Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 8 năm 2012

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 8 năm 2012

Đạo đức

CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (TIẾT 2 )

I. MỤC TIÊU:

- Biết trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà cha mẹ.

-Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.

*Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như quét dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây, vật nuôi.trong gia đình là góp phần làm sạch đẹp môi trường BVMT

- Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà. Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.

*KN: Đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.

 

doc 33 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 8 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
 Thứ hai, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Đạo đức
chăm làm việc nhà (tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
- Biết trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà cha mẹ.
-Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.
*Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như quét dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây, vật nuôi...trong gia đình là góp phần làm sạch đẹp môi trường BVMT
- Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà. Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
*KN: Đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập cho HĐ3
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (3’): 
- Trẻ em có bổn phận gì đối với gia đình?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: giói thiệu bài
HĐ1(10’): Liên hệ thực tế 
- GV nêu câu hỏi 
- Ơ nhà em đã tham gia những công việc gì? Kết quả của công việc đó như thế nào ?
 - Những việc đó do bố mẹ phân công hay em tự làm?
? Bố mẹ tỏ thái độ thế nào đối với việc làm của em?
- Khen HS chăm làm việc nhà.
KL: Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với cha mẹ, và ý thức làm cho môi trừơng luôn sạch đẹp.
HĐ2(10’): Đóng vai
- Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm chuẩn bị đóng vai theo tình huống (BT5- VBT)
- TH1: Hà đang quét nhà thì bạn rủ đi chơi Hà sẽ...
- TH2: Anh chị của Hà nhờ Hà gánh nước Hà sẽ...
- Yêu cầu HS nhận xét: Có đồng tình với cách ứng xử của bạn không?
KL: TH1: Cần làm xong việc nhà mới đi chơi.
TH2: Cần từ chối và nói rõ em còn quá nhỏ chưa thể làm được những việc như vậy.
HĐ3(10’): Trò chơi: Nếu....... thì........
- GV hướng dẫn cách chơi: 
- Chia lớp thành 2 nhóm “chăm” và “ngoan” và 3 HS làm trọng tài. Nhóm “chăm” đọc tình huống thì nhóm “ngoan” phải có câu trả lời nối tiếp bằng “thì”.... và ngược lại. Nhóm nào nhiều câu trả lời đúng thì thắng cuộc.
- Phát phiếu cho 2 nhóm.
a. Nếu mẹ đi làm về hai tay xách túi nặng.
b. Nếu em bé muốn uống nước.
c. Nếu nhà cửa bề bộn.
d. Nếu anh hoặc chị của bạn quên không làm việc...
- GV nhận xét, khen HS biết xử lý đúng.
- HDHS làm BT6- VBT.
KL chung: Tham gia làm việc nhà hợp phù với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em góp phần làm sạch đẹp môi trường BVMT
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Khái quát nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học, HDHS chuẩn bị bài.
- 2 HS trả lời
- HS suy nghĩ, trao đổi với bạn bên cạnh.
- 1 số HS lên trình bày.
- Bố mẹ rất vui.
- HS lắng nghe
HS làm việc theo nhóm
+ Nhóm 1, 2 tình huống 1.
+ Nhóm 3, 4 tình huống 2.
- Quét nhà xong mới đi chơi
- Giải thích em chưa làm được
- Các nhóm thảo luận, trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi.
- HS tham gia chơi.
- HS làm BT6.
Thực hiện theo yêu cầu
Toán
36+15
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 36+15.
- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng 1 phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.
II. Đồ dùng dạy học: 4 bó mỗi bó có 10 que tính và 15 que rời. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (3’): 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm .
B. Bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu bài học
HĐ1(10’): Giới thiệu phép cộng 36+15 
- GV nêu bài toán: Có 36 que tính thêm 15 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- HDHS thao tác trên que tính để tim kết quả
Vậy 36 + 15 = 51
- Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính 
 36
 15
 51
Gọi HS nêu lại cách cộng 
HĐ2(20’): Hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu HS làm bài tập 1(dòng1), 2a, 2b , 3 VBT-T38
(HS khá giỏi làm thêm các bài còn lại )
+Chấm một số bài, nhận xét.
*Chữa bài, củng cố.
Bài 1: Củng cố cách tính
- HS thực hiện tính từ phải sang trái
Lưu ý HS viết kết quả tính, nhớ 1 sang tổng các chục
Bài 2: Củng cố đặt tính và tính
Lưu ý HS cách đặt tính và viết kết quả tính
Bài 3: Củng cố về toán giải và trình bày bài giải
- GV Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
Gạo : 46kg
Ngô : 36kg 
Hai bao:  ..kg?
C. Củng cố và dặn dò: (2’)
- HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính 36+15
- Nhận xét giờ học
- Đặt tính và tính 46 +5, lớp làm vào bảng con.
- HS nêu lại
- 6 que tính với 5 que tính thành 11 que, bó lại một bó một chục que, 3 chục que với 1 chục que là 4 chục thêm 1 chục là 5 chục, với 1 que rời là 51 que tính.
 - HS theo dõi
- HS nêu cách cộng như SGK
- HS nêu bài cần HD của GV rồi làm bài trong VBT.
- HS lên chữa bài nêu cách thực hiện tính.
Kq: 45, 64, 83, 82, 91
 41, 53, 44, 85, 85
- 4 HS lên bảng làm bài.
 2 6 4 6 2 7 6 6
 1 8 2 9 1 6 6
 4 4 7 5 4 3 7 2
- HS nêu cách đặt tính và tính.
- HS đọc đề toán
- HS quan sát hình vẽ, nghe - trả lời
- 1HS lên giải.
Bài giải
Cả hai bao cân nặng là:
46 + 36 = 82(kg)
 Đáp số: 82kg
-1 HS nêu
- Về làm BT trong SGK trangg 36.
Tập đọc
 người mẹ hiền
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, bứơc đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài 
- ND - Cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người.(Trả lời được các CH trong SGK).
*KN: Thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc, tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (3’): 
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài: Cô giáo lớp em.
- Nhận xét, ghi điểm .
B. Bài mới: 
- GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ1(30’): Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV đọc mẫu - hướng dẫn giọng đọc.
- HD luỵên đọc kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối câu.
- Theo dõi phát hiện lỗi HS đọc sai ghi bảng hướng dẫn học sinh đọc lại.
b. Đọc từng đoạn
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn.
- Hướng dẫn đọc câu dài, khó ngắt giọng.
- Ghi bảng từ giải nghĩa, giải thích.
c. Luyện đọc trong nhóm.
-Yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn trong nhóm.
- Theo dõi - nhận xét.
d) Thi đọc trước lớp.
- Yêu cầu HS thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
 Tiết 2
HĐ2(12’): Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?(HS đọc thầm đoạn1)
Cho 1,2 HS nhắc lại lời thì thầm của Minh và Nam 
- Các bạn định ra phố bằng cách nào?
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?(HS đọc thầm đoạn 2,3)
-Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ như thế nào?
- Cô giáo làm gì khi Nam khóc?(HS đọc đoạn 4)
- Người mẹ hiền trong bài là gì?
HĐ2(18’): Luyện đọc lại
- Yêu cầu HS đọc truyện theo vai.
- Người dẫn chuyện: Bác bảo vệ. Cô giáo.
Minh. Nam.
- Nhận xét, cho điểm nhóm đọc tốt.
C. Củng cố và dặn dò(5’):
- Vì sao cô giáo trong bài được ví như người mẹ hiền?
- Nhận xét giờ học, HDHS chuẩn bị bài.
- 2 HS đọc và nêu nội dung bài.
- HS quan sát tranh
- 1 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS luyện đọc từ khó
+ Gánh xiếc, cổ chân, nghiêm giọng.
- Đọc nối tiếp nhau theo đoạn.
- HS nêu cách ngắt nghỉ, luyện đọc. 
- Đến lượt Nam cố lách ra/thì bác bảo vệ vừa tới/nắm chặt hai chân em//
- HS luyện đọc trong nhóm
- Các nhóm thi đọc đoạn, cả bài
- Đại diện nhóm thi đọc trước lớp.
- Minh rủ Nam ra phố xem xiếc.
- Chui qua chỗ tường thủng.
- Cô nói với bác bảo vệ, bác nhẹ tay...cháu này là HS lớp tôi.
- Cô rất dịu dàng yêu thương học trò.
- Cô xoa đầu Nam an ủi.
- Là cô giáo.
- HS phân vai thi đọc truyện trong nhóm.
- HS phân vai thi đọc truyện trước lớp.
- Trả lời theo suy nghĩ.
- Hát bài Cô và mẹ
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
 Chiều: Thứ hai, ngày 15 tháng 10 năm 2012 
Tiếng việt
ôn Tập 
I. Mục tiêu:- Giúp HS củng cố kĩ năng nghe và nói: Dựa vào 4 tranh vẽ liên hoàn kể lại được toàn bộ câu chuyện: Bút của cô giáo.
- Trả lời được 1 số câu hỏi về thời khoá biểu của lớp.
- Viết lại được thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp.
II. Đồ dùng dạy học: 	
- GV: Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK, bút, sách.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Yêu cầu HS làm BT trang 62
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
+ GV kể mẫu tranh 1.
? Tranh vẽ 2 bạn đang làm gì?
? Bạn trai nói gì?
? Bạn kia trả lời ra sao?
- Hướng dẫn HS kể nội dung từng tranh tiếp theo.
- Yêu cầu HS kể tiếp nối toàn bộ câu chuyện 
- Giúp HS kể đúng, đủ ý đ kể sinh động, hấp dẫn.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Chấm điểm 5,7 em, N/xét.
Bài 3: GV nêu yêu cầu đề bài.
- Gv nhận xét, kết luận.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nêu tên câu chuyện.
- Yêu cầu đặt tên khác cho câu chuyện.
- Nhận xét giờ học
- HS TB làm bài 1,2; HS khá, giỏi làm cả.
- Đọc yêu cầu
- Quan sát đọc các lời nhân vật để biết được nội dung toàn bộ câu chuyện.
- Tường và Vân đang chuẩn bị bài.
- Tường nói: chết, tớ quên không mang bút.
- Vân đáp: Tớ chỉ có 1 cái bút.
- HS tập kể theo nhóm 4 HS.
- Các nhóm thi nhau kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất.
- Đọc đề bài
- HS đặt TKB của lớp lên bàn.
- Viết TKB hôm sau vào vở BT, nhận xét.
- 1 HS lên bảng viết.
- HS làm việc theo cặp.
- 1 HS đọc câu hỏi - 1 HS trả lời theo TKB đã lập.
- HS khác nhận xét.
- Bút của cô giáo.
- Chiếc bút mực,....
- VN tập kể lại và viết TKB của mình.
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Bài toán về nhiều hơn, ít hơn với một phép tính cộng hoặc trừ.
- Rèn kĩ năng làm tính nhanh các phép tính cộng.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài luyện tập :
GT mục tiêu, nội dung tiết học.
Giao BT trên bảng lớp.
HD HS làm bài, sau đó gọi HS chữa bài, củng cố KT.
Bài 1: Cành trên có 35 quả táo, cành trên nhiều hơn cành dưới 4 quả táo. Hỏi cành dưới có mấy quả táo ?
Gọi HS đọc đề.
Bài toán thuộc dạng toán nào đã học ? Vì sao em biết ?
- Để biết được cành dưới có mấy quả táo, làm phép tính gì ?
Bài 2 : Lớp Hai A có 12 bạn nữ, số bạn nữ của lớp Hai A ít hơn số bạn nữ lớp 2B là 3 bạn. Hỏi lớp Hai B có mấy bạn ?
GV HD HS làm bài tương tự bài 1.
Bài 3 : Tính nhanh.(HS khá, giỏi)
1 + 2 + 3 + 4 + 6 + 7 + 8 + 9 = 
3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 15 + 13 + 17 = 
- Y/ HS nêu cách tính nhanh.
GV lưu ý cách tính nhanh trong một số trường hợp a và b ở trên bằng cách gộp các số sao cho được Kquả là số tròn chục,...
Củng cố, dặn dò :
- Qua các BT trên giúp em củng cố những KT gì ?
 Dặn HS về xem lại bài.
1 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
Bài toán về ít hơn. Vì cành trên nhiều hơn cành dưới 4  ... ữ viết hoa: G, Gh, Gi
Giáo viên theo dõi, nhận xét sửa sai cho từng em.
HĐ2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng(6')
- GV HD viết từ, cụm từ ứng dụng: Gò Công ; Ghi lòng tạc dạ. (Lưu ý HSKT mắt)
- GV nhận xét, củng cố về cách viết
HĐ3: Viết bài vào vở luyện viết. Lưu ý HSKT mắt)
- Viết bài vào vở theo yêu cầu
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ các em, nhắc các em tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt vở.
T. Nhắc các em khoảng cách các con chữ, chữ với chữ, độ cao và thế chữ phải ổn định (viết chữ đứng, nét đều.)
Cần chú ý đến các HS: Văn Thắng, Dương, Anh, Huy Thắng.
- Giáo viên thu chấm bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
C. Củng cố dặn dò. (1’)
- Nhận xét tiết học. 
- Tuyên dương những em viết bài đẹp 
- HS p/ sát chữ mẫu.
- 1 vài HS nêu nhận xét của mình. Về cấu tạo, độ cao của chữ, số nét của chữ.
- Theo dõi
- HS viết bảng con mỗi chữ 2 lượt.
Theo dõi.
Viết bài vào vở luyện viết.
- Chú ý nghe.
Chiều: Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2012
Tiếng việt
Ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu giới thiệu: ai(cái gì, con gì) là gì?
- Rèn kỹ năng đặt câu với từ chỉ hđ.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài ôn tập:
- Giao BT trên bảng lớp.
- HD HS làm bài vào vở li.
- Gọi HS chữa bài, củng cố KT.	
Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân:
a. Bạn Yến là học sinh lớp 2.
b. Bà em là bác sĩ.
c. Con mèo là vật nuôi có ích.
 Lớp nhận xét - GV kết luận
Bài 2: Ngắt đoạn văn sau thành 5 câu rồi viết lại cho đúng.
 Bạn đến thăm nhà em em mở cửa mời bạn vào chơi em nhờ bạn giảng bài cho mình sáu đó chúng em cùng làm bài tập cô giao hai đứa làm bài xong rồi ngồi trò chuyện vui vẻ .
- GV N/xét, chốt KT.
 B. Củng cố và dặn dò: Nhận xét giờ học 
- HS đọc thầm đề, tự làm bài theo y/c.
- 1 số HS tiếp nối đặt câu, lớp N/xét.
Ai là học sinh lớp 2 ?
Ai là bác sĩ ?
 Con gì là vật nuôi có ích ?
- HS làm bài vào vở sau đó đọc bài làm.
 Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa mời bạn vào chơi. Em nhờ bạn giảng bài khó cho mình. Sau đó chúng em cùng làm bài tập cô giao. Hai đứa làm bài xong rồi ngồi trò chuyện vui vẻ .
-
Toán
ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng làm tính, giải toán với các số đo đơn vị là kg.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Luyện tập :
*Giao BT trên bảng lớp.
HDHS làm bài.
*Gọi HS chữa bài, củng cố KT.
Bài 1: Tính : 
 3kg + 2kg = 14kg + 12kg -13kg =
26kg + 15kg = 25kg + 17 kg - 15 kg =
Lưu ý viết kết quả cần lưu ý điều gì?
 Củng cố thực hiện phép tính cộng, trừ với các số đo đơn vị là kg.
 Bài 2: Thùng thứ nhất có 15 kg gạo, thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất 3 kg gạo. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu kg gạo?
- Yêu cầu H đọc đề và ghi tóm tắt:	
- 1HS lên bảng làm – HS khác tiếp nối nêu bài giải. 
 Củng cố giải toán với số đo đơn vị là kg.
- Nhận xét, củng cố.
Bài 3: Điền dấu cộng( + ), dấu trừ ( - ) thích hợp vào chỗ trống.
a. 2642 = 20 
b. 3651 = 32 
- nhận xét 
 B. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học, khen những HS tích cực học bài.
HHS làm bài cá nhân.
2 HS lên bảng chữa bài, HS khác nhận xét.
KQ : 5 kg, 41 kg, 13 kg, 27kg.
Viết kết quả phải kèm theo đơn vị đo là kg.
- H đọc đề và ghi tóm tắt:	
Tóm tắt
Thùng 1 có : 15 kg gạo.
Thùng 2 có nhiều hơn : 3 kg gạo.
Thùng 2 có : .kg gạo ? 
	Bài giải	
 Thùng thứ 2 có số kg gạo là
 15 + 3 = 18 (kg)
 Đáp số : 18 kg gạo
 2 HS lên bảng chữa bài, HS khác theo dõi, nhận xét.
Kq: a. 26 – 4 - 2 = 20 
 b. 36 – 5 + 1 = 32
Tiếng việt
ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Viết văn về thầy cô giáo.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài ôn tập :
 GTB: Nêu mục tiêu bài học
- Giao BT trên bảng lớp.
 - HD HS làm bài tập.
Bài 1: Viết lời mời, nhờ, yêu cầu đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
a. Em chưa hiểu bài tập. Em nhờ chị (anh) hướng dẫn.
b. Em đang làm bài tập, bạn ngồi bên cạnh nói chuyện.
c. Bà đến thăm nhà em. Em mở cửa mời bà vào nhà.
d. Em quên mang bút, em mượn bút của bạn.
- GV Hướng dẫn HS làm câu a.
- HS tự làm bài vào vở câu b, c d.
- Nhiều HS đọc bài của mình.
- Lớp nhận xét – GV kết luận .
Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
 Năm lớp 1 em học với Thu Hà. Cô rất . và chăm lo cho chúng em từng li từng tí. Em nhớ có lần em bị ốm cô  và động viên em hãy cố lên. Em rất .. cô và luôn nhớ đến cô.
- Cho HS tự làm bài vào vở. 
- Yêu cầu nhiều HS đọc bài của mình.
- Lớp nhận xét – GV kết luận .
C. Củng cố và dặn dò: (1’)
- Nhận xét giờ học
HS tự làm bài và trả lời miệng. hình thức tiếp nối.
a.Em nhờ chị giảng hộ cho em bài tập này !
b. Đề nghị bạn trật tự đề tôi làm bài tập.
c. Con mời bà vào nhà con chơi !
d.Bạn làm ơn cho tôi mượn bút một chút.
 Năm lớp 1 em học với Thu Hà. Cô rất yêu thương và chăm lo cho chúng em từng li từng tí. Em nhớ có lần em bị ốm cô đến thăm và động viên em hãy cố lên. Em rất quí mến cô và luôn nhớ đến cô.
- HS tự làm bài vào vở. 
- Nhiều HS đọc bài của mình.
Sinh hoạt lớp
 Sơ kết tuần
I. Mục tiêu:
- Đánh giá tuần 7 và nhắc nhở HS phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Kế hoạch tuần 8.
II. Hoạt động trên lớp
Hoạt động 1: Nhận xét chung hoạt động trong tuần 8
 - Lớp trưởng điều khiển lớp nhận xét hoạt động tuần 8
 - Các tổ bình xét thi đua của tuần 8: Những HS có thành tích tốt trong học tập : 
Trường Giang, Ngọc Hân,.
- Nhắc nhở những em chưa tốt tuần sau cố gắng.
Hoạt động 2: Kể chuyện: Chú lợn nhựa biết nói. 
- GV kể chuyện – HS lắng nghe
- 1số HS kể lại nội dung câu chuyện. 
Hoạt động 3: Kế hoạch hoạt động của tuần 9.
- Thực hiện hoạt động của tuần 9.
- Thi đua học tốt giành nhiều điểm cao.
- Những bạn khá, giỏi kèm cặp bạn chậm tiếp thu được tốt hơn. 
Củng cố, dặn dò: Mong các em tuần này hãy thực hiện tốt các nhiệm vụ tới.
 Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
Bàn tay dịu dàng
I. Mục tiêu:
- Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ bước đầu biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung.
- Hiểu ND: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (3’): 
- Gọi học sinh đọc bài: Người mẹ hiền và trả lời câu hỏi: Người mẹ hiền trong bài là ai?
- Nhận xét, ghi điểm 
B. Bài mới: 
* GTB: Cô giáo thì giống như mẹ hiền ở nhà của HS. Thế thầy giáo là người như thế nào đối với học sinh. Bài tập đọc
 “ Bàn tay dịu dàng” hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về Người Thầy giáo.
HĐ1(15’): Hướng dẫn luyện đọc bài
- GV đọc mẫu. 
a. Đọc từng câu.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối câu.
- GV theo dõi phát hiện lỗi sai ghi bảng rồi hướng dẫn cách đọc: lòng nặng trĩu, buồn bã, trìu mến, xoa đầu.
1 HS đọc chú giải.
âu yếm, thì thào, trìu mến.
b. Đọc từng đoạn trước lớp 
- Bài chia làm 3 đoạn.
Đoạn 1: “Từ đầu...vuốt ve.”
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1.
- HDH đọc câu dài: Thế là/ chẳng bao giờ/ An còn được nghe bà kể chuyện,/ chẳng bao giờ/ An còn được bà âu yếm/, vuốt ve.//”
Đoạn 2: “Nhớ bà...chưa làm bài tập.”
- Lưu ý cách đọc lời của bạn An: 
Thưa thầy/ hôm nay/ em chưa làm bài tập //
Đoạn 3: Đoạn còn lại.
 “ Thầy nhẹ nhàng ...... nói với An”
c. Luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm hai bàn 1 nhóm). Cử đại diện nhóm lên thi đọc đoạn với các nhóm khác.
- Theo dõi - nhận xét.
d. Thi đọc giữa các nhóm 
-Yêu cầu HS thi đọc đoạn trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ2(8’): Tìm hiểu bài.
Trước khi tìm hiểu bài mời 1 HS đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm bài.
1) Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất? 
2)Vì sao An buồn như vậy?
3) Khi biết An chưa làm BT, thái độ của thầy giáo thế nào?
4)Vì sao thầy không trách An khi biết em chưa làm bài tập?
- Vì sao An lại nói tiếp với thầy sáng mai em sẽ làm bài tập?
5)Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An?
HĐ3(5’): Luyện đọc lại 
Các em vừa được đọc câu, đọc đoạn và tìm hiểu bài. Bây giờ các em luyện đọc phân vai theo nhóm, sau đó cử các đại diện đứng lên thi đọc theo vai với các nhóm khác.
Lưu ý: Hướng dẫn giọng đọc: Đọc với giọng chậm rãi. Giọng của An lúc đầu buồn bã, sau cứng cõi. Giọng của thầy giáo trìu mến, khích lệ.
- Luyện đọc theo vai theo nhóm (2 bàn một nhóm)
- Các nhóm đứng lên thể hiện trước lớp.
- GV theo dõi nhận xét. 
C. Củng cố(2’):
- Bài tập đọc này nói lên điều gì? 
Liên hệ: Trong lớp ta nhũng bạn nào được thầy cô xoa đầu rồi. Lúc đó em cảm nhận được điều gì?
- Nhận xét giờ học.
Dặn dò: - Về luyện đọc bài, chuẩn bị bài Luyện từ và câu ngày mai..
- 1 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Người mẹ hiền trong bài là cô giáo.
1 HS đọc lại bài - cả lớp theo dõi.
- Mỗi HS đọc 1 câu từ đầu đến hết bài.
- HS luyện đọc từ khó.(CN)
 - Lòng nặng trĩu, buồn bã, trìu mến, xoa đầu.
- 1 HS đọc chú giải:
âu yếm: Biểu lộ tình thương yêu bằng cử chỉ, lời nói.
Thì thào: Nói rất nhỏ với người khác.
Trìu mến: biểu lộ sự quý mến bằng cử chỉ, lời nói.
1 HS đọc đoạn 1
+ “ Thế là........vuốt ve” (2 H đọc)
- 1HS đọc đoạn 2.
+ “Thưa thầy..bài tập //”(2 HS đọc)
- 1 HS đọc đoạn 3
- HS luyện đọc theo nhóm
- Đại diện giữa các nhóm thi đọc.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi.
- Lòng nặng trĩu nỗi buồn, nhớ bà, An ngồi lặng lẽ.
- Vì yêu bà, nhớ bà, bà mất An không còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, không còn được bà âu yếm, vuốt ve.
- Thầy không trách chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng đầy trìu mến, thương yêu.
- Vì thầy cảm thông với nỗi buồn của An, Thầy hiểu An buồn, nhớ bà nên chưa làm bài tập chứ không phải An lười biếng, không chịu làm bài.
- Vì sự cảm thông của thầy đã làm An cảm động mà cố gắng học tập không phụ lòng thầy.
- Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An. Bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu.
- Các nhóm luyện đọc theo vai.
- 3 nhóm thể hiện.
Nhóm khác nhận xét tuyên dương.
- Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người.( 2 HS đọc lại ND)
- Em thấy cô rất thương em, em hứa sễ học tập thật tốt đáp lại tình thương yêu đó.
- Về luyện đọc bài, chuẩn bị bài Luyện từ và câu ngày mai..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 8 new.doc