Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Theo Tô Hoài
I. Mục tiêu :
1.KỈ NĂNG:
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽvà tính cách của từng nhân
vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
2.KIẾN THỨC: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
3.GDHS: Biết bênh vực bạn yếu
II.Chuẩn bị:
-GV : Tranh minh họa trong SGK.Băng giấy viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn HS luyện dọc
-HS: SGK – Vở
III. Phương pháp: đàm thoại, luyện tập
IV. Các hoạt động dạy và học:
Tuần 1 Thứ hai 17/ 8/ 2009 Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Theo Tô Hoài I. Mục tiêu : 1.KỈ NĂNG: Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽvà tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). 2.KIẾN THỨC: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công. 3.GDHS: Biết bênh vực bạn yếu II.Chuẩn bị: -GV : Tranh minh họa trong SGK.Băng giấy viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn HS luyện dọc -HS: SGK – Vở III. Phương pháp: đàm thoại, luyện tập IV. Các hoạt động dạy và học: TG GV HS 1’ 2’ 1’ 12’ 10’ 10’ 4’ 1. Ổn định : 2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu chung: - Giới thiệu chủ điểm “Thương người như thể thương thân” qua tranh trang 3-SGK. -Tập truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí được nhà văn Tô Hoài viết năm 1941. Đây là truyện được các bạn nhỏ ở mọi nơi yêu thích.Tiếp theo giới thiệu bài học –ghi đề. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc cả bài - GV chia đoạn: Đoạn 1: Hai dòng đầu Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo Đoạn 3: Năm trước ăn thịt em Đoạn 4: Còn lại - GV chỉ định 1 học sinh đầu bàn đọc , các em sau tiếp nối nhau đọc hết bài. - Cho HS đọc lượt 2 và tập giải nghĩa các từ ở chú thích. Học sinh luyện đọc theo cặp Giáo viên đọc mẫu cả bài b. Tìm hiểu bài - Em hãy đọc thầm đoạn 1 và cho biết Dế Mèn gặp nhà trò trong hoàn cảnh như thế nào? -Y/C HS đọc đoạn 2 và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? -Em hiểu “ngắn chùn chùn” là như thế nào? Ghi: Ngắn chùn chùn -Y/CHS đọc đoạn 3 và tìm hiểu: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? - Giảng từ: thui thủi: cô đơn, một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn. -Y/C HS đọc đoạn 4 và tìm những lời nói và cử chỉ nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? - Cho học sinh xem tranh và nói: Cử chỉ và hành động của Dế Mèn: phản ứng mạnh mẽ xòe cả hai càng ra; hành động bảo vệ, che chở: dắt Nhà Trò đi. Cho học sinh đọc lướt bài, nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích? Vì sao em thích? c. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài: -GV treo đoạn văn ghi sẵn ở băng giấy lên bảng. Giáo viên đọc - Y/c học sinh đọc theo cặp. - Qua luyện đọc, tìm hiểu, em thấy bài văn ca ngợi điều gì? 4. Củng cố , dặn dò: -Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? -Nhận xét tiết học. -Về nhà các em tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị phần tiếp theo của câu chuyện sẽ được học ở tuần 2. Nếu có điều kiện các em nên tìm đọc tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí. -Bày DDHT lên bàn -HS theo dõi và lắng nghe giới thiệu. -HS nhắc lại tên bài tập đọc và tác giả. -HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn -HS đọc 2 – 3 lượt -2 HS ngồi bên nhau đọc cho nhau nghe -1 HS đọc toàn bài -Hs theo dõi SGK. -HS đọc thầm và trả lời -HS đọc đoạn 2 và trả lời -Ngắn đến mức quá đáng, trông khó coi -HS đọc đoạn 3và trả lời -HS đọc đoạn 4 và trả lời -HS quan sát tranh và lắng nghe . -HS đọc, xung phong nêu - 4 HS đọc bài. Cả lớp nhận xét bạn đọc đoạn đó giọng đã phù hợp chưa, nên đọc như thế nào cho tốt. Đọc thể hiện cái nhìn ái ngại của Dế Mèn đối với Nhà Trò. Đọc lời kể lể của Nhà Trò – giọng đáng thương Đọc lời nói của Dế Mèn giọng mạnh mẽ, thể hiện sự bất bình. - 2-3 HS đọc lại -Đọc cặp đôi. -Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. -Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công. -HS nghe dặn Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Toán: Ôn tập các số đến 100.000 I.Mục tiêu: 1. KT: Giúp học sinh ôn tập về: Cách đọc, viết các số đến 100.000 Phân tích cấu tạo số. 2. KN: Rèn học sinh nắm vững cấu tạo số.Đọc, viết số chính xác 3. GD Học sinh yêu thích toán học II.Chuẩn bị: Kẻ khung bài tập 2, phấn màu, cắt 3 hình bài 4 III. Phương pháp HĐ-LT IV. Các hoạt động dạy và học : TG GV HS 1’ 2’ 1’ 12’ 21’ 3’ 1.Ổn định: 2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập toán của học sinh. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ở lớp 3, các em đã được học các số đến 100.000. Tiết học đầu tiên này sẽ giúp các em ôn tập các số đến 100.000 b. Giảng bài: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng: GV viết lên bảng số: 83251 Tiến hành tương tự như vậy với số: 83001; 80201; 80001 Các em nhớ lại xem: Giữa hai hàng liền kề nhau có quan hệ với nhau như thế nào? - Cho học sinh nêu: Các số tròn chục Các số tròn trăm Các số tròn nghìn Các số tròn chục nghìn c.Luyện tập-thực hành: Bài 1: Giáo viên kẻ tia số lên bảng, choHS nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này. Vậy cần viết tiếp theo 10.000 là số nào? Sau 30.000 là số nào? Sau nữa là số nào? Em tự viết tiếp cho hết các vạch còn lại trên tia số. b./ Cho học sinh tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp. Giáo viên theo dõi và giúp thêm cho học sinh yếu. Bài 2: Giáo viên đính bảng phụ đã kẻ sẵn Cho học sinh phân tích mẫu Viết số Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đ.vị 63850 91907 8105 6 9 3 1 8 8 9 1 5 0 0 0 7 5 Chú ý: 70003: đọc là “Bảy mươi nghìn không trăm linh tám” không đọc là “Bảy mươi nghìn linh tám”. Bài 3: Giáo viên cho học sinh phân tích cách làm và tự nói: Câu b: Tiến hành tương tự Giáo viên chấm một số bài Bài 4: Giáo viên đính các hình lên bảng -Y/C 3 nhóm tham gia thi đua làm. -Nhận xét –tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò: - Cho học sinh nêu lại cách đọc viết số đến 100.000 Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp. Hát Bày ĐDHT lên bàn -lắng nghe -HS đọc số vừa viết -HS đọc và chỉ ra chữ số ứng mỗi hàng -Giữa hai hàng liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần (1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm = 10 chục). -HS nêu: 10, 20, 40, 50, 70 100, 200, 300, 400, 500, 1.000, 2.000, 3.000, 4.000 10.000, 20.000, 30.000 -40.000 -HS viết tiếp:50.000, 60.000 (bảng lớp –bảng con). Đọc trước lớp. -Cả lớp nhận xét. -Lớp nhận xét, thống nhất kết quả -HS tự làm vào vở. 1HS lên bảng. Đọc số -Sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi Chín mươi mốt nghìn chín trăm linh bảy Tám nghìn một trăm linh năm -HS nhận xét bài trên bảng. Một số HS đọc bài của mình. a. 1 HS nói mẫu bài 8723. Sau đó lớp tự làm vào vở 3 học sinh lên bảng làm. 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1 3082 = 3000 + 80 + 2 7006 = 7000 + 6 -3 HS đại diện nhóm lên bảng làm. HS lớp làm vào vở. HS nhận xét kết quả. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chính tả: (Nghe viết) Dế mèn bênh vực kẻ yếu A. Mục tiêu : 1.KT Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 2.KN Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l / n) hoặc vần (an / ang) dễ lẫn. 3.GD Giáo dục HS tính cẩn thận, sạch sẽ, dám bênh vực kẻ yếu. B. Chuẩn bị: -GV: Bảng phụ ghi bài tập 4.Bảng phụ ghi đoạn chính tả cần viết.Phấn màu - SGK -HS: Vở chính tả - SGK – Bút chì – Thước C.Phương pháp: hỏi đáp, luyện tập D. Các hoạt động dạy và học: TG GV HS 1’ 2’ 1’ 23’ 10’ 2’ I. Ổn định:: II Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Lên lớp 4, các em tiếp tục luyện tập để viết đúng chính tả nhưng bài tập lớp 4 yêu cầu cao hơn lớp 3. Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả một đoạn bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Sau đó làm các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu (l / n) hoặc vần (an / ang) các em dễ đọc sai, viết sai. 2. Hướng dẫn HS nghe viết: - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt. GV chú ý phát âm rõ. -Yêu cầu HS chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ mình dễ viết sai (cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn). -GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô li. Chú ý ngồi viết đúng tư thế. -GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lượt cho HS viết theo tốc độ quy định ở lớp 4. -GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt -GV chấm chữa 10 bài-12 bài 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 2: GV đính đoạn bài tập lên bảng.Gọi 1 nhóm lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của nhóm trên bảng Chốt lại lời giải đúng, cho lớp sửa bài Bài 3: Giải câu đố sau Yêu cầu HS đọc bài 3 HS tự tìm lời giải – ghi vào bảng con GV nhận xét nhanh, khen ngợi những HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả. IV. Củng cố , dặn dò: -Nhắc nhở HS lưu ý viết lại những lỗi sai 1 lỗi 1 dòng dưới bài chính tả.Chuẩn bị bài chính tả tiếp theo. - Nhận xét tiết học -Hát -HS bày đồ dùng học tập lên bàn -HS lắng nghe. -Học sinh theo dõi trong SGK từ “Một hôm đến vẫn khóc” -HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết. -HS chú ý nghe nhắc nhở. Sau đó gấp SGK lại ... 1. Giới thiệu bài:Các em đã học những bài tập đọc nói về tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.Hôm nay các em mở rộng vốn từ về chủ đề này. Ghi đề 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1: GV phát bút dạ chop 4 nhóm, các em trình bày lên đó. GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng . a)Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại M: lòng thương người b)Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương. M: độc ác c)Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại. M: cưu mang d)Từ ngữ trái nghĩa với đùm bọc, giúp đỡ. M: ức hiếp * GD HS phải thương yêu giúp đỡ những bạn khó khăn. Bài tập 2: Giao phiếu cho 2 HS làm vào đó, mỗi em làm 1 câu a hoặc b. Đính bảng – nhận xét a)Từ có tiếng nhân có nghĩa là người b)Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người. Bài tập 3: Mỗi em đặt câu với 1 từ thuộc nhóm a hoặc 1 từ thuộc nhóm b. GV phát bảng phụ và bút dạ cho các nhóm GV công bố nhóm thắng cuộc Bài tập 4: Các câu tục ngữ dưới đây khuyên ta diều gì, chê điều gì? Ở hiền gặp lành Trâu buộc ghét trâu ăn Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao IV . Củng cố, dặn dò: Gọi một số HS nêu những từ về chủ đề:nhân hậu –đoàn kết. Chuẩn bị bài:Dấu hai chấm. GV nhận xét tiết học Hát 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở những tiếng chỉ người trong gia đình Bố, mẹ, chú, dì, mợ Bác, thím, ông, cậu HS lắng nghe. HS đọc yêu cầu bài tập Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào vở HS nhận xét, chữa bài 1 HS đọc lại bảng kết quả. Có số lượng từ tìm được đúng và nhiều nhất a. Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quí, xót thương, đau xót, bao dung, tha thứ, độ lượng, thông cảm b. hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn ... c. cứu người, cứu trợ, ủng hộ, hổ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, nâng đỡ d). ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập HS lắng nghe. HS đọc yêu cầu HS trao đổi theo cặp, làm vào vở. Những HS làm phiếu trình bày kết quả trước lớp nhân dân, công nhân nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ Mỗi HS trong nhóm tiếp nối nhau viết câu mình đặt lên bảng phụ Đại diện các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp Cả lớp nhận xét Cho HS đặt vào vở 2 câu HS đọc yêu cầu Từng nhóm 3 HS trao đổi và nối tiếp nhau nói nội dung khuyên bảo, chê bai trong từng câu.VD: b. Chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc, may mắn. -HS nêu. HS lắng nghe Rút kinh nghiệm :------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -___________________________________________ ____________________________________________ Thứ 4 ngày 5 / 9 /2007 Thứ 5 ngày 6 / 9 /2007 Thứ 6 ngày 7/9 /2007 Kĩ thuật: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU. I.Mục tiêu : -Hs biết cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải và cắt theo đường vách dấu/. -Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật. -Giáo dục ý thức an toàn lao động. II. Đồ dùng dạy học: -GV:Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và đã cắt 1 đoạn 7 – 8 cm. Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm. Kéo cắt vải. Phấn vạch trên vải, thước. -HS:vải, phấn ,kéo. III.Các hoạt động dạy vàhọc : TG Giáo viên Học sinh 1’ I. Khởi động: Kiểm tra DCHT. II.Bài cũ:Gọi1 HS - Kể tên các vật liệu, dụng cụ cần thiết để cắt, khâu, thêu Nhận xét – đánh giá III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Để giúp các em biết cắt vải theo đường đã vạch dấu hôm nay cô sẽâ hướng dẫn các em . 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát. Nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu. Nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và cắt theo đường vạch dấu GV cắt vải theo đường vạch dấu được thực hiện theo hai bước: vạch dấu trên vải và cắt theo đường vạch. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 1. Vạch dấu trên vải: Hướng dẫn HS quan sát H 1a, 1b để nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải. GV đính mảnh vải lên bảng’ Chú ý: Trước khi vạch dấu phải vuốt phẳng mặt vải + Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng. Đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt. Sau đó kẻ nối 2 điểm đã đánh dấu theo cạnh thẳng của thước. + Khi vạch dấu đường cong cũng phải vuốt thẳng mặt phải. Sau đó vẽ đường cong lên vị trí đã định. 2. Cắt vải theo đường vạch dấu: Cho HS quan sát H2a, 2b để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu. GV lưu ý cho HS thêm về cách tì kéo lên bàn, cầm kéo Hoạt động 3: Thực hành Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Nêu thời gian và yêu cầu thực hành GV quan sát, uốn nắn thêm cho HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá GV nhận xét, đánh giá theo 2 mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành. IV. Củng cố, dặn dò:: Đẻ cắt vải thẳng theo ý muốn ta cần thực hiện những bước nào? Nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập của lớp Chuẩn bị bài: Khâu thường. Bày ĐDHT 1HS (Thắng) kể. Chú ý nghe. Nhắc lại đề bài học Vạch dấu là công việc được thực hiện trước khi cắt, khâu, may một sản phẩm nào đó. Tuỳ yêu cầu cắt may có thể vạch dấu đường thẳng, đường cong. Vạch dấu để cắt vải được chính xác, không bị xiên lệch 1 HS lên bảng thực hiện đánh dấu hai điểm cách nhau 15cm và vạch dấu nối hai điểm để được đường vạch dấu thẳng trên vải. 1 HS khác vạch dấu đường cong Chú ý nghe HS quan sát - nêu Vạch dấu trên vải, giữ vải cắt từng nhát cắt ngắn, dứt khoát theo đường dấu. HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu. HS trình bày sản phẩm HS dựa vào các tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm. HS trả lời. Rút kinh nghiệm :-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ________________________________________ Mĩ thuật VẼ THEO MẪU – VẼ HOA , LÁ I. Mục tiêu : -HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá -HS biết cách vẽ và vẽ được hoa, lá theo mẫu. Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích -HS yêu vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối II. Chuẩn bị: -GV:Tranh ảnh một số loại hoa.Một vài bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu.Hình gợi ý cách vẽ hoa, lá.Bài vẽ của HS lớp trước -HS: SGK, vở vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, hoa, lá thật III. Các hoạt động dạy và học : TG Giáo viên Học sinh I./ Ổn định :Kiểm tra DCHT. II. Bài mới: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh ảnh, 1 số loại hoa đẹp. Các em có thích vẽ chúng không? Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em vẽ qua bàiVẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. GV cho HS xem hoa, lá thật + Nêu tên của bông hoa, chiếc lá + Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa, lá + Màu sắc của mỗi loại hoa, lá GV bổ sung thêm Hoạt động 2: Cách vẽ hoa, lá GV cho HS xem bài vẽ hoa, lá của HS các lớp trước GV hướng dẫn HS cách vẽ + Vẽ khung hình chung + Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa, lá + Chỉnh sửa hình cho gần với màu + Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá. + Có thể vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích Hoạt động 3: Thực hành Lưu ý: Quan sát kĩ màu Sắp xếp hình vẽ cho cân đối tờ giấy. Vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn. GV đến từng bàn quan sát, giúp đỡ thêm Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá GV cùng HS nhận xét. Khen những HS có bài vẽ đẹp III. Củng cố, dặn dò: -Muốn vẽ được theo mẫu các em lưu ý điều gì? Quan sát các con vật, tiết học sau vẽ tranh Nhận xét tiết học Bày ĐDHTlên bàn. HS chú ý nghe và quan sát. HS quan sát, nhận xét HS kể tên hình dáng, màu sắc của 1 số hoa, lá em mang đến HS theo dõi HS nhìn mẫu chung hoặc mẫu riêng để vẽ HS trưng bày sản phẩm lên bảng -HS trả lời. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ _________________________________________ Cộng hoà xã hội chủ nghã Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ********************************** BIÊN BẢN BÀN GIAO LỚP Hôm nay, ngày 8 tháng 9 năm 2009 tại trường TH Tây Thuận Chúng tôi gồm: Nguyễn Hồ Thuý Oanh GVCN lớp 4A đã tiến hành bàn giao lớp cho GV mới là thầy Lê Hùng Vương tiếp nhận để tiếp tục theo dõi, rèn luyện các em đạt kết quả cao trong học tập và hạnh kiểm Cụ thể: -Học lực: Giỏi 6. Khá12. T.bình6 Yếu0 -Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 24 CĐĐ: 0 1/ Những HS cần chú ý Võ Thị Mỹ Phương: Tiếp thu bài chậm Bùi Kim Hoàng : Yếu môn chính tả 2/ Những HS giỏi - Văn Tấn Sĩ : Giỏi Toán Tây Thuận ngày 8 tháng 9 năm 2009 GVCN mới GVCN cũ Lê Hùng Vương Nguyễn Hồ Thị Thuý Oanh
Tài liệu đính kèm: