Giáo án các môn lớp 4 - Tuần học 1 đến tuần 4

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần học 1 đến tuần 4

-Tập đọc (tiết 1)

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. MỤC TIÊU :

 Đọc lưu loát toàn bài : Đọc đúng các từ và câu , đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn . Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện , với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật

-Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cỏ xước,Nhà Trò,bự,lương ăn ,ăn hiếp,mai phục .

-Cangơị tấm lòng hào hiệp, thương yêu ngừơi khác

 - Biết bênh vực những em nhỏ ; biết phản đối sự áp bức , bất công .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa SGK ; tranh , ảnh dế mèn , nhà trò ; truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” .

 - Băng giấy viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .

 

doc 47 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần học 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
	- 1 -Tập đọc (tiết 1)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU :
 Đọc lưu loát toàn bài : Đọc đúng các từ và câu , đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn . Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện , với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật 
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cỏ xước,Nhà Trò,bự,lương ăn ,ăn hiếp,mai phục.
-Cangơị tấm lòng hào hiệp, thương yêu ngừơi khác
	- Biết bênh vực những em nhỏ ; biết phản đối sự áp bức , bất công .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa SGK ; tranh , ảnh dế mèn , nhà trò ; truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” .
	- Băng giấy viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Không có . 
 3. Bài mới : (27’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu . 
 a) Giới thiệu bài : 
	Giới thiệu 5 chủ điểm SGK tập I . Yêu cầu cả lớp mở Mục lục SGK . Một hai em đọc tên 5 chủ điểm . Kết hợp nói sơ qua nội dung từng chủ điểm :
	- Thương người như thể thương thân : nói về lòng nhân ái .
	- Măng mọc thẳng : nói về tính trung thực , lòng tự trọng .
	- Trên đôi cánh ước mơ : nói về ước mơ của con người .
	- Có chí thì nên : nói về nghị lực của con người .
	- Tiếng sáo diều : nói về vui chơi của trẻ em .
	Giới thiệu chủ điểm đầu tiên “ Thương người như thể thương thân ” với tranh minh họa chủ điểm thể hiện con người yêu thương , giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn , khó khăn . Sau đó , giới thiệu tập truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” để kích thích HS tìm đọc truyện .
	Bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một trích đoạn từ truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” . Cho HS quan sát tranh minh họa để biết hình dáng Dế Mèn và Nhà Trò . Giới thiệu thêm tranh , ảnh dế mèn , nhà trò khác .
 b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
P. PHÁP
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn phân đoạn : 4 đoạn .
+ Đoạn 1 : Hai dòng đầu ( vào câu chuyện ) .
+ Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo ( hình dáng Nhà Trò ) .
+ Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo ( lời Nhà Trò ) .
+ Đoạn 4 : Phần còn lại ( hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn ) .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động cá nhân
Giảng giải
Giảng giải-trực quan
Hoạt động nhóm đôi
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Trực quan , động não , đàm thoại 
- Điều khiển lớp đối thoại , nêu nhận xét , thảo luận và tổng kết .
- Chỉ định vài em điều khiển lớp trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi SGK .
- Yêu cầu đọc thành tiếng và đọc thầm để trả lời các câu hỏi :
+ Đoạn 1 : Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ?
- Đoạn 2 : Tìm chững chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt .
- Đoạn 3 : Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp , đe dọa như thế nào ?
- Đoạn 4 : Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
- Yêu cầu đọc lướt toàn bài , nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích , cho biết vì sao em thích hình ảnh đó ?
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm tự điều khiển nhau đọc và trả lời các câu hỏi .
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp :
+ Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê , lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội .
+ Thân hình chị bé nhỏ , gầy yếu , người bự nhưng phấn mới chưa lột . Cánh chị mỏng , ngắn chùn chùn , quá yếu , lại chưa quen mở . Vì ốm yếu , chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng .
+ Trước đây , mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện . Sau đó chưa trả được thì đã chết . Nhà Trò ốm yếu , kiếm không đủ ăn , không trả được nợ . Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận . Lần này chúng chăng tơ chặn đường , đe bắt chị ăn thịt .
+ Em đừng sợ . Hãy trở về cùng với tôi đây . Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu . Xòe cả hai cánh ra , dắt Nhà Trò đi .
- Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội , mặc áo thâm dài , người bự phấn  
- Dế Mèn xòe cả hai cánh ra , bảo Nhà Trò : “ Em đừng sợ ”
- Dế Mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện .
Hoạt động nhóm
Vấn đáp
Hoạt động cá nhân
Vấn đáp
-Vấn đáp-Trực quan
-Vấn đáp
-Vấn đáp
Động não
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Năm trước  ăn hiếp kẻ yếu 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Theo dõi , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
Hoạt động cả lớp
Giảng giải
Thực hành
Thi đua
 4. Củng cố : (3’)
	- Giúp HS liên hệ bản thân : Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học .
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn , chuẩn bị đọc phần tiếp theo sẽ được học trong tuần 2 .
	- Khuyến khích HS tìm đọc tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” .
Rút kinh nghiệm:
Chính tả (tiết 1)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu , xóa bỏ áp bức , bất công .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn trong bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” . Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( l/n ) hoặc vần ( an/ang ) dễ lẫn .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2 a,b 
	- Vở BT Tiếng Việt 4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Không có .
	Nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học Chính tả , việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học  nhằm củng cố nền nếp học tập cho HS .
 3. Bài mới : (27’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu .
 a) Giới thiệu bài :
	Trong tiết Chính tả hôm nay , các em sẽ nghe thầy đọc để viết đúng chính tả một đoạn của bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” . Sau đó , các em sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( l/n ) hoặc vần ( an/ang ) dễ đọc sai , viết sai .
 b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
P.PHÁP
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
MT : Giúp HS nghe để viết được bài chính tả .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đọc đoạn văn cần viết 1 lượt .
- Nhắc HS : ghi tên bài vào giữa dòng , khi chấm xuống dòng nhớ viết hoa và lùi vào 1 ô li , chú ý ngồi viết đúng tư thế .
- Đọc cho HS viết .
- Đọc lại toàn bài 1 lượt .
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
- Nhận xét chung .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc thầm lại đoạn văn cần viết , chú ý tên riêng cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai  
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở .
-Giảng giải
-Làm mẫu
-Vấn đáp
-Hướng dẫn
-Thực hành
-Hoạt động cả lớp
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm được các bài tập CT .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( lựa chọn 2a hoặc 2b )
- Dán 3 tờ phiếu khổ to , mời 3 em lên bảng trình bày kết quả bài làm của mình trước lớp .
- Bài 3 : ( lựa chọn 3a hoặc 3b )
- Nhận xét chung .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu bài tập .
- Tự làm bài vào vở BT .
- Cả lớp nêu nhận xét .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu bài tập .
- Thi giải câu đố nhanh và viết đúng vào bảng con .
- Một số em đọc lại câu đố và lời giải .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
Giảng giải
-Hoạt động cả lớp.
-Thực hành
-Trực quan
-Trò chơi thi đua cả lớp.
 4. Củng cố : (3’)
	- Nhận xét tiết học , nhắc những em viết sai chính tả cần ghi nhớ để không viết sai những từ đã ôn luyện . 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc lòng cả hai câu đố ở bài 3 để đố người khác .
Rút kinh nghiệm:
Luyện từ và câu (tiết 1)
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt .
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng , từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng .
	- Yêu thích vẻ đẹp của Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng .
	- Bộ chữ cái ghép tiếng .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Không có .
 3. Bài mới : (27’) Cấu tạo của tiếng .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nói về tác dụng của tiết Luyện từ và câu mà HS được làm quen từ lớp 2 – tiết học giúp mở rộng vốn từ , biết cách dùng từ , biết nói thành câu gãy gọn .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
P.PHÁP
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS tìm hiểu về cấu tạo của “tiếng” .
PP : Trực quan , động não , đàm thoại .
- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích : Tiếng do những bộ phận nào tạo thành ? ( Do âm đầu , vần , thanh tạo thành ) .
- Đặt câu hỏi : 
+ Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng “bầu” ?
+ Tiếng nào không có đủ các ... - Vài em đọc ghi nhớ SGK .
-Trực quan
-Đàm thoại –Động não.
-Giảng giải
-Hoạt động nhóm
-Thảo luận
-Đàm thoại
-Thực hành
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân .
MT : Giúp HS nêu được ý kiến của mình về tính trung thực .
CÁCH TIẾN HÀNH
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Kết luận : 
+ Các việc ( c ) là trung thực trong học tập .
+ Các việc a , b là thiếu trung thực trong học tập .
Hoạt động cá nhân .
- Làm việc cá nhân .
- Trình bày ý kiến , trao đổi , chất vấn nhau .
-HS lắng nghe và nhắc lại
-Hoạt động cá nhân
-Động não.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm .
MT : Giúp HS giải quyết các tình huống qua thảo luận nhóm .
CÁCH TIẾN HÀNH
- Nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi em tự lựa chọn rồi đứng vào 1 trong 3 vị trí quy ước theo 3 thái độ : tán thành – phân vân – không tán thành .
- Kết luận : 
+ Ý kiến b , c là đúng .
+ ý kiến a là sai .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS trung thực trong học tập .
 5. Dặn dò : (1’)
- Sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương về trung thực trong học tập .
- Tự liên hệ bản thân .
- Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm có cùng lựa chọn thảo luận , giải thích lí do lựa chọn của mình .
- Cả lớp trao đổi , bổ sung.
- Vài em đọc ghi nhớ SGK .
-Hoạt động nhóm
-Thảo luận
-Giảng giải
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS trung thực trong học tập .
 5. Dặn dò : (1’)
- Sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương về trung thực trong học tập .
- Tự liên hệ bản thân .
- Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học .
Rút kinh nghiệm:
Kĩ thuật (tiết 1)
VẬT LIỆU , DỤNG CỤ CẮT , KHÂU , THÊU
I. MỤC TIÊU :
	- Biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu , thêu .
	- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ .
	- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt , khâu , thêu :
	- Một số mẫu vải và chỉ khâu , thêu các màu .
	- Kim khâu , thêu các cỡ .
	- Kéo cắt vải , cắt chỉ .
	- Khung thêu cầm tay , miếng sáp nến , phấn màu , thước dẹt , thước dây , đê , khuy cài , khuy bấm .
	- Một số sản phẩm may , khâu , thêu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Không có .
 3. Bài mới : (27’) Vật liệu , dụng cụ cắt , khâu , thêu .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Giới thiệu một số sản phẩm may , khâu , thêu và nêu : Đây là những sản phẩm được hoàn thành từ cách khâu , thêu trên vải . Để làm được những sản phẩm này , cần phải có những vật liệu , dụng cụ nào ?
	- Nêu mục đích bài học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát , nhận xét về vật liệu khâu , thêu .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm một số vật liệu khâu , thêu .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Cho quan sát màu sắc , hoa văn , độ dày mỏng của một số mẫu vải .
- Chốt ý , hướng dẫn chọn loại vải để học khâu , thêu : Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô , dày như vải bông , vải sợi pha . Không nên sử dụng loại vải lụa , sa tanh , vải ni lông  vì chúng mềm , nhũn , khó cắt , khó vạch dấu , khó khâu , thêu  
- Giới thiệu một số mẫu chỉ để minh họa 
- Lưu ý : Muốn có đường khâu , thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải 
Hoạt động lớp .
- Đọc nội dung a SGK .
- Nêu nhận xét về đặc điểm của vải .
- Đọc nội dung b SGK .
- Trả lời các câu hỏi theo hình 1 .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo .
MT : Giúp HS nắm cách sử dụng kéo .
PP : Giảng giải , đàm thoại , thực hành .
- Sử dụng kéo cắt vải , cắt chỉ để bổ sung đặc điểm cấu tạo của kéo và so sánh cấu tạo , hình dạng của hai loại kéo : Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải . 
- Giới thiệu thêm kéo cắt chỉ .
- Lưu ý : Khi sử dụng , vít kéo cần được vặn chặt vừa phải ; nếu không sẽ không cắt được vải .
- Hướng dẫn cách cầm kéo .
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình 2 và trả lời các câu hỏi về đặc điểm , cấu tạo của kéo cắt vải ; so sánh kéo cắt vải và kéo cắt chỉ .
- Quan sát hình 3 để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải .
- Vài em thực hiện thao tác cầm kéo .
- Cả lớp quan sát , nhận xét .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn quan sát , nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm một số vật liệu , dụng cụ khâu , thêu khác .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Tóm tắt phần trả lời của HS :
+ Thước may : dùng để đo vải , vạch dấu trên vải .
+ Thước dây : để đo các số đo trên cơ thể 
+ Khung thêu cầm tay : giữ cho mặt vải căng khi thêu .
+ Khuy cài , khuy bấm : để đính vào nẹp áo , quần và nhiều sản phẩm khác .
+ Phấn may : để vạch dấu trên vải .
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình 6 và mẫu một số dụng cụ , vật liệu cắt , khâu , thêu để nêu tên và tác dụng của chúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức an toàn trong lao động .
 5. Dặn dò : (1’)
- Xem trước bài sau ( tiết 2 ) .
Rút kinh nghiệm:
Mĩ thuật (tiết 1)
Vẽ trang trí 
MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I. MỤC TIÊU :
	- Biết thêm cách pha các màu : da cam , xanh lục và tím .
	- Nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng , màu lạnh . Pha được màu theo hướng dẫn .
	- Yêu thích màu sắc và ham thích vẽ .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Hộp màu , bút vẽ , bảng pha màu .
	- Hình giới thiệu 3 màu cơ bản ; hướng dẫn cách pha màu : da cam , xanh lục , tím .
	- Bảng màu giới thiệu các màu nóng , lạnh , bổ túc .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Vở Tập vẽ .
	- Hộp màu , bút vẽ hoặc sáp màu , bút chì màu , bút dạ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Không có .
 3. Bài mới : (27’) Vẽ trang trí : Màu sắc và cách pha màu .
 a) Giới thiệu bài : 
	Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , lôi cuốn HS .
 b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG THẦY
P.PHÁP
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về màu sắc trong thiên nhiên .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại 
- Giới thiệu hình 2 , 3 SGK và giải thích cách pha màu từ 3 màu cơ bản để có được các màu da cam , xanh lục , tím :
+ Màu đỏ + màu vàng = màu da cam .
+ Màu xanh lam + màu vàng = màu xanh lục .
+ Màu đỏ + màu xanh lam = màu tím .
- Nêu tóm tắt : Như vậy , từ 3 màu cơ bản : đỏ , vàng , xanh lam ; bằng cách pha hai màu với nhau để tạo ra màu mới sẽ được thêm 3 màu khác là da cam , xanh lục , tím .
- Các màu pha được từ hai màu cơ bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại thành những cặp màu bổ túc . Hai màu trong cặp màu bổ túc khi đứng cạnh nhau tạo ra sắc độ tương phản , tôn nhau lên rực rỡ hơn :
+ Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại .
+ Lam bổ túc cho da cam và ngược lại .
+ Vàng bổ túc cho tím và ngược lại
- Kể tên một số đồ vật , cây , hoa , quả  Cho biết chúng có màu gì ? Là màu nóng hay màu lạnh ?
- Nhấn mạnh các nội dung chính :
+ Pha lần lượt 2 màu cơ bản với nhau sẽ được các màu da cam , xanh lục , tím .
+ Ba cặp màu bổ túc là : đỏ và xanh lá cây , xanh lam và da cam , vàng và tím .
+ Phân biệt các màu nóng , màu lạnh .
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại tên 3 màu cơ bản : đỏ , vàng , xanh lam .
- Quan sát hình 2 , 3 .
-HS theo dõi lắng nghe.
- Quan sát hình 3 để nhận ra các cặp màu bổ túc .
- Xem tiếp các màu nóng , màu lạnh ở hình 4 , 5 để nhận biết :
+ Màu nóng là màu gây những cảm giác ấm nóng .
+ Màu lạnh là những màu gây cảm giác mát lạnh .
-HS nêu.
-HS lắng và quan sát
-Trực quan 
-Vấn đáp
-Giảng giải.
-Giảng giải.
-Giảng giải.
-Trực quan –Quan sát
-Động não.
-Giảng giải.
Hoạt động 2 : Cách pha màu .
MT : Giúp HS nắm cách pha màu từ những màu cơ bản .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Làm mẫu cách pha màu bột , màu nước hoặc sáp màu , bút dạ  trên giấy khổ lớn treo trên bảng để HS nhìn thấy . Vừa thao tác pha màu , vừa giải thích về cách pha để HS nắm được và nhận ra hiệu quả pha màu . Chú ý hướng dẫn kĩ cách pha và sử dụng những loại màu vẽ mà HS thường dùng .
- Có thể giới thiệu màu ở hộp sáp , chì màu , bút dạ để các em nhận ra các màu da cam , xanh lục , tím ở các loại màu trên đã được pha chế sẵn như cách pha màu vừa giới thiệu .
Hoạt động lớp .
-HS quan sát,theo dõi.
-Trực quan.
-Quan sát
-Giảng giải.
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS pha được một số màu để thực hành vẽ .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Quan sát và hướng dẫn trực tiếp HS .
- Hướng dẫn pha màu để vẽ vào vở một số hình đơn giản như quả , lá cây 
Hoạt động cá nhân .
-HS quan sát
- Tập pha các màu : da cam , xanh lục , tím trên nháp bằng màu vẽ của mình .
- Cả lớp vẽ vào vở .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
- Chọn một số bài và gợi ý để HS nhận xét , xếp loại .
- Khen những em vẽ màu đúng và đẹp .
Hoạt động lớp .
- Nêu nhận xét , đánh giá .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Quan sát màu sắc trong thiên nhiên và gọi tên màu cho đúng .
	- Quan sát hoa , lá và chuẩn bị một số bông hoa , chiếc lá thật để làm mẫu vẽ cho bài sau .
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-4.doc