Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 7 - Trường TH Hiếu Liêm

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 7 - Trường TH Hiếu Liêm

I. Mục tiêu:

- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước .

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. KNS: KN xác định giá trị, KN đảm nhận trách nhiệm ( xác định nhiệm vụ của bản thân ).

- Yu thích học tập bộ mơn.

II. Phương tiện dạy học:

· Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 66, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

· HS sưu tầm một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, các khu công nghiệp lớn.

· Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III. Tiến trình dạy học:

 

doc 68 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 7 - Trường TH Hiếu Liêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ/ Ngày
Tiết PPCT
Mơn
Tên bài dạy
Nội dung tích hợp
Hai
03/10
13
31
7
7
7
Tập đọc
Tốn
Lịch sử
Đạo đức
Anh văn
SHCC
Trung thu độc lập 
Luyện tập 
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngơ Quyền lãnh đạo ( Năm 938 )
Tiết kiệm tiền của ( tiết 1)
GDKNS
GDKNS;BVMT;GDSDNLTK&HQ
Ba
04/10
32
13
13
7
7
13
Tốn
LTVC
Khoa học
Kể chuyện
Mĩ thuật
LTBDH/S
Biểu thức có chứa hai chữ
Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam 
Phịng bệnh béo phì
Lời ước dưới trăng 
GDKNS
GDBVMT
Tư
05/10
14
33
13
7
13
Tập đọc
Tốn 
TLV
Địa lí
Anh văn
Thể dục
Ở vương quốc tương lai
Tính chất giao hốn của phép cộng
LT xây dựng đoạn văn kể chuyện
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Năm
06/10
34
14
14
7
14
Tốn
Khoa học
LTVC
Hát
LTBDH/S
Biểu thức cĩ chứa ba chữ
Phịng một số bệnh lây qua đường tiêu hĩa
LT viết tên người, tên địa lí Việt Nam
GDKNS;
GDBVMT
Sáu
07/10
35
14
7
14
7
7
Tốn
TLV
Chính tả
Thể dục
Kĩ thuật 
SH lớp
Tính chất kết hợp của phép cộng
Luyện tập phát triển câu chuyện.
Nhớ-viết: Gà Trống và Cáo
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 2) 
GDKNS
™ & ˜
 Ngày soạn: 01/10/2011
 Ngày dạy: 03/10/2011
Thứ hai , ngày 03 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 13: TRUNG THU ĐỘC LẬP
( GDKNS )
I. Mục tiêu: 
- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước . 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. KNS: KN xác định giá trị, KN đảm nhận trách nhiệm ( xác định nhiệm vụ của bản thân ).
- Yêu thích học tập bộ mơn.
II. Phương tiện dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 66, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
HS sưu tầm một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, các khu công nghiệp lớn.
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: 
2.KTBC:
- GV yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét & chấm điểm.
3. Bài mới:
 a. Khám phá:
- Hỏi : + Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
- Chỉ vào tranh minh hoạ chủ điểm và nói: Mơ ước là quyền của con người, giúp cho con người hình dung ra tương lai và luôn có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
- Treo tranh minh hoạ bài tập và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Điều đặc biệt đáng nhớ đây là đêm trung thu năm 1945, đêm trung thu độc lập đầu tiên của nước ta. Anh bộ đội mơ ước về điều gì? Điều mơ ước của anh so với cuộc sống hiện thực của chúng ta hiện nay như thế nào? Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
b.Kết nối:
* Hướng dẫn HS luyện đọc :
+ Mục tiêu: Đọc trơi chảy được tồn bài, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 - Đọc đúng các tiếng, từ khĩ: man mác, soi sáng, vằng vặc, 
 - Hiểu các từ ngữ khĩ trong bài.
+ Cách tiến hành:
- Mời 1 HS K, G đọc tồn bài 1 lần.
- HD HS chia đoạn bài tập đọc.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (nếu có).
- HD HS luyện đọc các câu:
 Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la/ khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu/ và nghĩ tới các em.
 Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên/ và anh mong ước ngày mai đây, những Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa/ sẽ đến với các em.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài, chú ý giọng đọc.
+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. Đoạn 1,2 : giọng đọc ngân dài, chậm rãi. Đoạn 3: giọng nhanh, vui hơn.
+ Nghỉ hơi dài sau dấu chấm lửng cuối bài.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: man mác, độc lập, yêu quý, thân thiết, nhìn trăng, tươi đẹp, vô cùng, phấp phới, chi chít, cao thẳm, to lớn, vui tươi, Trung thu độc lập, mơ ước, tươi đẹp.
c. Thực hành:
 * HD HS tìm hiểu bài:
+ Mục tiêu: HS hiểu nợi dung câu, đoạn và cả bài
+ Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt?
+ Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì vui?
+ Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì?
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
- Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- Trung thu thật là vui với thiếu nhi. Nhưng Trung thu đậc lập đầu tiên thật có ý nghĩa. Anh chiến sĩ đứng gác và nghĩ đến tương lai của các em nhỏ. Trăng đêm trung thu thật đẹp. Đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập. Trong đêm trăng đầy ý nghĩa ấy, anh chiến sĩ còn mơ tưởng đến tương lai của đất nước.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?
- Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
- Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 2.
 Ngày anh chiến sĩ mơ tưởng về tương lai của các em, tương lai của đất nước đến nay đất nước ta đã có nhiều đổi thay.
 Theo em, cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
- Qua tranh ảnh các em sưu tầm ta thấy những ước mơ của anh chiến sĩ đã trở thành hiện thực. Nhiều điều mà cuộc sống hôm nay của chúng ta đang có còn vướt qua ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: 
+ Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì?
+ Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- Ý chính của đoạn 3 là gì?
- Ghi ý chính lên bảng.
- Đại ý của bài nói lên điều gì?
- Nhắc lại và ghi bảng.
 * HD HS đọc diễn cảm:
+ Mục tiêu: Đọc diễn cảm tồn bài phù hợp với nội dung.
+ Cách tiến hành:
- Giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn cảm.
 Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai??
 Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đống lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
- GV đọc mẫu.
- Mời 2 HS đọc lại.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS .
- Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm đoạn văn.
- Nhận xét, tuyên dương HS .
d. Vận dụng:
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
- Hỏi: bài văn cho mấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- GDHS: Đây là lời tâm tình của người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ, gởi các em nhỏ VN nhân Tết Trung thu độc lập đầu tiên của các em. Đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khơng khí tưng bừng của ngày độc lập, anh chiến sĩ đã vơ cùng xúc động, bày tỏ niềm tin vào tương lai đất nước. Niềm tin ấy thể hiện qua lời mơ ước về một đất nước đổi mới với nền kinh tế vững mạnh khoa học tiên tiến, cuộc sống văn hố tươi đẹp. Anh chia sẻ niềm vui cuả mình với các bạn nhỏ, động viên khuyến khích các em phải vững tin vào tương lai đất nước, phải học tập tốt, trở thành con ngoan trị giỏi.
- GV nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh trong giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài: Ở vương quốc tương lai.
- HS hát
- 2 HS nối tiếp nhau học bài và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét.
+ Tên của chủ điểm tuần này là Trên đôi cánh ước mơ. Tên của chủ điểm nói lên niềm mơ ước, khát vọng của mọi người.
- Lắng nghe.
- Bức tranh vẽ cảnh anh bộ đội đang đứng gác dưới đêm trăng trung thu. Anh suy nghĩ và mơ ước một đất nước tươi đẹp cho trẻ em.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- HS nêu:
+ Đoạn 1: Đêm nayđến của các em.
+ Đoạn 2: Anh nhìn trăng  đến vui tươi.
+ Đoạn 3: Trăng đêm nay  đến các em.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng và tiếp nối nhau trả lời.
+ Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
+ Trung thu là Tết của thiếu nhi, thiếu nhi cả nước cùng rước đèn, phá cỗ.
+ Anh chiến sĩ nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em.
+ Trăng ngàn và gió núi bao la. Trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu qúy. Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.
- Đoạn 1 nói lên cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ em.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời.
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương lai đất nước tươi đẹp: Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới giữa những con tàu lớn, ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi.
+ Đêm trung thu độc lập đầu tiên, đất nước còn đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn nhiều.
+ Ứơc mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
- 2 HS nhắc lại.
- Giới thiệu các tranh ảnh và phát biểu.
* Ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa về tương lai của trẻ em và đất nước đã thành hiện thực: chúng ta đã có nhà máy thủy điện lớn: Hoà Bình, Y-a-li những con tàu lớn chở hàng, những cánh đồng lúa phì nhiêu, màu mỡ
* Nhiều nhà máy, khu phố hiện đại mọc lên, những con tàu lớn vận chuyển hàng hoá xuôi ngược trên biển, điện sáng ở khắp mọi miền
- HS trao đổi nhóm và giới thiệu tranh ảnh tự sưu tầm được.
+ Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp h ... ập đầy đủ.
- Duy trì tốt phong trào đơi bạn giúp nhau học tập, truy bài đầu giờ .
- Duy trì phong trào rèn chữ viết ( 2 bài mỗi tuần ), Viết vở tập viết đều đặn.
 & Về đạo đức, tác phong:
- Học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nĩi lời hay làm việc tốt, nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc giao cho tổng phụ trách, GVCN.
- Lễ phép chào hỏi thầy cô và người lớn tuổi.
- Chăm sóc tốt cây xanh.Tổ trực tưới nước bồn hoa vào cuối buổi học.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
 & Về chuyên cần: 
- Đến lớp đúng giờ, nghỉ học phải có giấy xin phép.
- GD HS đi đến nơi về đến chốn, hết giờ học phải về nhà, khơng la cà.
- Thực hiện tốt tháng an tồn giao thơng.
* Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ, trò chơi. 
- Các tổ trình bày một số tiết mục văn nghệ.
************************************
Ngày tháng năm 2011
KT DUYỆT
Ngày tháng năm 2011
NGƯỜI SOẠN
 Lê Thị Ánh Tuyết
BÀI 7 KĨ THUẬT: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI 
 BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (3 tiết )
I/ Mục tiêu: -HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
 -Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật. 
 -Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. 
III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và đường khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải).
 -GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV cho HS quan sát H1,2,3,4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện.
 +Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2.
 +Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải.
 -GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải. 
 -GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
 -GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK
 * Lưu ý:
 Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
 -Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H.3, H.4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác.
 -Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải( HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).
 -GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS quan sát và trả lời.
-HS quan sát và trả lời.
-HS đọc và trả lời.
-HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
-HS lắng nghe.
-HS đọc nội dung và trả lời và thực hiện thao tác.
-Cả lớp nhận xét.
-HS thực hiện thao tác. 
LỊCH Tiết :7	 KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG 
(NĂM 40)
I.Mục tiêu :
 -HS biết vì sao hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa .
 -Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa .
 -Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại PKPB đô hộ .
II.Chuẩn bị :
 -Hình trong SGK phóng to .
 -Lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng .
 -PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
 -Các triều đại PKPB đã làm gì khi đô hộ nước ta?
 -Nhân dân ta đã phản ứng như thế nào ?
 -Cho 2 HS lên điền tên các cuộc kn vào bảng.
 -GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu : ghi tựa 
 b.Tìm hiểu bài :
 *Hoạt động nhóm :
 -GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Đầu thế kỉ thứ Itrả thù nhà”.
 -Trước khi thảo luận GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: thời nhà Hán đô hộ nước ta , vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ .
 +Thái thú: là 1 chức quan cai trị 1 quận thời nhà Hán đô hộ nước ta.
 -GV đưa vấn đề sau để HS thảo luận :
 Khi tìm nguyên nhân của cuộc kn hai Bà Trưng, có 2 ý kiến :
 +Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặt biệt là Thái Thú Tô Định .
 +Do Thi Sách ,chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại .
 Theo em ý kiến nào đúng ? Tại sao ?
 -GV hướng dẫn HS kết luận sau khi các nhóm báo cáo kết quả làm việc :việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc kn nổ ra , nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước , căm thù giặc của hai Bà .
 *Hoạt động cá nhân :
 Trước khi yêu cầu HS làm việc cá nhân , GV treo lược đồ lên bảng và giải thích cho HS : Cuộc kn hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng nhưng trong lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc kn .
 -GV yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày lại diễn biến chính của cuộc kn trên lược đồ .
 -GV nhận xét và kết luận .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK , hỏi:Khởi nghĩa hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào?
 -Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ?
 -Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gìvề tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
 -GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất :sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đô hộ ,lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập . Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm .
4.Củng cố :
 -Cho HS đọc phần bài học .
 -Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc kn của Hai Bà Trưng ?
 -Cuộc kn Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì ?
 -GV nhận xét , kết luận .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Về nhà học bài và xem trước bài :”Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo “.
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung .
-HS đọc ,cả lớp theo dõi.
-HS các nhóm thảo luận .
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:vì ách áp bức hà khắc của nhà Hán ,vì lòng yêu nước căm thù giặc ,vì thù nhà đã tạo nên sức mạnh của 2 Bà Trưng khởi nghĩa.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc kn .
-HS lên chỉ vào lược đồ và trình bày .
-Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi
-Sau hơn 2 thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được độc lập.
-Nhân dân ta rất yêu nước và truyền thống bất khuất chống ngoại xâm.
-3 HS đọc ghi nhớ .
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét .
-HS cả lớp .
CHÍNH TẢ
BÀI 7 KĨ THUẬT: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI 
 BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (3 tiết )
Tiết 2 + 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 b)HS thực hành khâu đột thưa:
 * Hoạt động 3: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải
 -GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
 -GV nhận xét, sử dụng tranh quy trình để nêu cách gấp mép vải và cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột qua hai bước:
 +Bước 1: Gấp mép vải.
 +Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . 
 -GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
 -GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
 -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. 
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 +Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật.
 +Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 +Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Cắt, khâu túi rút dây”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
-HS theo dõi.
-HS thực hành .
-HS trưng bày sản phẩm .
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-HS cả lớp.
Thứ sáu ngày tháng năm 20
Tiết : 35 	 TỐN : 
ĐỊA LÍ : Tiết :6 
TẬP LÀM VĂN 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7 tuyet.doc