Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 4 năm 2013

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 4 năm 2013

Luyện Âm nhạc:

( GV bộ môn soạn giảng )

----------------------------------------------------------------------

Luyện Toán:

Luyện tập

I. Mục tiêu:

- Biết sử dụng các từ bằng nhau ,bé hơn,lớn hơn và các dấu >, < ,="để" so="" sánh="" các="" số="" trong="" phạm="" vi="" 5="">

II.Đồ dùng dạy học:.

Bảng con , vở BTT.

III. Các hoạt động dạy - học:

1.Kiểm tra kiến thức: (5p)

Hs làm bảng con: Điền dấu: < ,=""> , = ?

3 5 , 3 .3 , 2 .1 , 3 .4 , 1 1

GV nhận xét.

2. Gv hướng dẫn hs làm bài tập ở vở BT: (27p)

Bài 1: hs nêu yêu cầu : Viết dấu thích hợp vào ô trống .

Gv hướng dẫn mẫu 1 bài sau đó hs tự làm vào vở

 

doc 48 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 4 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ 3 ngày 1 tháng 10 năm 2013
Buổi sáng:
Cô Tâm dạy.
----------------------------------------------------------------------
Buổi chiều:
Luyện Âm nhạc:
( GV bộ môn soạn giảng )
----------------------------------------------------------------------
Luyện Toán: 
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết sử dụng các từ bằng nhau ,bé hơn,lớn hơn và các dấu >, < , = để so sánh các số trong phạm vi 5 
II.Đồ dùng dạy học:.
Bảng con , vở BTT.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Kiểm tra kiến thức: (5p) 
Hs làm bảng con: Điền dấu: , = ?
3  5 , 3 .3 , 2 .1 , 3 .4 , 1  1
GV nhận xét.
2. Gv hướng dẫn hs làm bài tập ở vở BT: (27p) 
Bài 1: hs nêu yêu cầu : Viết dấu thích hợp vào ô trống .
Gv hướng dẫn mẫu 1 bài sau đó hs tự làm vào vở
Gọi 3 em lên bảng chữa bài.
1.. .2 4.....3 2......3
2.....2 4......4 3......5
 3.....2 4.....5 2.......5
Gọi 3 em đọc kết quả bài làm của mình. Lớp nhận xét.
GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài: Nhìn tranh viết số và dấu , = vào ô trốngChẳng hạn: GV cho HS quan sát tranh vẽ và hỏi:
? Hàng trên có mấy cục tẩy? ( 4 ) Vậy chúng ta viết số 4 vào chỗ nào?
? Hàng dưới có mấy cái bút chì ( 5 ) Vậy ta viết số 5 vào chỗ nào?.
So sánh số 4 và số 5 như thế nào? ( 4 bé hơn 5). Ta điền dấu gì vào ở giữa.?
? Hàng trên có mấy cái mũ? ( 3 ) Vậy chúng ta viết số 3 vào chỗ nào?
? Hàng dưới có mấy em bé ( 3) Vậy ta viết số3 vào chỗ nào?.
So sánh số 3 và số 3 như thế nào? (3 bằng 3). Ta điền dấu gì vào ở giữa.?
Bài 3:Làm cho bằng nhau ( theo mẫu )
GV ve và viết lên bảng . HS thi dua theo tổ lên nối.
-GV nhận xét ghi điểm theo tổ.
*Chấm bài nhận xét.
3.Cũng cố - Dặn dò: (3p)
Tuyên dương những bạn làm bài tốt. Về nhà xem lại bài.
---------------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng việt:
Bài 14: d , đ
I-Mục tiêu: 
Luyện cho HS Đọc viết được: d, đ, dê, đò ; từ và câu ứng dụng
 Hoàn thành một số bài tập ở VBT trang 15
II. Các hoạt động : 
1.Ôn lại kiến thức: (10p)
HS đọc toàn bài ở sgk theo nhóm , cá nhân , cả lớp .
Lưu ý những hs đọc còn chậm 
Hướng dẫn hs viết vở ô ly d, đ, dê, đò 
GVtheo dỗi hdẫn giúp đỡ thêm 
2. Hướng dẫn hs làm bài tập ở VBT trang 15 : (20p)
 Bài 1 : Nối . (Thảo luận cặp đôi )
HS đọc các từ ở VBT : da dê. đi bộ , bí đỏ 
 ? Bức tranh thứ nhất vẽ gì ? ( da dê ) . Có từ nào vừa đoc phù hợp với nội dung tranh ta nối từ đó với tranh ?
 ? Bức tranh thứ 2 vẽ gì? ( bí đỏ ) Có từ nào vừa đoc phù hợp với nội dung tranh ta nối từ đó với tranh ?
 Bài 2 : Điền d hay đ? (HS làm bảng con )
 Hd hs lần lượt quan sát tranh đọc dữ liệu đã cho để chon d hay đ điền vào chỗ chấm 
- GV nhận xét 
 . HS viết lại vào VBT . KQ : dế , đá, đa
 Bài 3 : Viết : 
- HS đọc các từ chuẩn bị viết : da dê , đi bộ . 
- GV hướng dẫn hs viết bảng con
- HS viết bài vào VBT : da dê , đi bộ (mỗi từ 1 hàng)
da dờ đi bộ
 - GV theo dõi HD thêm những em yếu.
*GV chấm bài nhận xét.
 3 HS khá , Giỏi: GV đọc HS viết bảng con : đi đò , dì mơ , 
4. Cũng cố -Dặn dò : (5p) - Chấm chữa bài -nhận xét 
______________________________________________________
Thứ 4 ngày 2 tháng 10 năm 2013
Học vần:
Bài 15: t - th
I-Mục tiêu:
- HS đọc được : t, th, tổ, thỏ. Đọc được từ và câu ứng dụng.
-Viết được t, th, tổ, thỏ.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: ổ, tổ.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá:tổ, thỏ.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ, phần luyện nói: ổ, tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra kiến thức: (5p) ?Hôm qua chúng ta học bài gì? hs: d-đ
- HS viết vào bảng con: d, đ, dê, đò.
- HS đọc câu sau: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy- học bài mới:
Tiết 1
1. Giới thiệu bài: (5p)
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Các tranh này vẽ gì.?
GV: Trong tiếng tổ và thỏ chữ nào đã học?
- GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại:t - th. GV viết lên bảng t - th.
- HS đọc theo GV: t- tổ ,th - thỏ.
2.Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm: (25p)
* t
a.Nhận diện chữ:
- GV đưa mẫu chữ t mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ t gồm nét xiên phải, nét móc ngược(dài) và một nét ngang.
? So sánh chữ t với các đồ vật, sự vật trong thực tế.
b. Phát âm và đánh vần:
Phát âm.
- GV phát âm mẫu t( đầu lỡi chạm răng rồi bật ra, không có tiếng thanh)
- HS nhìn bảng, phát âm. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Đánh vần.
- GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy âm t ghép với âm ô và dấu hỏi ta 
được tiếng tổ.
- GV viết lên bảng tổ và đọc tổ.
- HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS trả lời vị trí của hai chữ trong tổ(t đứng trước, ô đứng sau).
- GV hướng dẫn HS đánh vần: tờ- ô-tô- hỏi- tổ.
- HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
* th
a.Nhận diện chữ:
- GV đưa mẫu chữ th mẫu ra cho HS quan sát và nói: - Chữ th là chữ ghép từ hai con chữ t và h ( t đứng trước, h đứng sau).
? So sánh chữ t với th có gì giống và khác nhau?
b. Phát âm và đánh vần:
+Phát âm.
- Phát âm:đầu lỡi chạm răng rồi bật mạnh, không có tiếng thanh.
- HS nhìn bảng, phát âm. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
+Đánh vần.
- GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy âm th ghép với âm o và dấu hỏi ta được tiếng thỏ.
- GV viết lên bảng thỏ và đọc thỏ.
- HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS trả lời vị trí của hai chữ trong thỏ(th đứng trước, đứng sau và dấu hỏi đặt trên chữ o).
- GV hướng dẫn HS đánh vần: thờ- o-tho- hỏi- thỏ.
- HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
c.Hướng dẫn viết chữ ( chữ đứng riêng)
- GV viết mẫu lên bảng lớp chữ cái t, th theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. 
t th
HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con.
- HS viết vào bảng con: t, th.
- GV theo dõi và sửa sai cho HS.
Hướng dẫn viết tiếng:
GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: tổ, thỏ. Lưu ý nét nối giữa t và ô, nét nối giữa th và o.
GV viết mẫu và h/d quy trình viết
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
c.Đọc tiếng ứng dụng:
- HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
- GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
Tiết 2
3.Hoạt động 2: Luyện tập (30p)
a. Luyện đọc
+Luyện đọc lại các âm ở tiết 1:
- HS nhìn trong SGK đọc t, th, tổ, thỏ . GV sửa phát âm cho HS.
- HS đọc các từ tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
+Đọc câu ứng dụng:
- HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS khi đọc câu ứng dụng
 - GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện viết:
- HS viết vào vở tập viết:t, th, tổ, thỏ.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
c. Luyện nói:
- HS đọc tên bài luyện nói: ổ, tổ.
- HS quan sát tranh trong SGK và nêu câu hỏi gợi ý 
?Con gì có ổ? Hs: con gà.
Con gì có tổ: hs: con chim
?Em có nên phá tổ , ổ của các con vật không?Tại sao?
HS luyện nói theo câu hỏi gợi ý của GV.
GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò:( 5p)
- GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo.
- HS thi tìm chữ vừa học ( trong SGK, trong các tờ báo ). VD:thu, tơ, thấy, ti vi, thi vẽ,.
- Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
--------------------------------------------------------------------------
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Biết sử dụng các từ: “ bằng nhau ”. “ bé hơn ”, “ lớn hơn ”, và các dấu = , ,để so sánh các số trong phạm vi 5 .
*Bài tập cần làm: Bài: 1 , 2 , 3.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra kiến thức:(5p) 2 HS lên bảng làm dưới lớp làm bảng con:
4  2 2  4 5  3 2  2
GV nhận xét.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài: (2p)
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học-ghi mục bài lên bảng
2.Hoạt động 1:Thực hành :(20p)
Bài1: GV hướng dẫn cách làm bài. Chẳng hạn:
Phần a: Sau khi cho HS nhận xét số hoa ở hai bình , GV giúp HS nêu cách làm cho số hoa ở 2 bình bằng nhau, bằng cách vẽ thêm 1 bông hoa vào bình bên phải.
Phần b.Sau khi cho HS nhận xét số số con kiến , GV giúp HS nêu cách làm cho số con kiến ở 2 bên bằng nhau, bằng cách gạch bớt con kiến ở bên trái.
Phần c. Sau khi cho HS nhận xét số số cái nấm , GV giúp HS nêu cách làm cho số cái nấm ở 2 bên bằng nhau, bằng cách gạch bớt bên phải hoặc vẽ thêm cái nấm vào bên trái.( tùy HS )
Bài 2: Hướng dẫn HS nêu cách làm.
 Vì mỗi ô có thể nối nhiều số, chẳng hạn ô vuông thứ 3 có thể nối với 4 số: 1, 2, 3, 4. Sau khi nối xong cho HS đọc kết quả nối. Chẳng hạn: “ Một bé hơn năm, hai bé hơn năm...”
3. Trò chơi: (5p) 
Bài 3: Nối ô trống với số thích hợp - Gv ghi đề bài lên bảng cho hs nối
 Cuối cùng gv nhận xét kết quả
4 Cũng cố - dặn dò: (4p) hs đọc các dấu : , =
Nhận xét chung giờ học.
--------------------------------------------------------------------------
Thủ công:
Xé, dán hình vuông
I. Mục tiêu: 
- Biết cách xé, dán hình vuông.
- Xé, dán được hình vuông .Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
*Với HS khéo tay:
- Xé , dán được hình vuông. Đường xé tương đối thẳng, ít răng cưa.Hình dán tương đối phẳng.
- Có thể xé được thêm hình vuông có kích thước khác.
- Có thể kết hợp vẽ trang trí hình vuông.
II. Chuẩn bị:
 - Bài mẫu xé, dán hình vuông
 - Hai tờ giấy màu khác nhau.
 - Hồ dán, giấy trắng làm nền.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (3p) Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
?Tiết học trước ta học bài gì?
1 em nhắc lại cách xé dán hình tam giác?
GV nhận xét tuyên dương.
B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài. (1p)
2.Hoạt động 1:.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét : (5p)
 - Các em hãy quan sát và phát hiện 1 số đồ vật xung quanh mình có dạng hình vuông?
GV: Xung quanh ta có rất nhiều đồ vật có dạng hình vuông. Em hãy ghi nhớ đặc điểm của các hình đó để tập xé dán cho đúng hình.
3.Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu: (10p)
Vẽ và xé dán hình vuông
 - GV làm mẫu các thao tác vẽ và xé
 - GV làm thao tác xé từng cạnh một như HCN
 - Sau khi xé xong lật mặt màu cho HS quan sát.
 - HS lấy giấy nháp ra vẽ hình vuông và xé hình vuông
4.Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: (13p) 
Hs vừa xé gv vừa hướng dẫn và giúp đỡ hs lúng túng . Lưu ý hs còn thực hành hoàn thành sản phẩm và dán vào vở
 4. Nhận xét tiết học - dặn dò: (2p)
 - Đánh giá chung tinh thần học bài của hs
 Dặn: HS chuẩn bị đầy đủ giấy màu, bút chì, hồ dán để học bài sau.
-------------------------------------------------------------------------- 
Buổi chiều:
Luyện tiếng việt:
 Bài 15 : t - th
I- Mục tiêu:
- HS đọc và viết m ... 
GV theo dõi h/d thêm.
2.Củng cố- dặn dò: GV cho hs giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát
GV nhận xét tiết học.
____________________________________________________
Thứ 6 ngày 10 tháng 10 năm 2013
Đạo đức
 Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ( Tiết 1)
 I. Mục tiêu. 
- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồng dùng học ttập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng hoc tập của bản thân.
- Gĩư gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp học sinh thực hiện tốt quyền được học hành của mình.
II. Chuẩn bị
 VBT Đạo đức 1, bút chì màu
 Tranh trong VBT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1. HS làm BT 1( 5 phút)
 - GV giải thích yêu cầu BT 1.
 - HS tìm và tô màu đồ dùng học tập có trong bức tranh và gọi tên chúng sau đó trao đổi theo cặp.
- Một số HS trình bày trước lớp
- GV kết luận. Những đồ dùng học tập của các em trong tranh .... cần phải được giữ gìn chúng cho sạch đẹp và bền lâu.
Hoạt động 2. Thảo luận theo lớp ( 7 phút)
? Các em cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập?
? Để đồ dùng học tập được đẹp, bền cần tránh nhứng việc gì
 HS trả lời, một số HS bổ sung cho nhau
GVLK. Để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập các em cần phải sử dụng chúng đúng mục đích....
Hoạt động 3. HS làm bài tập 2( 10 phút)
 GV giải thích yêu cầu bài tập 2. HS từng đôi một giới thiệu cho nhau nghe về đồ dùng học tập của mình sau đó trình bày trước lớp
 GV kết luận: Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Gĩư gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
Hoạt động 4: Làm bài tập 3( 8 phút)
 GV nêu yêu cầu BT sau đó HS làm và giải thích:
- Bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm gì?
- Vì sao em cho rằng hành động của bạn đó là đúng ( sai)
 GV kết luận: Tranh 1, 2, 6 là đúng .
Tranh 3, 4,5 là sai
IV. Dặn dò. ( 1phút)
- GV nhắc HS ghi nhớ và thực hiện tốt nội dung bài.
- GV nhận xét chung giờ học.
---------------------------------------------------------------------------------
Học vần:
Bài 21: Ôn tập
I.Mục tiêu:
- Đọc được :u, ư, x, ch, s, r, k, kh; các từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.
- Viết được : u, ư, x, ch, s, r, k, kh.; Các từ ứng dụng từ bài 17 đến bài 21
- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Thỏ và Sư Tử.
II. Đồ dùng dạy- học: .
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng, truyện kể: Thỏ và Sư tử.
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra kiến thức: (5p)
- HS viết vào bảng con: k, kh, kẻ, khế, kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho.
- HS đọc câu sau: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê .
B. Dạy- học bài mới:
Tiết 1
1. Giới thiệu bài (5p)
2.Ôn tập.(30p)
a. Các chữ và âm vừa học
HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần ở bảng ôn.
GV đọc âm, HS chỉ chữ.
HS chỉ chữ và đọc âm.
b. Ghép chữ thành tiếng.
HS đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp các chữ ở hàng ngang của bảng ôn.
HS đọc các từ đơn( một tiếng) do các tiếng ở cột dọc kết hợp với các dấu thanh ở dòng ngang trong bảng ôn.
GV chỉnh sửa phát âm của HS .
c.Đọc từ ngữ ứng dụng: xe chỉ , củ sả , kẻ ô , rổ khế 
- HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.( Bính , Huyền , Linh)
Giải nghĩa từ : xe chỉ , củ sả , kẻ ô , rổ khế 
d.Tập viết từ ngữ ứng dụng:
- HS viết vào bảng con từ ngữ: xe chỉ , củ sả
- GV chỉnh sửa chữ viết cho HS .
Tiết 2
3. Luyện tập : (30p)
a. Luyện đọc:
 +Nhắc lại bài ôn ở tiết trước
- HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
+Câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Bức tranh vẽ gì.?
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
HS viết vào vở tập viết: xe chỉ , củ sả
HS tập viết - GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c.Kể chuyện: Thỏ và Sư tử.
GV kể chuyện một cách diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ trong SGK.
HS kể chuyện theo tranh. GV cùng các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- Đại diện từng nhóm lên kể, các nhóm khác theo dõi và bổ sung thêm.
ý nghĩa câu chuyện: Những kẻ gian ác và kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt.
4. Củng cố, dặn dò: (5P)
 - HS đọc toàn bài trong SGK 1 lần.
 - Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe
---------------------------------------------------------------------------------
Thủ công:
Xé, dán hình tròn
I. Mục tiêu: 
- Biết xé, dán hình tròn.
- Xé ,dán được hình tròn .Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
II. Chuẩn bị:
- Bài mẫu xé, dán hình tròn.
- Hai tờ giấy màu khác nhau.
- Hồ dán, giấy trắng làm nền.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét : (5p)
- Các em hãy quan sát và phát hiện 1 số đồ vật xung quanh mình có dạng hình tròn?
GV: Xung quanh ta có rất nhiều đồ vật có dạng hình tròn. Em hãy ghi nhớ đặc điểm của các hình đó để tập xé dán cho đúng hình.
2.Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu: (10p)
Vẽ và xé dán hình tròn - GV làm mẫu các thao tác vẽ và xé
- GV làm thao tác xé từng góc
- Sau khi xé xong lật mặt màu cho HS quan sát.
- HS lấy giấy nháp ra vẽ hình tròn và xé hình tròn.
3.hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: (17p) 
Hs vừa xé gv vừa hướng dẫn và giúp đỡ hs lúng túng . Lưu ý hs còn thực hành hoàn thành sản phẩm và dán vào vở.
- Sau khi HS làm xong GV hướng dẫn cho các em dán sản phẩm vào vở ô li. 
- GV đánh giá sản phẩm của HS
- Tuyên dương các ban có sản phẩm đẹp 
4. Nhận xét tiết học - dặn dò: (3p) 
- GVnhận xét về sản phẩm và tinh thần học tập của học sinh.
Dặn: HS chuẩn bị đầy đủ giấy màu, bút chì, hồ dán để học bài sau.
---------------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể:
Sơ kết tuần 5
*Nội dung
1.Nhận xét các hoạt động trong tuần 5
- Giáo viên nhận xét những mặt các em thực hiện được, những mặt các em chưa thực hiện được. 
- Giáo viên tuyên dương những em thực hiện tốt 
Nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt (Ngồi học chưa tập trung: Em Diệu ,Linh, em Bảo )
2.Nội dung công việc tuần 6:
- Tiếp tục duy trì nề nếp đã thực hiện được, khắc phục những thiếu sót.
- Đi học đều đúng giờ. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đều đặn 
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Thi đua học tập tốt. 
- Bổ sung bọc , nhãn đầy đủ
---------------------------------------------------------------------------------
Luyện tiếng việt:
Ôn luyện bài 21: Ôn tập
I. Mục tiêu: 
 - HS đọc và viết được một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần : u, ư, x, ch, s, r, k, kh; các từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21. 
- Đọc đúng và nhanh từ ngữ ứng dụng.
- Giúp hs hoàn thành bài tập trong VBT.
II.Đồ dùng học tập:
Bảng con , vở bài tập Tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1: Luyện đọc( 15 phút)
+ Luyện đọc ở bảng: GV ghi bảng một số tiếng từ mang âm đang ôn cho HS luyện đọc ( cá nhân -ĐT)
+ Luyện đọc ở SGK: GV gọi HS đọc bài ở SGK ( 3 em ) sau đó yêu cầu HS luyện đoc theo bàn,tổ
- HS đọc đồng thanh toàn bài ôn trên bảng
2. Hoạt động 2. Ghép tiếng, từ mang âm vừa ôn ( 10)
- HS ghép vào bảng cài theo yêu cầu của GV
 - GV nhận xét và gọi hs đọc
3. Hoạt động 3: Thi tìm tiếng mang âm đang ôn. ( 5 phút)
- Cho học sinh thi đua tìm theo tổ. Học sinh nêu giáo viên ghi bảng.
- Gọi hs đọc các từ, tiếng hs vừa tìm trên bảng.
- GV giải thích một số từ, tiếng
4. Hoạt động 4: Luyện tập ở VBT.
- GV cho hs mở VBT .
- GV gọi Hs nêu yêu cầu từng bài tập- GV hướng dẫn HS làm.
- Hs làm bài vào VBT - GV theo dõi uốn nắn.
- Gọi hs đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét bổ sung. 
III.Củng cố: ( 5 phút)
- Cho học sinh mở sách giáo khoa ra luyện đọc ĐT một lựơt
 - Về nhà luyện viết vào vở ở nhà những chữ hôm nay được học.
Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------
Luyện Toán
Luyện : Số 9
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố về:
- Cách đọc, viết số 9; đếm và só sánh các số trong phạm vi 9; nhận biết số lượng trong phạm vi 9; vị trí của số 9 trong dãy số từ 1 đến 9 
II. Hoạt đông dạy học :
1. Kiểm tra ( 5 phút)
2 HS đếm xuôi từ 1 đến 9
2 HS đếm ngược từ 9 đến 1
GV nhận xét ghi điểm
Hoạt động 2 Luyện tập ( 20 phút)
* GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT.
Bài 1: Viết số 9
 Cho HS viết vào bảng con và vào vở BT số 9 
GV nhận xét-theo dõi
Bài 2: Hs nêu yêu cầu bài tập . Hs làm miệng
Cho HS thực hành ở que tính : Tách 9 que tính thành 2 phần và nêu
- 9 gồm 8 và 1, gồm 1 và 8
.........................................
- 9 gồm 5 và 4, gồm 4 và 5
- HS nêu trước lớp - GV nhận xét
- Sau đó lớp làm vào VBT
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm ( >, <, =)
 Hướng dẫn HS thực hành so sánh các số trong phạm vi 9
 6 ....5 7 .....9 9 ......8 
 9 .....8 6 ......8 8 ......7
 - Gọi 3 em lên làm. Lớp làm vào VBT
Nhận xét bài bạn –gv nhận xét ghi điểm.
Bài 4: Điền số?
 7 <... 8 <..... 7 <....<.9
 ....>6 ....> 8 6 >.....> 4
 - GV hướng dẫn HS dựa vào thứ tự số từ 1 đến 9 để so sánh 
 - Hs làm vào vở BT.
- GV theo dõi và chấm một số bài, nhận xét
III. Củng cố - Dặn dò: (1 phút)
 - Giáo viên nhận xét chung giờ học
---------------------------------------------------------------------------------
Tự học:
Ôn luyện tổng hợp.
I.Mục tiêu:
Ôn luyện cho học học sinh các kiến thức đã học (theo nhóm: Tiếng việt , Toán )
II. Các hoạt động:
1.Giới thiệu bài:1p
2.GV định hướng cho học sinh lựa chọn nội dung ôn luyện.6p
- Cho HS nêu lên môn các em học còn yếu?
- Học sinh xác định.
3. Tổ chức ôn luyện:25p
Học sinh ngồi theo nhóm đã chọn.
Nhóm đọc kém thì đọc lại các bài đã học trong tuần và tuần qua, các bạn đọc giỏi thì thi đọc cùng nhau. Nhóm đánh giá nhận xét. GV theo dõi giải đáp thắc mắc của học sinh.
Nhóm viết kém thi luyện viết lại các chữ vừa học; các bạn viết giỏi thì viết cùng nhau.Nhóm tự nhận xét đánh giá.
GV theo dõi giải đáp thắc mắc của HS.
Nhóm thích làm toán thì luyện làm một số bài tập khó.( Với HS K-G) và dễ ( với HS yếu ) dạng đã học tuần qua và trong tuần. Các bạn giỏi thì làm cùng nhau. Nhóm tự đánh giá nhận xét.
- GV ra một số dạng bài tập để HS làm.
- GV gọi HS trình bày kết quả học của mình. VD: Gọi HS lên bảng viết và đọc ,làm bài tập,
4. Nhận xét đánh giá tiết học:3p
- Nhận xét tuyên dương nhóm tích cự chăm chỉ học tập và làm bài tốt.
Nhận xét chung tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanlop1(1).doc