Giáo án các môn lớp 4 - Tuần lễ 8

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần lễ 8

TẬP ĐỌC

Nếu chúng mình có phép lạ

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một doạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các CH 1,2,4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.)

- HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH3)

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ

- HS: sách giáo khoa

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần lễ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một doạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các CH 1,2,4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.)
- HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH3)
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ
- HS: sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS đọc phân vai bài Ở Vương quốc Tương Lai
GV nhận xét ghi điểm
Nhận xét chung
3. Bài mới: *Giới thiệu bài 
Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc
- Gọi 1 hs đọc bài
- GV giúp HS chia đoạn bài thơ và hs đọc theo đoạn
- Lượt 1: GV chú ý kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
- Lượt 2: GV giúp HS giải nghĩa từ
- YC hs luyện đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm cả bài
- Gọi 1 hs đọc toàn bài
b. Tìm hiểu bài
- YC hs đọc thầm toàn bài
- Câu thơ nào trong bài được lặp lại nhiều lần ?
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
- GV nhận xét, chốt ý 
- Yc HS khá, giỏi trả lời được :
Em hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
+ Ước “không còn mùa đông”
+ Ước “hoá trái bom thành trái ngon”
- Em hãy nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
- Bài thơ nói lên điều gì ?
- Yc hs đọc 1 đoạn và nêu cách đọc
Đọc diễn cảm và HTL bài thơ 
- GV Hướng dẫn đọc diễn cảm từng khổ thơ.
- GV sửa lỗi cho HS
- Hs đọc diễn cảm trước lớp
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng và hs học thuộc lòng trước lớp
- Gv nhận xét chung
4. Củng cố , dặn dò :
Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò hs về nhà học thuộc lòng bài thơ và xem trước bài tiếp theo " Đôi giày ba ta màu xanh"
- hát
Màn 1 : 8 em đọc
- HS nhận xét
- HS quan sát tranh minh hoạ 
- 1 HS đọc cả bài
- Đọc tiếp nối các đoạn trong bài (3 lượt)
- HS đọc thầm phần chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
- lắng nghe
- 1 HS đọc lại toàn bài
- HS đọc thầm cả bài thơ
- Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu 1 khổ thơ, lặp lại 2 lần kết thúc bài thơ
Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
K1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả
K2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn để làm việc
K3: Các bạn ước trái đất không còn mùa đông
K4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn 
- Ước “không còn mùa đông” : ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai hoạ đe doạ con người
- Ước “hoá trái bom thành trái ngon”: ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh
Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp ; ước mơ về cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới chung sống hoà bình
HS đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, phát biểu
* Ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn và nêu cách đọc mỗi đoạn
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ 
- HS đọc trước lớp
- HS nhẩm HTL bài thơ
- HS thi HTL từng khổ-> cả bài thơ 
- trả lời
- lắng nghe, ghi nhớ
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất .
- BT cần làm : bài 1b, bài 2 dòng 1,2 ; bài 4a
- HS khá giỏi làm tất cả các bài tập
II. Chuẩn bị
- GV : bảng phụ, giáo án
- HS : VBT
II. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất kết hợp của phép cộng?
- Gọi 2 em lên bảng làm bài tập:
Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
GV nhận xét ghi điểm 
- Gv nhận xét chung
3. Bài mới: * Giới thiệu bài 
*Hướng dẫn HS luyện tập
Bài1 : Bài yêu cầu chúng ta làm gì 
Khi đặt tính tổng nhiều số ta cần chú ý điều gì ?
GV hướng dẫn làm bài 1a
 2 814 3 925 
 + 1 429 + 618 
 3 046 535 	
 7 289 5 078 
- Yc hs làm bài 1b vào bảng con và 1 hs lên bảng 
- Nhận xét, chữa bài. 
- Nhận xét chung
Bài 2: Hãy nêu yêu cầu của bài 
- Dựa vào tính chất nào để thực hiện bài này? 
Nhận xét, ghi điểm 
- nhận xét chung
Bài 4: Gọi HS đọc đề 
- Hướng dẫn hs làm bài
- Yc hs làm vào VBT
 Liên hệ : giảm tỉ lệ sinh 
- Nhận xét ghi điểm 
- nhận xét chung
4. Củng cố, dặn dò :
- GV hỏi lại tính chất kết hợp và tính chất giao hoán của phép cộng.
- NX tiết dạy
- Dặn dò HS về nhà làm BT và xem bài tiếp theo
- hát
- 1 HS nêu tính chất
2em làm bảng, lớp làm nháp 
 7 897 + 8 755 + 2 103 
 = ( 7 897 + 2 1030) + 8 755 
 = 10 000 + 8 755 = 18 755
 6 547 + 4 567 + 3 453 
 = ( 6 547 + 3 453 ) + 4 567 
 = 10 000 + 4 567 = 14 567
- Đặt tính rồi tính tổng 
- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau 
- HS làm bảng con bài 1b, 1HS lên bảng
 Nhận xét bài của bạn 
Tính bằng cách tính thuận tiện nhất 
Dựa vào tính chất giao hoán và kết hợp 
2em làm ở bảng phụ, HS làm bàivào vở 
 a. 96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78 	
 = 100 +78 =178 	
 67 + 21 +79 = 67 + (21 + 79 )
 = 67 + 100 = 167
 b. 789 + 285 + 15 = 789 + 285 + 15
 = 789 + 300 = 1 089
448 + 594 + 52 = (448 + 52 ) + 594
 = 500 + 594 = 1094
- 1hs đọc đề
- quan sát
- HS tự giải bài vào VBT
 Bài giải:
 Số dân tăng thêm 2 năm:
 79+71=150( người)
 Đáp số : 150 người 
- trả lời 
- ghi nhớ và thực hiện 
CHÍNH TẢ
Nghe – viết: Trung thu độc lập
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ.
- Làm đúng BT(2) a/b
- HS khá giỏi làm tất cả BT
GDBVMT
-Ttình cảm yêu quý vẽ đẹp của thiên nhiên đất nước (Trực tiếp nội dung bài)
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bảng phụ 
- Hs: SGK
III. Hoạt động dạy – học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của Học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :- YC hs viết bảng con
- viết các từ bắt có vần ươn / ương 
- GV nhận xét - ghi điểm
- nhận xét chung
3. Bài mới: *Giới thiệu bài 
a. Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
- Yc HS đọc đoạn văn viết chính tả 
- Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào ?
+ Hướng dẫn viết từ khó :
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt
- GV đọc các từ: mười lăm năm, thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát, nông trường.
- Hướng dẫn Hs cách trình bày, tư thế viết
- Nghe – viết chính tả :
- GV đọc từng câu, từng cụm từ cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
+ Chấm – chữa bài :
GV chấm bài và yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung, sửa lỗi sai phổ biến 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài 2a :GV gọi HS đọc yêu cầu 
- GV nhận xét kết quả bài làm của 
- Chuyện đáng cười ở điểm nào ?
b) GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Hướng dẫn hs làm vào VBT
- YC hs làm vào VBT
- GV nhận xét kết quả bài làm của 
- nhận xét chung
4. Củng cố, dặn dò: 
-Ttình cảm yêu quý vẽ đẹp của thiên nhiên đất nước
- Yc hs lấy bảng con viết lại một số từ khó
GV nhận xét tiết học
Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
- hát
HS viết bảng con
- HS đọc đoạn văn viết chính tả 
- Dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít; cánh đồng lúa bát ngát; nông trường to lớn vui tươi 
HS viết bảng con, phân biệt được “ lăm” và “ năm”; “ phấp” và “ phất”; “ bát ngát” và “ bác ngác”
- thực hiện
HS nghe – viết
- HS soát lại bài
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
- Ghi vào sổ tay chính tả.
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm bài 
- 4 HS đứng tại chỗ đọc 
 kiếm giắt – kiếm rơi xuống nước – đánh dấu – kiếm rơi – làm gì – đánh dấu – kiếm rơi – đã đánh dấu
- Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm
- 1 hs đọc
- hs làm VBT
- cả lớp viết : mười lăm năm, thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát, nông trường
- ghi nhớ
TOÁN
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
- BT cần làm : bài 1, bài 2
- HS khá giỏi làm tất cả các bài tập
II. Chuẩn bị
- GV : bảng phụ, giái án
- HS : VBT
II. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tính thuận tiện
- GV chữa bài, nhận xét ghi điểm 
- nhận xét chung
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: 
- GV gọi HS đọc bài toán ví dụ trong SGK 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
 + Hướng dẫn vẽ sơ đồ .
 ? 
70
10
Số lớn
 ?
Số bé:
+ Hướng dẫn giải bài toán ( cách 1 ) 
- Tìm hai lần của số bé . 
- Che phần hơn của số lớn nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé ? 
- Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số ? 
- Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi thế nào ? 
- Tổng mới là bao nhiêu ? 
- Tổng mới lại chính là hai lần của số bé , vậy ta có hai lần số bé là bao nhiêu ? 
- Hãy tìm số bé 
- Hãy tìm số lớn ? 
+ Hướng dẫn giải bài toán (cách 2 )
Tương tự cách 1
* Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
- Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết điều đó ? 
- GV yêu cầu HS làm bài 
38 Tuổi
58 Tuổi
 ? tuổi 
Bố:
 ? Tuổi
Con:
GV nhận xét ghi điểm
- nhận xét chung
Bài 2/47 : Yêu cầu HS đọc bài toán
- Hướng dẫn hs phân tích và vẽ sơ đồ
- YC hs giải bằng 2 cách
 ?HS
4 HS
28 HS
Trai 
Gái ? HS
Chấm và sửa bài cho HS 
- Nhận xét chung
4. Củng cố, dặn dò: 
-GV yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn dò về nhà làm BT và xem bài tiếp theo
- Hát 
- 2HS lên bảng làm, HS cả lớp quan sát 
 - Nhận xét . 
- HS đọc 
- Tổng của hai số đó là 70 . 
- Hiệu của hai số đó là 10 . 
- Tìm hai số đó 
-HS quan sát . 
- Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn sẽ bằng số bé . 
 - Hiệu của hai số 
- Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với các số bé 
 - Tổng mới : 70 – 10 = 60
 - Hai lần của số bé : 70 – 10 = 60
- Số bé : 60 : 2 = 30
- Số lớn 30 + 10 = 40 
 (hoặc 70 – 30 = 40) 
 Soá beù = (Toång - hieäu ) : 2 
Soá lôùn = (Toång + hieäu ) : 2
- Thực hiện yêu cầu . 
-Tổng tuổi bố và tuổi ... ựa vào bảng số liệu, . . .trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên : 
- Đọc mục 1 trong SGK, giải thích tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm ?
* Kết luận : Tây Nguyên có những vùng đất ba dan rộng lớn, được khai thác để trồng cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, . . . Trong đó cây cà phê được trồng nhiều nhất 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- GV yêu cầu HS chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Hãy mô tả về vùng chuyên trồng cà phê?
- Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột
- GV giới thiệu cho HS xem một số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột (cà phê hạt, cà phê bột)
- Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì?
- Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục tình trạng khó khăn này?
*Kết luận : Hiện nay, ở TN có những vùng chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm. Đó là những cây trồng có giá trị xuất khẩu cao 
Hoạt động 2: Chăn nuôi trên đồng cỏ :
- Hãy kể tên các vật nuôi ở Tây Nguyên?
- Con vật nào được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên?
- Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc có sừng?
- Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
* Kết luận : Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt, thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu bò. Ngoài ra người dân nơi đây còn nuôi và thuần dưỡng voi để chuyên chở người và hàng hoá 
4. Củng cố, dặn dò :
- GV yêu cầu HS trình bày lại hoạt động sản xuất (trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc có sừng).
- GV nhận xét tiết học
- Dăn dò hs về nhà học bài và xem bài tiếp theo
- hát
- 2 HS dựa vào ghi nhớ trả lời .
- nhận xét
- HS trong nhóm 4 thảo luận 
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp:
- Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè Chúng thuộc cây công nghiệp lâu năm .
- Vì ở TN là vùng đất đỏ ba dan rất tơi xốp, màu mỡ và phì nhiêu
- HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Vùng chuyên trồng cà phê là một vùng khá rộng lớn, cây tươi tốt và chỉ có trồng cây cà phê 
- Cà phê nổi tiếng thơm ngon không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài 
- Tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
- Phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây 
- HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 để trả lời các câu hỏi.
- bò, trâu, voi.
- nuôi nhiều nhất là: bò
- Có những đồng cỏ xanh tốt thuận tiện cho việc phát triển chăn nuôi gia súc 
- Voi dùng để chuyên chở và phục vụ du lịch.
- Vài HS trả lời.
TOÁN
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke )
- BT cần làm : bài 1 ; bài 2 ( chọn ý 1 )
- HS khá giỏi làm tất cả các bài tập
II. Đồ dùng dạy – học:
- Ê ke (Gv và Hs)
III. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu công thức về cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu.
GV nhận xét, ghi điểm
- Nhận xét chung
3. Bài mới: *Giới thiệu bài
+ Giới thiệu góc nhọn 	A
- GV vẽ lên bảng 
 O	B
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này . 
- GV: góc này là góc nhọn .
- Hãy dùng ê – ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông 
* Góc nhọn bé hơn góc vuông .
- GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn . 
+ Giới thiệu góc tù : 
- GV vẽ lên bảng 
 M
	 O	N
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh 
của góc . 
- GV: góc này là góc tù 
- Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông . 
* Góc tù lớn hơn góc vuông . 
- GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù . 
+ Giới thiệu góc bẹt 
- GV vẽ lên 
	C	| D
 O
HS đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc
- Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ? 
- GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông 
- GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt 
* Luyên tập :
Bài1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu
Yêu cầu HS quan sát các góc ở SGK và đọc tên các góc, nêu rõ đó là góc gì 
- nhận xét chung
Bài 2- Hướng dẫn HS dùng êke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác 
- Nhận xét 
- nhận xét chung
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV treo các hình và yêu cầu hs xác định góc nhọn, góc tù, góc bẹt
GV nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài: Hai đường thẳng vuông góc.
- hát
HS nêu
- HS quan sát 
- Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB 
- Góc nhọn AOB 
- 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: góc nhọn AOB bé hơn góc vuông 
- 1HS vẽ trên bảng, lớp vẽ vào nháp. 
- HS quan sát hình 
- Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON 
- HS nêu: Góc tù MON 
- 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc MON trong SGK: Góc tù MON lớn hơn góc vuông 
- 1HS vẽ trên bảng, lớp vẽ vào nháp. 
- Góc COD có đỉnh O, cạnh OC và OD 
- Ba điểm C, O, D của góc bẹt COD thẳng hàng với nhau 
- Góc bẹt bằng hai góc vuông . 
- 1 HS vẽ trên bảng, lớp vẽ vào nháp. 
- hs đọc
 HS làm bài
- Góc nhọn: MAN; UDV
- Góc vuông: ICK
- Góc tù: BPQ; GOH
- Góc bẹt: XEY
Dùng êke để đo và báo cáo kết quả 
Tam giác ABC : có 3 góc nhọn 
Tam giác DEG : 1 góc vuông
Tam giác MNP : 1 góc tù 
- 2 hs thực hện
ĐẠO ĐỨC
Tiết kiệm tiền của (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được ích lợi của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,...trong cuộc sống hàng ngày.
GDMT:
-Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.( lien hệ, bộ phận )
II. GDKNS:
-Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của
-Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân
III. PP - KT dạy học: - Trải nghiệm, dự án, thảo luận nhóm
IV. Đồ dùng dạy – học:
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng
V. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao chúng ta phải biết tiết kiệm tiền của? Nêu vài việc làm cụ thể.
- GV nhận xét, tuyên dương 
- Nhận xét chung
3. Bài mới: *Giới thiệu bài
Hoạt động1: Cá nhân 
- Gia đình em có tiết kiệm tiền của không 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV nhận xét 
Kết luận : Việc tiết kiệm của không phải của riêng ai. Muốn trong gia đình tiết kiệm em phải tiết kiệm và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
Hoạt động 2 : Cá nhân 
- Em đã tiết kiệm chưa ?
- Trong các việc trên việc nào thể hiện sự tiết kiệm ?
- Việc làm nào là lãng phí tiền của ?
- Yêu cầu HS kiểm tra bài nhau
Kết luận: Những bạn biết tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm. Còn lại các em phải gắng thực hiện tiết kiệm 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 4
Mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
+ HS khá giỏi: biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của
- GV kết luận chung về cách ứng xử các tình huống sao cho phù hợp.
- GV gọi HS đọc to trong phần Ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 4 : Thảo luận cặp đôi 
- Dự định tương lai em sẽ làm gì để tiết kiệm 
- Yêu cầu HS viết ra giấy dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng, dụng cụ học tập trong gia đình như thế nào ?
- GV đọc chuyện Một que diêm
4. Củng cố - dặn dò :
- Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày.
- Nhận xét tiết dạy
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài tiếp theo
- hát
HS nêu
HS nhận xét
- HS đếm xem số việc gia đình mình đã tiết kiệm. Nếu số việc chưa tiết kiệm nhiều hơn việc tiết kiệm tức là gia đình mình chưa tiết kiệm và ngược lại 
Làm bài vào VBT, bài 4 SGK
- trả lời
- a , b, g , h, k 
- c, d, đ, e, i
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau
Thảo luận – đóng vai(bài tập 5)
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai
- Cả lớp thảo luận và trình bày ý kiến của mình trước lớp.
- Giúp ta tiết kiệm công sức tiền của để dùng vào việc khác 
- HS đọc ghi nhớ
- Thảo luận 
- 2 em cùng bàn thảo luận 
- Trình bày dự định của mình
Đánh giá và góp ý lẫn nhau 
- ghi nhớ
KĨ THUẬT
Khâu đột thưa (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- HS khéo tay : Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bộ dụng cụ cắt khâu thêu.
-HS: dụng cụ
III. Hoạt động dạy - học: 
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định
2- Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3- Bài mới 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- Giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa.
- Đặc điểm của các mũi khâu đột thưa.
- So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
- Nếu chia chiều dài mũi khâu trước làm 3 phần bằng nhau thì mũi khâu sau lấn lên 1 phần mũi khâu trước. Khi khâu đột thưa phải khâu từng mũi một (sau mỗi mũi khâu phải rút chỉ một lần), không khâu được nhiều mũi mới rút chỉ một lần như khâu thường.
- GV Rút ra khái niệm về khâu đột thưa.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Treo tranh quy trình khâu đột thưa
- Cách vạch dấu đường khâu đột thưa giống như vạch dấu đường khâu thường. Vì vậy GV yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường.
- Hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng kim.
- GV và HS quan sát theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét.
* Lưu ý cho HS : 
- Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
4- Củng cố, dặn dò : 
- Tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu.
- Chuẩn bị đầy đủ tiết sau thực hành.
- hát
- Quan sát các mũi khâu đột thưa ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp với quan sát hình 1 SGK.
- Ở mặt phải đường khâu, các mũi khâu cách đều nhau giống như đường khâu các mũi khâu thường ở mặt trái đường khâu, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
- HS đọc phần ghi nhớ
- Quan sát các hình 2, 3, 4 SGK để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
- Quan sát hình 2 SGK về cách vạch dấu và cách thực hiện thao tác vạch dấu đường khâu.
- Đọc nội dung của mục 2 với quan sát hình 3a, 3b, 3c 3d SGK về cách khâu các mũi khâu đột thưa.
- Quan sát thao tác khâu của GV
- Thực hiện thử thao tác khâu.
- Thực hiện thao tác khâu và rút chỉ cuối đường khâu.
- Đọc mục 2 phần ghi nhớ.
- chuẩn bị

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 8.doc