Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần 23 - Giáo viên: Nguyễn Kim Hoa - Trường tiểu học Nguyễn Trãi

Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần 23 - Giáo viên: Nguyễn Kim Hoa - Trường tiểu học Nguyễn Trãi

TUẦN 23

Ngày dạy: .

Đạo đức: : ĐẠO ĐỨC

Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng (Tiết 1).

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.

- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

*HSKG: Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

*GDBVMT: Giáo dục HS: các công trình công cộng như: rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, . là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.

II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 11 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần 23 - Giáo viên: Nguyễn Kim Hoa - Trường tiểu học Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Ngày dạy: ..................
Đạo đức: : ĐẠO ĐỨC
Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng (Tiết 1).
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
*HSKG: Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
*GDBVMT: Giáo dục HS: các công trình công cộng như: rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, ... là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ.
- Yêu cầu HS nhắc lại “ghi nhớ” bài 10.
- Nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới.
1) Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Tình huống trang 34, SGK)
- Chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận: Nếu em là bạn Thắng trong tình huống trên, em sẽ làm gì? Vì sao?
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, KL: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (BT1/SGK)
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập 1.
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Tranh 1: Sai; Tranh 2: Đúng; Tranh 3: Sai; Tranh 4: Đúng.
Hoạt động 3: Xử lý tình huống (BT2/35)
- GV hướng dẫn như HĐ2 và kết luận: 
a) Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt)
b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ.
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
- GV chia lớp thành 3 nhóm giao nhiệm vụ.
Nhóm 1: Hãy kể tên 3 công trình công cộng mà em biết.
Nhóm 2: Em hãy đề ra một số hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng đó.
Nhóm 3: Siêu thị, nhà hàng, ... có phải là công trình công cộng không? Ta cần bảo vệ không?
C> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài; giảng để GDBVMT: các công trình công cộng như: rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, ... là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Nhận xét tiết học.
- Về ghi chép tình hình hiện tại của các công trình công cộng của địa phương mình vào bảng (Theo SGK)
- 1HS nhắc lại.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung: Em sẽ không đồng tình với lời rủ của bạn Tuấn vì nhà văn hóa là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của mọi người nên mọi người cần phải giữ gìn, bảo vệ. Viết, vẽ lên tường, làm bẩn, mất thẩm mĩ chung.
- N2: Thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- 3 nhóm hoạt động. Đại diện các nhóm lên trình bày. Học sinh khác bổ sung
+ Trường học, trạm xá, Uỷ ban xã.
+ Cần: Không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường của Trường học, trạm xá, Uỷ ban xã.
- Không. Nhưng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn vì đó đều là sản phẩm do con người làm ra.
- HS đọc mục “ghi nhớ”.
*********************************************
Ngày dạy: .....................
Lịch sử Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê.
I/ MỤC TIÊU:
Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê): Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sỹ Liên.
*HSKG: Nêu được một số tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
- Phiếu kẻ bảng thống kê.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ
- H: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập.
- Nhận xét.
B> Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu ở thời Hậu Lê.
- Dựa vào bảng thống kê, GV yêu cầu HS mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê.
3) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu học sinh thống kê nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Hậu Lê.
- Học sinh dựa vào bảng thống kê mô tả lại sự phát triển của khoa học ở thời Hậu Lê.
C> Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HS cá nhân hoàn thành bảng thống kê
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
- Nguyễn Trãi
- Lý Tử Tấn
- Nguyễn Mộng Tuân
- Hội Tao Đàm
- Nguyễn Trãi
- Lý Tử Tấn
- Nguyễn Húc
Bình Ngô Đại cáo
- Các tác phẩm thơ
- Ức Trai thi tập
- Các bài thơ
Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc
- Ca ngợi công đức của nhà vua.
- Tâm sự của những người không được đêm hết tài năng để phụng sự đất nước.
- HS cá nhân hoàn thành bảng thống kê
Tác giả
Công trình khoa học
Nội dung
- Ngô Sĩ Liên
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi
- Lương Thế Vinh
- Đại Việt sử kí toàn thư
- Lam Sơn thực lục
- Dư địa chí
- Đại thành toán pháp
- Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê.
- Lịch sử cuộc KN Lam Sơn.
- Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta.
- Kiến thức toán học.
- Một vài HS đọc “Bài học” cuối bài.
************************************************
Ngày dạy: ....................
 Kĩ thuật: 
*********************************************
Ngày dạy:.............................
Thể dục: THỂ DỤC
Bài 45: Bật xa và tập phối hợp chạy, nhảy.
Trò chơi: Con sâu đo.
I/ MỤC TIÊU:
- Bật xa. Yêu cầu bước đầu biết cách thực hiện động tác bật xa tại chỗ (tư thế chuẩn bị, động tác tạo đà, động tác bật nhảy).
- Tập phối hợp chạy, nhảy. Yêu cầu bước đầu biết cách thực hiện động tác phối hợp chạy, nhảy.
- Trò chơi: “Con sâu đo”. Yêu cầu bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
1) Phần mở đầu.
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập.
- Khởi động các khớp.
- Ôn bài TD phát triển chung.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”
2) Phần cơ bản.
a, Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng cơ bản.
- Học kĩ thuật bật xa.
+ GV nêu tên bài tập, hướng dẫn, giải thích, kết hợp làm mẫu cách tạo đà, cách bật xa.
+ Cho HS bật thử.
+ Cho HS tập chính thức.
+ Giáo viên hướng dẫn các em thực hiện phối hợp bài tập nhịp nhàng, chú ý bảo đảm an toàn.
b, Trò chơi vận động “Con sâu đo”
+ GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức.
+ Cho học sinh thi đua chơi theo tổ.
3) Phần kết thúc
- HS chạy nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu.
- GVhệ thống bài và nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân.
6 - 8 phút
1 lần
20-22 phút
3-4 lần
2–3 lần.
4-6 phút
xxxxx €
xxxxx
€
x x x x x
x x x x x
 € 
 xxxx x
 xxxx x
€
 xxxx x 
xxxx x 
€
x x x x x
x x x x x
€
´ ´ ´ ´ ´ 
´ ´ ´ ´ ´ 
*********************************************
Ngày dạy: .......................
 Địa lí: : ĐỊA LÝ
Bài 20: Hoạt động sản xuất 
của người dân ở đồng Bằng Nam Bộ (Tiếp theo).
I/ MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: + Sản xuất công nghiệp mạnh nhất trong cả nước.
+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
*HSKG: Giải thích được vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước: do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Các ô chữ để chơi trò chơi.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ:
- H: Nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
a, HĐ1: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết, thảo luận theo gợi ý:
+ Hỏi HSKG: Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
+ Yêu cầu học sinh nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
+ Kể tên những ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ 
b, HĐ2: Chơi trò chơi “Giải ô chữ”
- GV chuẩn bị sẵn các ô chữ với nhiều nội dung khác nhau kèm theo lời gợi ý.
1. Đây là khoáng sản được khai thác chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ (có 5 chữ cái) 2. Nét độc đáo của người dân Nam Bộ thường diễn ra ở đây? (có 4 chữ cái)
3. Đây là một hoạt động sản xuất của người dân đối với lương thực, thực phẩm, đem lại hiệu quả lớn? (7 chữ cái) 
4. Đồng bằng Nam Bộ được mệnh danh là... phát triển nhất nước ta (14 chữ cái) 
C> Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em trả lời.
- 2 em đọc to thành tiếng, học sinh khác lắng nghe và thảo luận:
+ Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
+ Hàng năm, đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
+ Khai thác dầu khí, sản xuất điện, chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc,...
- Học sinh tiến hành chơi: giải các ô chữ dựa vào gợi ý của giáo viên.
+ Dầu mỏ
+ Sông
+ Chế biến.
+ Vùng công nghiệp.
- HS đọc mục Bài học cuối bài.
*********************************************
Ngày dạy: ..........................
 Khoa học: : KHOA HỌC
Bài 45: Ánh sáng.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Chuẩn bị chung: Hộp các tông kín; tấm kính, nhựa trong; tấm kính mờ; tấm ván.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ:
- Hỏi: Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người?
- Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới:
* Giới thiệu bài.
HĐ1: Vật tự sáng và vật được phát sáng.
- Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi.
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa 1,2/90SGK trao đổi và viết tên những vật được chiếu sáng.
- GV kết luận: Ban ngày vật tự phát sáng duy nhất là Mặt trời, còn tất cả mọi vật khác được chiếu sáng. ánh sáng từ MT chiếu lên tất cả mọi vật nên ta dễ dàng nhìn thấy chúng. Vào ban đêm, vật tự phát sáng là ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua. Còn Mặt trăng cũng là vật được chiếu sáng, là do MT chiếu sáng. Mọi vật mà chúng ta nhìn thấy ban đêm là do được đèn chiếu sáng hoặc do ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng chiếu sáng.
HĐ 2: Ánh sáng truyền theo đường thẳng 
+ Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật?
+ Vậy ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong?
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 1
+ Khi thầy chiếu đèn pin thì ánh sáng của đèn đi được đến đâu?
+ Ánh sáng đi theo đường thẳng hay đường cong?
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 2
+ Ánh sáng qua khe có hình gì?
+ Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì về đường truyền của ánh sáng?
HĐ 3: Vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua 
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
- GV nhận xét kết quả thí nghiệm của HS.
- Giáo viên kết luận: Ánh sáng truyền theo đường thẳng, và có thể truyền qua các lớp không khí, nước, thủy tinh, nhựa trong. ánh sáng không thể truyền qua các vật cản sáng như: tấm bìa, tấm gỗ, quyển sách, chiếc hộp sắt hay hòn gạch... ứng dụng với tính chất ngày người ta đã chế tạo ra các loại kính vừa che bụi mà vẫn có thể nhìn được, hay chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi, ốc bò dưới nước,...
HĐ 4: Mắt nhìn thấy vật khi nào?
+ Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
- Gọi 1 học sinh đọc thí nghiệm 3/91. Và nêu kết quả thí nghiệm như thế nào?
- Gọi học sinh trình bày dự đoán
+ Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào?
- Giáo viên kết luận: Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. Chẳng hạn khi đặt vật vào trong hộp kín, và bật đèn thì vật đó vẫn được chiếu sáng, nhưng ánh sáng từ vật truyền đến mắt lại bị cản bởi cuốn vở nên mắt không nhìn thấy vật trong hộp. Ngoài ra để nhìn thấy vật cũng cần phải có điều kiện về kích thước của vật và khoảng cách từ vật đến mắt. Nếu vật quá bé mà để quá xa tầm nhìn thì bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được.
C> Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- 2 bàn quay mặt vào với nhau thảo luận.
+ Hình 1: Ban ngày
Vật tự phát sáng: Mặt trời
Vật được chiếu sáng: bàn ghế, gương, quần áo, sách vở,...
+ Hình 2: Ban đêm
+ Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện, con đom đóm.
Vật được chiếu sáng: gương, bàn ghế, tủ...
+ Là do vật đó tự phát sáng hoặc có ánh sáng chiếu vào vật đó.
+ Đường thẳng.
+ Ánh sáng đi được đến chỗ dọi đèn vào.
+ Đi theo đường thẳng.
+ Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Các nhóm thực hiện, ghi tên vật vào 2 cột, kết quả:
Vật cho ánh sáng truyền qua
Vật không cho ánh sáng truyền qua
- Thước kẻ bằng nhựa trong tấm kính thủy tin.
- Tấm bìa, hộp sắt, cửa sổ, quyển vở,..
+ Khi: Vật đó tự phát sáng; Có ánh sáng chiếu vào vật; Không có vật gì che mặt ta; Vật đó ở gần mắt, ...
- 1 em đọc to. Cả lớp suy nghĩ.
- 2 học sinh trình bày.
+ Khi đèn trong hộp chưa sáng, ta không nhìn thấy vật.
+ Khi đèn sáng ta nhìn thấy vật.
+ Chắn mắt bằng một quyển vở, ta không nhìn thấy vật nữa?
+ Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.
- Học sinh đọc Bạn cần biết
*********************************************
Ngày dạy: ..........................
 Thể dục: : THỂ DỤC.
Bài 46: Bật xa và tập phối hợp chạy, nhảy.
Trò chơi: Con sâu đo.
I/ MỤC TIÊU:
- Bật xa. Yêu cầu bước đầu biết cách thực hiện động tác bật xa tại chỗ (tư thế chuẩn bị, động tác tạo đà, động tác bật nhảy).
- Tập phối hợp chạy, nhảy. Yêu cầu bước đầu biết cách thực hiện động tác phối hợp chạy, nhảy.
- Trò chơi: “Con sâu đo”. Yêu cầu bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
1) Phần mở đầu.
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập.
- Khởi động các khớp.
- Ôn bài TD phát triển chung.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
2) Phần cơ bản.
a, Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng cơ bản.
- Ôn bật xa.
+ Giáo viên cho học sinh khởi động các khớp, tay, tập bật nhảy nhẹ nhàng.
+ Cho học sinh tập theo nhóm.
+ Giáo viên cho học sinh các tổ thi bật xa. Chọn em nào bật xa nhất khen thưởng. GV nhắc nhở học sinh thả lỏng tích cực.
+ Thi bật nhảy từng đôi một, tổ nào có nhiều người bật xa hơn được biểu dương.
- Học phối hợp chạy nhảy: 5 - 6 phút
+ Giáo viên cho học sinh tập theo đội hình hàng dọc, em đứng đầu thực hiện xong, đi ra khỏi đệm hoặc hố cát, em tiếp theo mới được xuất phát.
b, Trò chơi vận động “Con sâu đo”
Giáo viên hướng dẫn chơi trò chơi > cách chơi thứ 2. (Hướng dẫn như phần học chung)
+ Lần 1 chơi thử sau đó mới chơi chính thức.
+ Giáo viên cho 2 đội thi đấu với nhau; giáo viên chú ý sau các lần chơi nhớ đổi người giám sát, để các em cùng được tham gia chơi.
3) Phần kết thúc
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp hoặc đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả và giao bài tập về nhà bật xa.
6 - 8 phút
1 lần
20-22 phút
3-4 lần
2–3 lần.
4-6 phút
xxxxx €
xxxxx 
€
x x x x x
x x x x x
 € 
 xxxx x
 xxxx x
€
 xxxx x
xxxx x
€
 xxxx x 
xxxx x 
€
x x x x x
x x x x x
€
´ ´ ´ ´ ´ 
´ ´ ´ ´ ´ 
*********************************************
Ngày dạy: ..........................
 Khoa học: KHOA HỌC
Bài 46: Bóng tối.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được bóng tối ở sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng tối của vật thay đổi.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Chuẩn bị chung: đèn bàn.
- Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tấm vải; kéo; bìa, một số thanh tre nhỏ, một số vật như ôtô đồ chơi, hộp, 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ
- H: Khi nào thì ta thấy vật?
- H: Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài
2) Hoạt động 1: Tìm hiểu bóng tối
- Yêu cầu học sinh mô tả thí nghiệm. Giáo viên bổ sung và hỏi.
+ Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu?
+ Bóng tối có hình dạng như thế nào?
- GV ghi bảng phần HS nhận biết đối chiếu với kết quả sau khi làm thí nghiệm.
- Giáo viên cùng học sinh tiến hành làm thí nghiệm và kết luận:
+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp.
+ Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp.
+ Bóng của vỏ hộp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp.
- Giáo viên hỏi.
+ Ánh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp được không?
+ Những vật không có ánh sáng truyền qua gọi là gì?
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu?
+ Khi nào bóng tối xuất hiện?
- GVKL: Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có 1 vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối.
+ Theo em, hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi không? Khi nào nó thay đổi?
+ Ban ngày bóng của ta thay đổi như thế nào khi trời nắng. Tại sao?
- Giáo viên giảng: Vì buổi trưa khi mặt trời chiếu sáng ở phương thẳng đứng thì bóng sẽ ngắn lại và ở ngay dưới vật. Buổi sáng mặt trời mọc ở phía đông nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Tây, buổi chiều Mặt trời chếch về hướng Tây nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Đông.
- Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa.
- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
+ Bóng của vật thay đổi thế nào?
+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn?
- Giáo viên kết luận: Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi vài em đọc mục Bạn cần biết
- Các em nên có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn.
- 2 học sinh trả lời.
- Học sinh mô tả. Học sinh khác nhận xét bổ sung.
+ Sau quyển sách.
+ Giống hình quyển sách.
- 2 nhóm hoạt động. Ghi kết quả hoạt động vào vở nháp.
- Học sinh đối chiếu kết quả của nhóm mình với kết luận của giáo viên.
- Học sinh trả lời.
+ Không thể truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được.
+ Gọi là vật cản sáng.
+ Phía sau vật cản sáng.
+ Khi vật cản sáng được chiếu sáng.
+ Có thay đổi. Thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi.
+ Trưa: Tròn và ngắn; Chiều: dài, càng chiều càng dài.
- Học sinh tiến hành làm thí nghiệm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi.
(+) Phía trên: bóng bút ngắn lại, ở ngay dưới chân bút bi.
(+) Bên trái: bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên phải.
(+) Bên phải: thì bóng dài ra, ngả về phía bên trái.
(+) Khi vị trí của vật chiếu sáng, độ dài của vật đó thay đổi.
+ Đặt vật gần với vật chiếu sáng.
 *********************************************
Ngày dạy: ..................................
 Sinh ho¹t líp SINH HOAÏT TAÄP THEÅ
SÔ KEÁT LÔÙP TUAÀN 23 - SINH HOAÏT ÑOÄI
 I. MUÏC TIEÂU:
HS töï nhaän xeùt tuaàn 23.
Reøn kó naêng töï quaûn. 
Toå chöùc sinh hoaït Ñoäi.
Giaùo duïc tinh thaàn laøm chuû taäp theå.
 II.CAÙC HOAÏT ÑOÄNG CHUÛ YEÁU:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA THAÀY
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA TROØ
Hoaït ñoäng 1: Sô keát lôùp tuaàn 23:
1.Caùc toå tröôûng toång keát tình hình toå
2.Lôùp toång keát :
-Hoïc taäp: Sinh hoaït neà neáp lôùp toát
-Neà neáp:
+Thöïc hieän giôø giaác ra vaøo lôùp toát
+ Haùt vaên ngheä nghieâm tuùc.
-Veä sinh:
+Veä sinh caù nhaân toát
+Lôùp saïch seõ, goïn gaøng.
-Tuyeân döông: Loäc, Hieàn hoïc taäp coù tieán boä
3.Coâng taùc tuaàn tôùi:
-Khaéc phuïc haïn cheá tuaàn qua.
-Thöïc hieän thi ñua giöõa caùc toå.
-Oân taäp Toaùn, Tieáng Vieät chuaån bò thi KTGKII.
Hoaït ñoäng 2: Sinh hoaït Ñoäi:
-Oân laïi nghi thöùc ñoäi vieân
- OÂn baøi muùa taäp theå
-Caùc toå tröôûng baùo caùo.
-Ñoäi côø ñoû sô keát thi ñua.
-Laéng nghe giaùo vieân nhaän xeùt chung.
-Thöïc hieän.

Tài liệu đính kèm:

  • doccac mon lop 4 tuan 23.doc