Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 5

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 5

Toán: LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu: Giúp H:

- Nhận biết về số ngày trong từng tháng của một năm. Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.

- Chuyển đổi đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.

- Xác định một năm cho trước thuộc thế kỷ nào.

- Cả lớp làm được bài tập 1,2,3. HS khá giỏi làm bài tập 4,5.

II.Đồ dùng:

- Vở bài tập 4.

III.Hoạt động dạy - học:

A.Bài cũ:

- Gọi HS làm bài tập luyện thêm.

- Kiểm tra vở bài tập của tổ 1.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu bài.

2.Hướng dẫn luyện tập.

v Bài 1:

- HS nêu yêu cầu bài 1,

- 1em lên bảng làm lớp làm vở.

- Gọi 1 em nêu lại. Những tháng nào có 30 ngày? (4, 6, 9, 11), tháng 2 có? Ngày? (28 ngày).

- Giáo viên: Năm nào có 365 ngày là năm không nhuận, năm có 366 ngày là năm nhuận. Cứ 4 năm có 1 năm nhuận.

 

doc 20 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn: 25/9/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Toán: 	 	Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp H:
- Nhận biết về số ngày trong từng tháng của một năm. Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
- Chuyển đổi đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
- Xác định một năm cho trước thuộc thế kỷ nào.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2,3. HS khá giỏi làm bài tập 4,5.
II.Đồ dùng:
- Vở bài tập 4.
III.Hoạt động dạy - học:
A.Bài cũ:
- Gọi HS làm bài tập luyện thêm.
- Kiểm tra vở bài tập của tổ 1.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu bài 1, 
- 1em lên bảng làm lớp làm vở. 
- Gọi 1 em nêu lại. Những tháng nào có 30 ngày? (4, 6, 9, 11), tháng 2 có? Ngày? (28 ngày).
- Giáo viên: Năm nào có 365 ngày là năm không nhuận, năm có 366 ngày là năm nhuận. Cứ 4 năm có 1 năm nhuận.
Bài 2: 
- H đọc yêu cầu của bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự đổi đơn vị, 
- 1 em giải thích cách làm.
- H làm bài cá nhân và chửa bài.
- T chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
- Học sinh nêu yêu cầu và tự làm bài tập.
- H chữa bài, đổi chéo vở để bạn kiềm tra.
- T nhận xét.
Bài 4: (Dành cho học sinh khá, giỏi)
HS đọc đề bài toán
GV hướng dẫn học sinh đổi 	1/4 phút = 15 giây
	1/5 phút = 12 giây
	12<15 vậy
: Bình chạy nhanh hơn Nam là: 15 – 12 = (3 giây)
Bài 5: (Dành cho học sinh khá, giỏi)
Mục tiêu: Củng cố cách xem đồng hồ và đổi đơn vị đo khối lượng
Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu
GV hướng dẫn cách làm
HS tự làm vào vở bài tập toán
GV chữa bài nhận xét.
C.Cũng cố, dặn dò.
Giáo viên nhận xét tổng kết dặn dò.
Học sinh làm bài tập ở VBT.
Tập đọc: 	Những hạt thóc giống
I/ Mục tiêu: 
- Đọc trơn toàn bài với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật
- Cả lớp trả lời được các câu hỏi 1,2,3); HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
II/ Đồ dùng: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc. 
III/ Các hoạt động dạy - học.
A. Bài cũ. 
- 2 em đọc thuộc bài: Tre Việt Nam.
- Nêu nội dung bài thơ.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài . Ghi đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
	a. Luyện đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài 2- 3 lượt kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp - 1em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
	b. Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
- HS đọc đoạn 1.
+ Nhà vua làm cách nào để tìm người trung thực? 
+ Thóc đã luộc chính còn nảy mầm được không?
- HS đọc đoạn 2.
+ Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Đến khi nộp thóc cho nhà vua, mọi người làm gì? Chôm làm gì?
+ Hành động của bé Chôm có khác gì mọi người? 
- HS đọc đoạn 4.
+ Theo em, vì sao người trung thực là đáng quý? (học sinh khá, giỏi)
	c. Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn và rút ra cách đọc.
- GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc và thể hiện diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn từ : “Chôm lo lắng...thóc giống của ta’’. 
- GV hướng dẫn cách đọc phân vai.
- GV đọc mẫu, từng tốp 3 em luyện đọc . GV nhận xét.
	3. Củng cố dặn dò.
+ Câu chuyện này muốn nói với em điều gì? HS nêu nội dung.
+ GV nhận xét tiết học. Xem bài sau.
Kỷ thuật: 	(Giáo viên bộ môn)
Chính tả: Những hạt thóc giống
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
- Làm đúng các bài tập; học sinh khá giỏi tự giải được câu đố bài tập 3
II.Đồ dùng: 
- VBT Tiếng việt
- Giấy to in sẵn nội dung bài tập 2a.
III.Các hoạt động dạy học.
A.Bài cũ.
- Gọi 2 em lên bảng viết 3 từ có phụ âm đầu r, d, gi.
- Cả lớp viết vào vở nháp: - Giáo viên nhận xét.
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài, ghi đề bài.
2.Hường dẫn học sinh nghe, viết.
- GV đọc toàn bài chính tả.
- Học sinh đọc thầm đoạn cần viết chú ý những từ dễ viết sai và chú ý cách trình bày.
- GV hướng dẫn học sinh viết từ khó vào bảng con. VD: Luộc kỷ, dõng dạc, truyền ngôi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết.
- Giáo viên đọc từng câu học sinh viết vào vở.
- Giáo viên đọc toàn bài, học sinh soát lại toàn bài chính tả.
- Giáo viên chấm chữa bài của các em(tổ 1). Học sinh đổi chéo vở kiểm tra.
- Giáo viên nhận xét chung.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh đọc thầm đoạn văn, đoán chữ bị bỏ trống, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Sau đó giáo viên dán bài tập 2 ở giấy khổ to cho 3 tổ thi tiếp sức.
- Đại diện của nhóm trình bày - Lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài 3: Giải câu đố dành cho học sinh khá giỏi
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh đọc các câu thơ và trả lời.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Học thuộc lòng 2 câu đố để đố người thân.
Ngày soạn: 26/9/2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Toán: Tìm số trung bình cộng
I/ Mục tiêu: Giúp H:
- Có hiểu biết ban đầu về trung bình cộng của nhiều số.
- Biết cách tìm trung bình cộng của 2,3,4 số.
- Cả lớp làm bài tập 1 (a,b,c). HS khá giỏi lmf bài tập 1d, 3.
II/ Đồ dùng: 
Sử dụng hình vẽ trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- 2 em lên bảng làm bài tiết luyện tập thêm.
- GV kiểm tra vỡ của tổ 2. Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
2. Giới thiệu số trung bình cộng và cách ghi số trung bình cộng.
Bài toán 1 : HS đọc đề toán. GV hỏi.
+ Có tất cả bao nhiêu lít dầu? (10).
+ Nếu rót đều số lít dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải và giải. (10:2=5).
GV: Số 5 được gọi là số trung bình cộng của 2 số 4 và 6.
GV: + Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ 2 có 4 lít sầu. Vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu?
+Số trung bình cộng của số 6 và số 4 là số mấy?
- Dựa vào cáhc giải bài toán trên cho học sinh nêu cahc tìm số trung bình công của sô 6 và 4.
- Học sinh nêu. GV nhận xét để rút ra từng bước.
+Bước 1 của bài toán trên ta tính gì? (Tổng số lít dầu 2 can).
+Để tính số lít dầu rót đều vào mỗi can chúng ta làm gì?
+Như vậy, để tìm số lít dầu trung bình trong mỗi can chúng ta lấy tổng số lít dầu chia cho số can.
+Tổng 6 và 4 có mấy số hạng?(2 số hạng).
- GV cho học sinh phát biểu quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số. Gọi nhiều học sinh nhắc lại.
Bài toán 2: Học sinh đọc đề bài 2 và phân tích bài toán.
Tương tự GV cho học sinh làm bài nhận xét, hỏi:
+3 số: 25, 27, 32 có trung bình cộng là bao nhiêu.
Muốn tìm trung bình cộng của 3 số trên ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh tìm số trung bình cộng của vài trường hợp.
3.Thực hành:
Bài 1: (a,b,c); bài d dành cho học sinh giỏi.
- Học sinh nêu yêu cầu và làm vào vở bài tập.
- Gọi 4 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét.
Bài 2: 
- Học sinh đọc đề toán - Phân tích bài toán.
- Học sinh giải vào vở. 1 em lên bảng làm bài.
- H cả lớp nhận xét.
Bài 3: 
HS đọc đề bài
GV ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn cách làm
Số trung bình cộng của các số từ 1 đến 9 là:
(1+2+3+4+5+6+7+8+9): 9 = 5 
C.Củng cố dặn dò.
GV tổng kết giờ học. Học thuộc gi nhớ chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: 
Trung thực - Tự trọng
I/ Mục đích, yêu cầu: 
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng.
- Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với mỗi từ tìm được; nắm được nghĩa của từ "tự trọng".
II/ Đồ dùng dạy học:
- Từ điển hoặc sổ tay từ ngữ.
- Giấy khổ to bỏ sẳn BT1.
III/ Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
- 2 em lên bảng, 1em làm bài tập 2, 1 em làm bài tập 3 (43 SGK).
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - Ghi đề bài.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu. GV phát phiếu cho học sinh thảo luận nhóm 2.
- Học sinh trình bày kết quả. GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh đặt 1 em 2 câu: 1 câu với từ cùng nghĩa, 1 câu với từ trái nghĩa với Trung thực.
- GV gọi HS đọc nối tiếp câu của mình. GV nhận xét.
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên dán 3 tờ phiếu lên bảng gọi đại diện 3 tổ lên thi làm bài. GV tuyên dương các em và chốt lại lời giải.
Bài 4:
- Học sinh đọc yêu cầu.
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 về cách dùng các câu thành ngữ nào nói về Lòng tự trọng, Thành ngữ nào nói về Tính trung thực.
- Gọi HS trả lời. GV chốt lời giải đúng.
C.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Học thuộc các thành ngữ , tục ngữ và tìm hiểu nghĩa của chúng.
Lịch sử:	Nước ta dưới ách đô hộ của các 
 	 triều đại phong kiến Phương Bắc
I/ Mục tiêu : 
- Biết được: Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều địa phong kiến phương Bắc.
	+ Nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý
	+ Bộ đo hộ đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục người Hán.
- HS khá giỏi nắm được: Nhân dân ta đã không chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc (học sinh khá, giỏi). 
II/ Đồ dùng : Phiếu học tập của học sinh. 
III/ Các hoạt động dạy học .
Hoạt động 1. Làm việc cá nhân .
 GV: đưa bảng phụ kẽ sẳn như SGV (Để trống chưa điền nội dung) 
 HS : So sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ .
 GV: giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá:
 HS: có nhiệm vụ điền nội dung vào các ô trống như bảng trên.
 Báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp.
 Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân .
 GV : Đưa bảng thống kê (Có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa) 
 	Năm 40 	Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
	Năm 248 	 	Khởi nghĩa Bà Triệu 
	Năm 542 	Khởi nghĩa Lý Bí 
	Năm 550 	Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
	Năm 772 	Khởi nghĩa Mai Thúc Loan 
	Năm 766 	Khởi nghĩa Phùng Hưng 
	Năm 905 	Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ 
	Năm 931	Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ 
	Năm 938 	Chiến thắng Bạch Đằng .	
 HS: Điền tên các cuộc khởi nghĩa vào cột các cuộc khởi nghĩa.
 HS: 	 Báo cáo kết quả làm việc .
IV/ Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
Thể dục: (Giáo viên bộ môn) ...  giới thiệu câu chuyện của mình.
- GV cho HS giới thiệu.
b.HS thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Cho lớp thảo luận nhóm 2.
+Gọi các nhóm kể theo đoạn, nêu ý nghĩa.
+Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
GV khuyến khích những HS kể hay, kể bằng giọng kể của mình. Lớp nhận xét ghi điểm.
3.Cũng cố dặn dò:
- Gọi 1 em kể hay nhất kể lại câu chuyện của mình và nêu ý nghĩa.
- Dặn: Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
Tập làm văn:	 Viết thư ( Kiểm tra viết)
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ ba phần: phần đầu thư, phân chính, phần cuối thư).
II.Đồ dùng: 
- Giấy viết, phong bì, tem thư.
III.Hoạt động dạy, học:
1.GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ kiểm tra.
Các em sẽ làm bài kiểm tra viết để tiếp tục rèn luyện và cũng cố kỷ năng viết thư.
2.Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu đề bài.
HS: 1 em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 p hần của một bức thư.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
HS đọc thầm đề bài.
Lưu ý: Lời lẽ trong thư phải chân thành, thể hiện sự quan tâm.
- Viết xong thư cần cho thư vào phong bì , ghi tên địa chỉ người nhận.
- Một vài học sinh nói về đề bài và đối tượng em chọn để viết.
3.Học sinh thực hành viết thư.
GV theo dõi nhắc nhở chung.
4.Cũng cố, dặn dò:
Thu bài - học sinh chậm viết bài chưa đạt thì viết lại bài ở nhà.
Khoa học: Ăn nhiều quả chín. 
 Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
I.Mục tiêu: 
- Biết được hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- Nêu được:
+ Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
+ Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
II.Đồ dùng:
- Hình 22, 23 SGK.
- Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối trang 17.
- HS chuẩn bị một số rau quả ( cả tươi + héo ).
III.Các hoạt động dạy - học:
A.Bài cũ:
+Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
+Vì sao cần ăn muối I ốt và không nên ăn mặn?
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu lý do cần ăn nhiều rau quả chín.
+Mục tiêu: HS biết giải thích vì sao phải ăn nhiều hoa quả chín hàng ngày.
+Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS xem lại sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đôi và nhận xét các loại rau quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào?
( Rau quả chín cần phải ăn đủ với số lượng nhiều hơn các thức ăn chứa chất đạm, chất béo ).
- GV nêu câu hỏi:
+Kể tên một số loại rau, quả các em vẫn ăn hàng ngày?
+Nêu ích lợi của việc ăn rau quả.
- HS trả lời, GV chốt ý hoạt động 1.
Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch, an toàn.
+Mục tiêu: Giải thích thế nào là thực phẩm sạch và an toàn.,
+Cách tiến hành:
Bước 1: HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi.
+Theo bạn thế nào là thực phẩm sạch, an toàn?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời.
- Gọi 2 em đọc mục Bạn cần biết.
Bước 2: HS trả lời , GV chốt ý hoạt động 2.
Hoạt động 3: Thảo luận về các biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
+Mục tiêu: Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
+Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Lớp thảo luận theo 3 tổ.
Tổ 1: Thảo luận về: - Cách chọn rau tươi sạch.
- Cách nhận ra thức ăn ôi, héo.
Tổ 2: Thảo luận về:
- Các chọn đồ hộp loại thức ăn đóng gói, lưu ý thời hạn sử dụng.
'Tổ 3: Thảo luận về:
- Sử dụng nước sạch để rữa thực phẩm.
- Sự cần thiết phải nấu thức ăn.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chốt ý kết thúc hoạt động 3.
C.Cũng cố, dặn dò:
- 2 em đọc mục Bạn cần biết, 
- GV nhận xét tiết học.
- Học thuộc ở nhà. 
Ngày soạn: 29/9/2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Toán: Biểu đồ ( tiết 2 ).
I.Mục tiêu: Giúp H:
- Bước đầu nhận biết về bểu đồ cột.
- Biết cách đọc một số thông tin trên biểu đồ cột.
Cả lớp làm được bài 1,2a. HS khá giỏi làm được bài tập 2b
II.Đồ dùng: Biểu đồ hình cột 4 thôn đã diệt được.
III.Các hoạt động dạy - học.
A.Bài cũ:
Gọi 2 em làm bài tập 2 trang 29, GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
2.Giới thiệu biểu đồ số chuột của 4 thôn đã diệt.
- GV treo biểu đồ và giới thiệu, HS quan sát biểu đồ.
+Biểu đồ có mấy cột ? ( 4 cột ).
+Dưới chân các cột ghi gì? ( tên 4 thôn ).
+Trục bên trái của biểu đồ ghi gì? 
+Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì?
- GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ, GV nhận xét.
3.Luyện tập thực hành:
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát biểu đồ ở vở bài tập và hỏi:
+Đây là biểu đồ hình gì? Biểu đồ biểu diễn cái gì? Có những lớp nào tham gia trồng cây? Hãy nêu số cây của từng lớp? Gọi HS đọc,
- GV nhận xét.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu, 
- 2 em lên bảng làm hai câu a và b (1 em học sinh khá giỏi)
- GV chấm bài nhận xét.
C.Cũng cố, dặn dò:
Gọi 2 em đọc lại nội dung biểu đồ 1, 2.
- Bài tập về nhà:
- Làm các bài tập còn lại và ở VBT.Xem trước bài sau.
Luyện từ và câu: Danh từ
I. Mục đích yêu cầu: 
- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
- Nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong số các DT cho trước và bài tập đặt câu.
II. Chuẩn bị:
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1, 3, phần nhận xét.
- Phiếu viết nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
Gọi 2 em học sinh làm bài tập 1+2.
HS1:Tìm từ cùng nghĩa với trung thực, đặt một câu với từ đó.
HS2: Tìm từ trái nghĩa với trung thực, đặt câu với từ đó.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
- GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học.
2. Nhận xét:
Bài tập 1: Một em đọc yêu cầu bài 1, lớp đọc thầm.
- Chia nhóm 4. GV phát phiếu và gạch dưới những từ chỉ sự vật trong câu.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời, GV nhận xét.
Bài tập 2: Thực hiện tương tự bài 1.
GV:- Danh từ chỉ khái niệm: Biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm hay ngửi, nếm, nhìn được
- Danh từ chỉ đơn vị: Biểu thị những đơn vị được dùng để tính đến sự vật.
3. Ghi nhớ:
Vậy danh từ là gì? 2 đến 3 em đọc ghi nhớ SGK.
4. Luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm 4 ( 5 phút ) để tìm danh từ chỉ khái niệm.
- Đại diện các nhóm trả lời. GV chốt lời giải đúng ( điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng ).
Bài 2: HS nêu yêu cầu:
HS làm bài vào vở: Đặt câu với mỗi danh từ vừa tìm được ở bài 1.
Ví dụ: Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- GV chấm bài, nhận xét.
C.Cũng cố , dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các danh từ chỉ đơn vị, hiện tượng tự nhiên, các khái nhiệm gần gũi.
Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II.Các hoạt động dạy - học:
A.Bài cũ:
2 em: +Cốt truyện là gì?
+Cốt truyện thường gồm những phần nào?
Nhận xét câu trả lời của học sinh.
B.Bài mới:
1.Tìm hiểu ví dụ:
Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1,2.
Gọi HS đọc lại truyện " Những hạt thóc giống".
+HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành yêu cầu.
+Gọi đại diện các nhóm trả lời, giáo viên nhận xét.
- Có 4 sự việc chính, mỗi sự việc được kể trong 4 đoạn.
- Cho HS đọc lại các sự việc chính.
+Dấu hiệu nào giúp các em nhận ra chổ mở đầu và chổ kết thúc đoạn văn?
+Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2? ( Khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là một đoạn văn ).
Bài 3: HS đọc yêu cầu. HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trả lời, giáo viên nhận xét và chốt ý bài 3.
2.Ghi nhớ:
+2 đến 3 em đọc ghi nhớ SGK.
3.Luyện tập: - 2 em nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.
Yêu cầu: Đoạn 1 và 3 đã viết hoàn chỉnh, đoạn 2 chỉ có phần mở đầu, kết thúc chưa có phần thân đoạn. Các em phải viết bổ sung.
- HS làm việc cá nhân vào vở.
- Gọi HS đọc bài của mình.
C.Cũng cố dặn dò:
- HS đọc lại phần ghi nhớ 
- GV nhận xét tiết học.
Đạo đức: 	(Giáo viên bộ môn)
Sinh hoạt lớp 
I.Yêu cầu: Nhận xét những ưu điểm , khuyết điểm trong tuần về học tập, lao động và các hoạt động khác.
- HS có ý thức sửa chữa và phát huy những điểm tốt đã đạt được.
II.Lên lớp:
1.Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần.
2.GV nhận xét chung:
Nhìn chung hầu hết các em ngoan, có ý thức học tập tốt. Hầu hết các em đã học bài và làm bài trước khi lên lớp. 
- Các hoạt động khác:
Vệ sinh: Đã tự giác làm phần vệ sinh khu vực của lớp.
3.Kế hoạch tuần tới:
- Phát huy những ưu điểm của tuần này 
- Khắc phục những khuyết điểm 
- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
3. Chuyên mục ATGT: 
Lựa chọn đường đi an toàn
a. Mục tiêu: 
- HS biết giải thích, so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn
- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường hay tới nơi khác.
- Lựa chọn con đường an toàn để đến trường; phân tích được các lý do an toàn, không an toàn.
- Có thói quen đi theo con đường an toàn.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Ôn bài cũ: 
GV nêu câu hỏi: 
- Để đi xe đạp an toàn em phải có điều kiện gì
- Khi đi xe đạp ra đường, em cần thực hiện tốt những quy định gì để đảm bảo an toàn.
Hai học sinh lên bảng trả lời; giáo viên nhận xét
Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn
- Giáo viên nêu câu hỏi: Theo em con đường đi có điều kiện như thế nào là an toàn; như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp.
- Lớp thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày lớp bổ sung ý kiến
- GV ghi bảng các ý kiến
Điều kiện con đường an toàn
Điều kiện con kém đường an toàn
1......................
1......................
2.....................
2.....................
3.....................
3.....................
- GV tổng kết các ý kiến trên. 
Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường
GV: Em hay nêu những con đường mà từ nhà em có thể đi đến trường; theo em đường nào là an toàn nhất
- 1-2 học sinh trình bày và chỉ ra con đường đi đảm bảo an toàn
- Cả lớp theo dõi bổ sung
GV kết luận: Chi ra cho học sinh thấy cần phải đi con đường an toàn dù có phải đi xã hơn.
Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ
- GV cho học sinh lên bảng vẽ cong đường từ nhà đến trường; xác định phải đi qua mấy điểm an toàn và không an toàn
- GV gọi 1-2 học sinh lên bảng thực hiệncác bạn cùng lớp nhận xét bổ sung
- Gv yêu cầu học sinh nên đi theo con đường an toàn để đến trường
c. Củng số
Đánh giá giờ học
Yêu cầu học sinh thực hiện đi học bằng con đường an toàn
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc