Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần 1 & 2

Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần 1 & 2

Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I.Mục đích yêu cầu

-Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật.

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

-Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn,bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.

II.Các hoạt động dạy học

A.Mở đầu

-GV giới thiệu 5 chủ điểm sgk TV 4-T1

B.Bài mới

 

doc 42 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần 1 & 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
 Thứ hai, ngày 20 tháng 8 năm 2009
Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Mục đích yêu cầu
-Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
-Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn,bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.
II.Các hoạt động dạy học
A.Mở đầu
-GV giới thiệu 5 chủ điểm sgk TV 4-T1
B.Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu chủ điểm và bài học
-GV giới thiệu
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc:
-Gọi HS đọc toàn bài
-GV chia đoạn
-Giải nghĩa từ khó, sửa lỗi phát âm cho HS
-GV đọc mẫu
b.Tìm hiểu bài:
-Truyện có những nhân vật chính nào?
-Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
-Những chi tiết nào cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
-Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn thấy Nhà Trò?
-Chị Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp và đe dọa như thế nào?
-Những cử chỉ nào nói lên hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn?
c.Thi đọc diễn cảm, luyện đọc hay
-HS luyện đọc tiếp nối
-GV hướng dẫn giọng đọc
-Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm
-Tổ chức thi đọc diễn cảm
3.Củng cố
 -Em học tập được gì ở nhân vật Dế Mèn?
 -Nhận xét tiết học, dặn dò
-HS lắng nghe
-1 em đọc, cả lớp đọc thầm
-HS đọc tiếp nối
-Đọc thầm và trả lời
-Thảo luận nhóm đôi
-Đọc thầm và trả lời cá nhân
-Thảo luận nhóm 4
-4 em đọc 4 đoạn
-Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo cặp
-HS thi đọc
-HS tự do nói
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I.Mục tiêu
-Đọc, viết được các số đến 100000. 
-Biết phân tích cấu tạo số.
II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
 -Trong chương trình lớp 3 đã học đến số nào?
 -GV giới thiệu
2.Ôn cách đọc số , viết số, hàng
 -GV viết các số: 83251; 83001; 80201; 80001
 -Nêu ví dụ về các số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn ? 
3.Thực hành 
*Bài 1:Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 -Chữa bài
 -Yêu cầu HS nêu qui luật viết của các số trên tia số a và các số trong dãy số b.
Phần a:
 -Các số trên tia số được gọi là những số gì?
 -Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Phần b:
 -Các số trong dãy số này gọi là những số tròn gì?
 -Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
*Bài 2: -Yêu cầu HS tự làm 
 -Gọi 3 hs lên bảng làm
 -Chữa bài
*Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi:
 -Bài tập yêu cầu gì?
 -Yêu cầu HS tự làm bài
 -Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
 -Nhận xét, ghi điểm
*Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu 
 -Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông?
4. Củng cố, dăn dò
 -Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài.
 -HS nêu
-Hs đọc, nêu hàng và mối quan hệ giữa hai hàng liền kề
-3-5 em nêu
-HS nêu yêu cầu
-2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở 
-Gọi là các số tròn chục nghìn
-Hơn kém nhau 10000 đơn vị
-Là các số tròn nghìn
-Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau 1000 đơn vị.
-Cả lớp làm vào vở, đổi vở kiểm tra
-HS khác nhận xét
-1 HS nêu
-2HS lên bảng làm bài, các HS khác làm vào vở
-Yêu cầu HS về nhà làm
	Kể chuyện
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I.Mục tiêu
	-Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
	-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
II.Các hoạt động dạy học
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1.Giới thiệu:
 -GV giới thiệu tổng quát chương trình kể chuyện lớp 4.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
 -Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại câu chuyện gì?
 -Tên câu chuyện cho các em biết điều gì?
-GV cho HS xem tranh ảnh về hồ Ba Bể hiện nay và giới thiệu.
2.2.GV kể chuyện
 -Lần 1: Kể kết hợp giải nghĩa từ khó
 -Lần 2: Kể theo tranh minh họa
 -Đặt một số câu hỏi để HS nắm cốt truyện
2.3.Hướng dẫn kể từng đoạn chuyện
 -Chia nhóm, yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu, kể lại từng đoạn cho các bạn nghe.
 -Yêu cầu các nhóm cử đại diện thi kể
 -Yêu cầu HS nhận xét
2.4.Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện
 -Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
 -Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
-Yêu cầu HS nhận xét và bình chọn ra bạn kể hay nhất.
3.Củng cố
 -Câu chuyện cho em biết điều gì?
 -Theo em ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn mục đích nào khác không?
 -GV kết luận
 -Nhận xét tiết học
-HS lắng nghe
-Câu chuyện: Sự tích hồ Ba Bể
-Giải thích về sự hình thành của hồ Ba bể
-Lắng nghe
-Quan sát tranh và nghe Gv kể
-Kể theo nhóm 4, lần lượt từng em kể từng đoạn.
-Đại diện các nhóm lên kể, mỗi nhón chỉ kể một tranh.
-Kể trong nhóm
-2- 3 hs kể toàn bộ câu chuyện
-Nhận xét và bình chọn bạn kể hay.
-Sự hình thành của hồ Ba Bể
-Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái,biết giúp đỡ người khác.
-Về nhà tập kể lại câu chuyện
Đạo đức
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I.Mục tiêu: Học xong bài này hs có khả năng:
-Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. 
-Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
-Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
-Có thái độ, hành vi trung thực trong học tập.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1 : Xử lí tình huống
 - GV treo tranh tình huống-Gọi hs đọc tình huống
 -Yêu cầu hs liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long.
 -GV tóm tắt các cách giải quyết
 -Theo em hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực?
-Trong học tập,chúng ta có cần phải trung thực không? 
-GV kết luận 
HĐ 2: Sự cần thiết phải trung thực trong thực trong học tập
-Trong học tập, vì sao phải trung thực?
-Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ? Nếu chúng ta gian trá chúng ta có tiến bộ được không?
-GV giảng và kết luận
HĐ 3: Trò chơi “Đúng- sai”
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận
-Gv khen ngợi các nhóm trả lời tốt, động viên các nhóm trả lời tốt.
HĐ4: Liên hệ bản thân
 -GV tổ chức làm việc cả lớp
 +Hãy nêu những hành vi bản thân em cho là trung thực?
 +Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết?
 +Tại sao phải trung thực trong htập? Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến chuyện gì?
 -GV chốt lại bài học
Hoạt động tiếp nối:
 - Yêu cầu HS về nhà sưu tầm chuyện, tấm gương 
Về trung thực trong học tập.
-Xem tranh và đọc
-Thảo luận theo nhóm và nêu các cách giải quyết, bổ sung.
-HS trả lời
-Hs trả lời
-Hs làm việc cả lớp
-Để đạt kết quả tốt,được mọi người tin yêu.
-HS suy nghĩ trả lời
-HS lắng nghe
-HS làm việc theo nhóm
-Đại diên các nhóm trình bày
-HS suy nghĩ, trả lời
-HS đọc lại phần ghi nhớ
Thứ Ba, ngày 21 tháng 8 năm 2009
Luyện từ và câu
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.Mục tiêu
	-Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh)- Nội dung ghi nhớ.
	-Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu.
II. Các hoạt động dạy học
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
 -GV giới thiệu
2.Bài mới
I.Phần nhận xét
 -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung câu tục ngữ
 -GV ghi bảng câu tục ngữ
 -Đếm số tiếng trong câu tục ngữ?
 -Đánh vần tiếng “bầu”
 -Phân tích cấu tạo của tiếng “bầu”? Tiếng bầu có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
 -Phân tích cấu tạo của những tiếng còn lại. GV kẻ bảng và gọi HS lên phân tích.
 -Chữa bài.
 -Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? Cho ví dụ.
 -Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu? Bộ phận nào có thể thiếu?
 -GV kết luận phần ghi nhớ.
 -Yêu cầu HS nêu ví dụ
II.Luyện tập
Bài 1: 
 -Gọi HS đọc yêu cầu
 -Yêu cầu HS làm bài
 -Chữa bài
Bài 2:
 -Gọi HS đọc yêu cầu
 -Yêu cầu HS suy nghĩ và giải câu đố.
 -Gọi HS trả lời và giải thích
 -Nhận xét về đáp án đúng. 
3.Củng cố, dặn dò
 -Nhận xét tiết học
 -Nghe GV giới thiệu
 -1 HS đọc
-Cả lớp đếm thầm, 1 em đếm to
 -Bờ-âu-bâu-huyền-bầu
 -HS trả lời- nhận xét
-HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
-Tiếng do bộ phận: âm đầu, vần, thanh tạo thành.VD: bầu
 -Vần và dấu thanh không thể thiếu, âm đầu có thể thiếu.
 -3-5 em đọc ghi nhớ ở SGK
 -Hs tiếp nối nhau nêu ví dụ
-1 em đọc
 -HS phân tích vào vở.
-1 em đọc yêu cầu
-HS suy nghĩ giải câu đố
-2-3 em trả lời và giải thích
 -Về nhà học thuộc ghi nhớ
 Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I.Mục tiêu
 -Thực hiện được các phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
 -Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100000.
II.Các hoạt động dạy học
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1.Bài cũ
 -Gọi HS đọc bảng nhân chia từ 2-9
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu bài
 -GV giới thiệu
2.2.Hướng dẫn ôn tập
a.Luyện tính nhẩm: GV đọc phép tính 
 -Nhận xét
b.Thực hành:
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu
 -Yêu cầu HS tiếp nối nhau thực hiện tính nhẩm
 -GV nhận xét, yêu cầu HS làm bài vào vở.
Bài 2: 
 -GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
 -Yêu cầu HS khác nhận xét
 -Nhắc HS nêu lại các đặt tính và thực hiện phép tính.
Bài 3: 
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 -Yêu cầu HS làm vào vở
 -Nêu cách so sánh cặp số 578705890
 -Nhận xét,ghi điểm
Bài 4: 
 -Yêu cầu HS làm vào vở
 -Vì sao em sắp xếp được như vậy?
 -Nhận xét
Bài 5: Gọi HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn
3.Củng cố:
 -Nhận xét tiết học
 -Dặn về nhà ôn lại bảng nhân, chia từ 2-9
 -Nhiều em đọc
 -HS nghe GV giới thiệu
-Cả lớp tính nhẩm và ghi kết quả.
-1HS đọc 
-HS tiếp nhau nêu miệng.
-HS thực hiện đặt tính rồi thực hiện các phép tính.
-Theo dõi và nhận xét
-So sánh các số và điền dấu >, <, = sao cho thích hợp
-Tự làm vào vở, 2HS lên chữa bài
-HS nêu
-2 em lên bảng
-HS lí giải. 
 -Về nhà làm
Khoa học
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I.Mục tiêu
 Sau bài học HS có khả năng:
 -Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. 
II.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài:
 -GV giới thiệu chương trình, bài học
2.Hoạt động 1: Con người cần gì để sống?
 -Việc 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm:
 +Kể ra những thứ mà em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống?
 +GV ghi lại các ý kiến, tóm tắt và đưa ra nhận xét
 -Việc 2: Gv tiến hành hoạt động cả lớp
  ...  giải thích thì sao?
-Yêu cầu HS viết đoạn văn.
-Gọi HS đọc đoạn văn và đọc rõ dấu hai chấm dùng ở đâu? Nó có tác dụng gì?
-Nhận xét và cho điểm những HS viết tốt.
3. Củng cố +Dấu hai chấm có tác dụng gì?
 -Nhận xét tiết học.
 -1 HS trả lời.
-Dấu:chấm, phẩy, hỏi,chấm than.
-Lắng nghe.
-Báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ.
-Dùng phối hợp với dấu ngoặc kép.
-3-5 em đọc
-2HS đọc.
-Thảo luận cặp đôi.
-Tiếp nối nhau trả lời và nhận xét.
-1HS đọc
-Phối với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng.
-Không cần phối hợp với dấu nào cả.
-Một số HS đọc bài.
-HS nêu.
Kĩ thuật
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU
I.Mục tiêu 
 -Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
 -Biết cách và thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
II.Đồ dùng dạy học
 -Một số vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài 
 -GV nêu mục đích bài học.
2.Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
 -GV hướng dẫn HS quan sát hình 4 (SGK) kết hợp với quan sát mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK.
 -GV nhận xét, bổ sung và nêu những đặc điểm chính của kim khâu, kim thêu.
 -Hướng dẫn HS quan sát các hình 5a, 5b, 5c (SGK) để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
 -GV và HS khác nhận xét, bổ sung.
 -GV vừa nêu những điểm cần lưu ý khi chọn chỉ, xâu kim và vê nút chỉ, vừa thực hiện thao tác minh họa để HS biết.
 -HS đọc và trả lời câu hỏi về tác dụng của vê nút chỉ.
3.Hoạt động 5: HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ
 -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 -HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
 -GV đến từng bàn quan sát, chỉ dẫn thêm cho những em còn lúng túng.
 -Đánh giá kết quả thực hành:
 +Gọi 1 số HS thực hiện các thao tác xâu chỉ, vê nút chỉ.
 +Yêu cầu HS khác nhận xét các thao tác của bạn.
 -GV đánh giá kết quả học tập của HS.
4.Nhận xét, dặn dò
 -GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Cắt vải theo đường vạch dấu”.
 -Nghe GV giới thiệu
-Đọc nội dung SGK, quan sát và nêu đặc điểm của kim khâu, kim thêu.
-1-2 HS nêu lại.
-Quan sát các hình và trả lời.
-Nhận xét. 
-Nghe GV hướng dẫn.
-Đọc và trả lời.
-Lấy dụng cụ để GV kiểm tra.
-Thực hành.
-2-3 HS lên thực hành.
-Nhận xét.
-Về nhà chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
Thứ sáu, ngày 3 tháng 8 năm 2009
Tập làm văn
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT 
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu 
 -Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật.
 -Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật; kể lại một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
II.Đồ dùng dạy học
 -Viết yêu cầu bài 1 (phần ví dụ).
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ 
 -H: Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì?
2.Bài mới 
2.1.Giới thiệu bài 
 -H: Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những điểm nào?
2.2.Tìm hiểu ví dụ
 -Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
 -Chia nhóm, phát phiếu và bút dạ cho HS
 -Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu
 -Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày.
 -Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -Kết luận.
3.Ghi nhớ
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -Yêu cầu HS tìm ví dụ.
2.4.Luyện tập
Bài 1: -Yêu cầu HS đọc bài
 -Gọi 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình .
 -Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
 +Các chi tiết ấy nói lên điều gì?
 -Kết luận.
Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu. 
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -Gọi HS kể chuyện.
 -Nhận xét và tuyên dương những em kể tốt.
3. Củng cố: 
 -Khi tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý tả gì?
 -Nhận xét tiết học.
 -Dặn về nhà học thuộc ghi nhớ và làm bài tập.
 -1 HS lên trả lời.
 -HS nêu.
 -1HS đọc đoạn văn.
 -2HS ngồi cùng bàn thảo luận.
 -Đại diện một số nhóm lên trình bày. Nhóm khác nhận xét.
 -Lắng nghe và ghi nhớ.
 -3-5 em đọc.
 -Một số em nêu ví dụ.
 -1 HS đọc.
 -1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 -HS khác nhận xét, bổ sung.
 -HS trả lời.
 -1 HS đọc. 
 -Suy nghĩ và làm bài độc lập.
 -3-4 em tham gia thi kể.
 -HS nêu
 -Về nhà học thuộc ghi nhớ.
Toán
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I.Mục tiêu 
 -Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
 -Biết viết các số đến lớp triệu.
II.Đồ dùng dạy học
 -Bảng các lớp, hàng kẻ sẵn trên bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ 
 -Gọi 2 HS lên bảng làm bài, đồng thời kiểm tra vở bài tập của HS.
 -Chữa bài, nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới 
2.1.Giới thiệu bài 
 -GV giới thiệu
2.2.Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu
-Hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn? Kể các hàng đã học?
-GV yêu cầu HS cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn.
-GV giới thiệu: 10 trăm nghìn còn gọi là 1 triệu.
-GV giới thiệu tiếp cách đọc số, viết số 1 triệu.
-Tương tự như vậy GV giới thiệu tiếp hàng chục triệu, hàng trăm triệu, lóp triệu.
 2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-1 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?
-Bạn nào có thể đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu
-Bạn nào có thể viết các số trên?
-GV chỉ các số trên không theo thứ tự cho HS đọc.
Bài 2 -Gọi HS đọc yêu cầu.
-1 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu?
-Yêu cầu HS tự làm, gọi 3 HS lên bảng.
-Nhận xét và cho điểm.
Bài 3 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự đọc và viết các số bài tập yêu cầu.
-Gọi 2 HS lên bảng lần lượt chỉ vào từng số mình đã viết và đọc số rồi nêu số chữ số 0 có trong đó.
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố -Tổng kết giờ học.
-2 HS lên làm.
-Nghe GV giới thiệu.
-HS nêu các hàng và các lớp đã học.
-HS viết vào nháp.
-Nghe GV giới thiệu và ghi nhớ.
-Viết thêm 1 triệu từ 1- 10 triệu.
-Là 2 triệu.
-1HS đứng tại chỗ đếm.
-1 HS lên bảng, cả lớp làm vở.
-Vài HS đọc.
-1 HS đọc.
-Là 2 chục triệu.
-Cả lớp làm vào vở.
-HS nêu.
-Làm vào vở. 2 HS lên bảng.
-Đọc các số vừa viết.
-Về nhà làm bài tập 4.
 Lịch sử
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp theo)
I.Mục tiêu : Học xong bài này HS biết
	-Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
	-Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản. 
II.Đồ dùng dạy - học :
	- Một số loại bản đồ: Thế giới, châu lục, Việt Nam, que chỉ bản đồ. 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Bài cũ
-Em hãy nêu một số yếu tố của bản đồ?
B. Dạy bài mới :
*Hoạt động 1: Cách sử dụng bản đồ:
+Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lý. (gv treo pa-nô lên bảng )
+Chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với các nước láng giềng trên hình 3 và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia.
-GV yêu cầu HS nêu các bước sử dụng bản đồ?
-GV ghi các bước sử dụng bản đồ lên bảng.
* Hoạt động 2: Luyện tập :
-Bài tập1: Hoạt động theo nhóm.
-Y/c hs đọc bài tập a, b và hoạt động nhóm 6.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
-GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm.
-Bài tập b ý 3:
+Y/c HS đọc tỉ lệ bản đồ.Và hoàn thành bảng vào vở.
-Y/c hs chỉ đường biên giới quốc gia VN trên bản đồ?
-Kể tên các nước láng giềng và biển, đảo, quần đảo của VN?
- Kể tên một số con sông được thể hiện trên bản đồ?
+GV chốt lại 
-Cho HS đọc lại bài học trong SGK.
3.Củng cố, dặn dò :
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ.
 -Nhận xét tiết học.
- 1 HS trả lời.
-Lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+Tên của khu vực và những thông tin chủ yếu củakhu vực +2 -4 HS đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lý.
+1 HS lên chỉ đường biên giới.Vì kí hiệu đó đều được giải thích trong bảng chú giải
+1 HS nêu.
-HS nhắc lại các bước.
-Nhóm thảo luận .
-Đại diện lên trình bày.
-Lớp theo dõi và bổ sung.
-1 HS lên đọc tỉ lệ bản đồ,và ghi vào bảng.
-1 HS lên chỉ đường biên giới quốc gia trên bản đồ.
-HS lên chỉ trên bản đồ và nêu.
-4 -5 HS đọc ghi nhớ.
-HS nêu.
 Địa lí
DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I.Mục tiêu : 
 -Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
 -Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
 -Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản.
II.Đồ dùng dạy - học :
	-Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ, tranh ảnh về dãy núi Hoàng liên Sơn, thị trấn Sa pa.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài
-GV giới thiệu
2.Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn - Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam
-GV yêu cầu HS quan sát lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ và kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ.
-GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS tìm dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ.
-Hãy dựa vào bản đồ, lược đồ, SGK để hoàn thành sơ đồ thể hiện đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn.
-Yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận.
-GV kết luận về các đặc điểm của dãy HLS.
3. Hoạt động 2: Đỉnh Phan-xi-păng - “Nóc nhà” của Tổ quốc
-GV treo hình 2, trang 71, SGK và hỏi: 
+Hình chụp đỉnh núi nào? Đỉnh núi này thuộc dãy núi nào?
+Đỉnh núi Phan-xi-păng có độ cao là bao nhiêu m
+Theo em, tại sao có thể nói đỉnh núi Phan-xi-păng là “nóc nhà” của Tổ quốc ta?
+Em hãy mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng?
-Gọi HS nhắc lại những điều vừa biết về đỉnh núi Phan-xi -păng.
4.Hoạt động 3: Khí hậu lạnh quanh năm
-Những nơi cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
-Chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ và cho biết độ cao của Sa Pa. Nhận xét về khí hậu của Sa Pa trong năm?
-GV kết luận
5.Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Lắng nghe.
-HS quan sát và kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ.
-HS tìm trên bản đồ dãy núi Hoàng Liên Sơn.
-HS làm việc theo cặp.
-HS nêu kết quả đã thảo luận.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
- Hình chụp đỉnh núi Phan-xi-păng, thuộc dãy núi HLS.
-Cao 3143m.
-Vì đây là đỉnh núi cao nhất nước ta.
-Vài em mô tả.
-HS nêu trước lớp.
-Đọc sách SGK và nêu ý kiến.
-2HS lên bảng chỉ và nêu.
-Nghe giảng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12(8).doc