Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 30 năm 2013

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 30 năm 2013

TẬP ĐỌC (Tiết 59)

 HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình D¬ương và những vùng đất mới.

 2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc l¬ưu loát các tên riêng nư¬ớc ngoài; Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài bài văn với giọng tự hào, ca ngợi.

 3. Thái độ: Thích khám phá thế giới và những điều mới lạ.

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Bảng phụ ND bài

2. HS: Chuẩn bị đọc trước bài

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 32 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 30 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
 Ngày soạn: 14 - 4 - 2013
 Giảng: Thứ hai 15 - 4 - 2013
 ÂM NHẠC: GV bộ môn soạn và dạy
 TẬP ĐỌC (Tiết 59)
 HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
	2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài; Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài bài văn với giọng tự hào, ca ngợi. 
	3. Thái độ: Thích khám phá thế giới và những điều mới lạ.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng phụ ND bài
2. HS: Chuẩn bị đọc trước bài
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Trăng ơi  từ đâu đến? và trả lời câu hỏi về nội dung bài
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
3.2.Phát triển bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Cho HS đọc toàn bài.
- Tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc.
- Yêu cầu HS chia đoạn (6 đoạn)
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn .Sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ mới
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm
- Cho HS đọc toàn bài trước lớp
- Đọc mẫu
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1+ 2, thảo luận câu hỏi:
+ Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? 
+ Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương? 
- Gọi HS đọc 3 đoạn tiếp theo, trả lời câu hỏi:
+ Đoàn thám hiểm gặp những khó khăn gì dọc đường? 
+ Đoàn thám hiểm bị thiệt hại như thế nào? 
- Gọi HS đọc câu hỏi 3 SGK? 
- Gọi HS đọc đoạn cuối, trả lời câu hỏi:
+ Đoàn thám hiểm đã đạt được những kết quả gì? 
* Cho HS kể về một hoạt động thám hiểm mà em biết.
+ Câu chuyện cho em biết điều gì? 
GV chốt gắn bảng phụ ND bài,
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Cho HS nêu lại giọng đọc
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2, 3
- Cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt
4. Củng cố: BTTN.
Mục đích cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng là:
A.Khám phá tài nguyên
B.Khám phá du lịch
C.Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về học lại bài; Chuẩn bị bài sau.
- 2 – 3 HS đọc 
- 1 HS đọc
- Lắng nghe.
- HS chia đoạn. Lớp theo dõi SGK
- HS đọc nối tiếp đoạn ( 2 lượt)
- Luyện đọc theo nhóm 2
-Đại diện nhóm đọc
-1 HS đọc
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- Suy nghĩ,thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trả lời.
(Khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới)
(Vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng)
- 3 HS đọc nối tiếp. Thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm, trả lời
(Cạn thức ăn, nước uống, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giầy và thắt lưng da để ăn. Người chết phải ném xác xuống biển, phải giao tranh với thổ dân)
(Ra đi với 5 thuyền thì mất 4, gần hai trăm người phải bỏ mạng trong đó có Ma-gien-lăng. Còn lại một thuyền và 18 người sống sót)
(Ý đúng: C)
(Đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới)
* HS liên hệ hiểu biết.(HSHG)
-HS suy nghĩ nêu nội dung.
- 1,2 HS nêu 
-Đọc lại bài
-Nêu giọng đọc
- Luyện đọc theo nhóm 2
- 2 HS đọc
-HS đọc yêu cầu bài
-Suy nghĩ chọn ý đúng.
-Đáp án:C
TOÁN (Tiết 146)
LUYỆN TẬP CHUNG(Tr.153)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 Củng cố về khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số tìm phân số của một số.
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số, tính được diện tích hình bình hành.
- Giải bài toán liên quan đến tìm một trong hai số khi biết tổng hoặc hiệu của 2 số đó.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, vận dụng trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. GV: Bảng phụ bài 5
	2. HS: Bảng con, vở, VBT
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài:
3.2.Phát triển bài:
Bài 1: Tính
- Cho HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu lớp làm bài
- Kiểm tra, nhận xét, chốt đáp án đúng:
Ý e tương tự
Qua bài 1 giúp em củng cố kiến thức nào đã học?
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS nêu cách giải
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, chốt bài làm đúng
Qua bài 1 giúp em củng cố kiến thức nào đã học?
Bài 3 & bài 4*. Và bài 5.
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS nêu cách giải
- Chia nhóm làm bài 3, nhóm nào xong trước làm thêm bài 4.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng
-Treo bảng phụ bài 5 yêu cầu.
4. Củng cố: 
* Bài tập trắc nghiệm: 
 Kết quả của phép tính: là:
A. B. C. 
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
- HD về làm bài ở VBT Toán.
- Hát
- 1 HS nêu 
- Làm bài vào bảng con
- Chữa bài, theo dõi
a) 
b) 
c) 
d) 
-HS nêu
- 1 HS đọc bài toán
- Lắng nghe, nêu
- Làm bài vào vở,1 em làm vào bảng phụ.
- Chữa bài, theo dõi
Bài giải
Chiều cao của hình bình hành là:
18 × = 10 (cm)
Diện tích của hình bình hành là:
18 × 10 = 180 (cm2)
 Đáp số: 180 (cm2)
-HS nhắc lại 
- HS đọc bài toán
- Lắng nghe, nêu
- Làm bài theo nhóm 2 vào vở nháp.
1nhóm làm bài vào bảng phụ
- Trình bày, chữa bài 2
Bài giải
Nếu số búp bê là 2 phần bằng nhau thì số ô tô là 5 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là: 
5 + 2 = 7 (phần)
Số ô tô trong gian hàng là:
63 : 7 × 5 = 45 (ô tô) 
 Đáp số: 45 ô tô
-Đáp số: Bài 4; Tuổi con 10 tuổi.
-(Dành cho HS khá giỏi)Đáp án B
-HS suy nghĩ và chọn ý đúng.
- Đáp án B
LỊCH SỬ (Tiết 30)
NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA
CỦA VUA QUANG TRUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 Nêu được công lao của vua Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:
 - Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và văn hoá
 - Tác dụng của các chính sách đó.
2. Kỹ năng: Tìm hiểu lịch sử qua sách vở, báo chí
3. Thái độ: Yêu thích và tự hào về lịch sử Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV:
	- HS:
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vai trò của vua Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh?
3. Bài mới: 
3.1.Giới thiệu bài:
3.2.Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Chính sách về kinh tế
- Trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển.
- Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận trả lời câu hỏi: 
+ Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó? 
- Kết luận: 
 Hoạt động 2: Chính sách về văn hóa
- Trình bày việc Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố chiếu lập học.
+ Tại sao Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? 
+ Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” là như thế nào? 
 Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK, trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau với ông
- Cho HS đọc phần bài học ( SGK)
4. Củng cố: BTTN: 
-Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm?
 A. Phát triển kinh tế. 
 B. Bảo vệ chính quyền.
 C. Bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
 - Về học bài. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu 
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày
 -Vua Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông, đúc tiền mới, yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới để tự do trao đổi hàng hóa, mở cửa cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
+ Tác dụng: Nông nghiệp phát triển, mùa màng tươi tốt, việc trao đổi buôn bán được thuận tiện
- Lắng nghe
- Suy nghĩ, trả lời
(Nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.)
(Muốn đất nước phát triển phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành)
- Đọc SGK, trình bày
- 2 HS đọc
-1HS đọc yêu cầu bài.Lớp đọc thầm
-Suy nghĩ chọn ý đúng.
-Đáp án: C
Ngày soạn: 15 - 4 - 2013
 Giảng: Thứ ba 16 - 4 – 2013
ANH : GV bộ môn soạn và dạy
TOÁN (Tiết 147)
TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 
	Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. 
	2. Kỹ năng: Làm được một số bài toán liên quan
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	1.GV: 1 số bản đồ có ghi tỉ lệ phía dưới. Bảng kẻ sẵn bài 2.
	2. HS:vở, VBt
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới: 
3.1,Giới thiệu bài:
3.2. Phát triển bài:
Hoạt động 1:Giới thiệu tỉ lệ bản đồ
- Cho HS quan sát một số bản đồ có ghi tỉ lệ và giới thiệu:
VD: 1: 500000; 1: 10000000  ghi trên bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ
- Tỉ lệ bản đồ (SGK) 1: 10000000 cho biết nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần; chẳng hạn 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10.000.000cm hay 100km
- Tỉ lệ bản đồ 1: 10000000 có thể viết dưới dạng phân số: tử số là độ dài thu nhỏ, mẫu số là độ dài thật tương ứng.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài
- Gọi HS nêu bài làm
-GV chốt
Bài 2:HD luôn bài 3
- Nêu yêu cầu bài tập
* Bài 3: (Dành cho HSKG)
- Cho HS đọc bài
- Cho cả lớp làm bài 2, y/c HS làm xong trước làm thêm bài 3.
- Nhận xét, chốt kết quả
4. Củng cố: 
* BTTN: Tỉ lệ bản đồ 1: 1000, độ dài thu nhỏ 4 cm. Độ dài thật là?
A. 4m B. 40m C. 400m
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Về học bài, làm bài ở VBT.
- Quan sát, lắng nghe
- Một số HS nhắc lại
- 1 HS nêu 
- Làm bài
- Trả lời 
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000 thì:
Độ dài 1mm ð1000mm. 
Độ dài 1cm ð1000cm
Độ dài 1dm ð1000dm
- Lắng nghe
- HS đọc bài, phân tích và nêu cách làm
- Làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ 
- HS trình bày bài làm, chữa bài.
 HS nêu kết quả bài 3.
- Theo dõi
HS đọc yêu cầu bài.
-Chọn ý đúng
-Đáp án:B
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 59)
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch, thám hiểm. 
2. Kỹ năng: 
 Bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học, thích khám phá tìm hiểu.
II. Đồ dùng dạy học:
	1.GV: Phiếu ghi nội dung bài tập1, 2
	2. HS: Vở BT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Làm lại bài tập 4 (tiết LTVC giờ trước)
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
3.2.Phát triển bài:
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở bài tập, phát phiếu cho  ...  bài và kết bài. 
- HS viết được bài văn.
II. Đồ dùng dạy học :
Sách củng cố buổi chiều
Phiếu bài tập (nếu không có sách)
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của gv
1.Ổn định :
2. Luyện viết :
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu bài tập
Dùa vµo h­íng dÉn ë cét A, h·y lËp dµn ý (cét B) bµi v¨n t¶ mét con vËt nu«i trong nhµ mµ em quan s¸t ®­îc. (VD : chã, mÌo, gµ, vÞt, lîn, tr©u, bß, dª, ngùa,...) a) a.Më bµi
(Giíi thiÖu con vËt em chän t¶.) VD : §ã lµ con g×, ®­îc nu«i tõ bao giê, hiÖn nay ra sao ?...
b) Th©n bµi
– H×nh d¸ng : Tr«ng cao to hay thÊp bÐ ? To nhá b»ng chõng nµo, gièng vËt g× ? Mµu da (hoÆc l«ng) con vËt thÕ nµo ? C¸c bé phËn chñ yÕu (®Çu, m×nh, ch©n, ®u«i,...) cã nÐt g× ®Æc biÖt ? (VD : Cã sõng hay má ë ®Çu ra sao ? §«i tai thÕ nµo ? M¾t, mòi cã g× ®Æc biÖt ?...)
– TÝnh nÕt, ho¹t ®éng : BiÓu hiÖn qua viÖc ¨n, ngñ, ®i ®øng, ch¹y nh¶y,... ra sao ? §iÒu ®ã gîi cho em suy nghÜ, c¶m xóc g× (vÒ thãi quen, tÝnh nÕt cña con vËt) ? 
c) KÕt bµi
 Nªu nhËn xÐt hoÆc c¶m nghÜ cña em vÒ con vËt ®­îc t¶.
Dựa vào đó yêu cầu HS làm BT vào vở.
HS đọc bài làm của mình
Bài tập 2
HS đọc yêu cầu
Tổ chức HS làm vào vở
2. Dùa vµo dµn ý ë bµi tËp 1, h·y viÕt ®o¹n v¨n (kho¶ng 5 c©u) miªu t¶ ®Æc ®iÓm næi bËt vÒ h×nh d¸ng (hoÆc ho¹t ®éng) cña con vËt nu«i trong nhµ. Một vài HS làm xong sớm đọc bài làm của mình cho cả lớp nhận xét,học hỏi. 
3. Củng cố 
- Nhắc nhở về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
4.Dặn dò :
-Dặn học Sinh về làm bài chuẩn bị bài sau.
 Hoạt động của học sinh
-HS làm bài cá nhân1. 
a) Më bµi
đó là chú mèo tam thể mà cô Hảo cho nhà em mang vềnuôi tờ tháng trướcđể bắt chuột.Nó được đặt tên co nó là li,li.
b) Th©n bµi
Nó to bằng cái chày giã cua ;hai mắt xanh đen,mép trăng hồng ,bộ ria như mấy sợi cước trắng ..... 
c) KÕt bµi
Những lúc rỗi rãi ,em thích ôm Li Li vào lòng để vuốt ve ;nó ngoan ngoãn dụi đầu vào cánh tay em,vẻ nũng nịu như trẻ ngỏ ;mèo như chiến sĩ canh gác lũ chuột phá hoại ,lại hiền ngoan như thế nên cả nhà đều yêu mến.
Tả hoạt động của gà trống.
Hằng ngày ,chú gà trống của em đánh thức cả xóm dậy với tiếng gáy quen thuộc ''ò ó o!o o...o!.''.Lúc chú gáy ,cái cổ phình lên,ngực ưỡn ra và cánh vỗ phành phạch,trông thật là hiên ngangnhư một chàng võ sĩ.
LUYỆN TOÁN
Tiết:59 LUYỆN TẬP
I Mục tiêu :
- Củng cố : - Cách đặt tính rồi tính. Tìm x chưa biết
 - Giải bài toán có lời văn. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
II. Đồ dùng dạy học :
Sách toán chiều
Phiếu bài tập (nếu không có vở toán chiều)
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định :
2. Luyện toán :
Bài 1 : ViÕt sè thÝch hîp vµo chç chÊm:
 HS đọc yêu cầu BT
-3 Học sinh lên bảng làm lớp làm giấy nháp,nhân xét
- GV nhận xét bổ sung
 §iÒn sè thÝch hîp vµo chç chÊm:
HS đọc yêu cầu BT
-2 HS lên bảng làm 2 câu a và b 
Cả lớp làm vào vở
Một vài HS nêu cách tìm x
HS nhận xét bài làm của bạn
Bài 3 :
HS đọc bài
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì?
- Lớp làm vào vở.
	V­ên hoa cña mét tr­êng tiÓu häc lµ h×nh vu«ng cã ®é dµi c¹nh lµ 15m. H·y vÏ b¶n ®å cña v­ên hoa ®ã víi tØ lÖ b¶n ®å lµ 1: 500
Bài 4/ Thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm lên khoanh. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. 3. Củng cố 
- Nhắc nhở HS về nhà làm những bài còn thiếu
4. Dặn do:
-Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
TØ lÖ b¶n ®å
1 : 500
1 : 150 000
1 : 40 000
§é dµi thùc tÕ 
2m
30km
12km
§é dµi trªn b¶n ®å
4 mm
2 cm
3 dm
 a)15m
 b) 20m	
Bµi gi¶i
Quãng đường đi từ Hà Nội đến Nam Định dài là:
6 x 1 500 000 = 9 000 000 (cm)
 = 90 (km)
 Đáp số: 90km
Bài giải:
Đổi: 15m =1500 cm
Độ dài cạnh vườn hoa trên bản đồ là:
1500 : 500 = 3(cm)
	3
Ngày soạn: 18- 4 - 2013
 Giảng: Thứ sáu 19 - 4 - 2013
TOÁN (Tiết 150)
THỰC HÀNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về tỉ lệ
2. Kỹ năng: Tập đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.	
3. Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực vận dụng trong thực tế.
II. Đò dùng dạy học:
1.GV: Thước dây cuộn, cọc tiêu	
2.HS: VBT, vở nháp
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ:
- Nêu miệng bài tập 2 tiết trước
3) Bài mới: 
3.2.Giới thiệu bài:
3.2.Phát triển bài.
Hoạt động 1: a)Thực hành trong lớp
- Cách đo độ dài đoạn thẳng và xác định điểm trên mặt đất
- Hướng dẫn học sinh như ở SGK:
+ Đo đoạn thẳng trên mặt đất
+ Xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất
b)Thực hành ngoài lớp
- Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ
- Cho học sinh thực hành đo một số nội dung trên sân trường (đo cổng trường, đo khoảng cách hai cây)
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Đo độ dài rồi ghi kết quả vào ô trống
- Nêu yêu cầu bài học
- Cho học sinh dựa vào cách đo như đã hướng dẫn để đo độ dài 2 điểm cho trước theo yêu cầu của bài
- Gọi 1 số nhóm thực hành đo thống nhất, ghi kết quả vào vở nháp
*Bài tập 2: Bước 10 bước dọc sân trường theo hướng AB; ước lượng đoạn AB rồi kiểm tra lại bằng thước
- Yêu cầu học sinh thực hiện theo hướng dẫn ở SGK 
- Kiểm tra bằng thước dây
4. Củng cố: 
- Giáo dục HS vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh về xem lại phần hướng dẫn đo độ dài
- 1 học sinh , nhận xét.
- Theo dõi 
-HS thực hiện theo nhóm đôi.
- Làm việc theo nhóm
- Lắng nghe
-HS nêu yêu cầu bài.
- Làm theo yêu cầu 
- Làm việc theo nhóm mêu ghi kết quả vào nháp
-HSKG làm.
- Thực hiện yêu cầu 
- Lắng nghe
- Về học bài và làm VBT
TẬP LÀM VĂN (Tiết 60)
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tác dụng của việc khai tạm trú, tạm vắng
2. Kỹ năng: Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực vận dụng thực tế.
II. Chuẩn bị:
	1.GV: Một bản phiếu đăng kí tạm trú, tạm vắng cỡ to
	2.HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu miệng bài tập 3, bài tập 4 tiết TLV trước 
3) Bài mới: 
3.1.Giới thiệu bài:
3.2.Phát triên bài:
Bài tập 1: Em cùng mẹ đến chơi nhà họ hàng ở tỉnh khác và ở lại đó vài ngày. Mẹ em bảo: “Con hãy giúp mẹ điền vào phiếu khai báo tạm trú”. Em hãy làm giúp mẹ em theo mẫu dưới đây
- Gắn phiếu to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt CMND
- Hướng dẫn học sinh cách điền
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Gọi học sinh đọc bài, cùng cả lớp nhận xét 
Bài tập 2: Điền xong em đưa cho mẹ, mẹ hỏi: “Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?” em trả lời mẹ như thế nào?
- Nhận xét, kết luận
4. Củng cố: 
+ Tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng?
 - Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
 - Nhớ nội dung bài học và vận dụng.
Dặn học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau
- 2 học sinh 
- Đọc yêu cầu bài tập
- Đọc phiếu, lắng nghe giải thích
- Theo dõi, điền theo hướng dẫn 
- Đọc bài, lớp theo dõi
- Nêu yêu cầu bài tập
- Suy nghĩ, chuẩn bị bài
- Trả lời
- Theo dõi
- Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được biết. Khi có việc xảy ra các cơ quan Nhà nước căn cứ vào đó để xem xét giải quyết
- Trả lời, liên hệ thực tế.
- Lắng nghe
- Về học bài, chuẩn bị bài
KHOA HỌC (Tiết 60)
NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
2. Kỹ năng:
 Nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật
3. Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực vận dụng thực tế.
II. Chuẩn bị:
	1,GV: Hình trang 120, 121 SGK 
	2.HS:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Không khí có những thành phần nào?
- Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật?
3) Bài mới: 
3.1.Giới thiệu bài:
3.2.Phát triên bài.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp
- Cho học sinh quan sát hình 1, 2 SGK tự đặt câu hỏi và trả lời theo nhóm 2
- Gọi 1 số nhóm hỏi và trả lời trước lớp
- Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật
- Nêu vấn đề: Thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?
- Giúp học sinh hiểu câu trả lời: Thực vật không có cơ quan tiêu hóa như người nhưng chúng vẫn “ăn” và “uống”. Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ, nước trong đất được rễ cây hút lên.
- Yêu cầu học sinh nêu ứng dụng trong trồng trọt
- Kết luận
- Gọi 2 học sinh đọc mục bạn cần biết (SGK)
4. Củng cố: 
-Cho HS liên hệ cách chăm sóc cây trồng ở gia đình em.
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài
- 2 học sinh 
- Quan sát, đặt câu hỏi và trả lời
- Một số nhóm làm việc trước lớp
VD: Trong quang hợp, thực vật hút khí gì? Và thải ra khí gì? 
-Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp
- Lắng nghe, nhắc lại
- Lắng nghe, liên hệ hiểu biết trả lời.
- Nêu ứng dụng
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc
* Liên hệ
- Lắng nghe
- Về học bài
THỂ DỤC: GV bộ môn soạn và dạy
MĨ THUẬT: GV bộ môn soạn và dạy 
SINH HOẠT: (Tiết 30)
NHẬN XÉT CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 30
I/ Mục tiêu:
- HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp mình trong tuần để có hướng phấn đấu, khắc phục cho tuần sau.
 - Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần. 
 - Phát huy những việc đã làm tốt trong tuần 28 khắc phục những tồn tại.
II/ Nội dung:
	- GV nhận xét chung:
 +Chuyên cần; Đi học đều, đúng giờ
 + Học tập: Có ý thức tự giác trong học tập Có ý thức tự quản tương đối tốt.
	- Một số em đã có tiến bộ trong học tập.
	- Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Hiền,Tâm,Linh,Anh
 - Vệ sinh thân thể + VS lớp học sạch sẽ.
 -Tuyên dương: Hiền,Tâm,Linh,Anh
 + Thể dục: Nhanh nhẹn, gọn gàng 
 + Vệ sinh :Vệ sinh chung tương đối sạch.Vệ sinh cá nhân chưa gọn gàng ở một số em như :Quân,D ức,Anh ,Huy.
III.Phương hướng tuần 31:
- Tăng cường bồi dưỡng H/s Giỏi, phụ đạo H/s yếu.
-Tiếp tục thi đua đôi bạn cùng tiến.
-Tích cực rèn chữ, giữ vở sạch của lớp.
-Tích cực rèn đọc bảng nhân,chia và rèn kĩ năng tính toán và làm văn.
-Tích cực kiểm tra đọc bảng nhân và tập đọc 15 phút đầu giờ.
-Tập nghi thức đội vào 10 phút giờ ra chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30 l.doc