Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 10 năm học 2010

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 10 năm học 2010

I. Mục tiêu:

- HS đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ đã quy định bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ; hiểu nội dung chính của từng đoạn. GDHS ý thức ôn tập tốt.

II. ĐDDH: Phiếu viết tên bài tập đọc, phiếu học tập.

III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp.

IV. Hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 10 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
 Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010
Tập đọc: ÔN TẬP (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ đã quy định bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ; hiểu nội dung chính của từng đoạn. GDHS ý thức ôn tập tốt.
II. ĐDDH: Phiếu viết tên bài tập đọc, phiếu học tập.
III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp.
IV. Hoạt động dạy học:
 HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài “Điều ước của vua Mi-đát”, trả lời câu hỏi SGK. GV nhận xét, ghi điểm. 
- 2 HS thực hiện yêu cầu của GV. HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng:
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, yêu cầu HS trả lời.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Lắng nghe 
- HS lên bốc thăm chọn bài.
- HS đọc trong SGK( hoặc đọc thuộc lòng ) một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
- Yêu cầu HS nội dung bài tập, lớp đọc thầm, trả lời:
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm" Thương người như thể thương thân"?
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại truyện kể, trao đổi theo cặp yêu cầu bài tập. GV phát phiếu một vài cặp.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên phiếu.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Hướng dẫn HS làm bài tập 3:
- Gọi HS đọc thầm yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS tìm nhanh trong hai bài tập đọc nêu tên đoạn văn tương ứng với giọng đọc, phát biểu.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn. GV nhận xét.
- HS nội dung bài tập, lớp ĐT, trả lời theo yêu cầu.
- HS phát biểu ý kiến. 
- HS đọc thầm lại truyện kể, trao đổi theo cặp yêu cầu bài tập. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét bài làm trên phiếu.
- HS đọc thầm yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- HS phát biểu.
- HS thi đọc diễn cảm thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn. 
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Dặn HS đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. Mục tiêu: 
 - HS nắm được những kiến thức về các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, cách phòng bệnh, dinh dưỡng hợp lí.
 - Biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II. ĐDDH:
 Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ 
 - Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua. 
 - Các tranh ảnh mô hình hay vật thật về các loại thức ăn.
III. Phương pháp: Trò chơi học tập, thảo luận.
IV. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời : Làm thế nào để phòng tránh tai nạn đuối nước?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Gọi 2 HS trả lời. 
- HS nhận xét, bổ sung. 
Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Trò chơi: Ô chữ kì diệu:
- GV phổ biến luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi mẫu.
- GV tổ chức cho các nhóm HS chơi
- GV nhận xét , tuyên dương HS trả lời tốt.
- Lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi.
HĐ2: Trò chơi: Ai chọn thức ăn hợp lí ?
- GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lí và giải thích vì sao mình lại lựa chon như vậy.
+ Y/c các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét 
- Nhận xét tuyên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp. 
- Tiến hành hoạt động trong nhóm sau đó trình bày 1 bữa ăn mà nhóm mình cho là đủ chất dinh dưỡng.
- Các nhóm khác nhận xét. 
HĐ3: Củng cố dặn dò:
- Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lí.
- Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện 1 trong 10 điều khuyên dinh dưỡng .
- 2HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
Toán:	 LUYỆN TẬP.	 
I. Mục tiêu:
 - HS nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
 - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
 - GDHS tính cẩn thận.
II. ĐDDH: Thước, ê ke.
III. Phương pháp: Luyện tập, trò chơi học tập.
IV. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ:
- Kiểm tra bài tập ở nhà của một số HS.
- GV nêu nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1 ,2 , 3, 4(a) SGK . Riêng đối với HS khá, giỏi làm thêm bài 4b.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ BT1: HS tự làm
+ BT2: Y/c HS suy nghĩ trước khi viết Đ, S vào ô trống.
+ BT3: Có nghĩa BT y/c vẽ 1 đường thẳng // với AB, 2 Đt AD, BC vuông góc với AB đi qua A, B.
+ GV hướng dẫn HS tìm đường cao của tam giác ABC bằng cách dùng ê ke để kiểm tra.
- Yêu cầu HS tiếp tục làm bài .
- GV dạy cá nhân, chấm một số bài, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm các bài tập 1 ,2 , 3, 4(a) SGK . HS khá, giỏi GV yêu cầu làm thêm bài 4b; dự kiến kết quả bài làm của HS: 
+ BT1: 
- Hình a: Góc vuông A; góc nhọn B, C
- hình b: Góc tù B; góc vuông A, D; góc nhọn C.
+ BT2: điền theo thứ tự: S, Đ
C
D
B
A
+ BT3: 
- HS theo dõi.
- Lắng nghe..
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tập làm giám khảo” theo nhóm.
- GV nêu cách chơi, cho các nhóm tham gia chơi.
 (Nội dung bài tập GV ghi ở bảng phụ.)
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét giờ học, dặn HS làm bài tập,chuẩn bị bài sau.
- HS tham gia chơi trò chơi theo nhóm.
- HS lắng nghe.
Chính tả: ÔN TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - HS nghe- viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
 - Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng.
 - GDHS ý thức rèn luyện chữ viết.
II. ĐDDH: Phiếu học tập.
III. Phương pháp: Luyện tập, hỏi đáp.
IV. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Gọi 1 HS đọc bài Lời hứa, đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài văn.
- Lưu ý những từ dễ viết sai, cách trình bày, cách viết lời thoại cho HS: bỗng ( thanh hỏi/ ngã), trận giả( gi/d); các dấu gạch ngang đầu dòng phải thẳng hàng.
- Yêu cầu HS gấp SGK, GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc cho HS dò bài lần cuối.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- HS đọc bài “Lời hứa”, đọc phần chú giải.
- HS đọc thầm lại bài văn, chú ý những từ mính dễ viết sai, cách trình bày, cách viết lời thoại.
- HS viết bài
- HS dò bài lần cuối.
- Lắng nghe.
HĐ2: Tập trả lời câu hỏi trong bài chính tả:
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 2.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi:
+ Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?
+ Vì sao trời đã tối, em bé không về?
+ Dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?
- Gọi đại diện các nhóm trao đổi trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS đọc nội dung bài tập 2.
- HS trao đổi theo N2 trả lời câu hỏi:
+ Đứng gác.
+ Vì em giữ đúng lưòi hứa của một trung sĩ.
+ Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đại diện các nhóm trao đổi trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe.
HĐ3: Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết quy tắc viết hoa tên riêng:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
- GV nhắc lại yêu cầu BT, cách làm bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- GV phát riêng phiếu cho 2 HS.
- GV dạycá nhân, chấm một số bài, nhận xét.
- HS nhận xét bài làm trên phiếu.
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS nội dung bài tập, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào vở.
- 2HS làm vào phiếu.
- HS nhận xét.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
 Thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2010
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - HS thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số; nhận biết hai đ/thẳng vuông góc.
 - Giải được hai bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đo liên quan đến HCN.
 - GDHS tính chính xác.
II. ĐDDH: Thước thẳng và ê ke.
III. Phương pháp: Thực hành, động não, trò chơi học tập.
IV. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ:
- GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà.
- GV chữa bài, nhận xét . 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1a ,2a , 3b, 4 SGK . Riêng đối với HS khá, giỏi GV yêu cầu làm thêm bài 1b,2b,3a.
- Lưu ý HS: Đăth tính các hàng tương ứng phải thẳng hàng.
- GV hướng dẫn HS làm bài 4:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Đây là dạng toán gì?
+ Muốn tính được diện tích HCN ta phải tính gì? (Ta tìm chiều dài, chiều rộng )
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV dạy cá nhân, chấm một số bài, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm các bài tập theo yêu cầu, dự kiến kết quả bài làm của HS:
+ BT1a: 
-
+
 386259 726485
 260837 452936
 647096 273549
+ BT2a: 
6257 + 989 + 743
 = (6257 + 743) + 989
 = 7000 + 989 = 7989
+ BT3b: Hình vuông BIHC có chung cạnh BC với hình vuôgn ABCD nên cạnh của hình vuông BIHC cũng bằng 3cm.
- Cạnh DH vuông góc với các cạnh AD, BC, HI.
 + BT4: 
CR của HCN là (16 - 4): 2 = 6(cm)
CD của HCN là: 6 + 4 = 10 (cm)
 DT của HCN là: 10 x 4 = 40 (cm) 
- HS phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
HĐ2: Củng cố dặn dò:
- Dặn HS làm những bài tập còn lại, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
Luyện từ và câu: ÔN TẬP (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
 - HS đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ đã quy dịnh; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ; hiểu nội dung chính của từng đoạn.
 - Nắm được ND chính, nhân vật và giọng đọc các bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm “Măng non mọc thẳng”.- GDHS ý thức ôn tập tốt.
II. ĐDDH: Phiếu viết tên bài tập đọc, phiếu học tập.
III. Phương pháp: Thực hành hỏi đáp, thảo luận.
IV. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ: Gọi 2 HS nhắc lại cách viết hoc tên riêng ở BT 3 tiết trước. 
- 2 HS thực hiện yêu cầu của GV. HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc HTL) một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Yêu cầu HS trả lời về ND đoạn vừa đọc,
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Lắng nghe 
- HS lên bốc thăm chọn bài.
- HS đọc trong SGK (hoặc HTL) một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
- Yêu cầu HS nội dung bài tập, lớp đọc thầm, và trả lời các câu hỏi: Hãy kể tên những bài tập đọc là truy ...  việc cần làm để giải đúng yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS mở SGK, xem lại 5 bài LTVC thuộc ba chủ điểm đã ôn.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. Các nhóm thảo luận vào phiếu học tập.
- GV nhận xét, chốt lại.
+ BT2: 
- Yêu cầu HS tìm các thành ngữ, tục ngữ đã học gắn với ba chủ điểm, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Gọi HS chọn một thành ngữ hoặc tục ngữ đặt câu với thành ngữ, tục ngữ đó.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi ..
- Thực hiện theo y/c
- Lắng nghe
+ BT2: 
- HS tìm các thành ngữ, tục ngữ đã học gắn với ba chủ điểm, phát biểu ý 
- HS chọn và đặt câu với một thành ngữ hoặc tục ngữ.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
Nội dung BT2:
Thương người như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh ước mơ
- Ở hiền gặp lành
- Một cây làm .hòn núi cao
- Hiền như bụt
- Lành như đất
- Thương nhau như chị em ruột
- Môi hở răng lạnh
- Máu chảy ruột mềm
- Nhường cơm sẻ áo
- Lá lành đùm lá rách
+ Trung thực:
- Thẳng như ruột ngựa
- Thuốc dắng dã tật
- Cây ngay không sợ chết đứng.
+ Tự trọng:
- Giấy rách phải giữ lấy lề
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cầu được ước thấy
- Ước của trái mùa
- Ước sao được vậy
- đứng núi này trông núi nọ.
 Thứ tư ngày 03 tháng 11 năm 2010
Tập đọc: ÔN TẬP (Tiết 5)
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng: HS đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ đã quy định bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ.
- Nhận biết được các thể loại văn xuôi, thơ, kịch; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài TĐ là truyện kể đã học.
II. Đ DDH: Phiếu học tập.
III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Kiểm ra Tập đọc và HTL: 
 - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài (số HS còn lại)
- Yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, yêu cầu HS trả lời.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- Trả lời ND câu hỏi mà GV yêu cầu.
- Lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ BT2: Tương tự BT2 của phần “Ôn tập” tiết 3.
- Phát phiếu cho từng nhóm, đọc và thực hiện theo yêu cầu của phiếu.
- T/c cho đai diện nhóm báo cáo.
- Chốt ý đúng.
+ BT3: Thực hiện tương tự như BT2.
- Làm việc theo N4.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo HD.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
Nội dung bài tập 3:
Nhân vật
Tên bài
Tính cách nhân vật
- Nhân vật “tôi”
(chị phụ trách)
- Lái
Đôi giày ba ta màu xanh
- Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ.
- Hồn nhiên, tình cảm, thích được đi giày đẹp.
- Cương
- Mẹ Cương
Thưa chuyện với mẹ
- Hiếu thảo, thương mẹ. Muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ.
- Dịu dàng, thương con.
- Vua Mi-đát
- Thần Đi-ô-ni-dốt
Điều ước của vua Mi-đát
- Tham lam nhưng biết hối hận.
- Thông minh, biết dạy cho vua mi-đát một bài học.
Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 6)
I. Mục tiêu:
 - Xđịnh được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn.
 - Nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.
 - GDHS ý thức ôn tập tốt.
II. ĐDDH: Phiếu học tập.
III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận, 
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập:
+ BT1, 2:
- Y/c 1 HS đọc đoạn văn của BT1 và y/c của BT2, lớp ĐT.
- Y/c HS làm vào phiếu học tập.
- Chốt lời giải đúng (SGV trang 222)
+ BT3: 
- Gọi 1 HS đọc y/c của BT, lớp ĐT.
- Hỏi: Thế nào là từ đơn? Từ ghép? Từ láy?
- HSG: Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ ghép? Giữa từ ghép và từ láy?
- Y/c HS làm bài vào phiếu học tập.
+ BT4: Gọi HS đọc y/c của đề bài.
- Nhắc lại khái niệm về DT, ĐT?
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Chấm chữa, nhận xét.
- Chốt lời giải đúng: SGV trang 223
- Lắng nghe.
+ BT1, 2:
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
+ BT3:
- Thực hiện theo yêu cầu.
- TĐ là từ chỉ gồm 1 tiếng; TG là từ gồm 2, 3 tiếng có nghĩa hợp lại với nhau, TL được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có ân đầu hay vần giống nhau.
- Từ đơn là từ gồm 1 tiếng có nghĩa tạo thành; TG là từ gồm 2, 3 tiếng có nghĩa gần giống với nghĩa chung mà chúng tạo thành; TL cũng là từ gồm 2, 3 tiếng trong đó các tiếng tạo nên TL có tiếng có nghĩa, có tiếng mờ nghĩa hoặc cả 2 tiếng đều mờ nghĩa.
- HS làm bài tập theo yêu cầu.
+ BT4: 
- Nhắc lại khái niệm DT, ĐT theo y/c.
- Làm BT vào vở.
- Lắng nghe.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
 Thứ sáu ngày 05 tháng 11 năm 2010
Địa lí: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT	
I. Mục tiêu: 
 - HS nắm được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt.
 - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt.
 - GDHS ham hiểu biết.
II. ĐDDH: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, phiếu học tập.
III. Phương pháp: Quan sát, thực hành, thảo luận.
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ: Y/c 3 HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi của bài 8. GV nhận xét, ghi điểm, 
- 3 HS thực hiện y/c, HS cả lớp nhận xét câu trả lời của bạn.
Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt: 
- GV treo tranh lượt đồ lên bảng, lần lượt đặt câu hỏi về vị trí địa lí và khí hậu Đà Lạt:
+ Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét ?
+ Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hâu ntn?
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS quan sát bản đồ, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- 4 đến 5 HS lên bảng chỉ lược đồ và bản đồ.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
HĐ2: Đà Lạt – Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước: 
- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi: quan sát 2 bức ảnh về hồ Xuân Hương và thác Cam Li.
+ Hãy tìm vị trí của hồ Xuân Hương và thác Cam Li
- GV gọi HS trình bày ý kiến. 
- GV nhận xét, chốt lại. 
- HS làm việc theo cặp, cùng chỉ và thuyết minh cho nhau nghe theo về các bức tranh ở SGK.
- Các nhóm chất vấn nhau trước lớp.
HĐ3: Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát: 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm4, y/c HS thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu. 
- GV gọi HS trình bày ý kiến trước lớp 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
HĐ4: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt:
- GV y/c HS đọc phần 3 trong SGK, sau đó nêu câu hỏi cho HS cả lớp trả lời: 
+ Vì sao Đà Lạt lại thích hợp trồng các loại rau và hoa xứ lạnh? Kể tên một số các loài hoa, quả, rau của Đà Lạt 
+ Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị ntn?
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS đọc thầm SGK, suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
HĐ5: Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc phần kết luận.
- GV nhận xét, dặn dò HS học bài,chuẩn bị bài .
- 3HS đọc kết luận, lớp đọc thầm.
Toán: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - HS nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
 - GDHS tính chính xác.
II. ĐDDH: Bảng con, bảng phụ.
III. Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, động não.
IV. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ:
- GV yêu cầu HS thực hiện vào bảng con: 546321 x 5 =?
- GV nhận xét.
- HS làm vào bảng con.
Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: So sánh giá trị của hai biểu thức: 
- GV viết các phép tính lên bảng.
- Gọi HS tính và so sánh kết quả phép tính :
 3 x 4 và 4 x 3 2 x 6 và 6 x 2
 7 x 5 và 5 x 7.
- Yêu cầu HS nhận xét các tích trên?
- Bổ sung, chốt ý đúng: 
 3 x 4 = 4 x 3 2 x 6 = 6 x 2; 
 7 x 5 = 5 x 7
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS tính và so sánh kết quả phép tính .
- HS phát biểu ý kiến: Các tích trong từng cặp phép tính đều bằng nhau.
- Theo dõi và ghi nhớ.
HĐ2: Viết kết quả vào ô trông:
- GV treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của:
a; b; a x b và b x a 
- Gọi 3 HS tính kết quả của a x b và b x a với mỗi giá trị cho trước của a,b.
- GV ghi kết quả vào bảng phụ, cho HS so sánh kết quả a x b và b x a, sau đó khái quát bằng biểu thức chữ: a x b = b x a.
- Yêu cầu HS nêu nhận xét. 
- Chốt ý đúng.
- HS theo dõi.
- 3 HS tính kết quả của a x b và b x a với mỗi giá trị cho trước của a,b.
- HS so sánh kết quả a x b và b x a, nêu nhận xét: a x b = b x a
- HS phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
HĐ3: Thực hành:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1, 2ab SGK trang 58, . Riêng HS khá, giỏi làm thêm bài 3, 4 SGK.
- GV dạy cá nhân, chấm một số bài, nhận xét.
- HS làm các bài tập 1,2 a,b SGK trang 58. HS khá, giỏi làm thêm bài 3,4 SGK.
HĐ4: Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
Sinh hoạt: ĐỘI
I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu khuyết điểm của bản thân và của chi đội trong tuần và phương hướng tuần tới.
 - GDHS ý thức cố gắng phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực.
II.Chuẩn bị: - HS: báo cáo sinh hoạt của chi đội.
 - GV: Những ý kiến bổ sung , nhiệm vụ tuần tới.
III. Các hoạt động dạy và học.
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ1: Chi đội trưởng dánh giá hoạt động của chi đội tuần qua:
- Chi đội trưởng thay mặt chi đội đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua.
- Tổ chức cho HS góp ý đánh giá của chi đội trưởng.
 - Ý kiến bổ sung của chị phụ trách.
- Chi đội trưởng báo cáo về:
+ Học tập.
+ Nề nếp.
- Đội viên trong chi đội tham gia góp ý cho đánh giá của chi đội trưởng.
- Lắng nghe.
HĐ2: Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới:
- Tiếp tục củng cố và phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những thiếu sót còn tồn tại. cụ thể:
+ Ôn tập để thi giữa học kì I tốt.
+ Tăng cường rèn đọc trong 30 phút trước giờ vào học chính thức. 
+ Xây dựng không gian lớp học.
+ Chuẩn bị mọi hoạt động để chào mừng ngày Nhà giáo VN 20/11.
+ Chăm sóc bồn hoa của lớp, trồng và chăm sóc thêm số bồn hoa mới được phân công.
+ Làm VS khu vực đã được phân công.
- Tổ chức cho HS đóng góp ý kiến.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trình bày ý kiến của mình để hoàn thành nhiệm vụ của tuần tới.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Lớp sinh hoạt văn nghệ: Tổ chức cho HS hát cá nhân 1 số bài hát.
- Dặn HS thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
- Chi đội sinh hoạt VN theo hướng dẫn,
- Lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGALOP 4 TUAN 10 CKTKN GIAM TAI.doc