Tiết 1 Tập đọc
$29. CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn:trầm bổng, sao sớm, bãi thả, ngửa cổ.
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ.
Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2. Đọc- hiểu:
Hiểu nghĩa các từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao .
Hiểu nội dung câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 146, SGK (phóng to).
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
Tuần 15 Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010. Tiết 1 Tập đọc $29. Cánh diều tuổi thơ I. Mục tiêu: Đọc thành tiếng: ỉ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn:trầm bổng, sao sớm, bãi thả, ngửa cổ. ỉ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ. ỉ Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. Đọc- hiểu: ỉ Hiểu nghĩa các từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao. ỉ Hiểu nội dung câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời. II. Đồ dùng dạy học: ỉ Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 146, SGK (phóng to). ỉ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định: 2. KTBC: - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung (tiếp theo) và trả lời câu hỏi nội dung bài. + Kể lại tai nạn của hai người bột + Đất Nung làm gì khi thây hai người bột gặp nạn? - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Dạy – học bài mới. a) Giới thiệu bài: - Treo tranh minh hoạ và hỏi: +Bức tranh vẽ cảnh gì? + Em đã bao giờ đi thả diều chưa? Cảm giác của em khi đó như thế nào? - Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em. b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. * Luyện đọc - GV nêu giọng đọc - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc ) . GV sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Chú ý các câu: Sáo đơn, sáo kép, sáo bè. //như gọi thấp xuống những vì sao sớm Tôi đã ngửa cồ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời / và bao giờ cũng hi vọng khi thiết tha cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. - GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc. Toàn bài đọc với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều. Nhấn giọng ở những từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu, trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát khao - GV tóm tắt nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời. * Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào? - GV: Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn. - Tóm ý chính đoạn 1. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào? + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào? - GV: Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó . Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống. - Tóm ý chính đoạn 2. - Gọi 1 HS đọc câu mở bài và kết bài. - Gọi HS đọc câu hỏi 3. - Cánh diều thật thân quen với tuổi thơ. Nó là kỉ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho đám trẻ mục đồng khi thả diều. + Bài văn nói lên điều gì? - Ghi nội dung chính của bài. * Đọc diễn cảm. - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài. - Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả điều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bènhư gọi thấp xuống những vì sao sớm. - Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn, bài văn. - Nhận xét giọng đọc và cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò ? Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì? - Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài Tuổi Ngựa , mang một đồ chơi mà mình có đến lớp. - Nhận xét tiết học. - HS hát. - HS thực hiện yêu cầu. + Bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang thả điều trong đêm trăng. + Em vui sướng khi đi thả diều. Em mơ ước sao mình có thể bay lên cao mãi, cất tiếng sáo du dương như cánh diều. - Lắng nghe. - 1 em đọc toàn bài, chia đoạn - HS tiếp nối nhau đọc bài theo trình tự. + Đoạn 1: Tuổi thơ của tôi đến vì sao sớm. + Đoạn 2: Ban đêm đến nỗi khát khao của tôi. - HS đọc cặp - 1 - 2 HS đọc toàn bài. -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt. - Lắng nghe. + Đoạn 1: Tả vẻ đẹp của cánh diều. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi . + Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. + Nhìn lên bầu trời đêm khuya huyền ảo, đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng . Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “ Bay đi diều ơi! Bay đi!” - Lắng nghe. + Đoạn 2: trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. - Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Tôi đã ngửa cổ suốt cả một thời. mang theo nỗi khát khao của tôi. - 1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi. +Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. - Lắng nghe. *ND bài: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. - 1 HS nhắc lại ý chính. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc (như đã hướng dẫn) - HS luyện đọc theo cặp. - 3 cặp thi đọc trước lớp. - Cả lớp . **************************************************** Tiết 2 Lịch sử $15. Nhà Trần và việc đắp đê I.Mục tiêu: - HS biết nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê. - Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc. - Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt . II.Chuẩn bị: Tranh : Cảnh đắp đê dưới thời Trần . Bản đồ tự nhiên VN . PHT của HS. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định: GV cho HS hát . 2.KTBC : + Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? +Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước? - GV nhận xét ghi điểm . 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ cảnh đắp đê thời Trần và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? GV: Đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần. Mọi người đang làm việc rất hăng say. Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy? Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. b. Phát triển bài : 1.HĐ1: Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân. - GV yêu cầu HS đọc SGk và trả lời các câu hỏi: + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời trần là nghề gì? + Sông ngòi nước ta như thế nào? Hãy chỉ bản đồ nêu tên một số con sông? + Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân? - GV chỉ trên bản đồ và giới thiệu cho HS thấy sự chằng chịt của sông ngòi nước ta. * GV KL(SHD) 2. HĐ2: Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt. - GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào? - Gọi HS trình bày. * GV kết luận: nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng chống bão : + Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê. + Đặt ra lệ mọi người phải tham gia đắp đê. + hàng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày công tham gia việc đắp đê. + Có lúc vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê. - GV nhận xét và đi đến kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê; hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê . *HĐ3: Kết quả đắp đê của nhà Trần. - GV cho HS đọc SGK - GV đặt câu hỏi: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? - Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta? *GV kết luận:(SHD) * GV liên hệ : Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm? ? Muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì? - GV liên hệ địa phương... *Tại sao vẫn xảy ra lũ lụt hàng năm? muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì? 4.Củng cố: - Cho HS đọc bài học trong SGK. - Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp? - Đê điều có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước ta ? 5.Dặn dò: -Về nhà học bài và xem trước bài: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông -Nguyên”. - Nhận xét tiết học . - Cả lớp hát . - 3 HS trả lời -HS khác nhận xét . - Cảnh mọi người đang đắp đê. -HS làm việc cá nhân, sau đó phát biểu. - Dưới thời Trần, nhân dân ta làm nghề nông nghiệp là chủ yếu. - Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông mã, sông cả... - Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất của nhân dân. - HS chia nhóm 4, đọc SGK, thảo luận để tìm câu trả lời. - HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến -HS đọc. -HS trả lời: Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo những con sông Hồng và các con sông lớn khác ở ĐBBB và Bắc Trung Bộ. - Hệ thống đê điều này đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ. - HS nêu. - HS nêu, HS khác bổ xung. * Sự phá hoại của đê diều, phá hoại rừng đầu nguồn... - Cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên. -2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi . -Cả lớp nhận xét . -HS cả lớp . Tiết 3 Toán $ 71. Chia hai số có tận cùng là các chữ số không. I. Mục tiêu : Giúp học sinh - Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 - áp dụng để tính nhẩm II. Đồ dùng dạy học : III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định: Cho HS hát 2.KTBC: - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập1b kiểm ... Vậy không khí có ở đâu? Làm thế nào để biết có không khí? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này. * Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta. ỉMục tiêu: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật. ỉCách tiến hành: - GV tiến hành hoạt động cả lớp. - GV cho từ 3 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại. -Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi + Em có nhận xét gì về những chiếc túi này? + Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng? + Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì? * Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng. * Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật. ỉMục tiêu: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả trong những chỗ rỗng của các vật. ỉCách tiến hành: - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng. - GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK. -Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm. - Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp. -Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm. - GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia. -Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu. Hiện tượng Kết luận - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm. - GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng. -Hỏi: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì? * Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. -Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển. - Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển. * Hoạt động 3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm. ỉMục tiêu: Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. ỉCách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thi theo tổ. -Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời. - GV nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm. 3.Củng cố - dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Nhận xét tiết học. Hát -3 HS trả lời. -HS trả lời: + Lấy không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. +Vì chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống vài ba ngày chứ không thể nhịn thở được quá 3 đến 4 phút. -HS lắng nghe. -Cả lớp. -HS làm theo. - Quan sát và trả lời. + Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong. + Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên. + Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí. -HS lắng nghe. -Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm. -HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp. * Thí nghiệm: 1 Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy. Không khí có ở trong túi ni lông đã buộc chặt khi chạy. * Thí nghiệm 2 Khi mở nút chai ra ta thấy có bông bóng nước nổi lên mặt nước. Không khí có ở trong chai rỗng. * Thí nghiệm 3 Nhúng miếng hòn gạch, (cục đất) xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong miệng hòn gạch,( cục đất). Không khí có ở trong khe hở của hòn gạch,( cục đất). -Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, hòn gạch, đất khô. -HS lắng nghe. -HS quan sát lắng nghe. -3 HS nhắc lại. -HS thảo luận. -HS trình bày. ************************************************** Tiết 3 Toán $75. Chia cho số có hai chữ số (tiếp theo) I. Mục tiêu : Giúp học sinh -Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số. - áp dụng để giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy học : III. Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định: 2.KTBC: - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 1a, 2b/83, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. 1a) 855 : 45 = 19 ; 579 : 36 = 16 (dư 3) - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài - Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kỹ năng chia số có 5 chữ số cho số có hai chữ số . b ) Hướng dẫn thực hiện phép chia * Phép chia 10 105: 43 - GV ghi lên bảng phép chia, yêu cầu HS đặt tính và tính . - GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng nên cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi HS khác trong lớp có cách làm khác không? - GV hướng dẫn lại cho HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 10105 43 150 235 215 00 Vậy 10105: 43 = 235 -Phép chia 10105: 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư? - GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia: 101 : 43 có thể ước lượng 15: 4 = 2 (dư 2d) 105 : 43 có thể ước lượng 15: 4 = 3 (dư 3 ) 215 : 43 có thể ước lượng 20: 4 = 5 - GV hướng dẫn các thao tác thong thả rõ ràng, chỉ rõ từng bước, nhất là bước tìm số dư trong mỗi lần chia vì từ bài này HS không viết kết quả của phép nhân thương trong mỗi lần chia với số chia vào phần đặt tính để tìm số dư * Phép chia 26 345: 35 - GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. - GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không? - GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 26345 35 184 752 095 25 * Vậy 26345: 35 = 752 (dư 25) - Phép chia 26345: 35 là phép chia hết hay phép chia có dư? -Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì? - GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia: 263 : 35 có thể ước lượng 26: 3 = 8 (dư 2) hoặc làm tròn rồi chia 30: 4 = 7 (dư 2) 184 : 35 có thể ước lượng 18: 3 = 6 hoặc làm tròn rồi chia 20 : 4 = 5 95 : 35 có thể ước lượng 9: 3 = 3 hoặc làm tròn rồi chia 10 : 4 = 2 (dư 2) -Hướng dẫn HS bước tìm số dư trong mỗi lần chia. 263 chia 35 được 7, viết 7 7 nhân 5 bằng 35, 43 trừ 35 bằng 8, viết 8 nhớ 4. 7 nhân 3 bằng 21, thêm 4 băng 25, 26 trừ 25 bằng 1, viết 1. Khi thực hiện tìm số dư ta nhân thương lần lượt với hàng đơn vị và hàng chục của số chia, nhân lần nào thì đồng thời thực hiện phép trừ để tìm số dư của lần đó. Lần 1 lấy 7 nhân 5 được 35, ví 3 (của 263) không trừ được 35 nên ta phải mượn 4 của 6 chục để được 43 trừ 35 bằng 8, sau đó viết 8 nhớ 4, 4 phải nhớ vào tích lần ngay tiếp đó nên ta có. 7 nhân 3 bằng 21, thêm 4 bằng 25, vì 6 của 263 không trừ được 25 nên ta phải mượn 2 của 2 trăm để được 26 trừ 25 bằng 1, viết 1 . c ) Luyện tập thực hành Bài 1 - GV cho HS tự đặt tính rồi tính. 23576 : 56 = 421 ; 31628 : 48 = 658 (dư 44) - Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV gọi HS đọc đề bài toán -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? -Vận động viên đi được quãng đường dài bao nhiêu mét? -Vậv động viên đã đi quãng đường trên trong bao nhiêu phút? -Muốn tính trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét ta làm tính gì? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố, dặn dò: -Dặn dò HS làm bài tập 1b/84 và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. -2 HS lên bảng làm bài 1a (có đặt tính), 2 em làm bài 2b, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 2b) 46 857 + 3 444 : 28 = 46 857 + 123 = 46 980 601 759 - 1988 : 14 = 601 759 - 142 = 601 617 -HS nghe giới thiệu bài. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. -HS nêu cách tính của mình. -HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. -là phép chia hết. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. -HS nêu cách tính của mình. - Là phép chia có số dư bằng 25. -Số dư luôn nhỏ hơn số chia. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào . -HS nhận xét. -HS đọc đề toán. -Tính xem trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét. -Vận động viên đi được quãng đường dài là: 38 km 400 m = 38 400 m . - Đi trong 1 giờ 15 phút = 75 phút. - Ta thực hiện tính chia 38400: 75. -1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. Tóm tắt 1 giờ 15 phút: 38 km 400m 1 phút: m ? Bài giải 1 giờ 15 phút = 75 phút 38 km 400m = 38 400m Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là: 38 400 : 75 = 512 (m) Đáp số: 512 m -HS cả lớp. ************************************************ Tiết 4 Âm nhạc $15. Học bài hát tự chọn I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn bài hát quốc ca. HS hát đúng giai điệu, đúng nhịp và thể hiện tự nhiên bài hát. II. Đồ dùng dạy học: Thanh phách quen dùng. III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: ? Hát bài : Cò lả - 1 số HS hát, lớp nhận xét. - GV nhận xét chung. 2. Bài mới. a. Phần mở đầu: - Giới thiệu nội dung tiết học. b. Phần cơ bản: * Hoạt động 1: Ôn bài hát Quốc ca - Hát toàn bài: - Cả lớp. - GV hát toàn bài: - HS lắng nghe. - Tập lại cho HS từng câu: - HS thực hiện hát từng câu. - GV hát mẫu: - HS hát theo. - Yêu cầu hs thể hiện: - Dãy, cả lớp hát từng câu. * Hoạt động 2: - Trình diễn: - Cá nhân, nhóm, bàn. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. c. Phần kết thúc: - Hát toàn bài: - Cả lớp hát. - Nhận xét tiết học và dặn dò hs: - Chuẩn bị tiết sau ôn tập. ********************************************* Tiết5 Sinh hoạt lớp I. yêu cầu: - HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 15. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc. II. Lên lớp: 1/ Nhận xét chung: * Ưu điểm - Duy trì tốt mọi nề nếp. - Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao. - Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. - Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. - Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ. - Chữ viết có tiến bộ: - Vệ sinh lớp học. Thân thể sạch sẽ. * Tồn tại: - 1 số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu. - Đi học quên đồ dùng: sách, vở, bút. - Nhận thức về môn toán còn rất chậm. 2/ Phương hướng tuần 16: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 15. - Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh. - Bồi dưỡng HS yếu ********************************************************************
Tài liệu đính kèm: