TẬP ĐỌC (Tiết 63)
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
2. Kỹ năng:
- Đọc lư¬u loát bài văn, biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi phù hợp nội dung diễn tả.
3. Thái độ: Lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ND bài
- HS:
TUẦN 32 Ngày soạn: 28 - 4 - 2013 Ngày dạy: Thứ hai 29 - 4 - 2013 AM NHẠC: GV bộ môn soạn và dạy TẬP ĐỌC (Tiết 63) VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. 2. Kỹ năng: - Đọc lưu loát bài văn, biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi phù hợp nội dung diễn tả. 3. Thái độ: Lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ ND bài - HS: III.Hoạt động dạy học: HĐ của giáo viên HĐ của học sinh 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài : Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi nội dung. 3. Bài mới: 3.1)Giới thiệu bài: 3.2) Phát triển bài: Hoạt động 1: Luyện đọc: - Cho HS đọc toàn bài. - Tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc. - Yêu cầu HS chia đoạn (3 đoạn) - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ mới - Yêu cầu HS đọc theo nhóm - Cho HS đọc toàn bài trước lớp - Đọc mẫu - 1 đọc bài và trả lời câu hỏi, lớp nx. - 1 Hs khá đọc. - 3 đoạn: +Đ1: Từ đầu... về cười cợt. +Đ2: Tiếp ... học không vào. +Đ3: Phần còn lại. - 3Hs đọc/ 1lần. - Đọc nhóm 2 - 1 Hs đọc - Hs nghe. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. + Nêu y/c: - Đọc thầm đoạn 1, nêu những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn? + HS đọc thầm bài thảo luận theo cặp -Đại diện trả lời. - ...mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ héo hon, ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà. - Vì sao cuộc sống ở nơi đó buồn chán như vậy? - Vì cư dân ở đó không ai biết cười. - Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? - Nhà vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười. - Đoạn 1 cho biết điều gì? - ý 1: Cuộc sống ở vương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười. - Đọc thầm phần còn lại trả lời: - Cả lớp: - Kết quả của viên đại thần đi du học? - Sau 1 năm viên đại thần về xin chịu tội vì gắng hết sức mà học không vào... không khí triều đình ảo não. - Điều gì xảy ra ở cuối đoạn này? - Thị vệ bắt được 1 kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường. - Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó? - Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào. - Tìm ý chính đoạn 2,3? - ý 2: Nhà vua cử người đi du học bị thất bại và hy vọng mới của triều đình. - Phần đầu câu chuyện nói lên điều gì? -GV chốt gắn bảng ND bài. - Nêu ý nghĩa câu chuyện -1,2HS đọc ND bài. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm: - Nêu các nhân vật trong truyện? - Nhà vua, đại thần, thị vệ. - Nêu cách đọc bài? - Toàn bài đọc chậm, đoạn cuối nhanh hơn, háo hức, hy vọng.. - Luyện đọc diễn cảm đoạn 2,3: + Gv đọc mẫu: - Hs nêu cách đọc đoạn 2,3. - Thi đọc: - Đọc truyện theo hình thức phân vai: - Cá nhân, nhóm. - N4 đọc phân vai: dẫn truyện, nhà vua, đại thần, thị vệ. - 1 nhóm đọc. - Gv nx, khen hs đọc tốt. 4. Củng cố:BTTN. Vì sao biện pháp cử người đi du học về môn cười của nhà vua không thay đổi được tình hình buồn tẻ ở vương quốc? A. Vì ở nước ngoài không có môn cười. B. Vì người đi học không thể học cười được. C. Vì điều để người ta cười không ở trong sách mà ở ngay trong cuộc sống quanh ta. + Em có suy nghĩ gì sau khi học bài này? * Giáo dục tinh thần lạc quan trong cuộc sống. 5. Dặn dò:- Đọc bài và chuẩn bị bài 64. -Đọc yêu cầu bài. -Suy nghĩ chọn ý đúng. -Đáp án:C -HSKG nêu. TOÁN (Tiết 156) ÔN TẬP VỀ PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết đặt tính và thực hiện phép nhân các số tự nhiên với các số có không quá 3 chữ số. - Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có không quá 2 chữ số. - Biết so sánh số tự nhiên. 2. Kỹ năng: Giải được các bài toán liên quan đến phép nhân, phép chia 3. Thái độ: Yêu thích môn học II.Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ BT 4 - HS: Bảng con, vở nháp, thẻ. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng tính: 1295 + 105 + 1460=? 121 + 85 + 115 + 469 =? 3) Bài mới: 3.1) Giới thiệu bài: 3.2)Phát triển bài: Bài 1: Đặt tính rồi tính - Cho HS làm dòng 1&2, HS Giỏi làm cả bài - Nhận xét, chốt bài làm đúng -BT 1 giúp em củng cố kiến thức gì đã học? Bài 2: Tìm & bài 3* - Cho HS làm bài theo nhóm. - Nhận xét, chữa bài: -Muốn tìm thừa số, số bị chia chưa biết ta làm thế nào? -GV chốt Bài 4 & bài 5*(Bảng phụ BT 4). - Cho HS làm bài 4, HS làm xong trước làm thêm bài 5. - Nhận xét, chốt bài làm đúng 4. Củng cố: * BTTN: 25 x 10 : 10 = ? A. 2500 B. 250 C. 25 - Củng cố bài, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: - Dặn học sinh về làm bài ở VBT. - 2 học sinh làm bảng lớp -Cả lớp làm vào nháp. - Lắng nghe -Đọc yêu cầu bài - Làm bài vào bảng con KQ: a) 26741; 53500 b) 307 ; 241(dư 26) HSKG:Làm cả dòng 3 646968 ; 1320 1HS đọc yêu cầu bài -Làm bài theo nhóm đôi vào nháp.1nhóm làm bảng phụ.treo bảng nhận xét. a) 40 × = 1400 = 1400 : 40 = 35 b)x : 13 = 205 x = 205x 13 X = 2665 - Nêu cách tìm thừa số chưa biết, số bị chia chưa biết -HS nêu miệng KQ bài 3 - Nêu yêu cầu bài tập - Làm bài vào vở,1HS làm bảng phụ. Trình bày kết quả từng bài. -HS suy nghĩ chọn ý đúng. -Đáp án: C - Về học bài, làm bài LỊCH SỬ (Tiết 32) KINH THÀNH HUẾ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế: + Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được XD bên bờ sông Hương, đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó. + Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: Thành có 10 cửa ra vào, nằm giữa kinh thành là Hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới. 2. Kỹ năng: Tìm hiểu về lịch sử Việt Nam qua tranh ảnh, sách vở 3. Thái độ: Tự hào vì Huế được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Hình trong SGK, một số hình ảnh về kinh thành Huế - Học sinh: Vở, nháp, bảng con III. Hoạt động dạy học: HĐcủa giáo viên HĐ của học sinh 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: - Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? - Nêu một số dẫn chứng cho thấy vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình? 3) Bài mới: 3.1) Giới thiệu bài: 3.2) Phát triển bài: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Trình bày hoàn cảnh ra đời của kinh đô Huế. - Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK và mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế? Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - Phát ảnh chụp các công trình kiến trúc, lăng tẩm ở Huế cho các nhóm, yêu cầu học sinh làm việc và nêu những nét đẹp của các công trình đó? - Hệ thống lại để học sinh thấy được sự đồ sộ của các công trình kiến trúc, lăng tẩm ở Huế - Nhận xét, kết luận: Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11 – 12 – 1993, UNESCO đã công nhận Huế là Di sản văn hóa thế giới * Ghi nhớ (SGK) 4. Củng cố: * BTTN: - Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới ngày tháng năm nào? A. 12 – 11 – 1993 B. 11 – 12 – 1993 C. 12 – 12 – 1993 - Củng cố bài, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: - Dặn học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh trả lời - Đọc và nối tiếp mô tả - Thảo luận nhóm, thống nhất về vẻ đẹp của công trình trong ảnh - Đại diện nhóm trình bày - Theo dõi - Lắng nghe, ghi nhớ - 2 học sinh đọc HS suy nghĩ chọn ý đúng -Đáp án: B HS nghe. - Về học bài Ngày soạn: 29 - 4 - 2013 Ngày dạy: Thứ ba 30 – 4 – 2013 TIẾNG ANH : GVbộ môn soạn và dạy. TOÁN (Tiết 157) ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên 2. Kỹ năng: - Tính được giá trị của biểu thức chứa 2 chữ. - Thực hiện được 4 phép tính với các số tự nhiên. - Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên. 3. Thái độ: Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ - HS: Vở, nháp, bảng con, thẻ . III. Hoạt động dạy học: HĐ của giáo viên HĐcủa học sinh 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng làm bài 2057 × 13 =? 7368 : 24 =? 3) Bài mới: 3.1) Giới thiệu bài: 3.2)Phát triển bài: Bài 1: Tính - Nhận xét, chữa bài: Bài 2 và bài 3* - Cho HS làm bài theo nhóm, nhóm nào xong trước làm thêm bài 3 - Nhận xét, chữa bài 2 a) *Bài 3:HS KG làm -Yêu cầu hS nêu cách tính Bài 4: - Hướng dẫn học sinh tìm: + Tổng số vải bán được trong hai tuần + Số ngày bán trong hai tuần đó - Làm bài vào vở -HD bT 5 về nhà. 4. Củng cố: * BTTN: 100 : 4 x 2 = ? A. 25 B. 50 C. 100 - Củng cố bài, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức có liên quan đến các bài tập đã làm, làm bài tập 5 - 2 học sinh - Đọc yêu cầu - Làm bài vào bảng con a) Nếu m = 952; n = 28 thì m + n = 925 + 28 = 980 m – n = 952 – 28 = 924 m × n = 925 × 28 = 26656 m : n = 952 : 28 = 34 - Nêu yêu cầu bài tập - Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức - Lớp làm bài vào nháp theo nhóm 2. 1 nhóm làm bài vào bảng phụ a) 12054 : (15 + 67) = 12054 : 82 = 147 b) (160 × 5 – 25 × 4) : 4 = (800 – 100) : 4 = 700 : 4 = 175 -HSKG làm a) 36 × 25 × 4 = 36 × (25 × 4) = 36 × 100 = 3600 b) 215 × 86 + 215 × 14 = 215 × (86 + 14) = 215 × 100 = 21500 - Đọc bài toán - Nêu yêu cầu bài toán - Lắng nghe - Làm bài vào vở, 1 học sinh làm bài ở bảng phụ - Nhận xét bài, chữa bài Bài giải Tuần sau cửa hàng bán được số m vải là: 319 + 76 = 395 (m) Cả hai tuần cửa hàng bán được số m vải là: 319 + 395 = 714 (m) Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là: 7 × 2 = 14 (ngày) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số m vải là: 714 : 14 = 51 (m) Đáp số: 51 m vải -HS làm bài . -Đáp án: B - Lắng nghe - Về học bài, làm bài LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 63) THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu ( trả lời câu hỏi bao giờ? Khi nào? mấy giờ?) 2. Kỹ năng: - Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu; bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn a hoặc b ở bài tập 2. 3. Thái độ: Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học:: - GV:Chép sẵn bài tập 2. - HS: Vở, nháp, bảng con, thẻ . III. Hoạt động dạy học: HĐ của giáo viên HĐ của học sinh 1) Ổn ... ăn. - Thực hành vận dụng viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật. 3. Thái độ: Yêu thích môn học II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh ảnh một số con vật - Học sinh: Vở, nháp . III. Hoạt động dạy học: HĐ của giáo viên HĐ của học sinh 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc đoạn văn miêu tả các bộ phận của con Ngựa 3) Bài mới: 3.1) Giới thiệu bài: 3.2) Phát triển bài: Hoạt động 1: Quan sát và nêu các bộ phận của con vật . - Cho học sinh quan sát ảnh con vật Hoạt động 2:Bài tập Bài 1: Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả 2 hoặc 3 bộ phận nổi bật trên đầu 1 con vật. - GV nhận x ét, bổ sung. - Đ ọc đoạn văn mẫu. Bài 2: Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả 2 hoặc 3 bộ phận nổi bật trên đầu 1 con vật. - GV nhận x ét, bổ sung. - Đ ọc đoạn văn mẫu. 4.Củng cố: -Khi quan sát và miêu tả con vật cần chú ý điều gì? - Củng cố bài, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, làm hoàn chỉnh bài văn MT con vật - 2 học sinh nêu - Quan sát tranh - Suy nghĩ, làm bài vào vở - Phát biểu ý kiến -Nhận xét, bổ sung. - Nêu yêu cầu - Quan sát -Làm bài vào nháp -Nêu và nhận xét bổ sung Ví dụ: Cái đầu nhỏ nhắn, trông giống như một cái yên xe đạp. Hai tai lúc nào cũng dong dỏng dựng đứng như đang nghe ngóng một điều gì. Đôi mắt Vằn Đen lộ vẻ ngây thơ, nhưng ban đêm, đôi mắt ấy ngời xanh giúp chú có thể nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên trông giống như của một chú hổ con. Cái miệng thoạt nhìn có vẻ hiền lành, nhưng khi chú gầm lên, những chiếc răng nanh hiện ra trông dữ tợn như một con ác thú. - Làm bài vào vở, đọc bài -Nhận xét, bổ sung. Ví dụ: Thường ngày, khi ăn cơm với chú thì khỏi phải chê! Chú ăn lia lịa, ăn không kịp nuốt, em vừa mới ăn được có nửa chén cơm mà chú đã dọn sạch cả cái xoong to. Ăn xong chú còn liếm lại thật kĩ như thể không để cho một hạt cơm nào còn sót lại, trông mới dễ ghét làm sao !... - Trả lời. - Về học bài, làm bài LUYỆN TOÁN Tiết:64 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Củng cố : - Thực hiện các phép tính cộng trừ phân số. - Tìm X. II. Dồ dùng dạy học : Sách toán chiều Phiếu bài tập (nếu không có vở toán chiều) III. Các hoạt động dạy học : 1.Ổn định : 2. Luyện toán : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1: Viết phân số chỉ số phần tô màu trong hình: - GV nhận xét bổ sung Bài 2: Viết các phân số theo thứ tự tăng dần: - GV nhận xét bổ sung Bài 3 : Tính - GV nhận xét bổ sung Bài 4: Tìm X - GV nhận xét bổ sung 3. Củng cố - dặn dò: - Nhắc nhở HS về nhà làm những bài còn thiếu Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. -HS đọc yêu cầu BT -3 Học sinh lên bảng làm lớp làm giấy nháp,nhân xét Hình 1: Hình 2: Hình 3: Hình 4: HS đọc yêu cầu BT Cả lớp làm vào vở -1 hs lên bảng chưa bài: HS đọc yêu cầu BT -2 HS lên bảng làm . Cả lớp làm vào vở HS nhận xét bài làm của bạn a) b) c) d) Thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. a) x= b) x= c) x= Ngày soạn: 2 - 5- 2013 Ngày dạy: Thứ sáu 3 - 5 - 2013 TOÁN (Tiết 160) ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (Tr.167) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh ôn tập, củng cố kĩ năng thực hiện các phép cộng và trừ phân số 2. Kỹ năng: - Thực hiện được phép cộng và trừ phân số. - Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số. 3. Thái độ: Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: Vở, bảng con III. Hoạt động dạy học: HĐ của giáo viên HĐcủa học sinh 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: Quy đồng mẫu số các phân số;và 3) Bài mới: 3.1) Giới thiệu bài: 3.2)Phát triển bài: Bài tập 1: Tính - HD làm bài. - Chốt bài đúng: Bài 2: Tính - HD làm bài. - Chữa bài -BT 2 giúp em củng cố kiến thức gì? Bài 3: Tìm (HDKết hợp BT 5) - HD làm bài. - Chữa bài: *Bài 5:( HSKG) - Gợi ý cho học sinh tìm trong vòng 15 phút mỗi con sên bò được bao nhiêu cm? - Làm bài và trả lời câu hỏi - Chữa bài: *HD HS về nhà làm bài tập 4. 4. Củng cố: BTTN. Tính kết quả của phép tính là: A. B. C. + Nêu lại nội dung đã ôn tập trong tiết học? - Củng cố bài, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Dặn học sinh về làm bài 4 và các ý còn lại của bài 1, bài 2 - 2 học sinh - Nêu yêu cầu - Nêu quy tắc cộng, trừ phân số cùng mẫu số - Làm bài vào bảng con - Chữa bài a) ; ; ; b) ; ; - Nêu nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ -HS làm bài vào vở a); - Nêu yêu cầu bài tập - Làm bài ra nháp, chữa bài trên bảng lớp a) + = 1 b) - = = 1 - = - = = - Nêu yêu cầu - Làm bài nhóm 2, chữa bài Đổi m = × 100cm = 40cm Đổi giờ = × 60 phút = 15 phút - Như vậy: trong 15 phút con sên thứ nhất bò được 40 cm - Trong 15 phút con sên thứ hai bò được 45 cm Vậy con sên thứ hai bò nhanh hơn con sên thứ nhất. -HS làm bài theo yêu cầu của Gv. -Đáp án: C. - Nhắc lại nội dung ôn tập. - Về học bài TẬP LÀM VĂN (Tiết 64) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm vững kiến thức về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập. 2. Kỹ năng: Bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả con vật yêu thích. 3. Thái độ: Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ để học sinh viết đoạn mở bài gián tiếp (BT2), kết bài mở rộng (BT3) - Học sinh: VBT, vở. III. Hoạt động dạy học: HĐ của giáo viên HĐ của học sinh 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: - 2 học sinh đọc đoạn văn tả ngoại hình của con vật đã quan sát 3) Bài mới: 3.1) Giới thiệu bài: 3.2) Phát triển bài: Bài tập 1: - Nêu nội dung bài tập 1 - Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học về các kiểu mở bài, kết bài đã học - Kết luận câu trả lời đúng: Bài tập 2: - Lưu ý học sinh một số điểm khi viết đoạn văn. - Yêu cầu học sinh viết đoạn mở bài . - Cho điểm học sinh có bài viết tốt Bài tập 3: - Thực hiện tương tự bài 2 - Gọi 2, 3 học sinh đọc bài văn tả con vật đã hoàn chỉnh cả 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài, chấm điểm bài viết hay 4. Củng cố: + Nêu lại cách mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật? - Củng cố bài, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, viết hoàn chỉnh bài văn - 2 học sinh đọc - Lắng nghe - Vài học sinh nhắc lại - Đọc thầm bài văn, trao đổi để trả lời câu hỏi SGK - Phát biểu ý kiến a) Đoạn mở bài: 2 câu đầu Đoạn kết bài: Câu cuối b) Mở bài theo kiểu gián tiếp; kết bài theo kiểu mở rộng c) Để mở bài theo kiểu trực tiếp, có thể chọn câu văn sau: Mùa xuân là mùa công múa (bỏ đi từ: cũng) - Để kết bài theo kiểu không mở rộng có thể chọn câu văn sau: Chiếc ô màu sắc đẹp ấm áp (bỏ câu kết bài mở rộng: Quả không ngoa khi ) - Đọc yêu cầu bài tập 2 - Lắng nghe - Làm bài vào vở bài tập 1 HS viết ở bảng phụ. - Nối tiếp đọc đoạn mở bài - Theo dõi, nhận xét -1HS đọc yêu cầu của bài tập. - Tiến hành tương tự bài 2 -1HS làm bảng phụ. - Đọc bài viết của mình - 2 HS nêu - Lắng nghe - Về học bài, làm bài KHOA HỌC (Tiết 64) TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu, 2. Kỹ năng: Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ. 3. Thái độ: Yêu thích môn học II. Đò dùng dạy học:: - Giáo viên: Hình trang 128, 129 (SGK). Bảng và bút dạ đủ dùng cho các nhóm - Học sinh: VBT III. Hoạt động dạy học: HĐ của giáo viên HĐcủa học sinh 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: - Động vật ăn gì để sống? 3) Bài mới: 3.1) Giới thiệu bài: 3.2)Phát triển bài: * Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật Bước 1: Làm việc theo cặp - Yêu cầu học sinh quan sát H1 (SGK) - Yêu cầu học sinh kể tên những gì được vẽ trong hình, phát hiện những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật, phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung - Kiểm tra, giúp đỡ các nhóm Bước 2: Làm việc cả lớp - Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi + Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống + Quá trình trên gọi là gì? - Nhận xét, kết luận: * Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật - Giao bảng, bút cho các nhóm - Nhận xét, chốt kết quả 4. Củng cố: BTTN. Trong quá trình sống, động vật thải ra môi trường những gì? A.Khí các- bô- níc, khí ô xi. B.Nước tiểu. Nước. C. Khí các- bô- níc.Nước tiểu. Các chất thải. + Quá trình trao đổi chất ở động vật là gì? Nêu ví dụ. - Củng cố bài, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài - 2 học sinh trả lời, liên hệ - Quan sát - Thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng các bạn - Trả lời câu hỏi +Động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô xi thải ra các chất cặn bã, khí các – bô – níc, nước tiểu + Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường. - Làm việc theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm dán sản phẩm lên bảng, cử đại diện trình bày -HS đọc yêu cầu bài. -Lớp làm bài theo yêu cầu của GV. -Đáp án: - Trả lời. - Lắng nghe - Về học bài THỂ DỤC: (GV bộ môn soạn và dạy) MĨ THUẬT: (GVbộ môn soạn và dạy.) SINH HOẠT: (Tiết 32) NHẬN XÉT CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 32 I/ Mục tiêu: - HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp mình trong tuần để có hướng phấn đấu, khắc phục cho tuần sau. - Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần. - Phát huy những việc đã làm tốt trong tuần 31 khắc phục những tồn tại. II/ Nội dung: - GV nhận xét chung: +Chuyên cần; Đi học đều, đúng giờ + Học tập: Có ý thức tự giác trong học tập Có ý thức tự quản tương đối tốt. - Một số em đã có tiến bộ trong học tập. - Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. - Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: - Vệ sinh thân thể + VS lớp học sạch sẽ. -Tuyên dương:. + Thể dục: Nhanh nhẹn, gọn gàng + Vệ sinh : Vệ sinh chung tương đối sạch.Vệ sinh cá nhân chưa gọn gàng ở một số em như ; III.Phương hướng tuần 33: - Tăng cường bồi dưỡng H/s Giỏi, phụ đạo H/s yếu. -Tiếp tục thi đua đôi bạn cùng tiến. -Tích cực rèn chữ, giữ vở sạch của lớp. -Tích cực rèn đọc bảng nhân,chia và rèn kĩ năng tính toán và làm văn. -Tích cực kiểm tra đọc bảng nhân và tập đọc 15 phút đầu giờ. -Tập nghi thức đội vào 10 phút giờ ra chơi
Tài liệu đính kèm: