Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Tuần 7

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Tuần 7

I. MỤC TIÊU

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của

- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của

- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở , đò dùng , điện nước trong cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Bảng phụ ghi các thông tin (HĐ1 – tiết 1)

· Bìa xanh – đỏ – vàng cho các đội (HĐ2 – tiết 1)

· Phiếu quan sát (hoạt động thực hành)

 

doc 32 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1019Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC TUẦN:7 
THỨ
MÔN
BÀI
Điều chỉnh
2
CHÀO CỜ
ĐẠO ĐỨC
Tiết kiệm tiền của (T1)
TOÁN
Luyện tập
TẬP ĐỌC
Trung thu độc lập 
KHOA HỌC
Phòng bệnh béo phì
3
THỂ DỤC
Bài 13
CHÍNH TẢ
Nhớ viết: Gà Trống và Cáo
TOÁN
Biểu thức có chứa hai chữ
L.TỪ & CÂU
Cách viết tên người, tên địa lý VN
LỊCH SỬ
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền
4
KĨ THUẬT
Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường (T2)
ĐỊA LÝ
Một số dân tộc Tây Nguyên
TOÁN
Tính chất giao hoán của phép cộng
KỂ CHUYỆN
Lời ước dưới trăng
KHOA HỌC
Phòng một số bệnh qua đường tiêu hóa
5
THỂ DỤC
Bài 14
TẬP ĐỌC 
Ở vương quốc tương lai
TOÁN
Biểu thức có chứa ba chữ
T. LÀM VĂN 
Luyện tập XD đoạn văn kể chuyện
ÂM NHẠC
6
MỸ THUẬT
VT: Đề tài Phong cảnh quê hương
L.TỪ & CÂU
Luyện tập cách viết tên người, tên địa lý VN
 TOÁN
Tính chất kết hợp của phép cộng
T. LÀM VĂN
Luyện tập phát triển câu chuyện
S.HOẠT LỚP
Thứ hai, ngày tháng năm 2009
ĐẠO ĐỨC 
BÀI : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( TIẾT 1 ) 
MỤC TIÊU
Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của
 Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của
Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở , đò dùng , điện nước trong cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ ghi các thông tin (HĐ1 – tiết 1)
Bìa xanh – đỏ – vàng cho các đội (HĐ2 – tiết 1)
Phiếu quan sát (hoạt động thực hành)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU THÔNG TIN
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
+ Yêu cầu HS đọc các thông tin sau : 
Ở nhiều cơ quan, công sở hiện nay ở nước ta, có rất nhiều bảng thông báo : Ra khỏi phòng, nhớ tắt điện.
Ở Đức, người ta bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
Ơû Nhật, mọi người có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Xem bức tranh vẽ trong sách BT.
+ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết : Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu HS trả lời.
- HS thảo luận cặp đôi. HS lần lượt đọc cho nhau nghe các thông tin avf xem tranh, cùng bàn bạc trả lời câu hỏi.
Khi đọc thông tin em thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- HS trả lời câu hỏi.
+ Hỏi : Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không ?
+ Hỏi : Họ tiết kiệm để làm gì ?
+ Tiền của do đâu mà có ?
+ Tiểu kết : Chúng ta luôn luôn phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Tiền của do sức lao động của co người làm ra cho nên tiết kiệm tiền của chính là tiết kiệm sức lao động.
Nhân dân ta đã đúc kết nên thành câu ca dao :
“Ở đây một hạt cơm rơi
Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng”
+ Trả lời : Không phải do nghèo.
- Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để giàu có.
+ Tiền của là do sức lao động của con người mới có.
- Lắng nghe và nhắc lại.
Hoạt đôïng 2
THẾ NÀO LÀ TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ?
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm trước lớp.
+ Yêu cầu HS chia thành các nhóm – phát bìa vàng – đỏ – xanh .
+ Cứ gọi 2 nhóm lên bảng/1 lần. GV lần lượt đọc 1 câu nhận định – các nhóm nghe – thảo luận – đưa ý kiến. Gọi 3 lần (6 nhóm) lên chơi – mỗi lần GV đọc 3 câu bất kì trong số các câu sau :
Các ý kiến :
1. Keo kiệt, bủn xỉn là tiết kiệm.
2. Tiết kiệm thì phải ăn tiêu dè xẻn.
3. Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
4. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của đúng mục đích.
5. Sử dụng tiền của vừa đủ, hợp lí, hiệu quả cũng là tiết kiệm.
6. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước lợi nhà.
7. Ăn uống thừa thãi là chưa tiết kiệm.
8. Tiết kiệm là quốc sách.
9. Chỉ những nhà nghèo mới cần tiết kiệm.
10. Cất giữ tiền của, không chi tiêu là tiết kiệm.
- HS chia nhóm.
- HS nhận các miếng bìa màu.
+ Lắng nghe câu hỏi của GV – thảo luận – đưa ý kiến : nếu tán thành : gắn biển xanh lên bảng; không tán thành : gắn biển đỏ; phân vân : gắn biển vàng vào bảng liệt kê lên bảng :
Bảng gắn biển :
Câu
Đội 1
Đội 2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
+ GV yêu cầu HS nhận xét các kết quả của cả 6 đội đã hoàn thành.
+ Hỏi : Thế nào là tiết kiệm tiền của ?
- HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho đúng kết quả.
Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8, : tán thành
Câu 1, 2, 9, 10 : không tán thành.
- Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thãi.
Tiết kiệm tiền của không phải kà bủn xỉn, dè xẻn.
Hoạt động 3
EM CÓ BIẾT TIẾT KIỆM ?
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
+ Yêu cầu mỗi HS viết ra giấy 3 việc làm theo em là tiết kiệm tiền của và 3 việc làm em cho là chưa tiết kiệm tiền của.
+ Yêu cầu HS trình bày ý kiến, GV lần lượt ghi lại lên bảng.
+ Kết thúc GV có 1 bảng các ý kiến chia làm 2 cột.
- HS làm việc cá nhân, viết ra giấy các ý kiến.
- Mỗi HS lần lượt nêu 1 ý kiến của mình (không nêu những ý kiến trùng lặp).
Việc làm tiết kiệm 
Việc làm chưa tiết kiệm
- Tiêu tiền một cách lợp lý
- Không mua sắm lung tung
- Mua quà ăn vặt.
- Thích dùng đồ mới, bỏ đồ cũ
+ Chốt lại: Nhìn vào bảng trên các em hãy tổng kết lại:
Trong ăn uống, cần phải TK ntn?
Trong mua sắm, cần phải TK thế nào?
Có nhiều tiền thì chi tiêu thế nào cho tiết kiệm ?
Sử dụng đồ đạc thế nào là tiết kiệm?
Sử điện nước thế nào là tiết kiệm ?
Vậy: Những việc tiết kiệm là việc nên làm, còn những việc gây lãng phí, không tiết kiệm, chúng ta không nên làm.
+ HS trả lời 
Aên uống vừa đủ, không thừa thãi.
Chỉ mua thứ cần dùng.
Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi, hoặc gửi tiết kiệm.
Giữ gìn đồ đạc, đồ dùng cũ cho hỏng mới dùng đồ mới.
Lấy nước đủ dùng. Khi không cần dùng điện, nước thì tắt.
MÔN : TOÁN 
 BÀI : LUYỆN TẬP 
I - MỤC TIÊU : 
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các sô scó đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt hoặc không liên tiếp.
- Bài tập cần làm : bài 1,2,3
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Soạn bài , sgk 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1 ) Kiểm tra bài cũ : Kiẻm tra nội dung bài trước và kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh
 2 ) Bài mới 
a) Giới thiệu bài – ghi bảng
b) Hd hs làm các bài tập
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1: Gọi hs đọc đề toán 
- Hướng dẫn học sinh làm bài: làm mẫu 
 Lưu ý cho HS: Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số còn lại thì phép tính làm đúng. 
- Yêu cầu hs làm các phép tính còn lại 
- Cho hs khác nhận xét, gv nhận xét ghi điểm cho hs.
Bài 2: Cho hs đọc đề toán
Hướng dẫn học sinh làm mẫu, sau đó nêu : Muốn thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ ,nếu được kết quả là s ố bị trừ thì phép tính làm đúng
- Cho hs làm câu b vào vở ô li, gọi 3 học sinh lên bảng làm bài và chữa bài
- Chữa bài, nhận xét, hgi điểm
Bài 3: Cho hs đọc đề bài 
- Cho hs nêu cách tìm số hạng chưa biết , số bị trừ chưa biết. 
- Gọi 2 hs lên làm bài 
- Nhận xét , ghi điểm 
3 ) Củng cố - Dặn dò: dặn hs về nhà làm bài tập và Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa hai chữ. 
2 em đọc : Thử lại phép cộng
Nghe 
- Làm bài vào vở , 3 em lên bảng làm bài vào vở
2 em đọc : Thử lại phép trừ
- 3 hs lên làm bài, lớp làm bài vào vở
- Tìm x
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng kia, muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- 2 em lên làm, lớp làm bài vào vở ô li
a .x = 4586	b . x = 4242
TẬP ĐỌC 
BÀI : TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với 	
 - Hiểu các từ ngữ trong bài: Tình thương yêu của mình nhỏ của anh chiến sĩ,mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
	- Tranh,ảnh về một số thành tựu kinh tế XHCN của nước ta gần đây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
KTBC
Khoảng
4’
Kiểm tra 2 HS.
HS 1: Đọc từ đầu đến tôi bỏ về bài Chị em tôi + trả lời câu hỏi.
H:Cô chị nói dối ba để đi đâu?
HS 2: Đọc đoạn còn lại của bài Chị em tôi.
H:Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
GV nhận xét và cho điểm.
-Cô chị nói dối ba đi học nhóm để đi xem phim
-HS trả lời.
Giới thiệu 
bài
(1’)
Trong đêm trung thu độc lập đầu tiên năm 1945,đứng gác dưới đêm trăng,anh bộ đội suy nghĩ và ước mơ về tương lai của đất nước tương lai của trẻ em.Anh mơ điều gì về tương lai của đất nước,anh ước mơ tương lai của trẻ em như thế nào?Bài tập đọc Trung thu độc lập hôm nay ta học sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. 
Luyện đọc
Khoảng
8’-9’
a/Cho HS đọc
GV chia đoạn: 3 đoạn.
Đ1: Từ đầu đến của các em
Đ2: Tiếp đến to lớn,vui tươi.
Đ3: Còn lại.
Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: trung thu,man mác,soi sáng,thân thiết,bát ngát
Cho HS đọc toàn bài.
b/Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ
c/GV đọc diễn cảm toàn bài:
Cần đọc với giọng nhẹ nhàng,thể hiện niềm tự hào ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai của đất nước,của thiếu nhi.Đ1 + Đ2 đọc giọng ngân dài,chậm rãi.
Đoạn 3: giọng nhanh,vui hơn.
- 1 hs khá đọc
-HS dùng viết chì đánh dấ ... oạn chưa hoàn chỉnh để HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
KTBC
Khoảng
6’
Kiểm tra 3 HS
 HS 1: Dựa vào tranh 1+2 phát triển lời ghi dưới tranh thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
 HS 2:Tranh 3+4
 HS 3: Tranh 5+6
GV nhận xét + cho điểm
-HS trình bày.
-HS trình bày.
-HS trình bày.
Giới thiệu 
bài
(1’)
 Để giúp các em viết đoạn văn kể chuyện hay hơn, trong tiết học hôm nay, các em tiếp tục luyện tập xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh của một câu chuyện (đã cho cốt truyện).
Làm BT1
Khoảng
8’
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV giao việc: BT1 cho trước cốt truyện Vào nghề. Nhiệm vụ của các em là đọc hiểu cốt truyện và nêu được các sự việc chính trong cốt truyện trên.
Cho HS đọc.
H: Theo em, cốt truyện vừa đọc có mấy sự việc chính?
GV đưa tranh minh họa (đã phóng to) lên bảng cho cả lớp quan sát.
H: Bức tranh này minh họa sự việc nào trong cốt truyện?
GV chốt lại: Trong cốt truyện trên, mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc. Cốt truyện trên có 4 sự việc:
Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.
Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
Sau này Va-li-a đã trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mơ ước.
Bức tranh minh họa cho sự việc thứ 3.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm.
-HS phát biểu.
-HS quan sát tranh.
-HS phát biểu.
Làm BT2
Khoảng
17’
Cho HS đọc yêu cầu BT2 + đọc 4 đoạn văn của bạn Hà viết.
GV giao việc: Bạn Hà đã viết thử cả 4 đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Nhiệm vụ của các em giúp bạn hoàn chỉnh một trong các đoạn ấy.
Cho HS làm bài: GV phát 4 tờ giấy to đã chuẩn bị trước cho 4 HS và yêu cầu mỗi em hoàn chỉnh một đoạn của bài.
- Cho HS trình bày.
+ Một số HS trình bày.
 4 HS làm bài vào giấy dán lên trên bảng lớp theo đúng thứ tự đoạn văn 1, 2, 3, 4.
GV nhận xét và khen những HS làm bài hay nhất.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS có thể tự chọn một trong 4 đoạn để viết phần còn thiếu vào vở (VBT).
-4 HS được phát giấy làm 4 đoạn theo yêu cầu của GV.
-Một số HS trình bày bài làm của mình.
-4 HS lần lượt trình bày.
-Lớp nhận xét.
Củng cố, dặn dò
Khoảng 3’
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu mỗi HS về nhà xem lại đoạn văn đã viết trong vở (VBT), hoàn chỉnh thêm đó đoạn văn nữa (nếu có thể).
Thứ sáu, ngày 9 tháng 10 năm 2009
MỸ THUẬT
VT: Đề tài Phong cảnh quê hương
(Có GV chuyên)
-------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : 
BÀI : LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	- Vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đung một số tên riêng Việt Nam trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bút dạ + 3 tờ giấy khổ to.
	- 1 bản đồ địa lí Việt Nam to + 4 bản đồ địa lí Việt Nam cỡ nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
KTBC
Khoảng
4’
Kiểm tra 2 HS 
 HS 1: Em hãy nhắc lại quy tắc tên người, tên địa lí Việt Nam!
 HS 2: Em hãy lấy 1 VD về cách viết tên người, 1 VD về cách viết tên địa lí Việt Nam.
GV nhận xét + cho điểm.
-Khi viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tiếng đó.
-HS viết trên bảng lớp.
Giới thiệu 
bài
(1’)
 Các em đã được học về cách viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam ở tiết LTVC trước. Trong tiết học hôm nay, các em vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa đó để làm một số bài tập.
Làm BT1
Khoảng
15’
Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc bài ca dao.
GV giao việc: theo nội dung bài.
Cho HS làm bài.
Cả lớp làm vào vở (VBT).
Phát 3 tờ giấy to cho 3 HS làm.
Cho HS trình bày kết quả bài làm.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Hàng Bồ,Hàng Bạc,Hàng Gai,Hàng Thiếc,Hàng Hải,Mã Vĩ,Hàng Giày,Hàng Cót,Hàng Mây,Hàng Đàn,Phúc Kiến,Hàng Than,Hàng Mã,Hàng Mắm,Hàng Ngang,Hàng Đồng,Hàng Nón,Hàng Hòm,Hàng Đậu,Hàng Bông,Hàng Bè,Hàng Bát,Hàng Tre,Hàng Giấy,Hàng The,Hàng Gà
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm lại bài ca dao + đọc chú giải.
-HS làm bài.
-3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS chữa trong tập những từ viết còn sai.
Làm BT2
Khoảng
12’
Bài tập 2: Trò chơi du lịch
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: (GV treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng lớp).Các em có hai nhiệm vụ,một là phải tìm trên bản đồ các tỉnh,thành phố vừa tìm được.Hai là,phải tìm và viết đúng những danh lam,thắng cảnh,di tích lịch sử nổi tiếng.
Cho HS thi làm bài: (GV phát 4 bản đồ nhỏ + bút dạ + 4 tờ giấy khổ to cho 4 nhóm)
Cho HS trình bày.
GV + HS cả lớp đọc kết quả (nhóm nào viết được nhiều và viết đúng chính tả)nhóm đó thắng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài.
-4 nhóm dán bài làm của mình lên bảng lớp.
Củng cố, dặn dò
Khoảng
5’
GV nhận xét tiết học + khen những nhà du lịch giỏi.
Yêu cầu HS về học thuộc quy tắc viết hoa tên người,tên địa lý Việt Nam.
Xem trước BT3 (Trò chơi du lịch),(Tiết LTVC tuần 8,tranh 79,SGK),tìm trên bản đồ thế giới hoặc hỏi người lớn để biết tên nước hoặc thủ đô một số nước.
TOÁN
BÀI : : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I - MỤC TIÊU : 
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng được tính chất giaop hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính 
BT cần làm: Bài 1:a ( dòng 2,3), b (dòng 1,3); Bài 2
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập ở nhà cuẩ học sinh
Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a.Giới thiệu: 
b. Nội dung 
* Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV đưa bảng phụ có kẻ như SGK
- Mỗi lần GV cho a, b và c nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) rồi yêu cầu HS so sánh hai tổng này(so sánh kết quả tính).
Yêu cầu HS nhận xét giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) 
- GV ghi bảng: (a + b) + c = a + (b + c)
- Yêu cầu HS thể hiện lại bằng lời: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- GV giới thiệu: Đây chính là tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV nêu ví dụ: Khi tính tổng 185 + 99 + 1 thì làm thế nào để tính nhanh? (GV nêu ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng: dùng để tính nhanh)
* Thực hành
Bài 1: Cho hs nêu yêu cầu 
 HD HS thực hiện theo cách thuận tiện nhất sau đó cho hs làm bài và chữa bài
- Nhận xét – ghi điểm
Bài 2:
- Yêu cầu hs đọc đề 
- Hd hs tóm tắt và làm bài 
- Yêu cầu HS làm bài 
3. Củng cố 
GV cho các phép tính, yêu cầu HS dùng tính chất kết hợp & tính chất giao hoán để tính nhanh.
4.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Làm bài trong SGK. 
- HS quan sát
- HS tính & nêu kết quả
- Giá trị của (a + b) + c luôn bằng giá trị của a + (b + c)
Vài HS nhắc lại
- Vài HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng
- HS thực hiện & ghi nhớ ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng để thực hiện tính nhanh.
- tính bằng cách thuận tiện nhất.
- HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả cho nhau 
- 2 em đọc trong sgk
- HS làm bài
Bài giải
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là
75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000= 176 950 000 (đồng )
Đáp số : 176 950 000 đồng
TẬP LÀM VĂN : 
BÀI : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng
	- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tờ giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết sẵn đề bài và các gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
KTBC
4’
Kiểm tra 2 HS: Mỗi em đọc một đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
GV nhận xét + cho điểm.
-2 HS lần lượt lên bảng đọc bài đã làm ở tiết TLV trước.
Giới thiệu 
bài
(1’)
Trong các tiết TLV trước các em đã được luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.Từ hôm nay,các em sẽ học cách phát triển cả một câu chuyện theo đề tài,gợi ý.Trong tiết học hôm nay,các em sẽ tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
Làm BT
Khoảng
27’
Cho HS đọc đề bài + đọc gợi ý.
GV cho HS đọc lại đề bài + gợi ý.
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài.Cụ thể cần gạch dưới những từ ngữ sau:
Đề: Trong giấc mơ,em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước.Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
Cho HS làm bài.Cho HS làm bài cá nhân.
Cho HS kể trong nhóm.
 - Cho HS thi kể.
GV nhận xét + chốt lại ý đúng,hay + khen nhóm kể hay.
Cho HS viết bài vào vở.
Cho HS đọc lại bài viết
GV chấm điểm.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-1 HS đọc đề bài + gợi ý trên bảng phụ.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt kể trong nhóm + nhóm nhận xét.
-Đại diện các nhóm lên thi kể.
-HS nhận xét.
-HS viết bài vào vở.
-3 HS đọc lại bài viết cho cả lớp nghe.
Củng cố, dặn dò
(3’)
GV nhận xét tiết học,khen những HS phát triển câu chuyện tốt.
Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết lớp và kể cho người thân nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN (7).doc