
II. Đồ dùng dạy học :
-Bảng lớp viết 3 câu văn ở BT1 (Phần Luyện tập).
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
-1 H nêu ghi nhớ ở tiết LTVC trước.
- 1 em làm bài tập 2 tiết trước
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Phận Nhận xét.
-H đọc yêu cầu bài tập 1, 2. Trả lời câu hỏi BT1, 2.
- “Vì vắng tiếng cười” là trạng ngữ trả lời câu hỏi: Vì sao vương quốc nọ buồn chán ?
- Trạng ngữ này bổ sung ý nghĩa nguyên nhân cho câu .
3. Phần Ghi nhớ: 
-H nối tiếp đọc ghi nhớ ở sgk.
4. Phần Luyện tập.
Bài 1: H làm bài 1 sau khi đã đọc kỹ bài.
3 H lên bảng gạch dưới trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Lớp cùng T nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Câu a: Nhờ siêng năng cần cù.
Câu b: Vì rét.
Câu c: Tại Hoa.
Bài 2: H nêu yêu cầu bài tập 2. H làm bài vào vở và nối tiếp nêu kết quả: VD:
- Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
- Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
- Tại vì mãi chơi, Tuấn không làm bài tập.
Bài 3: H nêu yêu cầu bài tập 3. 
- HS: Làm bài cá nhân,tự đặt câu, nối tiếp cả lớp nêu câu của mình.
-T nhận xét, bổ sung câu chưa phù hợp.
5. Củng cố, dặn dò :
- HS: 2 em nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- T nhận xét giờ học 
Dặn H về nhà học thuộc ghi nhớ, đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân vào vở.
Tập làm văn:	 LUYệN TậP XÂY DựNG Mở BàI, KếT BàI 
 TRONG BàI VĂN MIÊU Tả CON VậT.
I. Mục đích, yêu cầu 
- Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
-Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài H đã viết để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
-2 H đọc bài văn ở BT2, 3 - tiết TLV trước. Mỗi em một đoạn.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn H làm bài tập
Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài tập 
-1 H nêu lại: Thế nào là mở bài trực tiếp, gián tiếp.
 Thế nào kết bài theo lối mở rộng, không mở rộng ?
-H đọc thầm bài văn: Chim công múa, trả lời các câu hỏi ở sgk.
-H phát biểu ý kiến,
- T chốt lại ý đúng:
ý a, b: Mở bài: 2 câu đầu: Mở bài gián tiếp
 Kết bài: 2 câu cuối: Kết bài mở rộng.
ý c: Mở bài trực tiếp: Mùa xuân là mùa công múa (bỏ đi từ cũng).
Kết bài không mở rộng: Chiếc “ màu sắc ... ánh nắng xuân ấm áp (bỏ câu cuối).
Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài tập 2
-T lưu ý cách làm: Viết mở bài cho đoạn thân bài em đã viết ở BT2, 3 em đã viết tiết trước.
-H viết vào vở. Nối tiếp nhau đọc bài của mình. T nhận xét, cho điểm những em viêt mở bài tốt.
Bài tập 3: H nêu yêu cầu bài tập . T lưu ý H cách làm.
- H viết bài vào vở, nối tiếp nhau nêu bài làm của mình
- Lớp cùng T nhận xét.
-T gọi 2 H đọc bài văn tả con vật đầy đủ cả 3 phần.
-T chấm điểm những bài văn hay.
3. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học, nhắc những HS viết bài văn chưa đạt về nhà viết lại. 
Địa lý: KHAI THáC KHOáNG SảN Và HảI SảN
ở VùNG BIểN VIệT NAM
I. Mục đích, yêu cầu: Học xong bài này, H biết:
- Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ: Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Đảo phú Quốc.
- Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản ở nước ta.
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
- Một số nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển khi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II. Đồ dùng dạy học : 
-Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ CN – NN Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu vai trò của biển đối với nước ta.
Nêu vai trò đảo và quần đảo đối với nước ta.
 B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
-T nêu câu hỏi: Biển nước ta có những tài nguyên nào ? Chúng ta đã khai thác và sử dụng như thế nào ?
2. Khai thác khoáng sản.
*Hoạt động1: Thảo luận nhóm 3
- Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của của vùng biển Việt Nam là gì ?
- Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? ở đâu?. Dùng để làm gì ?
- Tìm và chỉ trên bản đồ nơi đang khai thác các khoáng sản đó?
+ H trình bày câu trả lời trước lớp.
+ T nhận xét và chốt lại: Hiện nay dầu khí nước ta khai thác được chủ yêu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng những nhà máy lọc và chế biến dầu.
2. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 6.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
- Hoạt động chính đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào ?. Những nơi nào khai thác nhiều hải sản?. Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ?
- Nêu thứ tự các công việc chính từ đánh băt đến tiêu thụ hải sản.
- Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
- Nêu một vài nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển ?
+Các nhóm trình bày kết quả làm việc.
+T nhận xét, chốt lại và giáo dục cho H trong việc bảo vệ môi trường biển.
+H đọc mục sgk.
3. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học . Dặn H ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu: 
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của tuần qua để phát huy và khắc phục .
- Đề ra phương hướng tuần tới .
II.Tiến hành sinh hoạt :
1.Nhận xét ưu khuyết điểm tuần qua :
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động trong tuần qua
- HS tự giác nhận khuyết điểm, tập trung vào những em nghĩ học không có lý do như: em. 
- Cả lớp bổ sung
- Mỗi cá nhân tự hứa 
- Đề xuất khen thưởng những bạn có tiến bộ 
- Nhận xét việc tham gia công trình măng non.
- Việc thực hiện đội mũ ca lô đầu tuần một số em chưa tốt.
- Tổng kết thu gom giấy vụn.
2.Đề phương hướng tuần tới :
- Phát huy những việc tốt 
- Khắc phục những tồn tại 
- Triển khai cuộc thi nét bút tri ân
- Chú trọng ôn tập chuẩn bị thi học kì II cho tốt. 
- Tham gia tốt các hoạt động chào mừng ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5
**************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32.doc