Giáo án các môn lớp 4 - Trường tiểu học Yang Hăn - Tuần 9

Giáo án các môn lớp 4 - Trường tiểu học Yang Hăn - Tuần 9

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Mở rộng vốn từ: ước mơ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm : Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ.(BT4)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ để các nhóm làm bài tập 2 và bài tập 3.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Bài cũ:(5p)

- Một em nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.

 - GV nhận xét.

2.Bài mới:(28p)

a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học

 b. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc bài “ Trung thu độc lập”

- Tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ?.

- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại ý đúng và giải nghĩa thêm từ tìm được.

 + Mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi đạt được trong tương lai.

 + Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.

Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài. GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Lớp và GV nhận xét.

- HS làm bài vào vở theo lời giải đúng.

a) ước mơ, ước muốn, ước mong, ước vọng.

b) mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng.

 

doc 46 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường tiểu học Yang Hăn - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai, ngày 04 tháng 11 năm 2013
Bài dạy soạn vào giáo án viết tay .
----------------------------@&?----------------------------
Thứ ba, ngày 05 tháng 11 năm 2013
Toán
Bài dạy soạn vào giáo án viết tay .
----------------------------@&?----------------------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: ước mơ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm : Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ.(BT4)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ để các nhóm làm bài tập 2 và bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:(5p) 
- Một em nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. 
 - GV nhận xét.
2.Bài mới:(28p) 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc bài “ Trung thu độc lập”
- Tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ?.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại ý đúng và giải nghĩa thêm từ tìm được.
 + Mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi đạt được trong tương lai.
 + Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài. GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Lớp và GV nhận xét.
- HS làm bài vào vở theo lời giải đúng.
ước mơ, ước muốn, ước mong, ước vọng.
mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài. GV hướng dẫn thêm.
- Các nhóm tiếp tục làm bài theo nhóm. Học sinh thảo luận và nêu ý nghĩa.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ chính đáng.
- Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ
- Đánh giá thấp: ước mơ viễn vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.
Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài. Học sinh thảo luận theo cặp rồi làm bài, mỗi em nêu một ví dụ.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét.
3.Củng cố- dặn dò: (2p) - GV chấm một số bài.
- GV nhận xét tiết học. 
----------------------------@&?----------------------------
Lịch sử
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:
+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước.
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
- Đôi nét về ĐBL: ĐBL quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.
II.Đồ dùng học tập: 
- Hình trong sgk. Phiếu học tập (VBT) của HS.
III.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: (6p) 
- Kể tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5.
- Hai HS trả lời.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: (28p)
* HĐ1: Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất.
- Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào?
- Triều đình lục đục, tranh nhau ngay vàng, đất nước bị chia cắt ra 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích, đồng ruộng bị tàn phá, quân thù lăm trong ngoài bờ cõi.
* HĐ2: Con người và sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh
- Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? 
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Truyện cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ ông đã tỏ ra có chí lớn. 
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
- Lớn lên gặp buổi loạn lạc. Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh đã thống được giang sơn .
- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.
- GV giải thích: Hoàng: Hoàng đế, ngầm nói là vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa.
- Đại Cồ Việt: nước Việt to lớn.
- Thái Bình: Yên ổn, không có loạn lạc và chiến tranh.
- Hai HS trình bày lại.
* HĐ3: Làm việc cả lớp 
 Thời gian
 Các mặt
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
Đất nước
Triều đình
Đời sống
- HS thảo luận, rút ra bài học cần ghi nhớ. 
3.Củng cố dặn dò: (2p) GV tổng kết bài. 
Nhận xét tiết học.
----------------------------@&?----------------------------
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây nguyên:
+ Sử dụng sức nước sản xuất điện.
+ Khai thác gỗ và lâm sản.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý ....
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Giúp HS biết được sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh.
- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng ), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai.
HS khá giỏi: Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong qui trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ; Giải thiích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá.
* TH MT: Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ địa lí TNVN. Tranh ảnh rừng TN.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5p) - Kể tên những cây trồng, vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
- Hai HS trả lời, GV nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới: (28p) Tiết 2: 
* Hoạt động 1: Khai thác sức nước
- Làm việc theo nhóm. Quan sát lược đồ hình 4:
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời câu hỏi
+ Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên. Những con sông ở Tây Nguyên bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?
+ Tại sao những con sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh?
+ Người dân ở Tây nguyên khai thác sức nước để làm gì?
+ Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?.
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
+ Học sinh chỉ nhà máy thuỷ điện Y-a- li trên lược đồ và cho biết nó nằm ở con sông nào?
GV yêu cầu các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm thảo luận báo cáo kết quả trước lớp. GV sữa chữa và bổ sung.
GV gọi học sinh chỉ ba con sông (Xê Xan, Ba, Đồng Nai) và nhà máy thuỷ điện 
Y - a - li trên bản đồ địa lí tự nhiên VN.
* Hoạt động 2: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên
- Làm việc theo từng cặp
- Các nhóm dựa vào mục 4 ở SGK và các hình 6, 7 để thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Tây nguyên có những loại rừng nào?
+ Vì sao Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào tranh ảnh và các gợi ý sau: rừng rậm, rừng thưa, 
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV sửa chữa, bổ sung.
GV giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 SGK và vốn hiểu biết, trả lời.
+ Rừng Tây Nguyên có giá trị gì? Gỗ được dùng làm gì?
+ Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên?
+ Thế nào là du canh, du cư?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
- GV: Tây nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩmBởi vậy cần bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng
3. Củng cố, dặn dò:(3p) 
 - Tổng kết bài:
- HS trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây nguyên.
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------@&?----------------------------
Buổi chiều
Luyện toán
Luyện hai đường thẳng song song. Tìm số TBC
I.Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố cho HS về hai đường thẳng song song.
- Rèn kĩ năng tính bằng cách thuận tiện .
- Biết đổi đơn vị đo thành thạo .
- Nâng cao một số kiến thức về toán trung bình cộng cho hs khá giỏi.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm BT (Bài 42 ở VBT)
* HS tự hoán thành các Bt trong VBT. GV hd thêm cho những hs còn yếu .
3. Luyện thêm :
Bài 1 Tính bằng cách thuận tiện:
a. 368 + 582 + 32 + 18 b. 1456 + 211 + 1544
Bài 2: Viết vào chỗ chấm
 3 tấn 400 kg = kg 2 giờ 5 phút = . phút
 1 yến 5kg = . kg 8 phút = . giây
 4 tạ 25 kg = . kg 2 thế kỉ = . năm.
Bài 3: Mẹ hơn con 28 tuổi. Tuổi mẹ cộng tuổi con là 46 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
* BT dành cho hs khá - giỏi
Bài 1. Tỡm 7 số lẻ liờn tiếp biết trung bỡnh cộng của chỳng là 2875 ?
Bài giải: 7 số lẻ cần tỡm cú trung bỡnh cộng là số chớnh giữa của 7 số lẻ kia. Và số chớnh giữa là 2875. Vậy cỏc số đú là: 2869; 2871 ; 2873; 2875; 2877; 2879; 2881.
Bài 2:
Trung bình cộng của ba số là 28, số thứ nhất gấp 2 lần số thứ hai, số thứ hai gấp đôi số thứ ba. Tìm ba số đó?
Bài giải:
Tổng của ba số là: 28 x 3 = 84
Gọi số thứ ba là a, số thứ hai là : 2xa; số thứ nhất là 2 x (2 x a) = 4 x a
Ta có a + 2 x a + 4 x a = 84
7 x a = 84
a = 84 : 7
a = 12
Vậy số thứ ba là 12, số thứ hai là 24, số thứ nhất là 48
Bài 3: Trung bình cộng của ba số bằng 135, số thứ nhất có 2 chữ số . Nếu viết thêm chữ số 1 đằng trước số thứ nhất ta được số thứ hai ; số thứ ba bằng 193. Tìm số thứ nhất và số thứ hai ?
Giải
Tổng của ba số là: 135 x 3 = 405
Tổng của số thứ nhất và số thứ hai là: 405 – 193 = 212
Khi viết 1 vào đằng trước số thứ nhât ta được số thứ hai, vậy số thứ hai hơn số thứ nhất 100
Số thứ nhất là: (212 – 100 ) : 2 = 56
Số thứ hai là : 56 + 100 = 156
Bài 4: Một hỡnh chữ nhật cú chu vi là 56 cm. Nếu bớt chiều dài 4cm và thờm vào chiều rộng 4 cm thỡ trở thành hỡnh vuụng. Tớnh diện tớch hỡnh chữ nhật đú?
Bài giải: 2đ. Khi bớt chiều dài 4cm và thờm vào chiều rộng 4cm thỡ chu vi vẫn khụng thay đổi. Suy ra cạnh hỡnh vuụng là: 56 : 4 = 14( cm)
Chiều dài hỡnh chữ nhật là: 14 + 4 = 18 (cm)
Chiều rộng hỡnh chữ nhật là: 14 -4 = 10(cm)
Diện tớch hỡnh chữ nhật là: 18 x 10 = 180( cm2)
* GV hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------@&?----------------------------
Luyện tiếng việt
Luyện : Mở rộng vốn từ: ước mơ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm : Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ và đặt câu với các từ đó.
- HS khá giỏi : Biết giải nghĩa một số câu thành ngữ , tục ngữ thuộc chủ điểm .
II. Hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Gv ra đề bài lên bảng:
Bài 1 Tìm các tử cùng nghĩa với từ : ước mơ.
Bài 2:
Nối từ với lời giải nghĩa từ thích hợp.
Mơ ước
 ...  6 = 24 (m).
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 24 x 18 = 432 (cm2).
Đáp số: 432 cm2.
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét.
_________________________________
Luyện lịch sử
Làm bài tập lịch sử (Tuần 9)
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố lại bài học: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Vận dụng kiến thức đã học để làm đúng bài tập.
II.Hoạt động dạy học:
Ôn tập: Nhắc lại ghi nhớ của bài học.
Hai HS nêu. GV nhận xét.
Hướng dẫn HS làm bài tập (Bài 7 ở vở BT).
Bài 1: Cho HS thảo luận theo cặp rồi trả lời câu hỏi. GV nhận xét, nêu ý đúng.
HS nhắc lại và hoàn thành BT vào vở.
Sau khi Ngô Quyền mất đất nước rơi vào cảnh loạn lạc: Triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng, đất nước bị chia cắt thành 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù lăm le ngoài bờ cõi.
Bài 2: HS nêu nội dung bài. Trả lời câu hỏi.
HS tự đánh dấu x vào ô trước những ý mà mình thích.
Bài 3: HS thảo luận theo nhóm đôi. Trình bày kết quả.
GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Kết quả: Thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế.
Bài 4: Cho HS nêu bài tập. Suy nghĩ, làm bài. Sau đó đọc kết quả.
Thứ tự từ cần điền là: thái bình, lưu tán, trở lại, xuôi ngược.
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
_____________________________________
Hoạt động tập thể: (ATGT)
Lựa chọn đường đi an toàn (tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức: 
- HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được đảm bảo an toàn đi tới trường hay đến câu lạc bộ ....
2) Kỹ năng: - Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường.
- Phân tích được các lý do an toàn hay không an toàn.
3) Thái độ:
 Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
II. 	Chuẩn bị:
Một hộp phiếu có ghi nội dung thảo luận.
Giấy A4., quan sát con đường đến trường.
Hoạt động dạy học:
1) Hoạt động 1: Ôn bài trước.
a) Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại kiến thức bài “Đi xe đạp an toàn”.
b) Cách tiến hành: Chia nhóm thảo luận.
 GV giới thiệu trong hộp thư có bốn phiếu gấp nhỏ và ghi kí hiệu ở bên ngoài: Phiếu A, phiếu B. Đại diện nhóm lên bóc thăm để nhómthảo luận.
 + Phiếu A: Em muốn đi ra đường bằng xe đạp, để đảm bảo an toàn em phải có những điều kiện gì?
 + Phiếu B: Khi đi xe đạp ra đường, em cần thực hiện tốt những quy định gì để đảm bảo an toàn?
 HS lên trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
 GV ghi lại lên bảng những ý kiến đúng của HS.
Kêt luận: Nhắc lại những quy định khi đi xe đạp trên đường đã học.
2) Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn.
a) Mục tiêu:
 - HS hiểu con đường như thế nào là đảm bảo an toàn.
 - Có ý thức và biết cách lựa chọn con đường an toàn đi học hay đi chơi.
b) Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm, mỗi nhóm một tờ giấy khổ to ghi ý kiến thảo luận của nhóm.
 ? Theo em, con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp.
 Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung kết quả thảo luận.
 - GV kẻ bảng thành cột, ghi lại ý kiến HS.
 Điều kiện con đường an toàn	 Điều kiện con đường kém an toàn.
.....
.....
.....
Từng nhóm trình bày, cả lớp bổ sung. GV nhận xét, đánh giá các ý đúng của HS.
c) Kết luận: Nêu những điều kiện đảm bảo con đường an toàn. (Chỉ cần nêu những đặc điểm cần thiết phù hợp ở địa phương nơi trường đóng).
3) Củng cố, dặn dò: GV tiểu kết bài học.
Nhận xét tiết học.
Tự học: (TLV)
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu: 
Tiếp tục cũng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Và cách phất triển câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Hoạt động dạy học: 
ổn định lớp:	
Ôn tập: Thế nào là kể chuyện theo trình tự thời gian, treo trình tự không gian.
Hai HS trả lời. GV nhận xét.
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Từng cặp HS đọc đoạn trích ở Vương quốc Tương Lai, Quan sát tranh minh hoạ vở kịch, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn lại cho HS nắm được cách kể chuyện theo trình tự không gian.
HS thảo luận theo cặp, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
GV mời một số HS thi kể trước lớp. Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất, tuyên dương trước lớp.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài
GV cho HS nhận xét về hai cách kể trên có gì khác nhau.
+ Về trình tự sắp xếp các sự việc: Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại: kể đoạn Trong khu vườn kì diệu trước đoạn Trong công xưởng xanh.
+ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi. 
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
__________________________________________
Luyện toán
Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS về nhận dạng hai đường thẳng vuông góc.
Nâng cao một số kiến thức.
II. Hoạt động dạy học:
Ôn tập : Thế nào là hai đường thẳng vuông góc? 
Hai HS nêu (Hai đường thẳng vuông góc là 2 đường thẳng gặp nhau tại một điểm, điểm đó phải là điểm góc vuông).
Hướng dẫn HS làm BT :(bài 41 ở VBT)
Bài 1: Cho HS dùng ê ke để kiểm tra rồi khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Gọi HS trả lời miệng. GV nhận xét kết quả đúng.
Hình 1 là hình vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau. 
Bài 2: Một HS đọc bài tập. Tự làm rồi chữa bài.
Đọc tên hình rồi tìm các cặp cạnh vuông góc với nhau.
Cạnh AB vuông góc với cạnh BC; Cạnh BC vuông góc với cạnh CD.
Cạnh CD vuông góc với cạnh DA; Cạnh DA vuông góc với cạnh AB.
Bài 3: Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra rồi viết tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau có trong mỗi hình.
Cạnh DE vuông góc với EA; Cạnh EA vuông góc với AB.
Cạnh EG vuông góc với GH; Cạnh GH vuông góc với HI.
Bài 4: HS quan sát hình vẽ trong vở BT.
Cho HS nêu miệng kết quả. Lớp và GV nhận xét.
* BT nâng cao:
Bài 1: Hình vẽ dưới đây có những cặp cạnh nào vuông góc với nhau?
A M B
D N C
Các cặp cạnh vuông góc với nhau là: AD vuông góc với AM; AM vuông góc MN; MN vuông góc với ND; ND vuông góc DA; .
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
__________________________________
Hoạt động tập thể: (ATGT)
An toàn giao thông (Bài 2- Tiết 2)
Mục tiêu:
HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kể đường, mục tiêu, rào chắn để thực hành đúng qui định.
Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh cộc tiêu trên đường.
Hoạt động dạy học:
ổn định lớp.
Thực hành.
- GV nêu lần lượt các câu hỏi cho HS trả lời:
? + Ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường? Em hãy mô tả các loại vạch kẻ đó.
? + Người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì?.
HS trả lời, GV kết luận.
- GV đưa tranh ảnh cọc tiêu trên đường, giải thích từ “cọc tiêu”.
? Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông?.
? Rào chắn dùng để làm gì? Có mấy loại rào chắn?.
GV phát phiếu học tập và giải thích qua về nhiệm vụ của HS (nội dung phiếu theo SGV trang 18). 
HS trình bày kết quả làm việc ở phiếu. GV nhận xét.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Luyện toán
Luyện vẽ hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu
Củng cố cho HS cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
Nâng cao một số kiến thức.
II. Hoạt động dạy học
Hướng dẫn HS làm BT: (Bài 43 ở vở BT).
Bài 1: HS nêu yêu cầu BT. Gọi 3 HS lên bảng vẽ đường thẳng AB đi qua điểm O và vuông góc với CD. Dưới lớp vẽ vào vở.
Lớp và GV nhận xét.
Bài 2: GV hướng dẫn HS dùng ê kê để vẽ đường cao của mỗi hình tam giác.
HS thực hành vào vở. Mời đại diện 3 tổ lên thi vẽ đúng và nhanh.
GV nhận xét tuyên dương tổ thắng cuộc.
Bài 3: a) Cho HS vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với cạnh DC, cắt cạnh DC tại điểm G.
b) Nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ: AEGD; EBCG; ABCD.
* BT nâng cao: Chữa bài thứ 2.
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
____________________________________
Luyện tập phát triển câu chuyện.
I.Mục tiêu:
- Dựa vào trích đoạn kịch “Yết Kiêu” và gợi ý trong SGK, biết kể câu chuyện theo trình tự không gian.
II.Đồ dùng dạy học: 
Một tờ phiếu ghi các gợi ý trong SGK.
Tranh minh hoạ. 
III.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: (5p)
- Hai HS kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp hôm trước.
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: (28p) 
a) Giới thiệu bài ( HS quan sát tranh). 
 b) Hướng dẫn HS làm bài. 
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu các gợi ý của bài .GV mời 2 HS đọc tiếp nối nhau văn bản kịch hoặc 4 học sinh đọc theo kiểu phân vai (Yết Kiêu, người cha, vua Trần, người dẫn chuyện).
GV đọc diễn cảm. GV hỏi:
- Cảnh một có những nhân vật nào? (Người cha và Yết Kiêu)
- Cảnh hai có những nhân vật nào? (Nhà vua và Yết Kiêu)
- Yết Kiêu là người như thế nào? (Căm thù giặc xâm lược, quyết chí diệt giặc).
- Cha Yết Kiêu là người như thế nào? (Yêu nước, tuổi già, cô đơn, bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc).
- Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào? (Theo trình tự thời gian. Sự việc giặc Nguyên xâm lược nước ta, Yết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc diễn ra trước. Sau đó mới đến cảnh Yết Kiêu đến kinh đô ...).
Bài tập 2: (Kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý trong sách GK).
- Tìm hiểu yêu cầu bài. HS đọc yêu cầu BT.
- GV treo bảng phụ đã viết tiêu đề ba đoạn, nêu câu hỏi:
 + Câu chuyện “Yết Kiêu” kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào? (Theo trình tự không gian).
- Một HS giỏi làm mẫu, chuyển thể một lời thoại từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi một mẫu chuyển thể lên bảng. Cho HS đọc.
VD:
Văn bản kịch
Chuyển thành lời kể
Nhà vua:Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí .
Cách 1: (có lời dẫn gián tiếp ). Thấy Yết Kiêu xin đi đánh giặc, nhà vua rất mừng, bảo chàng nhận một loại binh khí mà chàng ưa thích. 
Cách 2: (có lời dẫn trực tiếp ) Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm giết giặc của Yết Kiêu, bèn bảo “Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí ”
GV lưu ý cho HS cách kể.
- HS thực hành kể chuyện. GV hướng dẫn một vài HS.
- HS thi kể chuyện trước lớp. Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể đúng yêu cầu, hấp dẫn nhất.
3.Củng cố, dặn dò; (2p) GV nhận xét tiết học, khen những HS kể chuyện hay.
Yêu cầu HS về hoàn chỉnh đoạn kịch vào vở. 
*Hoạt động 3: Trò chơi: Ai chọn thức ăn hợp lí.
Bước 1: Các em từng nhóm sẽ kê thực đơn một bữa ăn ngon và bổ.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 3: Các nhóm trình bày bữa ăn của mình. Nhóm khác thảo luận và bổ sung.
Thảo luận để xây dựng một bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng.
*Hoạt động 4: Thực hành
Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.
Học sinh làm việc cá nhân. Trình bày sản phẩm của mình với cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc