Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Tiết 4: Đạo đức

 $7: Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS biết:

- Con người ai cũng có tổ tiên và trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ở tổ tiên.

- Biết ơn tổ tiên ; tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

II. Đồ dùng:

Tranh minh hoạ trong SGK

 Phiếu bài tập cho HS.

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng
Tiết1: Chào cờ
Tập trung toàn trường
 ____________________________
Tiết 2: Tập đọc
$13:Những người bạn tốt.
I. Mục đích yêu cầu
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng sôi nổi, hồi hộp.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm đáng quý của loài cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,3 )
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ SGK
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc và nêu nội dung bài: Tác phẩm của Si- le và tên phát xít.
- Nhận xét- ghi điểm.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Chia đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầutrở về đất liền.
+ Đoạn 2: tiếp.sai giam ông lại.
+ Đoạn 3: tiếp..A- ri- ôn.
+ Đoạn 4: còn lại.
- Yêu cầu HS luyện đọc tiếp nối.
 Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- Chuyện gì xảy ra với nghệ sĩ tài ba A- ri- ôn?
- Vì sao nghệ sĩ A- ri- ôn phải nhảy xuống biển?
- Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
- Qua câu chuyện , em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý như thế nào?
* Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đàn cá heo và đám thủy thủ với nghệ sĩ A- ri- ôn?
* Những đồng tiền khắc hình con cá heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?
- Nội dung bài nói nên điều gì?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối toàn bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn 3.
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét- ghi điểm.
4. Củng cố- Dặn dò
- Em có suy nghĩ gì khi đọc câu chuyện này ?
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe ,chuẩn bị bài sau: Tiếng đàn ba –la –lai ca trên sông Đà .
- 3 HS lên bảng đọc và nêu nội dung bài.
- 4HS đọc tiếp nối theo đoạn kết hợp luyện từ khó và giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
1-2 HS đọc cả bài
 - Ông đạt giải nhất ở đảo Xi- xin với nhiều tặng phẩm quý giá. Trên chiếc tàu trở ông về, bọn thủy thủ nổi lòng tham cướp hết tặng vật và còn muốn giết ông. Ông xin được hát một bài hát mà mình yêu thích nhất và nhảy xuống biển.
- Vì thủy thủ muốn giết chết ông, vì không muốn chết trong tay bọn thủy thủ nên ông đã nhảy xuống biển.
+)ý1: A –ri -ôn gặp nạn .
- Khi A- ri- ôn cất tiếng hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A- ri- ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông vào đất liền nhanh hơn tàu.
+)ý2:Sự thông minh và tình cảm của cá heo đối với con người .
 - Cá heo là một con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ , biết cứu giúp khi người bị nạn.
+ý3:A -ri -ôn được thả tự do .
- Đám thủy thủ tuy là người nhưng vô cùng thâm lam độc ác, không biết chân trọng tài năng, cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa, biết cứu người gặp nạn, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp.
- Những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh.
- Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người.
- 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn, nêu giọng đọc của từng đoạn 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Luyện đọc theo cặp
- 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3, HS cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
_________________________________
Tiết3: Toán
 31:Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố:
- Quan hệ giữa 1 và ; và ; và 
- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
- Nhận xét- ghi điểm.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài:
B. Luyện tập:
Bài 1:
a.1gấp bao nhiêu lần ?
b. gấp bao nhiêu lần ?
c. gấp bao nhiêu lần ?
Bài 2: Tìm x.
- Muốn tìm số hạng, số bị trừ chưa biết, ta làm như thế nào?
- Muốn tìm thừa số, số bị chia chưa biết, ta làm như thế nào?
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề
- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải.
*Bài 4: ( Nếu còn thời gian ) 
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải.
4. Củng cố- Dặn dò 
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào ?
- Nhận xét tiết học ,dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng làm bài 1 
b. - - = = 
c. x x = == 
- 3 HS lên bảng làm,lớp làm nháp
a. 1 : = 1 x = 10 ( lần )
 Vậy 1 gấp 10 lần 
b. : = x = 10 ( lần)
 Vậy gấp 10 lần .
c. : = x = 10 ( lần )
Vậy gấp 10 lần .
HS làm.
a. x + = ; b. x - = 
 x = - x = + 
 x = x = 
c. X x = d. X : = 14
 X = : X = 14 x 
 X = X = 2
Bài giải
Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được là:
 ( + ) : 2 = ( bể )
 Đáp số: bể
Bài giải
Giá tiền mỗi m vải trước khi giảm giá là:
 60 000 : 5 = 12 000 ( đồng )
Giá tiền mỗi m vải sau khi giảm giá là:
 12 000 – 2000 =10 000 ( đồng )
Số m vải có thể mua được theo giá mới là:
 60 000 : 10 000 = 6 (m )
 Đáp số: 6 m
Tiết 4: Đạo đức
 $7: Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Con người ai cũng có tổ tiên và trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ở tổ tiên.
- Biết ơn tổ tiên ; tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Đồ dùng:
Tranh minh hoạ trong SGK
 Phiếu bài tập cho HS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài học của HS tuần trước.
- Nhận xét- ghi điểm.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1:Tìm hiểu truyện " Thăm mộ"
+) Mục tiêu: 
- Giúp HS biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên.
+) Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS cả lớp hoạt động.
+ GV treo tranh yêu cầu HS tìm hiểu, quan sát tranh.
+ Trong bức tranh có những gì?
+ Bố và Việt đang làm gì?
- GV gọi HS đọc bài Thăm mộ trong SGK.
- Y/C HS thảo luận các câu hỏi sau.
+ Nhân dịp đón tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên?
+ Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt những gì khi kể về tổ tiên?
+ Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ?
+ Qua câu chuyện trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà? vì sao?
- Gọi đại diện nhóm lên báo cáo.
- Nhận xét- sửa sai.
- GV gọi 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn tổ tiên?
+) Mục tiêu: Giúp HS biết được những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
+) Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GV gọi các nhóm lên viết kết quả của nhóm mình trên bảng.
- Nhận xét- bổ sung.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
+) Mục tiêu: HS biết đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tổ lòng biết ơn tổ tiên.
+) Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.
+ GV tổ chức cho HS thảo luận, theo mẫu sau.
 Việc đã làm.
 Việc sẽ làm
- Gọi từng nhóm đọc kết quả thảo luận và yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
4. Củng cố- Dặn dò
- Em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2 HS lên bảng.
- HS quan sát tranh và tìm hiểu nội dung truyện.
- Bức tranh vẽ bạn Việt và bố của bạn Việt
- Họ đang chắp tay khấn trước mộ tổ tiên, ông bà.
- 1 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe.
- HS thảo luận.
- Nhân dịp đón tết cổ truyền, bố của Việt đã đi thăm mộ ông nội ngoài nghĩa trang làng, bố của Việt còn mang xẻng ra những vạt cỏ xanh, lựa sắn từng vầng cỏ tươi đem về đắp lên, rồi kính cẩn thắp hương trên mộ ông và những ngôi mộ xung quanh.
- Bố muốn nhắc Việt phải biết ơn tổ tiên và giữ gìn truyền thống gia đình.
- Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ, vì Việt muốn thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên
- Qua câu chuyện trên em thấy rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, của dân tộc Việt Nam.
- HS lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- HS thảo luận theo nhóm.
+ Những việc làm thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên là: a, c ,d, đ .
- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp, hoạt động theo hướng dẫn. 
- HS thảo luận theo cặp.
- HS trình bày kết quả thảo luận. 
Buổi chiều
Tiết 1: Thể dục
$13:Đội hình đội ngũ- Trò chơi“ Trao tín gậy ’’
I. Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ năng động tác đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, hàng dọc ,dóng hàng, điểm số, dàn hàng ,dồn hàng ,đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu tập hợp hàng nhanh trật tự, đi đều vòng phải, vòng trái đúng kĩ thuật, không xô lệch hàng , thực hiện được động tác đổi chân khi đi sai nhịp.
- Trò chơi: “ Trao tín gậy” . Yêu cầu nhanh nhẹn, bình tĩnh.
II. Địa điểm- Phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: còi, 4 tín gậy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nôi dung.
định lượng 
 Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông, vai
+ Chạy nhẹ nhàng thành một hàng trên địa hình tự nhiên rồi đi thường thành 4 hàng ngang.
+ Chơi trò chơi “ Chim bay, cò bay ”.
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ:
- Ôn đội hình hàng ngang, dóng hàng, điểm số,dàn hàng ,dồn hàng đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi sai nhịp.
+ GV điều khiển lớp tập.
+ Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.
-HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV
- GV quan sát, nhận xét.
b.Trò chơi vận động:
- Chơi trò chơi: Trao tín gậy.
+ GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
+ Cho cả lớp cùng chơi.
- GV điều khiển, quan sát.
3. Phần kết thúc:
- Yêu cầu HS thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Hát một bài theo nhịp vỗ tay.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
6- 10 '
18- 22'
 4-6 '
Đội hình nhận lớp ,khởi động
 * * * * * *
 * * * * * * GV
 * * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
 * 
Đội hình phần kết thúc 
_____ ... __
Buổi chiều
Tiết 1: Thể dục
$14 :Đội hình đội ngũ- Trò chơi
“ Trao tín gậy”
I. Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ năng động tác đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu tập hợp hàng nhanh trật tự, đi đều vòng phải, vòng trái đúng kĩ thuật, không xô lệch hàng,thực hiện được động tác đổi chân khi đi sai nhịp.
- Trò chơi: “ Trao tín gậy” . Yêu cầu nhanh nhẹn, bình tĩnh.
II. Địa điểm- Phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường.
Phương tiện: còi, 4 tín gậy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nôi dung.
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông, vai
+ Chạy nhẹ nhàng thành một hàng trên địa hình tự nhiên rồi đi thường thành 4 hàng ngang.
+ Chơi trò chơi “ Chim bay, cò bay ”.
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ:
- Ôn đội hình hàng ngang , dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái- đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
+ GV điều khiển lớp tập.
+ Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.
- GV quan sát, nhận xét.
b.Trò chơi vận động:
- Chơi trò chơi: Trao tín gậy.
+ GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
+ Cho cả lớp cùng chơi.
- GV điều khiển, quan sát.
3. Phần kết thúc:
- Yêu cầu HS thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Hát một bài theo nhịp vỗ tay.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
6- 10 '
18- 22'
4- 6 '
Đội hình nhận lớp và khởi động
* * * * * *
 * * * * * * GV
* * * * * *
Đội hình ôn tập đội hình đội ngũ
* * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * *
- Học sinh chơi theo sự hướng dẫn củaGV
____________________________________
Tiết 2: Mĩ thuật
$7:Vẽ tranh
 Đề tài an toan giao thông.
I/ Mục tiêu
- HS hiểu đề tài an toàn giao thông 
- HS Biết cách vẽ tranh đề tài an toàn giao thông .
- vẽ được tranh đề tài an toàn giao thông 
- HS có ý thức chấp hành Luật Giao thông.
II/Chuẩn bị.
 -Tranh ảnh về an toàn giao thông.
 -Một số biển báo giao thông 
 -Một số bài vẽ về đề tài an toàn giao thông.
III/ Các hoạt động dạy –học.
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b..Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề tài.
-GV cho HS quan sát tranh ảnh đề tài an toàn giao thông.Gợi ý nhận xét.
C Hoạt động2: Cách vẽ tranh.
-GV hướng dẫn các bước vẽ tranh
+Sắp xếp các hình ảnh.
+Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau.
+Vẽ màu theo ý thích.
d.Hoạt động 3: thực hành.
-GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
g.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ nhận xét , đánh giá.
-GV tổng kết chung bài học.
- HS quan sát và nhận xét
- cách chọn nội dung.
- Những hình ảnh đặc trưng.
- Khung cảnh chung.
- HS theo dõi.
- HS thực hành vẽ.
-Các nhóm trao đổi nhận xét đánh giá bài vẽ.
 3. Dặn dò.
 * Tại sao mọi người cần chấp hành luật giao thông ? 
- Nhận xét tiết học ,dặn HS quan sát một số vật có dạng hình trụ và hình cầu
_______________________________________________________________
Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010
(Cô Năm soan giảng )
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: Toán
$35:Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách chuyển một phân số thành một hỗn số rồi thành số thập phân.
- Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
- Nhận xét- ghi điểm.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
C. Luyện tập:
Bài 1: 4 HS lên bảng làm ,lớp làm nháp
a. Chuyển các phân số thập phân sau thành hỗn số:
b. Chuyển các hỗn số ở phần a thành số thập phân:
- Nhận xét - cho điểm.
Bài 2:
Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số đó.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 3:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm theo mẫu.
- Nhận xét- cho điểm.
Bài 4: ( Nếu còn thời gian )
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Nhận xét- ghi điểm.
4. Củng cố- Dặn dò(5)
- Muốn chuyển phân số thập phân thành hỗn số ta làm như thế nào ?
- Nhận xét tiết học ,dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 HS lên bảng viết số thập phân Bài 2 c,d,e (Tr 38)
- HS làm
 = 16 ; = 73 
 = 56 ; = 6 
16 = 16,2 ; 73 = 73,4
56 = 56, 08 ; 6 = 6,05
- HS làm.
 = 4,5 ; = 83,4
 = 19,54 ; = 2,167
 = 0, 2020
- HS làm.
2,1 m = 21 dm ; 5,27 m = 527 cm
8,3 m = 830 cm ; 3,15 m= 315 cm
- HS làm.
a. = ; = 
b. = 0,6 ; = 0,60
c. = 0,6 ; = 0,60.
______________________________
Tiết 2: Tập làm văn 
$14:Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
-Giúp HS viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước dựa theo dàn ý đã lập từ tiết trước. Y/c: Nêu được đặc điểm của sự vật được miêu tả trình tự, miêu tả hợp lý, nêu được nét đặc sắc, riêng biệt của cảnh vật .
II. Chuẩn bị
Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 HS đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- Nhận xét cho điểm
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
B. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc đề bài và phần gợi ý.
- Gọi HS đọc lại bài văn đọc lại bài Vịnh Hạ Long.
- Y/c HS tự viết đoạn văn, GV hướng dẫn gợi ý cho HS làm bài.
- Y/c HS dán bài lên bảng và đọc bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- Y/c 5 HS đọc bài làm hoàn chỉnh của mình.
4. Củng cố – dặn dò 
- Để miêu tả được cảnh vật sinh động hấp dẫn người miêu tả cần làm gì ?
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài , chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- 2 HS đọc tiếp nối cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- 2 HS lần lượt trình bày bài của mình.
- 5 HS đọc bài của mình.
_________________________________
Tiết4: Địa lý
$7:Ôn tập
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Xác định và mô tả được vị trí địa lí nước ta trên bản đồ.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình , khí hậu ,sông ngòi ,đất rừng .
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn các đảo,quần đảo của nước ta trên lược đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn?
- Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống nhân dân ta?
3. Bài mới
A. Giới thệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
+)Hoạt động 1: Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan liên các yếu tố địa lí tự nhiênViệt Nam:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, cùng làm các bài tập thực hành.
Nội dung bài tập thực hành là:
- Quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á, chỉ trên lược đồ và mô tả:
+ Vị trí và giới hạn của nước ta.
+ Vùng biển của nước ta.
+ Một số đảo và quần đảo nước ta.
- Quan sát lược đồ địa hình Việt Nam:
+ Nêu tên và chỉ vị trí của các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, các dãy núi hình cánh cung.
+ Nêu tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn của nước ta.
+ Chỉ vị trí sông Hồng, sông Thái Bình , sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Đòng Nai, sông Hậu.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.
- Nhận xét- Bổ sung.
+) Hoạt động 2; Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Y/C HS thảo luận theo nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành bảng thống kê các đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam
- Y/c các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- 3 HS lên bảng.
- HS làm các bài tập theo cặp.
- 5 HS lần lượt lên bảng chỉ trên lược đồ và mô tả một số đặc điiểm về vị trí địa lí sông ngòi của nước ta.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng thống kê vào phiếu bài tập
STT
Các yếu tố tự nhiên.
 Đặc điểm chính
1
Địa hình
Trên phần đất liền của nước ta:diện tích là đồi núi diện tích là đồng bằng.
2
Khoáng sản
Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, a- pa- tít, bô- xít, sắt, dầu mỏ trong đó than là khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta.
3
Khí hậu
 Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
4
Sông ngòi
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn.
Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có phù sa.
5
Đất
Nước ta có hai loại đất chính:
- Phe- ra- lít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập trung ở vùng núi.
- Đất phù sa mầu mỡ tập chung ở đồng bằng.
6
Rừng
Nước ta có nhiều loại rừng chủ yếu là hai loại rừng chính:
Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng đồi núi.
Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.
 C.Củng cố- dặn dò
- Nêu vị trí địa lý của nước Việt Nam ta ?Khí hậu và địa hình nước ta có đặc điểm gì ?
- Củng cố lại bài , dặn HSvề học bài chuẩn bị bài sau . 
Tiết4: Sinh hoạt lớp (Tuần 7)
	I/ Các tổ sinh hoạt:
	- Tổ trưởng nhận xét, xếp loại từng thành viên trong tổ.
	- Y kiến của các thành viên góp ý, bổ sung.
	- Thống nhất xếp loại từng cá nhân.
	II/ Sinh hoạt lớp:
	1 - Tổ trưởng thông báo kết quả sinh hoạt tổ:
- Tổ trưởng các tổ lần lượt thông báo tình hình chung của cả tổ trong tuần và xếp loại cá nhân của cả tổ.
2 - Đánh giá chung của lớp trưởng:
- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Y kiến bổ sung của cả lớp.
3 - Nhận xét đánh giá của GVCN:
+)Về đạo đức:
Hầu hết HS ngoan, chấp hành tốt nội qui, qui định của trường của lớp. hiện tượng nói tục giảm. Không còn hiện tượng ăn quà, HS chấp hành tốt luật giao thông đường bộ, cần phát huy.
+)Về học tập:
- HS đi học đều, đúng giờ.
- Nề nếp học tập khá tốt.
- Tồn tại:
	 + Hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học vẫn còn.
	 + Một số HS chưa chịu khó học bài cũ: Dương , Nông Quân ,Anh 
 Thăng , Tâm ...
+)Các hoạt động khác:
- Sinh hoạt Đội: Thực hiện nghiêm túc.
- Vệ sinh : sạch sẽ .
- Thể dục duy trì tốt.
III/ Phương hướng tuần tới: 
- Khắc phục những tồn tại.
- Duy trì tốt mọi nề nếp nhất là nề nếp học tập.
- Chấm dứt việc không học bài cũ
.IV/Hoạt động tậpthể: 
 -Tiếp tục hướng dẫn các em học an toàn giao thông

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2010_2011_ban_hay.doc