Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 6 năm học 2013

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 6 năm học 2013

TẬP ĐỌC

NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

 I/ MỤC TIÊU:

* Mục tiêu bài học:

 Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

 Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể truyện.

 *Mục tiêu KNS:

 - KN giao tiếp

 - KN thể hiện sự thông cảm.

 - KN tư duy phê phán.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

 

doc 25 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 6 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 6
Từ ngày 23 / 09 / 2013 đến ngày 27 /09 /2013
Thứ
 Ngày 
TIẾT
BUỔI
MÔN DẠY
TÊN BÀI DẠY
Thứ 2
23/9
3
4
Sáng
Tập đọc
Chính tả
Nỗi dằn vặt của An-đrây – ca
Người viết truyện thật thà
BP
BP
4
5
Chiều
Toán
SHĐT
Luyện tập
Thứ 3
24/9
1
2
3
Sáng
Lịch sử
Tập đọc
Toán
Khởi nghĩa hai Bà Trưng ( năm 40)
Chị em tôi
Luyện tập chung
PHT
BP
1
3
4
Chiều
Kể chuyện
LT Tiếng Việt
Địa lí
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Luyện MRVT: Trung thực – Tự trọng. DT
Tây Nguyên
Bản đồ
Thứ 4
25/9
2
3
Chiều
Toán
Luyện từ và câu
Luyện tập chung
Danh từ chung và danh từ riêng
Từ điển
Thứ 5
26/9
1
2
3
Sáng
Tập làm văn
LT Tiếng Việt
Toán
Trả bài văn viết thư
Luyện đọc
Phép cộng
PHT
BP
1
4
Chiều
Luyện từ và câu
LT Toán
MRVT: Trung thực – Tự trọng
Luyện: Tìm số trung bình cộng.
Thứ 6
27/9
3
Sáng
Toán
Phép trừ
1
3
Chiều
Tập làm văn
LT Toán
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
Thùc hµnh : Xem biÓu ®å
BP
BP
* Công tác chuyên môn trọng tâm trong tuần:
 Soạn giảng đúng phân phối chương trình, theo chuẩn kiến thức kĩ năng và công văn số 1617 / SGĐT- GDTH kết hợp tích hợp kĩ năng sống, GD môi trường biển đảo vaø söû duïng naêng löôïng TK/ HQ.
Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
Sinh hoạt chuyên môn.
Làm đồ dùng dạy học.
 Dự giờ: Môn: Khoa học Tiết: 1 Lớp: 4C Ngày dạy: 25/09/2013
 HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN
 Nguyễn Biên Thùy
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2013
Buổi sáng: TẬP ĐỌC 
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
 I/ MỤC TIÊU:
* Mục tiêu bài học:
 Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
 Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể truyện.
 *Mục tiêu KNS:
 - KN giao tiếp
 - KN thể hiện sự thông cảm.
 - KN tư duy phê phán.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
* Hướng dẫn luyện đọc
- GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
 GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lần 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp, chú ý tên riêng tiếng nước ngoài
Lần 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV giúp HS hiểu nghĩa từ dằn vặt (cho HS đặt câu với từ này)
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
* GV đọc diễn cảm cả bài
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca thế nào?
An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
GV nhận xét & chốt ý 
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
Chuyện gì đã xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
GV nhận xét & chốt ý 
4. Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn 
Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Bước vào phòng ông nằm  từ lúc con vừa ra khỏi nhà) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
5.Củng cố- Dặn dò: 
- Câu chuyên trên có ý nghĩa gì?
Em hãy đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa câu chuyện?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Chị em tôi 
HS nêu:
+ Đoạn 1: từ đầu .. mang về nhà 
+ Đoạn 2: phần còn lại 
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng mẹ & ông. Ông em đang ốm rất nặng
-An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay
An-đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về. 
- HS đọc thầm đoạn 2
- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
HS nêu:
+ An-đrây-ca oà khóc khi biết ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.
+ An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
+ Mẹ an ủi, bảo An-đrây-ca không có lỗi nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm bạn nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng. Mãi đến khi đã lớn, bạn vẫn tự dằn vặt mình.
 An-đrây-ca rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng, mang thuốc về nhà muộn / An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực & nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân  
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận cô – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp
- Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương & ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
HS nêu tự do
- HS nghe và thực hiện.
CHÍNH TẢ
 NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ (Nghe – Viết)
I. MỤC TIÊU:
 Nghe – viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, trình bày đúng lời đối thoạicuar nhân vật trong bài.
 Làm đúng BT2 và bài tập3/b.
II. CHUẨN BỊ:
Sổ tay chính tả
Phiếu khổ to kẻ bảng sau phát cho vài HS sửa lỗi ở BT2, giúp GV nhận xét (trực quan) trước lớp:
	Viết sai 	Viết đúng 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt
GV mời 1 HS đọc lại truyện & yêu cầu cả lớp cho biết nội dung của mẩu truyện?
GV yêu cầu HS đọc thầm lại truyện & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài
GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét. Chú ý viết tên riêng tiếng nước ngoài theo đúng quy định.
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2: (Tập phát hiện & sửa lỗi chính tả) 
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
GV nhắc HS:
+ Viết tên bài cần sửa lỗi: Người viết truyện thật thà.
+ Sửa tất cả các lỗi có trong bài
GV phát riêng phiếu cho 1 số HS viết bài mắc lỗi chính tả
GV nhận xét kết quả bài làm của HS (có đối chiếu với vở viết)
Bài tập 3b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3b.
Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về từ láy để vận dụng giải bài tập này
GV chỉ vào ví dụ & giải thích: Tìm các từ láy có tiếng chứa thanh hỏi, thanh ngã.
GV phát phiếu & từ điển cho các nhóm thi tìm nhanh
GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. 
4.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS ghi nhớ hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai những từ đã học
Nhắc HS chuẩn bị bản đồ có tên các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố em đang sinh sống. 
Chuẩn bị bài: (Nhớ – viết) Gà Trống & Cáo 
HS theo dõi trong SGK
1 HS đọc lại truyện & nêu nội dung truyện: Ban-dăc là một nhà văn nổi tiếng thế giới, có tài tưởng tượng tuyệt vời khi sáng tác các tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống lại là một người rất thật thà, không bao giờ biết nói dối. 
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết
HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai 
HS nhận xét
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm lại để biết cách ghi lỗi & sửa lỗi trong sổ tay chính tả của mình. 
HS tự đọc bài, phát hiện lỗi & sửa lỗi chính tả trong bài của mình. Các em viết lỗi & cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả của mình
Từng cặp HS đổi bài cho nhau để sửa chéo
Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp theo dõi trong SGK
HS nhắc lại kiến thức về từ láy 
Các nhóm thi tìm nhanh 
Đại diện nhóm trình bày
Cả lớp nhận xét & bình chọn nhóm thắng cuộc. 
- HS lắng nghe.
- HS nghe và thực hiện.
 ..................................
* Buổi chiều: TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 Đọc được một số thông tin trên biểu đồ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 
2.Bài mới: 
Giới thiệu: 
 b) Thực hành
Bài tập 1:Giúp HS củng cố cách “đọc” biểu đồ tranh vẽ
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS quan sát biểu đồ.
- Cho HS làm bài.
- Gọi HSNX.
- GVNX.
Bài tập 2: Giúp HS củng cố cách “đọc” biểu đồ cột
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS quan sát biểu đồ.
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Gọi HSNX.
- GVNX.
Bài tập3 :( Dành cho HSK,G)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV treo bảng phụ, y/c HS quan sát.
- GVHD, gọi hs lên bảng làm bài.
- Gọi HSNX.
c) Củng cố Dặn dò: 
GV chốt lại
Biểu đồ tranh: dễ nhìn, khó thực 
hiện (do phải vẽ hình), chỉ làm với số lượng nội dung ít
Biểu đồ cột: dễ thực hiện, chính xác, 
có thể làm với số lượng nội dung nhiều
Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát biểu đồ.
- 1 HS làm bài, cả lớp làm vào vở.
 HSNX
 Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát biểu đồ.
- HS làm bài
- 3 HSTB_Y nêu kết quả, lớp làm vào vở.
- HSNX.
- HS sửa ( nếu sai)
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS quan sát.
- 3hs lên bảng làm
- HSNX.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nghe và thực hiện.
 .....................................
Thứ ba, ngày 24 tháng 9 năm 2013
 * Buổi sáng: LỊCH SỬ
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (Năm 40)
I. MỤC TIÊU:
 Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa).
 Nguyên nhân khởi nghĩa : do căm thù quân xâm lược,Thi Sách bị Tô Định giết hại(trả nợ nước, thù nhà).
 Diễn biến: mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát,Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa nghĩa quân làm chủ Mê Linh,chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu trung tâm của chính quyền đô hộ.
 Ý nghĩa:Đây là cuộc khởi ngh ... .
- HS nhận xét.
- Đổi vở kiểm tra.
- HS đọc
- HS trả lời.
- HS làm vào vở.
- 1HS lên bảng chữa bài- lớp nhận xét.
- HS làm vào vở - Đổi vở kiểm tra.
- 1HS lên bảng chữa bài- lớp nhận xét.
- HS nêu.
- HS nghe và thực hiện
......................................
Thứ sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2013
* Buổi sáng: TOÁN
PHÉP TRỪ
 I/ MỤC TIÊU: 
 Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu: 
 b) Củng cố kĩ thuật làm tính trừ
GV nêu 1 đề toán (để HS nêu bật được phép trừ): Mẹ cho Lan 49 875 đồng, Lan mua tập hết 12 500 đồng. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu tiền?
Yêu cầu HS tìm cách làm: muốn tìm được số tiền còn lại của Lan, ta phải làm như thế nào?
GV gắn bảng thẻ số có ghi phép tính:
 49 875 – 12 500
Yêu cầu HS đặt tính & tính vào bảng con, 1 HS lên bảng lớp để thực hiện.
Trong phép tính này, số 49 875 đồng được gọi là gì, số 12 500 đồng được gọi là gì, số còn lại được gọi là gì?
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính & cách thực hiện phép tính trừ?
Vậy trong phép tính trừ, số bị trừ là số lớn nhất.
 GV đưa tiếp ví dụ: 325 432 - 121 728, yêu cầu HS thực hiện
Yêu cầu HS nêu tên gọi của các số
GV nhận xét, cho HS so sánh, phân biệt với ví dụ ở trên.
GV chốt lại vừa ghi lại cách làm (chú ý dùng phấn màu ở những hàng có nhớ)
Để thực hiện được phép tính trừ, ta phải tiến hành những bước nào?
GV chốt lại
c) Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS nêu yêu cầu.
 Cho HS làm bài. Yêu cầu HS vừa thực hiện vừa nói lại cách làm.
- Gọi HSNX.
- GVNX
Bài tập 2:
Gọi HS nêu yêu cầu.
Thi đua: 4 HS làm xong trước sẽ lên bảng trình bày lại.
- Gọi HSNX.
- GVNX
Bài tập 3:
Gọi HS nêu đề toán.
HD cách làm.
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HSNX.
- GVNX
Củng cố 
Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ.
GVNX.
Dặn dò: 
Xem lại bài
Chuẩn bị bài: Luyện tập
HS đọc đề toán
Ta phải lấy số tiền mẹ cho Lan trừ đi số tiền mà Lan đã mua tập
HS Đọc phép tính
HS thực hiện
HS nêu
HS nhắc lại:
+ Cách đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, sau đó viết dấu - & kẻ gạch ngang.
+ Cách tính: trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
Vài HS nhắc lại cách đặt tính & cách thực hiện phép tính
HS thực hiện
HS nêu
Phép trừ ở ví dụ trên không có nhớ, phép trừ ở ví dụ dưới có nhớ
HS: Ta phải tiến hành 2 bước: bước 1 là đặt tính, bước 2 là thực hiện phép tính trừ.
- 1 HS nêu
4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
- HSNX
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả.
- 1 HS nêu đề toán
- 1 HS nêu cách làm
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HSNX
- HS đọc đề bài toán.
- Cả lớp làm bài vào vở. 
- 1HS lên bảng làm.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe và thực hiện.
- HS nêu.
- HS nghe và thực hiện.
 ........................................................................
* Buổi chiều:
 TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
 Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện.(BT1)
 Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện.(BT2) 
II. CHUẨN BỊ:
6 tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to, có lời dưới mỗi tranh
1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng đã điền nội dung trả lời câu hỏi ở BT2 – trả lời theo nội dung tranh 1 – làm mẫu
Bảng viết sẵn câu trả lời theo 5 tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: (dựa vào tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu) 
- GV dán lên bảng lớp 6 tranh minh hoạ phóng to truyện Ba lưỡi rìu cùng phần lời dưới mỗi tranh, nói: Đây là câu chuyện Ba lưỡi rìu, gồm 6 sự việc chính gắn với 6 tranh minh hoạ. Mỗi tranh kể một sự việc.
- GV nêu câu hỏi: 
+ Truyện có mấy nhân vật ?
+ Truyện xoay quanh nội dung gì ?
+ Gọi HS nhìn tranh và đọc chú giải
+ Gọi HS kể lại cốt truyện.
Bài tập 2:Phát triển ý nêu dưới mỗi
tranh thành một một đoạn văn kể chuyện
GV gợi ý: Để phát triển ý (ghi dưới mỗi tranh Ba lưỡi rìu) thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ từng tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình của nhân vật thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. 
GV hướng dẫn HS làm mẫu theo tranh 1
+ Nhân vật làm gì?
+ Nhân vật nói gì?
+ Ngoại hình nhân vật?
+ Lưỡi rìu sắt? 
GV nhận xét
Yêu cầu HS thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện
Sau khi HS phát biểu, GV dán bảng các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn.
Củng cố - Dặn dò: 
GV yêu cầu HS nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học. 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS; biểu dương những HS xây dựng tốt đoạn văn. Khuyến khích HS về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp. 
Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. 
HS quan sát tranh
1 HS đọc nội dung bài, đọc phần lời dưới mỗi tranh. Đọc giải nghĩa từ tiều phu
Cả lớp quan sát tranh, đọc thầm những câu gợi ý dưới tranh để nắm sơ lược cốt truyện, trả lời câu hỏi:
+ Hai nhân vật: chàng tiều phu & một cụ già chính là tiên ông.
+ Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
6 HS tiếp nối nhau, mỗi em nhìn 1 tranh, đọc câu dẫn giải dưới tranh.
2 HS dựa vào tranh & dẫn giải dưới tranh, thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. Khi kể các em có thêm những từ ngữ của mình nhưng không nói quá chi tiết vì đây mới là cốt truyện. 
1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm. 
HS nghe
Cả lớp quan sát kĩ tranh 1, đọc gợi ý dưới tranh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi theo gợi ý a & b
HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét.
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.
+ Chàng buồn bã nói: “ Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây?”
+ Chàng tiều phu nghèo, ở trần, quấn khăn mỏ rìu
+ Lưỡi rìu bóng loáng.
2 HS giỏi nhìn phiếu, tập xây dựng đoạn văn.
Cả lớp nhận xét 
HS thực hành phát triển ý, tập xây dựng đoạn truyện:
+ HS lần lượt quan sát từng tranh, suy nghĩ, tìm ý cho các đoạn văn.
+ HS phát biểu ý kiến về từng tranh.
HS thực hành kể chuyện theo cặp, phát triển ý, xây dựng từng đoạn văn.
Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn truyện (liên kết các đoạn) 
HS nêu:
+ Quan sát tranh, đọc gợi ý trong tranh để nắm cốt truyện.
+ Phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn truyện bằng cách cụ thể hoá hành động, lời nói, ngoại hình của nhân vật.
+ Liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh.
- HS nghe và thực hiện.
 ................................................
LT :TOÁN
Thực hành : Biểu đồ
A. Mục tiêu:
Củng cố cho HS:
 - Cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ.
 - Biết xử lí số liệu trên biểu đồ
 - Biết xử dụng biểu đồ trong thực tế.
B. Đồ dùng dạy học:
 - Vở BT toán trang 27.
 - Một số biểu đồ(dạng biểu đồ tranh).
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn định:
2. Bài mới:
- GV cho HS làm các bài tập trong vở bài tập trang 27.
Bài 1: -Gọi HS đọc đề bài.
 - Cho hs đọc câu trả lời.
 - GVNX.
Bài 2:
 - Gọi HS đọc đề bài.
 - Tổ chức cho HS thảo luân nhóm 3.
 - Gọi đại diện nhóm trình bày.
 - GV nhận xét .
D. Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố:
- Khi đọc biểu đồ tranh cần lưu ý điều gì?
2. Dặn dò:
- Về nhà tập xem thêm một số biểu đồ khác
- HS đọc đề và điền vào chỗ chấm cho thích hợp
- Đổi vở để kiểm tra - nhận xét.
- HS đọc kết quả.
- HS đọc đề bài. 
- Trao đổi trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- a) Khoanh vào B.
- b) Khoanh vào C.
- c) Khoanh vào B.
HS trả lời.
HS nghe.
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
1.Nhận xét đánh giá tuần qua.
a.Ưu điểm:
........................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b.Nhược điểm:
....................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Kế hoạch tuần tới.
KÍ DUYỆT
 BGH
 KHỐI TRƯỞNG
Sông Đốc, ngày tháng 9 năm 2013
Sông Đốc, ngàytháng 9 năm 2013

Tài liệu đính kèm:

  • docGALOP4TUAN 6HAI BUOI.doc