Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Suối Bau

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Suối Bau

Tiết 1: Tập đọc

Tiết 59: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

 Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các từ ngữ : Xê - vi- la, biển lặng, Ma- tan, sống sót .

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ, sứ mạng quang vinh mà đoàn thám hiểm đã thực hiện được.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi,cảm hứng ngợi ca.

2. Đọc - hiểu

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Ma - tan, sứ mạng.

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ma - gen- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

 

doc 146 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Suối Bau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ 2 ngày 13 tháng 4 năm 2009
Chào cờ
_______________________________________
Tiết 1: Tập đọc
Tiết 59: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
 Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ ngữ : Xê - vi- la, biển lặng, Ma- tan, sống sót .
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ, sứ mạng quang vinh mà đoàn thám hiểm đã thực hiện được.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi,cảm hứng ngợi ca.
2. Đọc - hiểu 
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Ma - tan, sứ mạng.
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ma - gen- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Trăng ơi ... Từ đâu đến.
+ Nội dung bài nói lên điều gì ?
- GV nx, ghi điểm.
B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài 
 2. Luyện đọc (10’)
a) 1 HS đọc toàn bài.
? Bài chia làm mấy đoạn ?
b) Đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc nối tiếp lần 1, luyện đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ.
c) Luyện đọc trong nhóm.
- Luyện đọc theo cặp
- T/c cho các nhóm thi đọc.
- GV nx
d) GV đọc mẫu.
3. Tìm hiểu bài 
- Gọi HS đọc đoạn 1, 2.
? Ma- gen - lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?
? Vì sao Ma- Gen - lăng lại đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương ?
- Tiểu kết rút ý chính.
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3, 4.
? Đoàn thám hiểm gặp những khó khăn gì trên đường đi ?
? Đoàn thám hiểm đã thiệt hại như thế nào?
- Tiểu kết rút ý chính.
- Y/c hs đọc đoạn còn lại.
? Đoàn thám hiểm đã đạt được những kết quả gì ?
- Tiểu kết rút ý chính.
? Bài nói lên điều gì?
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- HD HS đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- Cho HS đọc trong nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3.
5. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
5’
1’
10’
10’
13’
1’
- 2 HS đọc bài.
- Nêu nd bài.
- Ghi đầu bài.
- HS đọc bài.
- Bài chia làm 6 đoạn: 
. Đoạn 1: Từ đầu ... vùng đất mới.
. Đoạn 2: Tiếp ... Thái Bình Dương.
. Đoạn 3: Tiếp ... tinh thần.
. Đoạn 4: Tiếp ... mình làm
. Đoạn 5: Tiếp ... Tây Ban Nha
. Đoạn 6: Còn lại
- Đọc từ khó.
- Giải nghĩa các từ trong chú giải.
- 2 HS đọc và sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm thi đọc
- HS nhận xét.
- Đọc thầm đoạn 1, 2 
- Cuộc thám hiểm của Ma- gen- lăng có nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
- Vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng nên đã đặt tên cho nó là Thái Bình Dương.
* ý1: Mục đích của cuộc thám hiểm và đại dương mới tìm được.
- HS đọc thầm.
- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn: hết thức ăn, nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết, phải giao tranh với dân đảo Ma- tan và Ma- gen- lăng đã chết.
- Đoàn thám hiểm còn 5chiếc thuyền thì bị mất 4 chiếc lớn. Gần 200 người thiệt mạng dọc đường chỉ huy Ma- gen - lăng bỏ mình khi giao chiến với dân đảo Ma- tan, chỉ còn một chiếc thuyền và 13 thuỷ thủ sống sót.
* ý 2: Những khó khăn và thiệt hại trên đường đi của đoàn thám hiểm.
- HS đọc thầm.
- Đoàn thám hiểm đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
* ý3: Kết quả của đoàn thám hiểm.
* Nội dung: Ca ngợi Ma - gen- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- HS nêu cách đọc.
- Đọc trong nhóm.
- Mỗi tổ cử một bạn thi đọc với các tổ khác.
- Nêu cách đọc bài, đọc nối tiếp.
 -------------------------------------------- 
Tiết 2 : Toán
Bài 143 : TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU
 VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
- Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng tính toán.
II. Phương pháp
- Đàm thoại, thảo luận, thực hành, ...
III. Các họat động dạy – học 
Họat động dạy
Tg
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 1 HS lên bảng làm BT5 (Tiết 142)
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới
 1.Giới thiệu bài, ghi đầu bài 
 Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng tìm cách giải bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
 2. Hd giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó 
a) Bài toán 1
- GV: Hiệu của hai số là 24. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
+ Bài toán cho ta biết những gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- GV: Bài toán cho biết hiệu và tỉ số của hai số rồi yêu cầu chúng ta tìm hai số, dựa vào đặc điểm này nên chúng ta gọi đây là bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng.
- GV yêu cầu HS biểu thị hiệu của hai số trên sơ đồ.
- GV kết luận vẽ sơ đồ đúng :
5’
1’
15’
- 1 HS lên bảng thực hiện
Bài giải :
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
64 : 2 = 32 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
( 32 + 8 ) : 2 = 20 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
32 – 20 = 12 (m)
 Đáp số: Chiều dài: 20 m
 Chiều rộng: 12 m 
Dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Ghi đầu bài.
- HS nghe và nêu lại bài toán.
- Bài toán cho biết hiệu của hai số là 24, tỉ số của hai số là .
+ Bài toán yêu cầu tìm hai số.
- HS phát biểu ý kiến : Biểu thị số bé là 3 phần bằng nhau thì số lớn là 5 phần như thế.
Ta có sơ đồ :
 Số bé :
 Số lớn : 
? Theo sơ đồ thì số lớn hơn số bé mấy phần bằng nhau ?
? Em làm thế nào để tìm được 2 phần ?
? Như vậy hiệu số phần bằng nhau là mấy?
? Số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ?
? Theo sơ đồ thì số lớn hơn số bé 2 phần và số lớn hơn số bé 24 đơn vị, vậy 24 tương ứng với mấy phần bằng nhau ?
- Như vậy hiệu hai số tương ứng với hiệu số phần bằng nhau.
- Biết 24 tương ứng với 2 phần bằng nhau, hãy tìm giá trị của một phần.
? Vậy số bé là bao nhiêu ?
? Số lớn là bao nhiêu ?
b) Bài toán 2
- GV đọc đề bài toán.
? Bài toán thuộc dạng toán gì ?
? Hiệu của hai số là bao nhiêu?
? Tỉ số của hai số là bao nhiêu ?
? Hãy vẽ sơ đồ minh họa bài toán trên.
- GV cùng HS nx.
? Vì sao em lại vẽ chiều dài tương ứng với 7 phần bằng nhau và chiều rộng tương ứng với 4 phần bằng nhau ?
? Hiệu số phần bằng nhau là mấy ?
? Hiệu số phần bằng nhau tương ứng với bao nhiêu mét ?
? Vì sao ?
? Hãy tính giá trị của một phần ?
? Hãy tìm chiều dài ?
? Hãy tìm chiều rộng hình chữ nhật ?
- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.
- Số lớn hơn số bé 2 phần bằng nhau.
- Thực hiện phép trừ :
5 – 3 = 2 (phần)
- Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là 
5 – 3 = 2(phần)
- Số lớn hơn sô bé 24 đơn vị.
- 24 tương ứng với 2 phần bằng nhau.
+ Nghe giảng.
- Giá trị của một phần là : 24 : 2 = 12.
+ Số bé là : 12 x 3 = 36
+ Số lớn là : 36 + 24 = 60.
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 3 = 2 (phần)
Số bé là : 
24 : 2 x 3 = 36
Số lớn là:
36 + 24 = 60
Đáp số : Số bé: 36
 Số lớn: 60
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc bài trong SGK.
- Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Là 12 m.
- Là .
- 1 HS vẽ trên bảng lớp, HS cả lớp vẽ ra giấy nháp.
- Vì tỉ số của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật là nên nếu biểu thị chiều dài là 7 phần bằng nhau thì chiều rộng là 4 phần như thế.
- Hiệu số phần bằng nhau là :
7 – 4 = 3 ( phần)
- Hiệu số phần bằng nhau tương ứng với 12 mét.
- Vì theo sơ đồ chiều dài hơn chiều rộng 3 phần, theo đề bài chiều dài hơn chiều rộng 12 mét nên 12 mét tương ứng với 3 phần bằng nhau.
- Giá trị của một phần là :
12 : 3 = 4 (m)
- Chiều dài hình chữ nhật là :
4 x 7 = 28 (m)
- Chiều rộng hình chữ nhật là :
28 – 12 = 26 (m)
- 1 HS trình bày.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
 Chiều dài :
 Chiều rộng :
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là :
7 – 4 = 3 (phần)
Chiều dài là :
12 : 3 x 7 = 28 (m)
Chiều rộng là :
28 – 12 = 16 (m)
 Đáp số : Chiều dài: 28m
 Chiều rộng là: 16m
c) Kết luận
? Qua 2 bài toán trên , bạn nào có thể nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ?
- GV nêu lại các bước giải.
GV : Khi trình bày lời giải, chúng ta có thể gộp bước tìm giá trị của một phần với bước tìm các số.
 3. Thực hành 
* Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
? Bài toán thuộc dạng toán gì ? 
- GV yêu cầu HS làm bài.
18’
- HS trao đổi, thảo luận và trả lời :
• Bước 1 : Vẽ sơ đồ minh họa bài toán.
• Bước 2 : Tìm hiệu số phần bằng nhau.
• Bước 3 : Tìm giá trị của 1 phần.
• Bước 4 : Tìm các số.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
- Bài toán cho hiệu và tỉ số của hai số.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
 Số thứ nhất :
 Số thứ hai :
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là :
5 – 2 = 3 (phần)
Số thứ nhất là :
123 : 3 x 2 = 82
Số thứ hai là :
82 + 123 = 205
 Đáp số : Số thứ nhất : 82
 Số thứ hai : 205
* Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS, kết luận về bài làm đúng và cho điểm HS.
* Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
? Bài toán thuộc dạng toán gì ?
? Hiệu số của hai số là bao nhiêu ?
? Tỉ số của hai số là bao nhiêu ?
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán và giải
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau theo kết luận của GV.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Hiệu của hai số bằng số bé nhất có ba chữ số, tức là bằng 100.
- Tỉ số của hai số là .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
 Số lớn :
 Số bé :
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là :
9 – 5 = 4 (phần)
Số lớn là :
100 : 4 x 9 = 225
Số bé là :
225 – 100 = 125
 Đáp số : Số lớn: 225
 Số bé: 125
- GV cùng HS nx, chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò 
- GV nx giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 2 (trang 151)
1’
-----------------------------------------
Tiết 3: Chính tả
Bài 30: ĐƯỜNG ĐI SA PA
 I. Mục tiêu
 - Nhớ - viết lại chính xác , trình bày đúng đoạn văn đã HTL trong bài Đường đi Sa Pa.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi.
 II. Đồ dùng d ... 000 x 2 = 48000 (đồng)
Mua 6 chai sữa hết số tiền là:
9800 x 6 = 58800 (đồng)
Mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa hết số tiền là:
48000 + 58800 = 106800 (đồng)
Số tiền mẹ có lúc đầu là:
93200 + 106800 = 200000 (đồng)
Đáp số : 200000 (đồng)
Tiết 4: Tập làm văn
 Bài 65: Miêu tả con vật 
(Kiểm tra viết) 
 I. Mục tiêu
 HS thực hành viết bài văn miêu tả con vật sau giai đoạn học về văn miêu tả con vật - bài viết đúng với y/c của đề, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.
 II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ các con vật sgk.
- Bảng lớp viết đề bài và dàn bài của bài văn miêu tả con vật.
 1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả
 2. Thân bài: a) Tả hình dáng
 b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật
 3. Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật
 III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV ghi đề bài lên bảng.
1. Viết một bài văn tả con vật em yêu thích.
2. Viết một bài văn tả con vật nuôi trong nhà.
3. Tả một con vât em chợt gặp trên đường. 
- GV nhắc nhở HS nên lập dàn ý trước khi viết. Viết ra nháp rồi mới viết vào vở.
- Y/c HS viết bài.
- GV thu bài.
* Dặn dò nx tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đề bài, suy nghĩ lựa chọn đề bài để viết.
- Chú ý.
- HS viết bài.
Tiết 2 : Toán
Bài 160: Ôn tập về biểu đồ
 I. Mục tiêu
 - Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc, phân tích và sử lí số liệu trên hai lọi biểu đồ
 - Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đồ.
 II. Đồ dùng dạy – học 
 - GV : Bảng phụ kẻ sẵn BT1  
 - HS : Sách vở, đồ dùng môn học
 III. Các hoạt động dạy – học 
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
- Nx, chữa bài.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu, ghi đầu bài (1’)
2. Hướng dẫn luyện tập (33')
* Bài 1 : Dựa vào biểu đồ trả lời các câu hỏi.
- GV treo bảng phụ Số hình của 4 tổ đã cắt được.
- Lần lượt gọi HS trả lời các câu hỏi.
a) Cả 4 tổ cắt được bao nhiêu hình ?
b) Tổ 3 cắt được nhiều hơn tổ 2 bao nhiêu hình vuông nhưng ít hơn tổ 2 bao nhiêu hình chữ nhật ?
- GV nx, chốt lại lời giải đúng.
* Bài 2 : Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS nhìn vào biểu đồ trả lời câu hỏi.
a) Diện tích Hà Nội là bao nhiêu km2 ?
 Diện tích Đà Nẵng là bao nhiêu km2 ?
 Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu km2 ?
b) Diện tích Đà Nẵng hơn diện tích Hà Nội là bao nhiêu km2 và bé hơn diện tích thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu km2 
.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3: Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS nhìn vào biểu đồ trả lời câu hỏi.
a) Trong tháng 12 của hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa ?
b) Trong tháng 12 cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu mét vải ?
- Nhận xét, đáng giá
C. Củng cố - dặn dò (1’)
+ Nhận xét giờ học.
+ Về làm bài trong VBT.
- HS bài trong vở bài tập.
- Nêu lại đầu bài.
- HS đọc y/c
- HS quan sát
- Cả 4 tổ cắt được 16 hình. trong đó có 4 hình tam giác. 7 hình vuông và 5 hình chữ nhật.
- Tổ 3 cắt được nhiều hơn tổ 2 là 2 - 1 = 1 nhưng ít hơn tổ 2 1 hình chữ nhật.
- HS đọc y/c
- Quan sát biểu đồ.
a) - Diện tích Hà Nội là 921km2
 - Diện tích Đà Nẵng là 1255km2
 - Diện tích thành phố Hồ Chí Minh là 2095km2
b) Diện tích Đà Nẵng lớn hơn diện tích Hà Nội là:
1255 - 921 = 334 ( km2)
Diện tích Đà Nẵng bé hơn diện tích Hồ Chí Minh là:
 2095 - 1255 = 840 ( km2)
- HS đọc.
- HS quan sát biểu đồ.
a) Trong tháng 12 cửa hàng bán được số m vải hoa là:
50 x 42 = 2100 (m)
Trong tháng 12 cửa hàng bán được số m vải trắng là:
50 x 50 = 2500 (m)
Trong tháng 12 cửa hàng bán được số m vải xanh là:
50 x 37 = 1850 (m)
b) Trong tháng 12 cửa hàng bán được tất cả số m vải là:
2100 + 2500 + 1850 = 6450 (m)
Tiết 3: Luyện từ và câu
Bài 66: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
I. Mục tiêu 
 - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu ( trả lời câu hỏi Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ?) 
 - Nhận biết được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu; thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. 
II. Đồ dùng dạy - học 
 - Bảng phụ để HS làm BT2, 3 (phần nx) 
 - 3 băng giấy: Viết nội dung BT2 (phần luyện tập)
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. KTBC (5')
+ Nêu ghi nhớ bài Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu ?
- Gọi 1 HS đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- GV cùng HS nx, cho điểm.
B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
 2. Nội dung
a) Nhận xét (12') 
* Bài 1, 2: Trạng ngữ in nghiêng trong mẩu chuyện dưới đây trả lời câu hỏi gì ? Loại trạng ngữ trên bổ sung cho câu ý nghĩa gì ?
- Gọi HS đọc y/c
- Y/c HS đọc thầm truyện Con cáo và chùm nho và thảo luận nhóm đôi trả lời.
- GV cùng HS nx, chốt lại lời giải đúng.
b) Ghi nhớ (3')
c) Luyện tập (18')
* Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong các câu sau: 
- Muốn tìm trạng ngữ, ta tìm CN, VN trước rồi xác định các bộ phận phụ còn lại sau: 
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
- GV treo bảng phụ đã viết 3 câu.
- GV cùng HS nx, chốt lại lời giải đúng:
* Bài 2: Tìm các trạng ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:
- Dán 3 băng giấy, mời HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- NX bài làm trên bảng phụ.
- GV nx, chốt lại lời giải đúng:
* Bài 3: Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có câu hoàn chỉnh:
- Y/c HS suy nghĩ làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu nối tiếp câu của mình.
- GV ghi lên bảng, cùng HS nx, chốt lại câu hay, đủ CN, VN.
C. Củng cố - dăn dò (1')
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS CB bài sau.
- HS nêu ghi nhớ.
- Đặt câu.
- HS nhắc lại, ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc y/c BT1, 2.
- HS đọc bài và thảo luận nhóm 2 trả lời
* Lời giải:
+ Trạng ngữ Để dẹp nỗi bực mình trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ?, Nhằm mục đích gì ? Nó bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc y/c.
- HS làm bài.
- HS nêu.
* Lời giải: 
a) Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
b) Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động.
- HS đọc y/c.
- HS làm bài.
- HS đọc bài
- HS nx.
* Lời giải: 
a) Để lấy nước tưới cho ruộng đồng, xã em vừa đào một con mương.
b) Vì danh dự của lớp, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
c) Để thân thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.
- HS đọc y/c.
- HS làm bài.
- HS đọc câu của mình.
* Lời giải
+ Đoạn a: Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
+ Đoạn b: Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
Tiết 4: Toán
Bài 161: Ôn tập về phân số
 I. Mục tiêu
 - Giúp HS ôn tập củng cố về phân số; so sánh rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số. 
 II. Đồ dùng dạy - học
 III. Các hoạt động dạy - học
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
 Trong giờ học này, các em cùng ôn tập về phân số.
2. Luyện tập (35’)
* Bài 1: Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS quan sát hình vẽ và lựa chọn đáp án đúng.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV cùng HS nx, chốt lời giả đúng:
* Bài 2: Gọi HS đọc y/c.
- GV vẽ tia số lên bảng, y/c HS nêu miệng.
- GV điền trên tia số.
* Bài 3: Gọi HS đọc y/c.
+ Muốn rút gọn phân số ta làm thế nào ?
- Gọi 3 HS lên bảng, lớp làm vở.
- GV cùng HS nx, chốt lại lời giải đúng:
* Bài 4: Gọi HS đọc y/c.
+ Muốn quy đồng mẫu số các phân số ta làm thế nào ?
- Y/c HS làm bài.
* Bài 5: Gọi HS đọc y/c.
- GV cùng HS nx, chữa bài.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- HS đọc: Khoanh vào chữ đạt trước câu trả lời đúng. là phân số chỉ số phần đã tô màu ở hình nào ?
- HS làm bài.
- HS nêu.
* Lời giải
 C Hình 3
- HS đọc.
- HS nêu. 
0; ; ; ; ; ....
- HS đọc: Rút gọn các phân số.
- HS nêu.
- HS làm bài.
* Đáp án:
 = = ; = = 
= = ; = = 
- HS đọc y/c: Quy đồng mẫu số các phân số.
- HS trả lời.
- HS làm bài
a) và : 
 = = ; = = ; ....
- HS đọc y/c và tự làm bài.
* Lời giải:; ; ; 
 C. Củng cố, dặn dò (1’)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà ôn tập các kiến thức đã học.
 __________________________________
Tiết 2: Tập làm văn
Bài 66 : Điền vào giấy tờ in sẵn
 I. Mục tiêu
1. Hiểu các yêu cầu trong Thư chuyển tiền.
2. Biết điền nội dung cần thiết vào một mẫu Thư chuyển tiền.
 II. Đồ dùng dạy - học
- Vở BTTV4, tập 2.
 III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ 
B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1’)
 2. Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền (37’)
* Bài 1: Gọi HS đọc y/c bài tập.
* GV lưu ý cho HS: Giúp mẹ điền những điều cần thiết vào mẫu Thư chuyển tiền về quê biếu bà.
- Giải nghĩa:
+ SVĐ, TBT, ĐBT (mặt trước, cột phải, phía trên): là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện chúng ta không cần biết.
+ Nhật ấn: dấu ấn trong ngày của bưu điện.
+ Căn cước: giấy chứng minh thư.
+ Người làm chứng: Người chứng nhận việc đã làm đủ tiền.
- Gọi 2 HS đọc nội dung.
- GV hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào mẫu.
* Mặt trước mẫu thư em phải ghi:
+ Ngày gửi thư, sau đó là tháng năm.
+ Họ tên, địa chỉ người gửi tiền (họ tên của mẹ em).
+ Số tiền gửi ( viết bằng chữ - không phải bằng chữ)
+ Họ tên người nhận (là bà em). Phần này viết 2 lần, vào ben phải và bên trái trang giấy.
+ Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa.
+ Những mục còn lại là nhân viên bưu điện sẽ điền.
* Mặt sau mẫu thư em phải ghi:
+ Em thay mẹ viết thư cho người nhận (là bà em)- viết vào phần dành riêng để viết thư. Sau đó đưa mẹ kí tên.
+ Tất cả những mục khác, nhân viên bưu điện và bà em, người làm chứng (khi nào nhận tiền) sẽ viết. 
- Gọi HS đóng vai em HS điền giúp mẹ vào mẫu Thư chuyển tiền.
- Một số HS đọc trước lớp.
- GV nx, sửa sai.
* Bài 2: Gọi HS đọc y/c
+ Bà sẽ viết gì khi nhận được tiền kèm theo thư chuyển tiền này ?
- GV hướng dẫn HS để HS biết.
* Người nhận tiền phải viết:
+ Số chứng minh thư của mình.
+ Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình.
+ Kiểm tra lại số tiền được lĩnh xem có đúng với số tiền ghi ở mặt trước thư chuyển tiền không.
+ Kí nhận đã nhận đủ số tiền gửi đến vào ngày, thánh năm nào, tại địa điểm nào.
C. Củng cố – dặn dò (1’)
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn HS CB bài sau.
- Ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc y/c. 
- HS quan sát mẫu phiếu trong vở bài tập.
- Chú ý nghe
- HS đọc
- Chú ý
- HS làm bài.
- Nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc y/c.
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Chú ý nghe.
- HS viết vào mẫu thư chuyển tiền.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA- Tuần 30.doc