Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 25

Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 25

Luyện đọc

SƠN TINH, THUỶ TINH

 - HS yếu, trung bình: Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. HS khá Giỏi đọc diễn cảm toàn bài.

- Hiểu ND: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.

 

doc 20 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
 Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Tiết 1:
Trình độ 2
 Trình độ 5
Môn
Tên bài
Luyện đọc
SƠN TINH, THUỶ TINH 
I. Mục đích- yêu cầu
 - HS yếu, trung bình: Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. HS khá Giỏi đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu ND: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.
II. Đ Dùng 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Hôm nay đã được học bài tập đọc gi?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu- hướng dẫn đọc.
- HS yếu, trung bình: Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.Đọc câu , đoạn và trả lời câu hỏi.
? Những ai đến cầu hôn Mị Nương.
-Sơn Tinh và Thủy Tinh .
?Họ là những vị thần ở đâu đến 
*Sơn Tinh đến từ vùng non cao , còn Thủy Tinh đến tữ vùng nước thẳm . 
*HS khá - giỏi đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài kết hợp trả lời câu hỏi.
?Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu gồm những gì ?
*Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao . 
?Vì saoThủy Tinh lại đùng đùng nổi giận?
-Vì Thủy Tinh đến sau, không lấy 
được Mị Nương.
?Hãy kể lại toàn bộ cuộc chiến đấu giữa 2 vị thần? 
*Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng đồi, núi lên cao bấy nhiêu .
? Nêu ND của câu chuyện?
IV Củng cố dặn dò:
 - GV nêu lại ND bài
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Tập viết
$ 25: CHỮ HOA V
Khoa học
$49: ÔN TẬP: 
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. Mục đích- yêu cầu
- Viết đúng chữ hoa V (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Vượt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Vượt suối băng rừng (3 lần)
 * Sau bài học, HS được củng cố về:
-Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát thí nghiệm.
-Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
- GD HS ý thức yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật, ý thức bảo vệ môi trư\ờng.
II. Đ Dùng 
 - Chữ V hoa đặt trong khung chữ mẫu
 - Bảng kẻ sẵn viết cụm từ ứng dụng : Vượt suối băng rừng .
 - Vở tập viết. 
-Chuẩn bị theo nhóm: Tranh, ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, LĐSX và vui chơi giải trí ; Pin, bóng đèn, dây dẫn; chuông nhỏ.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh viết chữ U và chữ Ư, Ươm .
- GV ghi điểm.
B. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài .
b. Hướng dẫn viết chữ hoa V
- Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét 
- GV đưa chữ mẫu 
- Chữ hoa V cỡ nhỡ có độ cao mấy li ?
? Gồm mấy nét, đó là những nét nào?
-GV vừa viết mẫu vừa nêu cách viết 
V V V 
- HS viết bảng con chữ hoa V
- GV nhận xét sửa sai cho HS
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- GV đưa cụm từ ứng dụng mẫu
- Đọc cụm từ ứng dụng 
- Em hiểu cụm từ trên ntn ?
- Vượt qua nhiều đoạn đường không quản ngại khó khăn, gian khổ 
?Các chữ cái nào có độ cao 2,5 li?
- Các chữ : v, b , g (cao 2,5 li)
?Chữ có độ cao 1,5 li ?
- Chữ t
?Chữ có độ cao 1,25 li ?
- Chữ r,s 
?Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Cao 1 li 
? Cách đặt dấu thanh ?
? Khoảng cách giữa các chữ ? 
- Bằng khoảng cách viết 1 chữ o.
- GV viết mẫu lên bảng vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.
Vượt suối băng rừng
- Hướng dẫn HS viết chữ Vượt trên bảng con
- Nhận xét
d. Hướng dẫn viết vở:
- GV hướng dẫn học sinh cách viết bài vào vở.
- GV quan sát theo dõi HS viết bài.
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh
B. Bài mới:
1-Giới thiệu bài: 
2-Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng
*Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
+ GV chia lớp thành 3 nhóm.
+ GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
-Bước 2: Tiến hành chơi
+Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi như trang 100, 101 SGK.
+Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. Nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
Đáp án:
+) Chọn câu trả lời đúng (câu 1-6)
 1 – d ; 2 – b ; 3 – c ; 4 – b ; 5 – b ; 
6 – c 
+Câu 7 cho các nhóm lắc chuông giành quyền trả lời.
+) Điều kiện xảy ra sự biến đổi hoá học (câu 7)
Nhiệt độ thường.
Nhiệt độ cao.
Nhiệt độ BT.
3-Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi
*Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi:
?Các phương tiện máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
Đáp án:
a.Năng lượng cơ bắp của người.
b.Năng lượng chất đốt từ xăng c.Năng lượng gió.
d.Năng lượng chất đốt từ xăng.
e.Năng lượng nước.
g.Năng lượng chất đốt từ than đá.
Năng lượng mặt trời 
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Ôn Toán 
MỘT PHẦN NĂM
Luyện đọc
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố cho học sinh: Biểu 
tượng một phần năm.
- Học sinh nhận biết bằng cách tô màu vào các hình và số ô vuông.
* HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát bài văn; 
- Học sinh khá, giỏi: Đọc diễn cảm toàn bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên
II. Đ Dùng 
- Vở BT Toán
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:	
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Thực hành:
Bài tập 1: ( 35/ VBT ) 
Bài tập 2:( 35/VBT )
-Học sinh tô màu số ô vuông.
Bài tập 3: ( 35/ VBT) 
- Học sinh khoanh số con vật.
Bài tập 4: ( 35/ VBT) 
-Học sinh tô màu số quả trong bức tranh.
A. Kiểm tra:
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc:
- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng:
* HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát đoạn văn, bài văn kết hợp trả lời câu hỏi:
? Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+Tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 
- Học sinh khá, giỏi: Đọc diễn cảm toàn bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi và trả lời câu hỏi:
?Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
+Có những khóm Hải Đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm rập rờn bay lượn
? Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó?
+Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ; Thánh Gióng, An Dương Vương,.
? Nêu ND chính của bài
-ND: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
Đ/C Hoàng Văn Bình dạy 
Thứ tư ngày 29 tháng 2 năm 2012
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 ÔN Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
Kĩ thuật
$24: LẮP XE BEN
(tiết 2) 
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản.
 - Biết giải bài toán có một phép tính nhân (trong bảng nhân 5)
- Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số.
HS cần phải :
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
-Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 -Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. Đ Dùng 
- VBT
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
-Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:	
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Thực hành:
Bài 1/ 37- VBT: Tính (theo mẫu)
- HD HS tính theo mẫu 
M : 3 x 4 : 2 = 12 : 2
 = 6
a. 2 x 6 : 3 = 12 : 3 
 = 4
b. 6 : 2 x 4 = 3 x 4 
 = 12
c. 2 x 2 x 2 = 4 x 2
 = 8
Bài 2/ 37- VBT : Tìm x 
a. x + 3 = 6 b. 4 + x = 12
 x = 6 – 3 x = 12 – 4
 x = 3 x = 8
 x x 3 = 6 3 x x = 15
 x = 6 : 3 x = 15 : 3
 x = 2 x = 5 
Bài 3/ 37- VBT: tô màu
- HS tô màu theo yêu cầu của bài.
Bài4/ 37- VBT Số
2x 3= 6 4x 3= 12
 6 : 3 = 2 12: 4 = 3
6: 2= 3 12 : 3 = 4 
A. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
-Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích của tiết học.
2.2-Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe chở hàng.
a) Chọn chi tiết:	
-Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào lắp hộp.
-GV kiểm tra việc chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận: 
-Cho 1 HS đọc phần ghi nhớ.
-Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
-Cho HS thực hành lắp.
-GV theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
IV Củng cố dặn dò
 - GV nêu lại nội dung bài học 
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
..................................................................................................................................................................... ... .
II. Đ Dùng 
- Mẫu chữ cái viết hoa V đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ: Vượt suối băng rừng
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra phần viết ở nhà của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD viết chữ hoa
* Chữ hoa V
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Vượt suối băng rừng
? Nêu cấu tạo,cách viết câu ứng dụng.
4. HDHS viết vào vở tập viết
- Viết chữ hoa V (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Vượt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Vượt suối băng rừng (3 lần)
5. Chấm chữa bài: 
GV chấm 3 bài rồi nhận xét
- GV NX giờ học, về nhà luyện viết trong vở .
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài tập ở nhà của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1 : Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn trích dưới đây để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn : 
Cây đa quê hương
 Buổi chiều ở quê , gió mát , bọn em rủ nhau ra ...ngồi trò chuyện . Trên ...., chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc vui tươi . Gió thổi nhè nhẹ làm lay động những ...
Xanh tươi như các nhạc công đang dạo nhạc cho cô ca sĩ chim hót .
Hằng ngày , chúng em chạy nhảy quanh ... và tưởng như ... là bác bảo vệ làng . từ đó , mỗi lần về thăm nội bọn em đều ra đầu làng thăm ... hiền lành . ... làm cho chúng em thêm yêu thiên nhiên và quê hương mình.
 (cây đa, gốc cây , cành cây , chiếc lá ,nó )
 Lời giải :
Thứ tự các từ cần điền : gốc cây , cành cây , chiếc lá , gốc cây , cây đa , cây đa , nó
Bài 3 :Viết một đoạn văn ngắn về một vấn đề em tự chọn , trong đoạn văn có sử dụng các từ ngữ lặp lại để liên kết câu . Viết xong gạch dưới chân các từ ngữ đó.
 - GVHDHS làm bài : HS viết bài sau đó gạch dưới từ ngữ được lặp lại để liên kết câu .
-Cho HS làm bài cá nhân 
-Mời một số học sinh lên trình bày.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................
Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6
- Biết về các đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
Giúp HS: 
-Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
-Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II. Đ Dùng 
- VBT
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
-Đồng hồ A chỉ 4 giờ 
- Đồng hồ B chỉ 1h 30' 
- Đồng hồ C chỉ 9 giờ 15'
- Đồng hồ D chỉ 8 giờ 30'
Bài 2 : 
-Mỗi câu dưới đây ứng với đồng hồ nào ?
a. An vào học lúc 13 giờ 30' ?
- Đồng hồ a
b. An ra chơi lúc 15 giờ ?
- Đồng hồ b
c. An vào học tiếp lúc 15 giờ 15'
- Đồng hồ c 
g. An ăn cơm lúc 7 giờ tối 
- Đồng hồ g
Bài 3 
-Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ :
 - 2 giờ, 1 giờ 30', 6 giờ 15', 
5 giờ rưỡi 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài tập 1 (VBTT- 51 ): 
-GV nhận xét.
*Kết quả:
a. 6 phút 43 giây
b. 34 phút 17 giây
 c. 8 giờ 30 phút
*Bài tập 2: (VBTT- 51 ): 
*Kết quả:
a. 14 ngày 6 giờ
b. 12 ngày 45 giờ
c. 5 năm 6 tháng
*Bài tập 3: (VBTT- 51 ): 
-Mời một số HS lên bảng chữabài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài giải
Người đó đi quãng đường AB hết thời gian là:
 9 giờ 50 phút – ( 5 giờ 45 phút + 5 phút) = 4 giờ 0 phút
 Đáp số: 4 giờ 0 phút.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn:Tập làm văn 
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI
Ôn:Tập làm văn
TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết đáp lời đồng ý trong giao tiếp thông thường.
- Quan sát tranh về cảnh biển ,trả lời được các câu hỏi về cảnh biển trong tranh 
- HS viết được một bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đ Dùng 
- Tranh vẽ cảnh thiên nhiên
- Giấy kiểm tra.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 Đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp sau:
-Học sinh thực hành đóng vai hỏi đáp 
- Nói lời đáp trong những đoạn đối thoại sau ?
a. Hương cho tớ mượn cái bút nhé 
- ừ 
- Cảm ơn bạn/ cảm ơn bạn nhé 
b. Bạn cho mình chạy thử cái xe của anh nhé 
-Vâng 
- Cảm ơn bạn/ cảm ơn bạn nhé 
Bài 3 (viết)
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
a. Tranh vẽ cảnh gì ?
- Tranh vẽ cảnh thiên nhiên buổi sáng khi mặt trời mọc 
b. Cây cối như thế nào ?
Cây cối xanh tốt..... 
d. Trên bầu trời có những gì ?
- Mặt trời đang dâng lên những đám mây màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1.Giới thiệu bài
- Trong tiết TLV trước, các em viết một bài văn tả đồ vật. Trong tiết học hôm nay các em sẽ viết tiếp một bài văn tả đồ vật.
 2 HDHS làm bài 
Đề bài : Em hãy tả một đồ vật gần gũi với em và được em yêu thích nhât?
3.Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
- Mời HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK.
HDHS xác định yêu cầu của đề bài 
+ Thể loại : Miêu tả 
+ Đối tượng tả: Đồ vật 
+ Trọng tâm cần tả: Một đồ vật gần gũi và yêu thích nhất? 
- GV cho 1 vài học sinh kể tên đồ vật mình sẽ tả.
- Yêu cầu HS đọc lại dàn ý bài văn tả đồ vật.
3.HS làm bài kiểm tra
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- GV gọi HS đọc bài trước lớp .
- GV nhận xét đánh giá, cho điểm .
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CÂU ĐỐ DÂN GIAN VỀ CƠ THỂ CON NGƯỜI 
+ NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh biết được một số câu đố dân gian về cơ thể con người.
- Rèn kỹ năng nghe, phân tích và nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể cho học sinh, tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và mang tính giáo dục cao.
- Đánh giá ưu điểm, tồn tại, biện pháp khắc phục, phương hướng tuần sau.
II. Chuẩn bị: 
- Thời gian 30 phút.
- Địa điểm lớp học. 
- Đối tượng học sinh 2 + 5 Bản Nà Phạ số lượng 9 em(chia làm 2 đội chơi) đặt tên cho đội chơi và bầu đội trưởng. Số học sinh còn lại là cổ động viên của các đội.
- GV chuẩn bị câu đố, các câu hỏi cho cuộc thi.
- Chuẩn bị bút dạ, giấy trắng ( hoặc bảng), cờ, ghế ngồi cho đội thi và cổ động viên
- Tổ giám khảo và thư ký.
III. Hoạt động 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài mới; Giới thiệu hoạt động (thi tìm hiểu giải đố về một số câu đố dân gian nói về cơ thể con người). (2 phút)
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Thi hiểu biết
 GV đưa ra các câu đố. Trong 1 phút các đội không đưa ra được câu trả lời đúng thì GV công bố đáp án.
Câu 1: 
 Bằng một bước mà bước không qua 
Câu 2: 
Ðường ngay thông thống 
Hai cống hai bên 
Trên hàng gương 
Dưới hàng lược 
Câu 3: 
Hai cô nằm nghỉ hai phòng 
Ngày thì mở cửa ra trông 
Ðêm thì đóng cửa lấp trong ra ngoài 
Câu 4: 
Trên hang đá, dưới hang đá 
Giữa có con cá thờn bơn 
Câu 5:
Năm ông cùng ở một nhà 
Tình huynh nghĩa đệ vào ra thuận hòa 
Bốn ông tuổi đã lên ba 
Một ông đã già mới lại lên hai 
Câu 6:
Vừa bằng cái lá đa 
Ði xa về gần 
Tổng kết điểm phân đội thắng, đội thua (8 phút)
Hoạt động 2:Thi vẽ nhanh
- GV thông báo thể lệ thi vẽ nhanh.
+ Thời gian thi 10 phút
+ Mỗi thành viên trong đội lên vẽ một bộ phận của cơ thể người vẽ xong chạy về đưa phấn (bút ) cho người tiếp theo lên vẽ và cho hết thời gian qui định.(các thành viên trong đội không được vẽ cùng một bộ phận)
- Sau khi nghe xong câu đố các đội thi sẽ giành quyền trả lời bằng cách phất cờ hoặc giơ tay (Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu đố là 1 phút)
- Nếu trả lới đúng được 2 điểm, trả lời sai mất quyền trả lời
- Giám khảo công bố đáp án của mỗi câu đố
- Thư ký ghi điểm của các đội
TL: Cái bóng
TL: Mũi
TL: Mắt
TL: Lưỡi
TL: Bàn tay
TL: Bàn chân
Học sinh thực hiện phần thi theo qui định.
- Nếu vẽ đúng được 2 điểm, vẽ chưa chính xác tùy giám khảo quyết định chấm điểm.
b. Hoạt động 2: Nhận xét cuối tuần
*Nhận xét tuần qua
+ Cán sự lớp tự nhận xét rút kinh nghiệm tuần qua.
- HS nghe nhận xét đóng góp ý kiến. (Bình bầu cá nhân...)
1.2 GVCN nhận xét chung
* Ưu điểm: 
- Học sinh đi học đều, đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. (Lò Văn Tâm, Lường Thị Thu, Hà Văn Tuyển, Hà Thị Trang)
- Học sinh đã có đủ đồ dùng học tập.
- Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp.
* Tồn tại:
- 1 số học sinh về nhà chưa có ý thức học bài. (Tòng Văn Chiển, Thàm Văn Nên )
* Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp.
- Tiếp tục thi đua dành nhiều Hoa điểm mười mừng mẹ mừng cô.
- Chuẩn bị cho tiết HĐNGLL tuần sau: Vệ sinh trường, lớp và chăm sóc cây và hoa
- Hoàn thiện xong việc bọc SGK.
- Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học.
- GV nhận xét tiết học
..
..
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctuấn25.doc