Giáo án các môn lớp 4 - Tuần lễ 10

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần lễ 10

ĐẠO ĐỨC

Tiết kiệm thời giờ

I. Mục tiêu:

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.

- Bước đầu biết sử dụng thời gianhoc5 tập, sinh hoạt hàng ngày 1 cách hợp lý.

* Biết được vì sao phải tiết kiệm thời giờ. Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt. hằng ngày một cách hợp lí.

 Giảm tải : không yêu cầu hs lựa chọn phương án phân vân

II. GDKNS:

-Xác định giá trị của thời gian là vô giá

-Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả

-Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày

-Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần lễ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
Tiết kiệm thời giờ
I. Mục tiêu:
Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
Bước đầu biết sử dụng thời gianhoc5 tập, sinh hoạthàng ngày 1 cách hợp lý.
* Biết được vì sao phải tiết kiệm thời giờ. Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt... hằng ngày một cách hợp lí.
 Giảm tải : không yêu cầu hs lựa chọn phương án phân vân
II. GDKNS:
-Xác định giá trị của thời gian là vô giá
-Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả
-Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày
-Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian
III. PP - KT dạy học: Trải nghiệm, dự án, thảo luận
IV. Đồ dùng dạy – học
+ Bảng phụ ghi các tình huống.
V. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1- On định : hát
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 3 HS lên bảng.
1. Thế nào là tiết kiệm thời giờ?
2. Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
3. Nêu ghi nhớ?
 GV nhận xét và ghi điểm.
- Nhận xét chung
3- Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ.
+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm bàn, sau đó dùng thẻ mặt cười, mặt mếu để xác định: tình huống nào là tiết kiệm thời giờ, tình huống nào là lãng phí thời giờ.
+ Tình huống 1: trong giờ học, Nam luôn chú ý nghe cô giảng bài, có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi cô và bạn ngay.
+ Tình huống 2: Sáng nào thức dậy. Em cũng nằm cố trên giường. Mẹ nhắc mãi mới chịu đánh răng, rửa mặt.
+ Tình huống 3: Thảo có thời gian biểu quy định giờ học, giờ chơi và bạn luôn thực hiện đúng.
+ Tình huống 4: Đạt có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.
H: Tại sao phải biết tiết kiệm thời giờ? Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? Không biết tiết kiệm thời giờ dẫn đến hậu quả gì?
Hoạt động 2: Em có biết tiết kiệm thời giờ.
+ Yêu cầu mỗi HS viết ra thời gian biểu của mình vào giấy.
+ GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu lần lượt đọc thời gian biểu của mình cho cả lớp nghe.
H: Em đã thực hiện tiết kiệm thời giờ chưa? Nêu ví dụ?
Hoạt động 3: Xem xử lí thế nào?
+ Cho HS hoạt động nhóm.
+ GV đưa tình huống cho HS thảo luận.
Tình huống 1: Một hôm, Bảo đang ngồi vẽ tranh để làm báo tường thì Nam rủ Bảo đi chơi. Thấy Bảo từ chối, Nambảo: “Cậu lo xa quá, cuối tuần mới phải nộp cơ mà”
Tình huống 2: đến giờ làm bài, Nam rủ Sương đi học nhóm. Sương bảo Sương còn phải xem xong ti vi và đọc xong báo đã.
+ Yêu cầu các nhóm sắm vai thể hoặc cách giải quyết.
H: Em học tập ai trong trường hợp trên? Tại sao? 
 GV kết luận: Tiết kiệm thời giờ là đức tính tốt. Các em phải biết tiết kiệm thời giờ để học tập tốt.
4-Củng cố -Dặn dò:
- Yc hs đọc ghi nhớ
-GV nhận xét tiết học.
- dặn HS về nhà học bài.
-3 em lên bảng
- HS lắng nghe.
+ HS làm việc theo nhóm bàn, sau đó lắng nghe các tình huống và dùng đúng, sai để xác định theo yêu cầu của GV.
Đúng
Sai
Đúng
Sai
+ Học sinh trả lời câu hỏi.
- HS tự viết thời gian biểu của mình.
- HS làm việc theo nhóm: Lần lượt mỗi HS đọc thời gian biểu của mình cho cả nhóm nghe để nhóm nhận xét, góp ý.
- HS trả lời.
- 1hs trả lời
- Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến.
+ Bảo làm như thế là đúng, vì phải biết sắp xếp công việc hợp lí. Không để công việc đến gần mới làm. Đó cũng là tiết kiệm thời giờ.
+ Sương làm thế là chưa đúng, chưa hợp lí. Nam sẽ khuyên Sương bài. Có thể xem ti vi hay đọc báo lúc khác.
+ 2 nhóm thể hiện tình huống các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ HS trả lời và giải thích.
thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
TUẦN 10
TẬP ĐỌC: ÔN TẬP ( tiết 1)
. Mục tiêu:
 -Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 -Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh , chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
 *HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn , đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/1phút)
. Đồ dùng dạy – học
+ Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định:
2. Bài cũ:Gọi học sinh lên bảng đọc bài”Điều ước của vua Mi -– đát”
H:Thoạt đầu điều ước được thực hiện như thế nào?
H:Cuối cùng vua Mi – đát đã hiểu ra điều gì?
- GV nhận xét, ghi điểm
- Nhận xét chung
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Ôn tập 5 bài tập đọc.
+ GV nêu mục đích tiết học và cách bốc thăm bài đọc.
+ GV cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
+ HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
+ Gọi HS nhận xét bạn.
+ GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
- Nhận xét chung
 Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
H: Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.?
-3 học sinh lên bảng.
- Lần lượt HS lên bốc bài (5 HS bốc thăm 1 lượt), sau đó lần lượt trả lời.
- Theo dõi, nhận xét bạn.
- 1 HS đọc.
- Là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên 1 điều có ý nghĩa.
+ Các truyện kể:
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: phần 1 trang 4; 5. Phần 2 trang 15.
- Người ăn xin.
Tên bài
Tác giả
Đại ý
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện.
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
Tôi(chú bé), ông lão ăn xin.
Bài 2:
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS tìm các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu.
+ Gọi HS phát biểu ý kiến.
+ Nhận xét, kết luận đoạn văn đúng.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
* GV nhận xét, tuyên dương.
1. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha trìu mến:
2. Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết:
3. Đoạn văn có giọng mạnh mẽ, dăn đe.
4. Củng cố - Dặn dò:
- bài tập đọc nào là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.?
+ GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
- 1 HS đọc.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.
- Đọc đoạn văn mình tìm được.
- Mỗi đoạn 2 HS đọc.
 Là đoạn cuối truyện Người ăn xin:
Từ: Tôi chẳng biếtcủa ông lão
- Là đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình.
“Từ năm trướcăn thịt em”
- Phần 2: “Tôi thétđi không?”
- hs trả lời
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được góc tù , góc nhọn , góc bẹt , góc vuông , đường cao của hình tam giác .
- Vẽ được hình chữ nhật , hình vuông 
- BT cần làm : bài 1, bài 2, bài 3, bài 4a
- HS khá giỏi làm tất cả các bài tập
II. Đồ dùng dạy – học :
- Ê ke, thước.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1- Ổn định: hát
2-Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 7dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông ABCD.
+ GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
- Nhận xét chung.
3-. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
 Huớng dẫn HS làm luyện tập.
Bài 1:
+ GV vẽ lên bảng 2 hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình. 
	A
	M
	B	C
H: So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn?
H: 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
BÀI 2:
+ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
H: Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC?
 GV kết kuận: Trong hình tam giác 
có một góc vuông thì 2 cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
H: Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC?
Bài 3:
+ GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm, sau đó gói HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
* GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
- Nhận xét chung
 Bài 4:
+ Yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4cm.
+ GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ.
H: Nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD?
+ Yêu cầu HS xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N.
H: Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ? 
H: Nêu tên các cạnh song song với nhau?
4-. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
5-Dặn dò: HS về nhà ôn lại bài.
-2HS lên bảng làm bài, HS ở dưới thực hiện ra vở nháp, sau dó nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-Cá nhân nhắc đề bài.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.
 A 	 B
 D	 C
a. Góc vuông BAC; góc nhọn; ABC ABM; MBC; AMB; góc tù BMC; góc bẹt AMC.
B. Góc vuông DAB; DBC; ADC; góc nhọn ADB; BDC; BCD; ABD, góc tù ABC.
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.
+ 1 góc bẹt bằng hai góc vuông.
- Đường cao của hình tam giác ABC là AB và BC.
- Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác. 
- HS lắng nghe.
- Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
- HS tự vẽ và nêu.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS tự vẽ
- Các hình chữ nhật là: ABCD, ABNM, MNCD.
- Các cạnh song song với AB: là MN; DC.
- HS lắng nghe và thực hiện.
LỊCH SỬ
CUỘC KC CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ I
I. Mục tiêu:
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
+ Kể lại một số sự kiện về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.
- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. 
*Không yêu cầu tường thuật , chỉ kể lại một số sự kiện về về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất 
II.Đồ dùng dạy học:
 - GV: Hình SGK phóng to. 
	 Phiếu bài tập.
 - HS: Xem trước bài.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định: Nề nếp
2. Bài cũ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. 
H: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào? 
H: Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước? 
H: Nêu bài học? 
-GV nhận xét,  ... he, ghi nhận. 
- Theo dõi, ghi bài về nhà.
KHOA HỌC
 NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,...
Gv có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu HS làm thí nghiệm.
II/ Đồ dùng dạy học
-Gv: Tranh minh họa
-Hs: chuẩn bị theo nhóm
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 ổn định
2 Bài cũ: gọi 3 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi
H:Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa?
H: kể tên một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng?
H: Trong quá trình sống con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
- GV nhận xét, ghi điểm, chốt ý
3 Bài mới
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước
Cách tiến hành
B1: Tổ chức, hướng dẫn
Giáo viên yêu cầu học sinh đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa mà học sinh đã chuẩn bị ra quan sát làm theo yêu cầu ở trang 42 sgk
B2: Làm việc theo nhóm 
Nhóm trưởng yêu cầu các bạn quan sát và trả lời các câu hỏi
H:Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
Nhìn vào 2 cốc:cốc nước thì trong suốt, không màu và có thể nhìn thấy rõ được cái thìa để trong cốc; cốc sữa có màu trắng đục nên không nhìn rõ chiếc thìa để trong cốc.
H: Làm thế nào để bạn biết điều đó?
Nếm lần lượt từng cốc: cốc nước không có vị, cốc sữa có vị ngọt
Ngửi lần lượt từng cốc: cốc nước không mùi, cốc sữa có mùi của sữa.
B3: Làm việc cả lớp
Gv gọiđại diện nhóm lên bảng trình bày những gì học sinh đã phát hiện ở bước 2.
Gv ghi các ý kiến lên bảng.
Các giác quan cần sử dụng để quan sát.
 Cốc nước Cốc sữa 
1 -Mắt- nhìn
 Không có màu, Màu trắng đục
 trong suốt,nhìn không nhìn rõ rõ chiếc thìa chiếc thìa 
2 -Lưỡi-nếm
 Không có vị Có vị ngọt của sữa 
3- Mũi – ngửi
 Không có mùi Có mùi của sữa
Kết luận: Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt , không màu, không mùi, không vị.
Lưu ý: gv nhắc hs trong cuộc sống nên thận trọng, nếu không biết chắc một chất nào dó có độc hay không, tuyệt đối không được ngửi và nhất là không được nếm.
Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước
Cách tiến hành
B1:gv yêu cầu các nhóm đem:
-Chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh đã chuẩn bị đặt lên bàn
-yêu cầu mỗi nhóm quan sát một chai hoặc một cốc và để chúng ở vị trí khác nhau để quan sát- vd : đạt nằm ngang hay dốc ngược
H: Khi ta thay đổi vị trí của chai hoặc cốc, hình dạng của chúng có thay đổi không?
Hs dễ dàng nhận thấy, bất kì đặt chai, cốc ở vị trí nào thì hình dạng của chúng cũng không thay đổi.
-chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định.
B2: vậy nước có hình dạng nhất định không?muốn trả lời được câu hỏi này các nhóm hãy
Thảo luận để đua ra dự đoán về hình dạng của nước .
Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của nhóm mình.
Quan sát để rút ra kết luận về hình dạng của nước.
B3: Làm việc cả lớp
Gv gọi đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu kết luận về hình dạng của nước.
Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định.
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
Cách tiến hành
B1: gv kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm “ tìm hiểu xem nước chảy thế nào?”
Gv yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện, nhận xét kết quả
B2: Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên
B3: làm việc cả lớp
Gv gọi đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu nhận xét.
Gv có thể ghi nhanh lên bảng báo cáo của nhóm
Nhóm 1
-Cách tiến hành 
 +Đổ một ít nước lên mặt tấm kính được đặt ngang trên một cái khay nằm ngang.
-Nhận xét và kết luận
+ Nước chảy trên tấm kính nghiên từ nơi cao xuống nơi thấp.
-Khi xuống đến khay hứng thì nước chảy lan ra mọi phía.
Nhóm :2
Cách tiến hành :
-Đổ một ít nước trên tấm kính đặt nằm ngang.
-Tiếp tục đổ nước trên tấm kính nằm ngang, phía dưới hứng khay.
-Nhận xét và kết luận :
+Nước chảy lan ra khắp mọi phía.
-Nước chảy lan khắp mặt kính và tràn ra ngoài, rơi xuống khay.Chứng tỏ nước luôn chảy từ cao xuống thấp.
Kết luận:Nước chảy từ cao xuống thấp lan ra mọi phía
Gv nêu ứng dụng thực tế về tính chất trên: lợp mái nhà, lát sân, đặt máng nước,tất cả đều làm dốc để nước chảy nhanh.
Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật
Mục tiêu
Làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua và không thấm qua một số vật.
Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này.
Cách tiến hành
B1: Gv nêu nhiệm vụ: Để biết được vật nào cho nước thấm qua, vật nào không cho nước thấm qua các nhóm hãy làm thí nghiệm.
B2: Học sinh tự bàn nhau cách làm thí nghiệm theo nhóm. Vd:
-Đổ nước vào túi ni lông, nhận xét xem nước có chảy qua không,? Rút ra kết luận.
-nhúng các vật như: giấy báo, bọt biển, vào nước hoặc đổ nước vào chúng. Nhận xét và kết luận.
B3: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Kết luận : Nước thấm qua một số vật.
Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hòa tan một số chất
B1: Gv nêu nhiệm vụ: để biết được một chất có tan hay không tan nước các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm
B2: yêu cầu học sinh cho một ít đường, muối, cát vào 3 cốc nước khác nhau, khuấy đều lên. Nhận xét, rút ra kết luận.
B3: Làm việc cả lớp 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của nước qua các thí nghiệm này
Kết luận: nước có thể hòa tan một số chất.
Yêu cầu học sinh đọc mục bạn cần biết trang 43 sgk để nhắc lại một số tính chất của nước đã học trong bài.
4 Củng cố : 
Gv hệ thống bài.
Giáo dục học sinh tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
5 Dặn dò: về học bài- chuẩn bị bài “Ba thể của nước”.
- 3hs lên bảng trả lời
Học sinh lắng nghe
Nhóm trưởng điều khiển lớp làm việc
Đại diện nhóm trả lời
Học sinh đọc lại bảng đã ghi
Học sinh lắng nghe
Đem chai, cốc đặt lên bàn và quan sát, trả lời.
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trả lời.
Đem dụng cụ lên để kiểm tra 
Làm thí nghiệm theo nhóm
Đại diện nhóm trả lời
Học sinh đọc lại bảng báo cáo
Học sinh lắng nghe
Làm thí nghiệm theo nhóm
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Làm thí nghiệm theo nhóm
Đại diện nhóm trả lời
Đọc mục bạn cần biết
Khoa học
Nước có những tính chất gì?
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được 1 số t/c của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua 1 số vật và hoà tan 1 số chất.
 - QS và làm thí nghiệm để phát hiện ra 1 số tính chất của nước.
 - Nêu được ví dụ về ứng dụng 1 số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt
*Gv có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu HS làm thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy - học:
 GV: Hình vẽ trang 42, 43 SGK
 HS:SGK, cốc, lọ, chai có hình dạng khác nhau
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định lớp:
- Cho hs hát
2.KTBC:
3.Bài mới:
 GTB: Nêu y/c tiết học
* HĐ1:Phát hiện màu, mùi, vị của nước
* MT: Sd các giác quan để nhận biết t/c không màu, không mùi, không vị của nước. Phân biệt nước và các chất lỏng khác
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức hướng dẫn
- GV hd HS làm thí nghiệm ở T 42
- HD HS trao đổi nhóm ý 1 và 2
B2: Làm việc theo nhóm và TLCH:
- Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ?
- Làm thế nào để bạn biết điều đó 
B3: Làm việc cả lớp
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày
- Kết luận: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
* HĐ2: Phát hiện hình dạng của nước
* MT: Hiểu k/n hình dạng nhất định. Biết tiến hành làm t/nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước
* Cách tiến hành: 
B1:Y/c các nhóm lấy dụng cụ thí nghiệm
B2: GV nêu vấn đề để HS làm t/nghiệm.
B3: Các nhóm làm thí nghiệm 
B4: Làm việc cả lớp
 - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả t/nghiệm 
- KL: Nước không có h/dạng nhất định.
* HĐ3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
* MT: Biết làm t/nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước. Nêu được ứng dụng thức tế của t/chất này
* Cách tiến hành:
B1: KT các vật liệu để làm thí nghiệm. Nêu y/c để các nhóm thực hiện và nhận xét kết quả
B2: Cho hs làm thí nghiệm
B3: Làm việc cả lớp
- Gọi đại diện các nhóm nói về cách tiến hành t/nghiệm và n/x 
- KL: Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía
HĐ4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật
* MT: Làm t/nghiệm phát hiện nước thấm qua và không thấm ...Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này
* Cách tiến hành:
B1:Nêu n/vụ để HS làm t/nghiệm 
- Kiểm tra đồ dùng làm thí nghiệm
B2: Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm
B3: Làm việc cả lớp
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
- KL:Nước thấm qua một số vật và cũng không thấm qua một số vật
HĐ5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất 
B1:Nêu n/v để HS làm thí nghiệm
B2: Cho HS làm t/nghiệm theo nhóm 
B3: Làm việc cả lớp
- Cho đại diện các nhóm báo cáo kq 
KL: Nước có thể hoà tan một số chất
- Gọi HS đọc mục BCB SGK
4. Củng cố:
- Nước có những tính chất gì? Nêu VD
5. Dặn dò:
- Dặn hs chuẩn bị tiết sau.N/x tiết học.
-Hát tập thể
- HS lắng nghe và theo dõi.
- Các nhóm thực hành thí nghiệm.
+Cốc nước thì trong suốt, không màu, có thể nhìn rõ chiếc thìa. Cốc sữa màu trắng đục...
 + Nếm thì nước không có vị, sữa có vị ngọt
+ Ngửi nước không có mùi, sữa có mùi
- Đại diện nhóm lên trình bày 
- Nhận xét và bổ sung
 - HS chuẩn bị dụng cụ: Chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau...
- HS lần lượt làm thí nghiệm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
 - Nhận xét và bổ sung
- HS lấy dụng cụ thí nghiệm
- Các nhóm làm thí nghiệm
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
- Nhận xét và bổ sung
- HS lấy dụng cụ để làm thí nghiệm
- Các nhóm làm thí nghiệm 
- Đại diện nêu kq thí nghiệm
- Nhận xét và bổ sung
- HS lấy dụng cụ thí nghiệm
- HS làm thí nghiệm theo nhóm
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét và bổ sung
- 3-4 đọc mục BCB SGK
-2 hs nêu lại- làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống...

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 10.doc