Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 12 năm 2012

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 12 năm 2012

Tập đọc: MÙA THẢO QUẢ

I)Mục tiêu :

1/ KT, KN :

- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Hiểu nội dung : Vẻ đẹp và sựu sinh sôi của rừng thảo quả. (TL được các câu hỏi trong SGK)

2/ TĐ : Tình yêu quê hương, đất nước.

II) Chuẩn bị :

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Quả thảo quả

 

doc 25 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 12 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
***
Thứ hai ngày 12 tháng 11năm 2012
Tập đọc: MÙA THẢO QUẢ
I)Mục tiêu :
1/ KT, KN :
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung : Vẻ đẹp và sựu sinh sôi của rừng thảo quả. (TL được các câu hỏi trong SGK)
2/ TĐ : Tình yêu quê hương, đất nước.
II) Chuẩn bị :
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Quả thảo quả
III)Các hoạt động dạy -học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 4’-5’
 Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
 Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim 
- 2 HS đọc và trả lời các câu hỏi 
2.Bài mới: 35
 HĐ 1: Giới thiệu bài’
 HĐ 2: Luyện đọc: 
 -GV chia đoạn :
Đoạn 1: từ đầu đến “nếp khăn”
Đoạn 2: từ “Thảo quả” đến “ không gian”
Đoạn 3: đoạn còn lại
-1 HS đọc cả bài
Luyện đọc các từ : Đản Khao, lướt thướt, Chin San, sinh sôi, vươn ngọn
- HS đọc nối tiếp từng đoạn ( 2lần)
+ HS đọc từ khó
+ HS đọc phần chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc cả bài
-Gv đọc diễn cảm toàn bài, chú ý HS nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả vẻ đẹp và sự phát triển của thảo quả
HĐ 3:Tìm hiểu bài: 
Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ?
* Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa,làm cho gió thơm,cây cỏ thơm,đất trời thơm,từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
*các từ hương và thơm được lặp lại nhiều lần
HSKG nêu được tác dụng của cách dùng từ, dặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
Chi tiết nào cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
* Qua một năm thảo quả thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm 2 nhánh mới.Thoáng cái thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian.
 Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
 Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?
* Nảy dưới gốc cây.
* Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên...
HĐ 4:Hướng dẫn đọc diễn cảm: 6-7’
-GV đọc toàn bài 
-GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 2 và hướng dẫn HS luỵên đọc
- HS luyện đọc diễn cảm
- 4 HS thi đọc diễn cảm
- Cả lớp nhận xét
 3)Củng cố , dặn dò:1-2’
 -Nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS tiếp tục luyện đọc diễn cảm
- Chuẩn bị bài “Hành trình của bầy ong”
Toán : NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,...
I.Mục tiêu:
1/ KT, KN : Biết :
 	- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
	- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
2/ TĐ : HS yêu thích môn Toán
II.Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5’ 
2.Bài mới : 35
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 
HĐ 2 : Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...( 10-12’)
1HS lên làm BT3.
a) Ví dụ 1:
- Yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân 27,867 x 10.
 HS tự tìm kết quả của phép nhân 27,867 x 10 = 278,67
b) Ví dụ 2:
HS tự tìm kết quả của phép nhân 
53,286 x 100 = 5328,6
- Gợi ý để HS có thể tự rút ra được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- HS nhắc lại quy tắc vừa nêu .
Chú ý nhấn mạnh thao tác: Chuyển dấu phẩy sang bên phải.
HĐ 3 : Thực hành : 
Bài 1: 
Bài 1: 
HS so sánh kết quả của các tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm.
- Tất cả HS tự làm, sau đó HS đổi vở kiểm tra, chữa chéo cho nhau, vài HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét.
Bài 2:
Bài 2:
- Củng cố kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Hướng dẫn HS suy nghĩ, thực hiện lần lượt các thao tác:
+ Nhắc lại quan hệ giữa dm và cm; giữa m và cm.
+ Vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đĩ để làm bài.
10,4dm = 104 cm
 (vì 10,4 x 10 = 104)
Bài 3:
Bài 3: Dành cho HSKG
- Hướng dẫn HS:
+ Tính xem 10l dầu hoả cân nặng bao nhiêu ki-lơ-gam.
 HS tự làm bài 3
+ Biết can rỗng nặng 1,3kg, từ đĩ suy ra cả can đầy dầu hoả cân nặng bao nhiêu ki-lơ-gam.
3. Củng cố dặn dò : 
 - Nhắc lại qui tắc nhân nhẩm với 10; 100; 1000;
Địa lí : CÔNG NGHIỆP
 I. Mục tiêu:
 1/ KT, KN : 
 - Biết nước ta có nhiều ngành công ngiệp và thủ công ngiệp : 
 + Khai thác khóang sản, luyện kim, cơ khí,
 + Làm gốm, chạm khắc gốm, làm hàng cói,
 - Nêu tên một sản phẩm của các ngành công ngiệp và thủ công ngiệp. 
 - Sử dụng bản thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công ngiệp 
 2/ TĐ : Giữ gìn và tự hào về nghề thủ công ở địa phương. 
 II. Chuẩn bị : 
 - Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
2. Bài mới: 30
HĐ 1: Giới thiệu bài: 1’
- 2 HS
- HS chú ý lắng nghe.
1. Các ngành công nghiệp
HĐ 2: ( làm việc theo cặp): 8-9’
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: SGV
- HS làm các bài tập ở mục 1 trong SGK.
- HS trình bày kết quả.
* Nước ta có nhiều ngành công nghiệp.
-*Sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng.
+ Hình a thuộc ngành công nghiệp cơ khí .
+ Hình b thuộc công nghiệp điện ( nhiệt điện).
+ Hình c và d thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Hàng công nghiệp xuất khẩu của nước ta là dầu mỏ, than, áo quần, giày dép, cá tôm đông lạnh,...
 Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
2. Nghề thủ công
HĐ 3: ( làm việc cả lớp) : 4-5’
- Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu.
- Em hãy kể tên một số ngành thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết.
Kết luận: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công.
- Một số ngành thủ công nổi tiếng:
Hàng cói Nga Sơn (Thanh Hoá), đồ gốm sứ Bát Tràng ( Hà Nội), ...
- HS trả lời kết hợp chỉ bản đồ.
HĐ 4: : ( làm việc cá nhân ): 7-8’
- Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
* HS trả lời:
- Vai trò:Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
- Đặc điểm: 
+ Nghề thủ công ngày càng phát triển rộng khắp cả nước, dựa vào sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
- Địa phương em có những nghề thủ công nào?
* HSKG trả lời: Dệt rèng, làm chổi đát,
- GV cho HS xem tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
 3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- Về học lại bài cũ và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài.
- HS chú ý nghe và thực hiện.
Lịch sử: VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I.Mục tiêu :
1/ KT, KN : 
Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn : “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt” : quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản suất, phong trào xóa nạn mù chữ,
2/ TĐ : Khâm phục tinh thần vượt khó của nhân dân ta. 
II. Chuẩn bị :
- Phiếu thảo luận cho các nhóm .
- HS sưu tầm các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày toàn dân quyết tâm diệt “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1.Bài cũ :5 
2.Bài mới ; 30
HĐ 1. Giới thiệu bài mới:1’
HĐ 2: Làm việc nhóm: 9-10’
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, cùng đọc SGK đoạn”từ cuối năm1945 nghìn cân treo sợi tóc” và trả lời câu hỏi:
Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”?
+ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì?
- HS chia thành nhóm nhỏ, đọc sách, thảo luận theo các câu gợi ý:
- Nói nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” – tức tình hình vô cùng bấp bênh, nguy hiểm vì:
- Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn.
+ Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết, nông ngiệp đình đốn 
- Đại diện HS 1 nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác bổ sung.
+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước ta?
+ Sẽ có càng nhiều đồng bào ta chết đói, nhân dân không hiểu biết để tham gia cách mạng, xây dựng đất nước 
+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “giặc”?
+ Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm...
HĐ 3; Làm việc cả lớp: 5-6’
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2, 3 tr25, SGK và hỏi: hình chụp cảnh gì?
- 2 HS lần lượt nêu trước lớp:
+ H2: chụp cảnh nhân dân quyên góp gạo.
+ H3:chụp lớp học bình dân học vụ.. 
Em hiểu thế nào là bình dân học vụ?
- Là lớp dành cho người lớn tuổi, học ngoài giờ.
 HĐ 4: Làm việc nhóm.: 7-8’
 + Chỉ trong vòng 1 thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi khó khăn; việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào? Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của chính phủ và Bác Hồ như thế nào? 
- HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em nêu trước nhóm, các bạn bổ sung ý kiến.
+ Trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc phi thường là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới, một lòng tin tưởng vào chính phủ và vào Bác Hồ và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
HĐ 5: Làm việc cá nhân.: 5-6’
- GV gọi 1 HS đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn”Bác Hoàng Văn Tílàm gương cho ai được”
- GV kể thêm về các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày cùng toàn dân diệt” giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”(1945-1946
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm trong SGK.
- GV kết luận : Bác Hồ có 1 tình yêu sâu sắc, thiêng liêng giành cho nhân dân ta, đất nước ta. Hình ảnh Bác Hồ nhịn ăn để góp gạo cứu đói cho dân khiến toàn dân cảm động, một lòng theo Đảng, theo Bác làm cách mạng 
3. Củng cố –dặn dò: 1-2’
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
Toán : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
1/ KT, KN : Biết :
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
- Giải bài toán có ba bước tính.
2/ TĐ : Rèn tính cẩn thận, tự giác khi học môn Toán.
II. Chuẩn bị : 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5’
2.Bài mới : 35
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 
HĐ 2 : Thực hành : 
Bài 1a:
- 2HS lên làm BT2.
Bài 1a:
a) - Nhằm vận dụng trực tiếp quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- HS tự làm sau đó HS đổi vở kiểm tra, chữa chéo cho nhau.
- HS so sánh kết quả của các tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm.
 Dành cho HSKG
 Bài 1 b : 8,05 x 10 = 80,5
Kết luận: Số 8,05 phải nhân với 10 để được 80,5.
Bài 2 a,b : 
Bài 2 a,b : 
 ... iệu bài: 1’
Nêu MĐYC của tiết học
-1 HS nhắc lại dàn ý bài văn tả người
HĐ 2:Hướng dẫn HS luyện tập: 
*Bài 1:
Đọc lại đoạn văn và ghi lại những đặc điểm về ngoại hình của người bà
-GV nhận xét , chốt lại các ý đúng như ở SGK
* HS đọc bài tập 1
-HS làm việc theo cặp
+ Mái tóc:
+ Đôi mắt:
+ Khuôn mặt:
+ Giọng nói:
- Qua bài văn miêu tả trên , em thấy tác giả đã quan sát và chọn lọc các chi tiết như thế nào?
-HS trình bày kết quả làm bài
- Chọn những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình để miêu tả
-> Nhờ vậy bài văn ngắn gọn mà sống động, khắc hoạ rõ hình ảnh của người bà đồng thời bộc lộ tình yêu của cháu đối với bà
*Bài 2:
-GV hướng dẫn HS làm như BT1
-GV đưa bảng phụ đã ghi những chi tiết tả người thợ rèn như ở SGK
* Đọc yêu cầu bài 2
-HS trao đổi tìm những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc
-3 HS đọc
3)Củng cố, dặn dò: 
Hãy nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết khi miêu tả?
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về quan sát và ghi lại các nét tiêu biểu về ngoại hình của một người em thường gặp
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác. Nhờ đó bài viết sẽ hấp dẫn hơn
-HS lắng nghe
Đạo đức : KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ ( tiết 1)
I.Mục tiêu : 
1/ KT : Biết vì sao cần phải kính trọng , lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
2/ KN : Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
3/ TĐ : Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
II. Chuẩn bị : 
- Đồ dùng để đóng vai. Phiếu bài tập. Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :4-5’
+ Em đã làm gì để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn ? 
2. Bài mới :
HĐ 1 : Giới thiệu bài : 1’ 
-2 HS trả lời
HĐ 2: Tìm hiểu truyện “Sau đêm mưa”: 12-14’
- GV đọc truyện ở SGK
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé ? 
+ Vì sao bà cụ lại cảm ơn các bạn ? 
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn truyện? 
- GV kết luận: Phần ghi nhớ ở SGK
- HS đóng vai để minh hoạ truyện
+ Các bạn chạy đến giúp đỡ bà cụ và em nhỏ : 1bạn dắt tay em nhỏ đi bên vệ cỏ, 
+ Vì các bạn có những việc làm tốt thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- HS trả lời.
- HS đọc phần ghi nhớ
HĐ 3: Làm bài tập 1, SGK : 6-7’
- GV phát phiếu bài tập và nêu yêu cầu
- GV theo dõi 
- Kết luận
- HS làm việc cá nhân: Điền chữ Đ trước câu (a,b,c,d); điền chữ S trước câu (d,e)
- HS trình bày ý kiến
- Các em khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe 
3. Hoạt động tiếp nối: 3-4’
- Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trả của dân tộc ta
- Nhận xét tiết học. 
4. Củng cố, dặn dò: 5
Chuẩn bị tiết 2 tuần sau
 Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2012
Toán : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
1/ KT, KN : Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;...
2/ TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 2.Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5’
2.Bài mới : 
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 
HĐ 2 : Thực hành : 35’
Bài 1: Ví dụ:
- 2HS lên làm BT1a
Bài 1
a) - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
HS tự tìm kết quả của phép nhân 
142,57 x 0,1= 14,257
-
 531,75 x 0,01 = 5,3175 
- Gợi ý để HS có thể tự rút ra được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;...
- Vài HS nhắc lại quy tắc vừa nêu .
Chú ý nhấn mạnh thao tác: Chuyển dấu phẩy sang bên trái.
b) Nhằm vận dụng trực tiếp quy tắc nhân nhẩm với một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;...
Bài 2:
Bài 2: Dành cho HSKG
- HS nhắc lại cỏch viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
+ Nhắc lại quan hệ giữa ha và km2
1 ha = 0,01 km2
Vận dụng để có: 
1000ha = (1000 x 0,01)km2 = 10km2
Bài 3:
- Ôn về tỉ lệ bản đồ.
Bài 3: Dành cho HSKG
- HS nhắc lại về ý nghĩa của tỉ số 1 : 1000000 biểu thị tỉ lệ bản đồ: "1cm trên bản đồ thì ứng với 1000000cm = 10km trên thực tế".
- Từ đó ta có 19,8cm trên bản đồ ứng với: 19,8 x 10 = 198 (km) trên thực tế.
3. Củng cố dặn dò : 
- Xem trước bài Luyện tập.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ QUAN HỆ
I)Mục tiêu :
1/ KT, KN : 
 -Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2)
 -Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3 ; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
II) Chuẩn bị : 
 -Hai, ba tờ phiếu khổ to
 -Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung 4 câu văn, đoạn văn ở BT3
 -Giấy khổ to và băng dính 
III)Các hoạt động dạy -học chủ yếu :
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS 
1.Kiểm tra bài cũ: 4-5’
-Gọi 3 HS lên bảng
2.Bài mới:35
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’
 Nêu MĐYC của tiết học
- 2 HS lên bảng làm BT1
- 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ của bài “Quan hệ từ”
HĐ 2 : Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1:
- Hãy tìm các quan hệ từ trong đoạn trích và cho biết mỗi quan hệ từ nối những từ ngữ nào ?
-GV dán 2 phiếu có ghi đoạn văn lên bảng
-GV chốt lại ý đúng
- Bài 1: HS đọc BT1
 - HS làm việc theo cặp
- 2 HS lên bảng gạch 2 gạch dưới quan hệ từ, 1 gạch dưới những từ ngữ được nối bởi những quan hệ từ đó
- Cả lớp trao đổi, nhận xét
Bài 2:
-GV chốt lại lời giải 
+ Nhưng biểu thị quan hệ tương phản
+ Mà: biểu thị quan hệ tương phản
+ Nếuthì:biểu thị quan hệ điều 
kiện, kết quả
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu BT2
- HS thảo luận theo cặp rồi cử đại diện trình bày
Bài 3:
-GV đưa bảng phụ có ghi sẵn BT3
Bài 3: HS đọc và nêu yêu cầu BT3
- HS làm bài
- 4 HS lần lượt điền vào ô trống các từ:
 + Câu a : và
+ Câu b: và , ở, của
+ Câu c:thì , thì
+ Câu d :và , nhưng
Bài 4:
- Thi đặt câu với các quan hệ từ theo nhóm 4
-GV phát giấy, bút
-GV khen các nhóm làm tốt 
 Bài 4:
HSKG đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT 4 
 - HS đặt câu và viết vào giấy khổ to rồi dán ở bảng và đọc từng câu văn
 - Cả lớp bình chọn nhóm đặt nhiều câu đúng và hay.
 3)Củng cố, dặn dò: 1-5
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài “ Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường”
 -HS lắng nghe
Khoa học : ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
 I.Mục tiêu: 
1/ KT, KN : 
 - Nhận biết một số tính chất của đồng
 - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
 - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
 2/ TĐ : Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng trong nhà.
 II. Chuẩn bị :
 - Hình minh họa trang 50, 51SGK
 - Vài sợi dây đồng ngắn.
 - Phiếu học tập có sẵn bảng so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng như SGK.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 5 
2. Bài mới:30
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1’
HĐ 2 : Tính chất của đồng : 
- 2HS trả lời.
- HS hoạt động nhóm 4.
+ Phát cho mỗi nhóm một sợi dây đồng 
+ Yêu cầu HS quan sát và cho biết:
- Màu sắc của sợi dây?
- Độ sáng của sợi dây?
- Tính cứng và dẻo của sợi dây?
- HS thảo luận nhóm - Thống nhất ý kiến - Ghi vào phiếu
 GV kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
- Một nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
HĐ 3: Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng: 
- Phát phiếu học tập cho HS.
- HS đọc bảng thông tin ở SGK và hoàn thành phiếu so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng.
- HS hoạt động cá nhân, đọc SGK và hoàn thành bảng so sánh
 - Đồng rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kì hình dạng nào. Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
- Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm có màu vàng. Chúng đều có ánh kim và cứng hơn đồng.
GV nhận xét - Kết luận
- Hỏi: Theo em đồng có ở đâu?
- Đồng là kim loại có thể tìm thấy trong tự nhiên. Nhưng phần lớn đồng được chế tạo từ quặng đồng lẫn với một số chất khác.
HĐ 4: Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó :
- 2 HS trao đổi, thảo luận, 5 HS tiếp nối trình bày.
HS quan sát các hình minh họa và cho biết. 
+ Tên đồ dùng đó là gì?
+ Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu?
Ở gia đình em có những đồ dùng nào bằng đồng? Em thường thấy người ta làm ntn để bảo quản các đồ dùng bằng đồng?
- Đại diện HS trình bày.
- HS trả lời 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
Toán : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
1/ KT, KN : Biết : 
Nhân một số thập phân với một số thập phân.
Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
2/ TĐ : Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận.
II. Chuẩn bị : 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5’
2.Bài mới : 35
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 
HĐ 2 : Thực hành : 
- 2HS lên làm BT1a
Bài 1: 
Bài 1: HS nhận ra được phép nhân các số thập phân cũng có tính chất kết hợp để tính bằng cách thuận tiện nhất.
a) GV cĩ thể vẽ sẵn bảng của phần a) lên bảng của lớp rồi cho HS tự làm bài và chữa bài. 
(2,5 x 3,1) x 0,6 = 4,65
2,5 x (3,1 x 0,6) = 4,65
Như vậy: 
(2,5 x 3,1) x 0,6 = 2,5 x (3,1 x 0,6)
Tương tự, có: 
(1,6 x 4) x 2,5 = 1,6 x (4 x 2,5)
(4,8 x 2,5) x 1,3 = 4,8 x (2,5 x 1,3)
Ghi vở
(a x b) x c = a x (b x c)
- HS nêu được nhận xét: Phép nhân các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân đều có tính chất kết hợp
b) GV cho HS tự làm phần b) 
9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x (0,4 x 2,5)
 = 9,65 x 1 = 9,65
Bài 2: 
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 3: Dành cho HSKG
HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài giải:
Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 2,5 giờ là:
12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
Đáp số: 31,25km
3. Củng cố dặn dò : 
-Xem trước bài luyện tập chung.
 SINH HOẠT LỚP
I/Nhận định tuần qua: 
	1/Đạo đức : 
2/Học tập: 
	3/ Vệ sinh : 
	4/ Hoạt động khác : 
II/ Phương hướng tuần tới:
1/Đạo đức: Vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. Không nói tục chửi thề, thực hiện nội quy nhà trrường.
2/Học tập: Thi đua học tốt để dành nhiều hoa điểm10 chào mừng ngày nhà giáoVN 20 -11.
- Học bài và làm bài trước khi đến lớp. 
- Tiếp tục thực hiện truy bài đầu giờ và đôi bạn học tập. 
- Tiếp tục luyện viết chữ đẹp. 
3/ Vệ sinh: Vệ sinh lớp học, sân trường, vệ sinh cá nhân hàng ngày.
 Trực vệ sinh theo lịch .
4/ Hoạt động khác: Đóng các khoản nhà trường quy định. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(174).doc