Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 9 năm 2012

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 9 năm 2012

Tiết 2: TOÁN

HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

I. MỤC TIÊU:

 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc

 - Kiểm tra được hai đường thẳng vông góc với nhau bằng ê ke.

 - Bài tập cần làm: bài 1; 2; 3(a). HS khá, giỏi làm được bài 3(b); bài 4.

 - GD tính cẩn thận, sáng tạo.

 

doc 53 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 9 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn: 11/ 10 /2013
Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2013
Tiết 1: Hoạt động đầu tuần
(Lớp trực tuần thực hiện)
Tiết 2: Toán
hai đường thẳng Vuông góc
I. Mục tiêu:
	- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc
	- Kiểm tra được hai đường thẳng vông góc với nhau bằng ê ke.
	- Bài tập cần làm: bài 1; 2; 3(a). HS khá, giỏi làm được bài 3(b); bài 4.
	- GD tính cẩn thận, sáng tạo.
II. Chuẩn bị 
	- GV và HS: Thước thẳng và ê ke.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định : 
2. Kiểm tra :
? Nhận dạng góc nhọn , góc tù, góc bẹt ? 
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
- Vẽ hình chữ nhật ABCD
? Đó là hình gì ? đọc tên hình?
? Nêu tên các góc?
? Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật 
ABCD là góc gì ?
- GV : Vừa kẻ vừa nêu : Kéo dài CD thành đường thẳng DM ; BC thành đường thẳng BN. 
? Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN như thế nào với nhau ?
? Hãy cho biết các góc BCD, DCN, NCM, BCM là góc gì ?
? Các góc này có chung đỉnh nào
*KL: Hai đường thẳng vuông góc tạo thành 4 góc vuông. 
? Tìm các hình ảnh hai đường thẳng vuông góc?.
- GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM ; ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau ( như SGK ).
? Dùng ê ke kiểm tra
c. Thực hành:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS dùng e ke kiểm tra
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 2:
? Tìm các cặp cạnh vuông góc với nhau? 
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3 :
* HS khá, giỏi làm phần b)
? Nêu tên cặp cạnh vuông góc với nhau.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: 
* HS khá, giỏi
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố:
 ? Xác định hai đường thẳng vuông góc.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
 - Hát
 A B
 M
 D	C
 N
- Hình chữ nhật ABCD 
- A, B, C, D 
- Đều là góc vuông 
- Vuông góc với nhau tại điểm C
- Là góc vuông
- Có chung đỉnh C
- HS lấy ví dụ hai đường thẳng vuông góc trong thực tế.
 - HS quan sát. 
 M 
 O N
- HS kiểm tra, nhận xét,
+ Hai đường thẳng ON và OM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS kiểm tra, nêu kết quả. 
 H P
 I K M Q
a) Hai đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau.
b) Hai đường thẳng MP và MQ khong vuông góc với nhau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
 A B
 D C
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả
BC và CD AB và AD
CD và BA DA và DC
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài, trình bày
a, Hình ABCDE :
AE vuông góc với ED ; 
 ED vuông góc với DC 
b, Hình MNPQR 
MN vuông góc với NP ; 
 NP vuông góc với PQ
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS phát biểu ý kiến
a, AB vuông góc với AD
 AD vuông góc với DC
b, AB vuông góc với BC
 BC vuông góc với CD
- HS phát biểu
* Phần điều chỉnh. bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tập đọc 
Thưa chuyện với mẹ
I. Mục đích yêu cầu:
	- Đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại . 
phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 
	- GD học sinh có tấm lòng hiếu thảo, biết vươn lên thực hiện ước mơ của mình.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh đốt pháo hoa.
	- Câu văn cần luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc bài : “ Đôi giày ba ta màu xanh” và trả lời câu hỏi Trong SGK.
- GV nhận xét – ghi điểm cho HS
3. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
 - GV treo tranh minh hoạ SGK lên bảng.
? Bức tranh vẽ gì?
* GV: Để biết được cậu bé đang nói chuyện gì với mẹ. Cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.
b. Luyện đọc.
- GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- Gọi 1 HS khá đọc bài
? Chia đoạn đoạn bài?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp toàn bài.
GV hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi đúng câu văn dài ( GV đọc mẫu).
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
 c. Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
? Cương xin mẹ đi học nghề gì?
? Cương học nghề thợ rèn để làm gì? 
? Kiếm sống có nghĩa là gì?
*GV: Nội dung đoạn 1 là ước mơ của cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi Cương trình bày ước mơ của mình? 
? Mẹ cương nêu lý do phản đối như thế nào?
? Đầy tớ có nghĩa là gì?
? Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- GV giảng: nội dung đoạn 2 ( Cương thuyết phục mẹ để mẹ đồng ý với em)
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4- thảo luận.
? Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con, cách xưng hô, cử chỉ trong lúc trò chuyện?
- GV chốt lại nội dung của bài: Qua tìm hiểu bài cho chúng ta biết : Thấy nhà đông em, mẹ vất vả, Cương thưa mẹ, nhờ mẹ xin bố cho cho Cương được đi làm thợ rèn.
d. Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc phân vai cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài ( GV đọc mẫu đoạn từ Cương thấy nghèn nghẹn...như khi đốt cây bông).
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV và HS nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố
? Nội dung của bài?
* Liên hệ: Qua tìm hiểu bài cho ta thấy Cương là người con rất hiếu thảo.Vậy em cần học tập ở Cương điều gì?
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Điều ước của Vua Mi - đát”
 1- 2 HS đọc trả lời câu hỏi.
- HS quan sát và trả lời.
+ Bức tranh vẽ một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh một lò rèn. ở đó có những người thợ đang miệt mài làm việc.
- HS nghe.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- Bài chia thành 2 đoạn.
+ Đ1: Từ ngày phải nghỉ học... đến kiếm sống
+ Đ2: Phần còn lại.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, sửa lỗi phát âm
Mồn một, quan sang, cúc cắc...
- HS đọc: Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ/ đều đáng trọng như nhau.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ phần cuối bài đọc.
* HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- HS nghe.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
+ Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả nên muốn tự mình kiếm sống. 
- Kiếm sống: tìm cách, tìm việc để nuôi mình.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Bà ngạc nhiên và phản đối.	
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui vì nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương cũng không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. 
- Người giúp việc cho chủ.
+ Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha, nghề nào cũng đáng quý trọng, chỉ có những nghề trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
-1 HS đọc và thảo luận theo cặp- phát biểu.
+ Cách xưng hô đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình. Cương lễ phép. mẹ âu yếm. Tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái.Cử chỉ trong lúc trò chuyện thân mật, tình cảm.
+ Cử chỉ trong lúc trò chuện: thân mật, tình cảm.
- Cử chỉ của mẹ: Xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ.
 - Cử chỉ của Cương: ...em nắm tay mẹ, nói thiết tha.
- HS nghe.
- 3 HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi, nêu giọng đọc.
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
* HS luyện đọc theo cặp.
- 2, 3 HS thi đọc diễn cảm.
* Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cúng đáng quý.
- HS phát biểu.
+ VD: Cần học tập ở Cương: ngoan, hiếu thảo, lễ phép, kính trọng với người lớn tuổi...
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Đạo đức
Tiết kiệm thời giờ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
	- Biết được ích lợi của thời giờ. 
	- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
	- GD HS có ý thức sắp xếp thời gian trong học tập và sinh hoạt.
II. Chuẩn bị :
	- Bộ thẻ 3 màu: xanh, đỏ, trắng.
	- Các câu chuyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định : 
2. Kiểm tra:
? Vì sao phải tiết kiệm tiền của? VN của chúng ta đang tiết kiệm vấn đề gì? 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu nội dung:
* Hoạt động 1: Cả lớp
- GV kể chuyện.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
? Mi- chi- a có thói quen sử dụng thì giờ như thế nào?
? Chuyện gì đã sảy ra với Mi- chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
? Sau chuyện đó Mi- chi –a đã hiểu ra điều gì?
* KL: Một phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
* Hoạt động 2:( Nhóm)
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả.
- GV kết luận chốt lại cách làm đúng.
* Hoạt động 3: Cá nhân
- GV đưa ra lần lượt các ý kiến, yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình thông qua màu sắc thẻ.
- Nhận xét.
*Kết luận: Việc làm đúng: d; việc làm sai: a, b, c.
* Ghi nhớ: sgk.
4. Củng cố: 
- Liên hệ: Vì sao cần phải tiết kiệm thì giờ?
- GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS trả lời.
1. Kể chuyện: " Một phút”
- HS chú ý nghe kể.
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sgk.
- Chậm trễ hơn người khác
- Mi - chi - a về sau bạn Vích - to một phút
- Một phút cũng có thể làm nên một chuyện quan trọng 
2. Bài tập 2
- Đại diện các nhóm, HS nêu cách xử lí tình huống.
a, Không được vào phòng thi
b, Bị nhỡ tàu, mất thời gian và công việc 
c, có thể nguy hiểm đến tình mạng của người bệnh 
3. Bài tập 3: Bày tỏ thái độ 
- HS bày tỏ ý kiến sau mỗi một ý mà GV đưa ra.
- HS nêu ghi nhớ sgk.
- HS phát biểu
* Ph ... 
II. Chuẩn bị:
	- Tranh minh họa cảnh hai bác thợ rèn to khoẻ đang quai búa trên cái đe có một thanh sắt nung đỏ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định: 
2. Kiểm tra:
- GV đọc:giao hàng, rao vặt, con dao
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
- GV đọc bài Thợ rèn.
- GV lưu ý HS các từ dễ viết lẫn.
? Bài thơ cho ta biết những gì về nghề thợ rèn?
- Lưu ý cách trình bày bài thơ.
- GV đọc cho HS nghe – viết bài.
- GV đọc bài để HS soát lỗi.
- Thu một số bài chấm, nhận xét, chữa lỗi.
c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 2(a): l hay n?
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học, nhận xét chữ viết của HS.
5. Dặn dò:
- Hướng dẫn luyện viết thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau 
- Hát.
- Bảng con
- 2HS đọc lại.
- Nói lên sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.
- HS chú ý nghe để viết bài.
- HS soát lỗi.
- HS chữa lỗi.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài:
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bang trăng loe.
* Phần điều chỉnh, bổ sung: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Kĩ thuật
 Khâu đột thưa (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của mũi khâu đột thưa.
	- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
	- HS yêu lao động, rèn luyện đôi bàn tay khéo léo.
II . Chuẩn bị :
	- Vải , kim khâu, chỉ, kéo, thước, phấn vạch. 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định : 
2. Kiểm tra: 
- Dụng cụ và vật liệu thực hành
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b . Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Cả lớp
- Hãy nêu lại các bước khâu đột thưa?
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn chậm 
* Hoạt động 2: Nhóm, cả lớp
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS
*HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu đột thưa tương đối đều nhau, đường khâu ít bị co dúm.
4. Củng cố: 
- Tuyên dương những HS có sản phẩm đẹp.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau.
Hát
1. Thực hành khâu đột thưa:
- Bước 1: vạch dấu đườg khâu
- Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- HS thực hành khâu đột thưa
2. Đánh giá kết quả học tập :
- HS trưng bày sản phẩm theo tổ
- Đánh giá sản phẩm chéo tổ
- Nhận xét, đánh giá
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
Buổi chiều
Tiết 1: Khoa học	
Ôn tập: con người và sức khoẻ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Ôn tập các kiến thức về :
	+ Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
	+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
	+ Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
	+ Dinh dưỡng hợp lí.
	+ Phong tránh đuối nước.
- GD HS ăn uống hợp vệ sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu câu hỏi ôn tập.
	- Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống hàng ngày của h strong tuần qua.
	- Tranh, ảnh, mô hình hay vật thật về các loại thức ăn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định: Hát
2. Kiểm tra:
Phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
- Nhận xét . cho điểm
3. Hướng dẫn ôn tập:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
* Hoạt động1: Cá nhân
- GV hướng dẫn HS chơi.
- Yêu cầu bốc thăm câu hỏi và trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 2: 
- GV hướng dẫn: Tự đánh giá theo các tiêu chí sau:
+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn chưa?
+ Đã phối hợp các chất đạm, chất béo của động vật và thức vật chưa?
+ Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vitamin và chất khoáng chưa?
- GV đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế: Sữa đậu nành, đậu nành,..
*GV chốt
4. Củng cố: 
- Khái quát lại nội dung ôn tập.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau: ôn tập tiếp
1. Trò chơi:Ai nhanh ai đúng?
- HS chú ý cách chơi.
- HS chơi trò chơi: bốc thăm câu hỏi và trả lời.
2. Tự đánh giá.
- HS có phiếu ghi tên các loại thức ăn nước uống của bản thân trong tuần qua.
- HS tự đánh giá chế độ ăn uống của bản thân để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, để đảm bảo sức khoẻ.
* Phần điều chỉnh, bổ sung: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: ôn tiếng việt
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I. mục đích yêu cầu:
- HS biết xác định mục đích trao đổi nội dung.
- Biết trao đổi, phân vai.
- Giáo dục HS yêu mạnh dạn, tự tin trong học tập, cuộc sống
II. Đồ dùng dạy học:
 - VBT, TVNC
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học
Hoạt động của trò
a. Hướng dẫn HS làm BT
* Bài tập làm thêm( TVNC- tr. 149)
- GV ghi đề bài lên bảng
Đề bài: 
 Linh là con gái nhưng grất thích học võ. Linh và anh trai đã trao đổi như sau: 
- Anh ơi, sắp tới trường em có mở lớp dạy võ. Anh nói giúp để mẹ cho đi học nhé!
- Trời ơi em làm sao thế. Học võ là việc của con trai. Con gái thì phải học múa hát chứ. Anh không đồng ý đâu.
 - Em không biết, anh phải đồng ý cơ.
Nói đến đây Linh cư bắt anh trai đồng ý mà chẳng biết thuyết phục anh ra sao.
 Em và một bạn trong lớp hãy vào vai Linh và anh trai trao đổi ý kiến với nhau để giúp Linh thuyết phục được anh ủng hộ mình học võ.
Hãy ghi lại phần tiếp thao của cuộc trao đổiý kiến đó.
- GV gợi ý: 
+ Phần tiếp theo của cuộc trao đổi, nhân vật em cần thuyết phục anh bằng nhiều lí lẽ: học võ làm đẹp thân thể, rèn luyện sức khỏe, học võ để sau này làm thám tử,...
- GV, HS nhận xét, bổ sung
- HS làm bài, trình bày
- 2 HS đọc đề bài
- HS thảo luận theo nhóm đôi. Đại diện một số nhóm kể chuyện phân vai
- Nhân xét
* Phần điều chỉnh bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: An toàn giao thông + Sinh hoạt
Phần 1: An toàn giao thông
Bài 3: Đi xe đạp an toàn (tiết 3)
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
	- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải bảo đảm an toàn.
	+ HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng qui định mới có thể được đi ra đường phố.
	+ Biết những qui định của luật GTĐB đối với người di xe đạp ở trên đường.
* Kĩ năng :
	- HS có thói quen đi sát nề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
* Thái độ : 
	- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết.
	+ Có ý thức thực hiện các qui định bảo đảm ATGT. 
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV : Sơ đồ ngã tư vòng xuyến và đoạn đường nhỏ giao nhau với các 
tuyến đường chính. Một số hình ảnh đi xe đạp đúng ( sai )
	- HS : xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
? Theo em, để đảm bảo an toàn người đi
xe đạp phải đi như thế nào?
- Nhận xét chung.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung bài mới:
- Đi bên tay phải, sát nề đường , nhường đường cho xe cơ giới.
- Đi đứng hướng đường, làn đường giành 
cho xe thô sơ.
- Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường.
- Đi đêm phải có đèn phát sáng hoặc đèn 
phản quang.
- Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
* Hoạt động 1: Cả lớp 
GV treo sơ đồ giao thông trên bảng.
- Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ, nêu các 
 tình huống
- Khi phải vượt xe đỗ trên đường.
- Khi phải đi qua vòng xuyến.
- Khi đi từ đường ngõ di ra.
- Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc 
rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên
 sơ đồ là đúng?
- Nhận xét, kết luận:
1. Trò chơi giao thông
- HS chỉ trên tranh và phân tích hành vi sai.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phần 2: Hoạt động cuối tuần
Sinh hoạt lớp - Tuần 9
II. Nội dung:
	1. ổn định tổ chức: Hát
	2. Nội dung sinh hoạt:
*Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
- Đạo đức
- Học tập
- Các hoạt động khác
* GV đánh giá nhận xét:
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
* Ưu điểm:
	 - Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 - Đầu giờ trật tự truy bài, tuy nhiên nhiều bạn còn chưa tự giác, còn mất trật tự
	 - Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 	- Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
	* Nhược điểm:
- Một số bạn đi học còn muộn, trực nhật muộn: trực nhật chưa sạch
- Nhiều khi còn quên sách vở, bảng con: Duy, Tính
- Một số em chưa làm bài tập.
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: Thanh Phương, Tỉnh, Huy, Dinh
	c. Phương hướng:
 	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 	- Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 	- Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập dành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày 20 - 11

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 6 CKTKN PHUONG HOA(2).doc