Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 17

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 17

Tiết 33 : RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới , về mặt trăng rất ngộ nghĩnh , rất khác với người lớn .

- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng , chậm rãi ; phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

 - Giáo dục HS cần suy nghĩ theo đúng lứa tuổi .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc SGK .

 

doc 47 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC 
Tiết 33 : RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới , về mặt trăng rất ngộ nghĩnh , rất khác với người lớn .
- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng , chậm rãi ; phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
	- Giáo dục HS cần suy nghĩ theo đúng lứa tuổi .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
P.PHÁP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Trong quán ăn “Ba cá bống” .
	- Kiểm tra 4 em đọc truyện Trong quán ăn “Ba cá bống” theo cách phân vai ; sau đó trả lời câu hỏi 4 .
 3. Bài mới : (27’) Rất nhiều mặt trăng .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
TIẾN HÀNH 
- Có thể chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Tám dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  bằng vàng rồi .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
-Hoạt động cả lớp.
-Trực quan 
-Nhóm đôi.
-Làm mẫu
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
TIẾN HÀNH 
Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
Trước yêu cầu của công chúa , nhà vua đã làm gì ?
Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
Tại sao họ cho đó là đòi hỏi không thể thực hiện được ?
Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học ?
Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng? rất khác với cách nghĩ của người lớn .
- Nói thêm : Chú hề hiểu trẻ em nên đã cảm nhận đúng : Nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ về mặt trăng của người lớn , của các quan đại thần và các nhà khoa học .
Sau khi biết rõ công chúa muốn có một mặt trăng theo ý nàng , chú hề đã làm gì ?
Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
- Cô muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng .
- Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần , các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa .
- Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được .
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua .
- Đọc đoạn 2 .
- Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã / Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn  
- Mặt trăng chỉ to hơn ngón tay công chúa , treo ngang ngọn cây , được làm bằng vàng  
- Đọc đoạn 3 .
- Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn , đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng , lớn hơn móng tay của công chúa , cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ .
- Công chúa vui sướng ra khỏi giường bệnh , chạy tung tăng khắp vườn .
-Hoạt động thảo luận nhóm .
-Vấn đáp.
-Vấn đáp
-Động não.
-Giảng giải
-Vấn đáp.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
TIẾN HÀNH 
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Thế là chú hề  bằng vàng rồi . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?	
- Giáo dục HS có lòng tự hào dân tộc .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS về nhà tập kể chuyện trên cho người thân nghe ; đọc trước phần tiếp theo của truyện sẽ được học trong tiết sau
- 3 em đọc truyện theo cách phân vai .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Công chúa nhỏ rất đáng yêu , ngây thơ / Các vị đại thần , các nhà khoa học không hiểu trẻ em / Chú hề rất thông minh / Trẻ em suy nghĩ rất khác với người lớn  
-Phân vai.
-Giảng giải
-trực quan 
-Thi đua.
 Rút kinh nghiệm:
 CHÍNH TẢ 
Tiết 17 : MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài Mùa đông trên rẻo cao .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài văn miêu tả Mùa đông trên rẻo cao . Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : l / n ; ât / âc .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu viết nội dung BT2a hoặc b , BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
P.PHÁP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Kéo co .
	- Kiểm tra 2 em viết trên bảng lớp , cả lớp viết trên nháp lời giải của BT2a hoặc b tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Mùa đông trên rẻo cao .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả 
TIẾN HÀNH 
- Nhắc HS chú ý những từ ngữ dễ viết sai , cách trình bày bài .
- Đọc từng câu cho HS viết .
- Đọc lại toàn bài .
- Chấm , chữa bài . Nêu nhận xét chung .
- 1 em đọc bài Mùa đông trên rẻo cao .
- Đọc thầm lại đoạn văn . 
- Viết bài vào vở .
- Soát lại .
-Trực quan
-HĐ cả lớp.
-Thực hành 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
TIẾN HÀNH 
.
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Dán lên bảng 3 , 4 tờ phiếu ; mời 3 , 4 em lên bảng thi làm bài .
- Bài 3 : 
+ Dán lên bảng 3 , 4 tờ phiếu ; mời mỗi nhóm khoảng 6 em lên bảng thi làm bài tiếp sức , chọn 12 từ đúng để hoàn chỉnh đoạn văn .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài chính tả .
- Đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở .
- Từng em đọc đoạn văn đã điền đầy đủ các tiếng cần thiết vào ô trống .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Sửa bài theo lời giải đúng .
- Đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở .
- Từng em đọc đoạn văn đã điền đầy đủ các tiếng cần thiết vào ô trống .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Sửa bài theo lời giải đúng .
-Thực hành cả lớp.
-Miệng 
-Trực quan 
-Thực hành cả lớp.
 Rút kinh nghiệm:
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 33 : CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì ?
	- Nhận ra hai bộ phận CN , VN của câu kể Ai làm gì ? , từ đó biết vận dụng kiểu câu này vào bài viết .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Giấy khổ to viết sẵn đoạn văn ở BT.I.1 .
	- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT.I.2 và 3 .
	- Ba , bốn tờ phiếu viết nội dung BT.III.1 .
	- Ba băng giấy – mỗi băng viết 1 câu kể có trong đoạn văn ở BT.III.1 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
P.PHÁP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Câu kể .
- 1 em nêu lại ghi nhớ bài học trước .
- 1 em làm lại 1 bài tập tự chọn tiết trước 
 3. Bài mới : (27’) Câu kể Ai làm gì ?
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm được các bộ phận của câu kể Ai làm gì ? 
TIẾN HÀNH 
- Bài 1 , 2 : 
+ Phân tích làm mẫu câu 2 .
+ Phát phiếu đã kẻ bảng để HS trao đổi theo cặp , phân tích tiếp các câu còn lại .
- Bài 3 : 
- 2 em tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của BT1,2 .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả phân tích câu của mình .
- Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm , chốt lại lời giải đúng .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Đặt câu hỏi mẫu cho câu 2 :
+ Người lớn làm gì ?
+ Ai đánh trâu ra cày ?
- Thực hiện tiếp các câu còn lại như BT2 
-Trực quan 
-Thảo luận nhóm 
-Trình bày –Nxét
-Hoạt động cá nhân
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
TIẾN HÀNH 
- Viết sơ đồ phân tích cấu tạo câu mẫu và giải thích : Câu kể Ai làm gì? thường gồm 2 bộ phận :
+ Bộ phận 1 chỉ người hay vật hoạt động gọi là chủ ngữ .
+ Bộ phận 2 chỉ hoạt động trong câu gọi là vị ngữ .
- Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ .
- 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK .
-Giảng giải
-Trực quan 
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
TIẾN HÀNH 
- Bài 1 : 
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng bằng cách dán 1 tờ phiếu , mời 1 em giỏi lên bảng gạch dưới 3 câu kể có trong đoạn văn .
- Bài 2 : 
+ Lưu ý : Dưới mỗi bộ phận có thể ghi tắt CN , VN ; giữa 2 bộ phận có thể đánh dấu gạch chéo .
+ Dán bảng 3 băng giấy viết câu kể ở BT.III.1 .
- Bài 3 : 
+ Nhắc HS : Sau khi viết xong đoạn văn , hãy gạch dưới bằng bút chì những câu trong đoạn là câu kể Ai làm gì ? 
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ , làm lại BT3 vào vở .
- Đọc thành tiếng yêu cầu của bài , làm bài cá nhân , tìm các câu kể mẫu Ai làm gì ? có trong đoạn văn .
- Phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT .
- Trao đổi theo cặp , xác định bộ phận CN , VN trong mỗi câu văn vừa tìm được ở BT1 .
- 3 em lên bảng làm bài , trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- Một số em tiế ... mặt luống để gọn vào một chỗ . Chú ý làm hai bên thành luống thoai thoải dần từ rãnh lên mặt luống đẻ giữ cho đất trên luống không bị trôi xuống rãnh .
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành , phân chia vị trí thực hành cho các nhóm và giao nhiệm vụ .
- Theo dõi , uốn nắn giúp cho HS làm tốt phần việc được giao , nhắc nhở HS đảm ảo an toàn lao động .
- Cuối buổi , nhắc các em thu dọn và rửa sạch dụng cụ .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thực hành lên luống .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và các bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Hướng dẫn HS tự đánh giá công việc theo các tiêu chuẩn :
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động .
+ Thực hiện đúng các thao tác và các bước trong quy trình .
+ Luống và rãnh luống tương đối thẳng , đảm bảo kích thước .
+ Hoàn thành đúng thời gian , đảm bảo an toàn lao động .
Hoạt động lớp .
- Đánh giá kết quả .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức làm việc cẩn thận , đảm bảo an toàn lao động .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , thái độ và kết quả học tập của HS .
	- Dặn HS về nhà đọc trước bài học sau , chuẩn bị đủ công cụ , vật liệu .
 Rút kinh nghiệm:
..
MĨ THUẬT 
Tiết 17 : Vẽ trang trí : TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU :
	- Hiểu biết thêm về trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong cuộc sống .
	- Biết lựa chọn họa tiết và trang trí được hình vuông .
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông như : khăn vuông , khăn trải bàn , thảm , gạch hoa  
	- Một số bài trang trí hình vuông của HS các lớp trước .
	- Sưu tầm một số bài trang trí hình vuông trong các giáo trình mĩ thuật .
	- Hình hướng dẫn các bước trang trí hình vuông .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Vở Tập vẽ .
	- Bút chì , tẩy , com-pa , thước kẻ , màu vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
P.PHÁP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tập nặn tạo dáng : Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ đồ hộp .
	- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Vẽ trang trí : Trang trí hình vuông .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của các mẫu trang trí hình vuông .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và hình 1 , 2 SGK để HS nhận xét và tìm ra cách trang trí :
+ Có nhiều cách trang trí hình vuông 
+ Các họa tiết thường được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và đường trục .
+ Họa tiết chính thường to hơn và ở giữa 
+ Họa tiết phụ thường nhỏ hơn ở 4 góc xung quanh .
+ Những họa tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau và cùng màu , cùng độ đậm nhạt .
+ Màu sắc và đậm nhạt làm rõ trọng tâm bài .
- Gợi ý HS so sánh , nhận xét hình 1 , 2 SGK để tìm ra sự giống nhau , khác nhau của cách trang trí về bố cục , hình vẽ , màu sắc .
-HS theo dõi.
-Trực quan 
-Giảng giải
-Vấn đáp.
Hoạt động 2 : Cách trang trí hình vuông 
MT : Giúp HS nắm cách trang trí hình vuông .
PP : Trực quan , giảng giải .
- Vẽ một số hình vuông ở bảng rồi hướng dẫn 
+ Kẻ các trục .
+ Tìm và vẽ các hình mảng trang trí 
- Sử dụng một số họa tiết như hình hoa , lá đơn giản vẽ vào các hình mảng cho phù hợp để HS nhận ra :
+ Cách sắp xếp họa tiết .
+ Cách vẽ họa tiết vào các mảng .
- Gợi ý cách vẽ màu :
+ Không vẽ quá nhiều màu , dùng từ 3 – 5 màu .
+ Vẽ màu vào họa tiết chính trước , họa tiết phụ và nền vẽ sau .
+ Màu sắc cần có đậm , có nhạt để làm nổi rõ trọng tâm .
Hoạt động cá nhân .
-Giảng giải.
-Trực quan 
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS trang trí được một hình vuông .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Nhắc HS :
+ Vẽ hình vuông vừa với tờ giấy .
+ Kẻ các đường trục bằng bút chì .
+ Vẽ các mảng theo ý thích : hình mảng chính ở giữa , hình mảng phụ ở xung quanh .
+ Vẽ họa tiết vào các mảng . Các họa tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau . Chú ý nhìn trục để vẽ cho họa tiết cân đối và đẹp .
+ Chọn và vẽ màu theo ý thích , có đậm , có nhạt .
.
- Các nhóm thực hành .
-Hoạt động thực hành cả lớp.
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
Chọn một số bài vẽ có những ưu điểm , nhược điểm điển hình để cùng đánh giá , xếp loại .
4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của việc trang trí .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Quan sát hình dáng . màu sắc của các loại lọ và quả .
Hoạt động lớp .
 Rút kinh nghiệm:
..
ÂM NHẠC 
Tiết 17 : ÔN TẬP
THỂ DỤC 
Tiết 33 : THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CÂN BẰNG 
TRÒ CHƠI “NHẢY LƯỚT SÓNG”
I. MỤC TIÊU :
	- Tiếp tục ôn tập đi kiễng gót hai tay chống hông . Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác .
	- Chơi trò chơi Nhảy lướt sóng . Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy chậm thành 1 hàng dọc xung quanh sân tập : 1 – 2 phút .
- Trò chơi Làm theo hiệu lệnh : 1 phút .
- Tập bài Thể dục phát triển chung : 1 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác thể dục rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Bài tập rèn luyện tư thế cân bằng : 12 – 14 phút .
- Oân đi kiễng gót hai tay chống hông : Nội dung và phương pháp như bài 32 .
- Có thể phối hợp ôn tập họp hàng ngang , dóng hàng , điểm số trước khi cho HS tập đi kiễng gót . 
- Nhắc HS kiễng gót cao , chú ý giữ thăng bằng và đi trên đường thẳng .
b) Trò chơi “Nhảy lướt sóng” : 5 – 6 phút 
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi , nội quy chơi , sau đó cho HS chơi thử 1 lần để hiểu cách chơi rồi chơi chính thức .
+ Có thể phân công trọng tài và người phục vụ , thay đổi vai chơi để các em đều được tham gia .
+ Sau 3 lần chơi , em nào bị vướng chân 3 lần liên tiếp sẽ bị phạt .
+ Luôn nhắc các em đảm bảo an toàn trong tập luyện và vui chơi .
Hoạt động lớp, nhóm .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 1 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 2 – 3 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy chậm và hít thở sâu : 1 phút .
- Đứng tại chỗ vỗ tay , hát : 1 phút .
 Rút kinh nghiệm:
..
 THỂ DỤC 
Tiết 34 : ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY
TRÒ CHƠI “NHẢY LƯỚT SÓNG”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân tập họp hàng ngang , dóng hàng . Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác .
	- Oân đi nhanh chuyển sang chạy . Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác .
	- Chơi trò chơi Nhảy lướt sóng . Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên : 1 phút .
- Chơi trò chơi Kéo cưa lừa xẻ : 1 phút .
- Tập bài Thể dục phát triển chung : 1 lần ( 2 x 8 nhịp ) .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác đội hình đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Đội hình đội ngũ : 3 – 4 phút .
- Oân tập họp hàng ngang , dóng hàng :
+ Đến từng tổ quan sát , nhắc nhở , giúp đỡ HS .
b) Bài tập rèn luyện tư thế cân bằng : 8 – 10 phút .
- Oân đi nhanh chuyển sang chạy : 
+ Điều khiển HS tập .
+ Đến từng tổ nhắc nhở và sửa động tác chưa chính xác cho HS .
- Oân đi theo vạch kẻ thẳng , hai tay dang ngang : 5 – 6 phút .
+ Đội hình và cách tập như trên .
c) Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng” : 5 – 6 phút .
- Điều khiển cho HS chơi . Cho các tổ thi đua , tổ nào có số lần vướng chân ít nhất sẽ được biểu dương .
- Nhắc HS đảm bảo an toàn .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã được phân công . Mỗi em cần làm chỉ huy ít nhất 1 lần .
- Cả lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc , mỗi em cách nhau 2 – 3 m . 
- Từng tổ trình diễn đi đều theo 1 – 4 hàng dọc và di chuyển hướng phải , trái : 1 lần .
- Biểu diễn thi đua giữa các tổ : 1 lần .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 2 – 3 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy chậm thả lỏng theo đội hình vòng tròn : 1 phút .
- Đứng tại chỗ , vỗ tay , hát : 1 phút .
 Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc