Giáo án các môn lớp 5 - Trường TH Bình Tân 3 - Tuần 1

Giáo án các môn lớp 5 - Trường TH Bình Tân 3 - Tuần 1

TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

 SGK: 4 TGDK:35’

A.-MỤC TIÊU:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

* HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thn i, trìu mến, tin tưởng.

- Biết vâng lời Bác dạy thi đua học tập tốt để sánh vai với các cường quốc năm châu .

B.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 - HS: SGK

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1, Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS

 2, Hoạt động dạy học bài mới:

 Hoạt đông 1: : - Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách

 Hoạt đông 2: Luyện đọc :

+ Mục tiêu: Giúp HS biết đọc bài văn to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ

-Một học sinh khá đọc to cả bài một lượt . -Học sinh đọc từng đoạn nối tiếp .

-Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ dễ đọc sai: tưởng tượng , sung sướng, nghĩ sao , xây dựng , tám mươi năm giời nô lệ , vui vẻ

-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài

 

doc 24 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Trường TH Bình Tân 3 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
 SGK: 4	 TGDK:35’	
A.-MỤC TIÊU: 
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm  công học tập của các em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thn i, trìu mến, tin tưởng.
- Biết vâng lời Bác dạy thi đua học tập tốt để sánh vai với các cường quốc năm châu .
B.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
 - HS: SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1, Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
 2, Hoạt động dạy học bài mới:
 Hoạt đông 1: : - Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách 	
 Hoạt đông 2: Luyện đọc :
+ Mục tiêu: Giúp HS biết đọc bài văn to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ
-Một học sinh khá đọc to cả bài một lượt . -Học sinh đọc từng đoạn nối tiếp .
-Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ dễ đọc sai: tưởng tượng , sung sướng, nghĩ sao , xây dựng , tám mươi năm giời nô lệ , vui vẻ
-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài :
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung bài 
Đoạn 1: Từ đầu  vậy các em nghĩ sao ?
Hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
 Ý1 :Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9 năm 1945 với các ngày khai giảng trước đó 
 Đoạn 2: Tiếp theo  học tập của các em.
H: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ?
 H: Học sinh có những nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đát nước ?
 H: Cuối thư Bác chúc học sinh như thế nào ?
 Ý2: Nhiện vụ của toàn dân tộc và HS trong công cuộc kiến thiết đất nước 
Bài văn nói lên điều gì ?
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng 
+ Mục tiêu: Giúp HS biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài
- GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn : từ sau tám mươi năm giời nô lệ ở công học tập của các em.- Cho học sinh đọc thuộc lòng đoạn thư trên.
 - Học sinh lắng nghe. - Cả lớp đọc thầm.- HS nối tiếp nhau đọc đoạn. - Cả lớp theo dõi
 - Một HS đọc thành tiếng- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm - Từ 2 đến 4 HS thi đọc.
 3, Hoạt động cuối cùng:
- Bác Hồ đã tin tưởng, hy vọng vào học sinh Việt Nam những điều gì ?
- GV nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà đọc trước bài : “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
D- Điều chỉnh bổ sung:	
 TOÁN
 ÔN TẬP : KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
 SGK: 3	TGDK: 35’	 
 A – MỤC TIÊU : 
 - Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
 - Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
- Giáo dục HS ,tính cẩn thận, chính xác và chăm học toán .
B – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + GV : Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK. HS : SGK.
C – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Hoạt động đầu tiên:
2. Hoạt động dạy học bài mới: Giới thiệu bài : 
- Hôm nay các em ôn tập : khái niệm về STP.
Hoạt đông 1: ôn tập khái niệm ban đầu về PS .
- Gv đính lần lượt từng tấm bìa như hình vẽ SGK lê n bảng .
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi PS,tự viết PS đó và đọc PS .
 - Gọi 1 vài HS nhắc lại .
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại .
- Cho HS chỉ vào các PS; ; ; ; và nêu .
 Hoạt động 2: ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số .
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết ; 1 : 3 ; 4:10 ; 9 : 2 . dưới dạng phân số .
- GV hướng dẫn HS nêu kết luận .
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2,3,4 
 Hoạt động 3: Thực hành
+ Mục tiêu: Giúp HS biết đọc, viết thương dưới dạng phân số, biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0
Bài 1: a)Đọc các phân số .
- Gọi 1 số HS đọc miệng .
-b) Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên.
- Nhận xét sửa chữa.
Bài 2 : Cho HS đọc yêu cầu bài tập
Viết các thương sau dưới dạng PS .
- Gọi 2 HS lên bảng cả lớp làm vào vở.- Nhận xét sửa chữa .
Bài 3 : Hướng dẫn HS làm vào vở. - Nhận xét sửa chữa 
Bài 4 Yêu cầu HS đọc đề bài . Và tự làm bài 
Gọi 2 HS lên bảng giải thích cách điền số của mình
3. Hoạt động cuối cùng 
- Đọc các phân số :; ; 
 3, Hoạt động cuối cùng: - Nhận xét tiết học . - Về nhà làm bài tập 4 . - Chuẩn bị : Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số .
 D- Điều chỉnh bổ sung:	
LỊCH SỬ
 “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
 SGK: 4	TGDK: 35’	 
A - MỤC TIÊU : 
- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).
+ Triều đình kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chến.
+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Biết các đường phố, trường học,... ở địa phương mang tên Trương Định.
- GDHS lòng biết ơn , khâm phục và tự hào những anh hùng của dân tộc 
B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Hình trong SGK phóng to,bản đồ hành chính VN, phiếu HT
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1, Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra sách vở HS .
Hoạt động 1: Tình hình đất nước ta khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược
Yêu cầu HS làm việc với SGK và trả lời câu hỏi 
- Nhân dân Nam kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta .
-Triều Đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp
- GV giới thiệu bài và kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng , 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ .
- Triều Đình nhà Nguyễn nhượng bộ, không kiên quyết chiến đấu ,bảo vệ đất nước
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp - GV K/c kết hợp giải thích cụm từ “ Bình Tây Đại nguyên soái 
Hoạt động 3 Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược
GV tổ chức HS thảo luận nhóm -GV chia lớp thành 6 nhóm .
+ Nhóm 1 và 2 : Thảo luận câu hỏi : 
- Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ ?
+ Nhóm 3 và 4: Thảo luận câu hỏi :- HS thảo luận , trao đổi và ghi kết quả vào phiếu học tập .
-Trước những băn khoăn đó , nghĩa quân và dân chúng đã làm gì ?
+ Nhóm 5 và 6: Thảo luận câu hỏi :-Trương Định đã làm gì đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?
Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp .
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc .-GV tổng kết và ghi 3 ý chính .
- Làm quan phải tuân lệnh vua nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch  
Hoạt động 5 : Làm việc cả lớp .
-GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được theo 3 ý đã nêu; sau đó đặt vấn đề thảo luận chung - 
+ Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh vua , quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp ?
GV kết luận : Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì 
-)Trương Định đã dứt khoát mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm ở lại cùng ND đánh giặc 
3, Hoạt động cuối cùng:-Gọi HS đọc lại ghi nhớ . -Nhận xét tiết học .Về nhà học bài và trả lời câu hỏi-Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm , lớp nhận xét .
D- Điều chỉnh bổ sung:	 
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
 ĐẠO ĐỨC
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
 SGK: 3	TGDK: 35’	 
 A/ Mục tiêu :
- Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần pảhi gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập.- Vui vì tự hào là học sinh lớp 5.
*Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5 .Có ý thức học tập , rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
B/ Đồ dùng dạy học 
- GV : Các truyện nói về các HS lớp 5 gương mẫu .
- HS : Các truyện nói về các HS lớp 5 gương mẫu, bài hát về chủ đề trường em, tranh vẽ về chủ đề trường em .
C/ Các hoạt động dạy – học :
1, Hoạt động đầu tiên: Cho HS hát tập thể . 
 2, Hoạt động dạy học bài mới: Giới thiệu bài mới 	
Hoạt đông 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi :
+ Mục tiêu: Giúp HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
Cách tiến hành :
-GV yêu cầu HS quan sát từng tranh ảnh trong sách GK, trang 3-4 và trả lời câu hỏi .
+ Tranh vẽ gì ? + Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên ?
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác ? 
+ Theo em , chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- GV kết luận : HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường nên cần gương mẫu để cho các HS các khối khác học tập.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK 
+ Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nhiệm vụ HS lớp 5. 
Cách tiến hành :
-GV nêu yêu cầu bài tập 1.-Cho Hs thảo luận bài tập theo nhóm đôi . -Cho một vài nhóm trình bày trước lớp .
-GV kết luận :a,b,c,d,e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện .
Hoạt động 3: Tự liên hệ ( Bài tập 2 SGK )
+Mục tiêu:Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập , rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
 Cách tiến hành :
-GV nêu yêu cầu tự liên hệ .-GV mời 1 số HS tự liên hệ trước lớp .
-GV kết luận : Các em cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt mình còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
 3, Hoạt động cuối cùng: Chơi trò chơi phóng viên :
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm lại nội dung bài học :
-HS suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5. -HS lần lượt nêu .
D- Điều chỉnh bổ sung:	
THỂ DỤC
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
SGV: 41	TGDK: 35’	 
A. MỤC TIÊU :	
- Biết được những nội dung cơ bản của chương trình v một số qui định, yêu cầu trong các giờ thể dục.
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trị chơi.
B. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi .
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
10’
Mở đầu : 
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học :1– 2 ph
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút .
25’
Cơ bản : 
MT : Giúp HS nắm nội dung chương trình môn Thể dục 5 , nội quy tập luyện và chơi được trò chơi thực hành 
a) Giới thiệu tóm tắt ch ... ã học ở lớp 4 
- Một số em hát	
Hoạt động 3 : Ôn tập bài hát .
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại một số bài hát đã học ở lớp 4 .
- Hát bài : Quốc ca
- Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc phách .
Hát các bài: Em yêu hòa bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan .	
Hoạt động 4: Biểu diễn bài hát .
+ Mục tiêu: Giúp HS biểu diễn một số bài hát kết hợp vận động phụ họa .
- 2 , 3 tốp tập biểu diễn bài hát trước lớp , kết hợp vận động phụ họa . ( Mỗi tốp hát 1 bài ) .	
3.Hoạt động cuối cùng
- Cả lớp hát lại một bài trong số bài hát đã ôn tập .
- Giáo dục HS yêu thích việc ca hát .
- Nhận xét tiết học .
- Xem trước bài học tiết 2 ; đọc bài đọc thêm SGK .
 D- Điều chỉnh bổ sung:	
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 SGK: 14	TGDK: 35’	 
A/ MỤC TIÊU :
 - Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1).
 - Lập được dàn ý bi văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
B / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + GV và HS: Tranh ảnh quang cảnh 1 số vườn cây , công viên , đường phố ...; 2 phiếu giấy khổ to .Ghi chép kết quả quan sát cảnh 1 buổi trong ngày ..
C / HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1, Hoạt động đầu tiên: 
1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh và nhắc lại cấu tạo bài Nắng trưa 
 2, Hoạt động dạy học bài mới: 
 HĐ1: Giới thiệu bài : Hôm nay , các em sẽ luyện tập tả cảnh .Biết lập dàn ý tả cảnh 1 buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát .
 HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
- Cho HS đọc nội dung yêu cầu 1 . 
- 1 HS đọc thầm lại đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng và làm bài theo câu hỏi .
- GV cho HS nỗi tiếp nhau thi trình bày ý kiến .
- GV nhận xét .
- GV nhấn mạng nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn .
Bài tập 2 :
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 2 .
- GV giới thiệu 1 vài tranh ảnh minh hoạ cảnh vườn cây , công viên 
- Dựa trên kết quả quan sát , mỗi HS tự lập dàn ý vào vở cho bài văn tả cảnh 1 buổi trong ngày .
- GV phát 2 tờ giấy khổ to cho 2 HS ( Khá – giỏi ) trình bày trên phiếu .
- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết tiếp nối nhau trình bày 
- GV điểm những dàn ý tốt .
- Cho 02 HS làm bài tốt , dán bài lên bảng 
- GV nhận xét bổ sung, xem như một bài mẫu để HS cả lớp tham khảo .
- Cho HS tự sửa lại dàn ý của mình .
 3, Hoạt động cuối cùng: GV nhận xét tiết học .
-Tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý đã viết , chuẩn bị cho tiết tập làn văn tới ( viết 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày )
D- Điều chỉnh bổ sung:	
TOÁN
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
 SGK: 8	 TGDK: 35’	
A/ MỤC TIÊU :
- Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
 - Bàii 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a, c)
- Giáo dục HS biết diễn đạt nhận xét bằng ngôn ngữ nói ở dạng khái quát .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : phiếu bài tập 4a,b.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1, Hoạt động đầu tiên:-Nêu cách so sánh 2 PS có cùng TS ,cho VD ?
- Nêu cách so sánh 2 PS khác MS –chữa bt3b .- Nhận xét,sửa chữa .
 2, Hoạt động dạy học bài mới 
HĐ 1 :Giới thiệu PSTP .
- GV nêu và viết các PS :3/10; 5/100; 17/1000 ; -Cho HS nêu đặc điểm của MS của các PS này.
- MS của các PS này là :10; 100 ;1000 .
 - GV giới thiệu: các PS có MS là 10; 100 ;1000gọi là các PSTP . -Cho vài HS nhắc lại .
- GV nêu và viết PS 3/5 ,y/c HS tìm PSTP bằng 3/5.--Làm tương tự với 7/4 ; 20/125 
- Qua VD trên ,em rút ra nhận xét gì ?
+ Một số PS có thể viết thành PSTP Cho Hs nhắc lại 
 HĐ 2 : Thực hành .
Bài 1: Đọc các PS 
-Y/c HS thảo luận theo cặp .-Gọi đại diện 1 số cặp nêu miệng .-Nhận xét , sửa chữa .
Bài 2 :Viết các PSTP .
-Cho hs làm vào vở , gọi 2 hs lên bảng viết số .
-Nhận xét ,sửa chữa .
 Bài 3 :-Cho HS thảo luận theo cặp . -Gọi đại diện 1 số nhóm trình bày 
-Nhận xét ,sửa chữa .
-Bài 4 a,b :Cho hs làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài .
a) b) 
-Hdẫn HS đổi phiếu Kiểm tra kết quả .
3.Hoạt động cuối cùng -PSTP là PS như thế nào ? cho vd ? -Nêu cách viết PS thành PSTP ?
- Nhận xét tiết học .- Về nhà làm bài tập .4C,D .
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập .
D- Điều chỉnh bổ sung:	
KHOA HỌC
 NAM HAY NỮ ?
 SGK: 4	TGDK: 35’	 
 A – MỤC TIÊU : 
 - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của x hội về vai trị của nam, nữ.
 - Tơn trọng cc bạn cng giới v khc giới, khơng phn biệt nam, nữ.
- Có ý thức tôn trọng các ban cùng giới và khác giới ; không phân biệt bạn nam , bạn nữ .
B-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình trang 6,7 SGK - Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK
C – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1, Hoạt động đầu tiên: Sự sinh sản
 - Tại sao chúng ta tìm được bố , mẹ cho các em bé ?
 - Cho biết ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình dòng họ .
 2, Hoạt động dạy học bài mới: Giới thiệu bài : Nam hay nữ ?
HĐ 1 : - Thảo luận .
+ Mục tiêu : HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học 
Cách tiến hành : + Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1,2,3 SGK 
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Ngoài những đặc điểm chung , giữa nam và nữ có sự khác biệt nào nữa ?
Kết luận : Ngoài những đặc điểm chung , giữa nam và nữ có sự khác biệt , trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cư quan sinh dục . Khi còn nhỏ , bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình cấu tạo của cư quan sinh dục .
- Nêu một số đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học 
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Các nhóm khác bổ sung 
 HĐ 2 :. Trò chơi :” Ai nhanh , ai đúng ? “
+ Mục tiêu : HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ .
Cách tiến hành : + Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn 
GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu có nội dung như SGK và hướng dẫn HS cách chơi .
+ Bước 2 : Các nhóm tiến hành như hướng dẫn ở bước 1 
 + Bước 3 : Làm việc cả lớp - Các nhóm chơi - Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích
 + Bước 4 : GV đánh giá , kết luận và tuyên dương những nhóm thắng cuộc .
HĐ 3 : Thảo luận : Một số quan niệm xã hội về nam và nữ 
+ Mục tiêu : Giúp HS :- Nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này 
Cách tiến hành :
Làm việc theo nhóm -HS thảo luận - Từng nhóm báo cáo kết quả- Nhóm khác nhận xét bổ sung 
 - Kết luận : Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi . Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình , trong lớp học của mình .
 3.Hoạt động cuối cùng Gọi HS đọc mục cần biết . - Nhận xét tiết học 
 D- Điều chỉnh bổ sung:	
ĐỊA LÍ
 VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
 SGK: 66	TGDK: 35’	 
 A- MỤC TIÊU : 
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:
+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: 330.000km2.
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).
* Học sinh khá, giỏi:- Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
- Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.
 B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 1 - GV : - Bản đồ Địa lí tự nhiên Vệt Nam - Quả Địa cầu .- 2 lược đồ trống tương tự như hình 1 trong SGK,2 bộ thìa nhỏ. Mỗi bộ gồm 7 tấm bìa ghi các chữ : Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia . 2 - HS : SGK.
 C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1, Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra đồ dùng của HS:
 2, Hoạt động dạy học bài mới:
Hoạt đông 1: Giới thiệu bài : “ Việt Nam – đất nước chúng ta”
Hoạt động 2: a) Vị trí địa lí & giới hạn (làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
 - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát H1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
 + Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào? +Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
 + Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
 + Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta?+Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
 - Bước 2: +HS lên bảng chỉ vị trí nước ta trên bản đồ và trình bày kêt quả làm việc trước lớp.
 + GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 + GV bổ sung:Đất nước ta gồm có đất liền,biển ,đảo và quần đảo; Ngoài ra còn có vùng trời bao trùm lãnh thổ nước ta.
 - Bước 3: +GV gọi một số HS lên bảng chỉ vị trí địa lý của nước ta trên quả địa cầu.
+ GV hỏi:Vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác?
=>Kết luận: Hoạt động 2
 Hoạt động 3: : Hình dạng và diện tích (làm việc theo nhóm)
- Bước1:HS trong nhóm đọc SGK,quan sát H2 và bảng số liệu,rồi thảo luận trong nhóm.
+ Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì?
+ Từ bắc vào nam theo đường thẳng,phần đất liền nước ta dài bao nhiêu Km?
+ Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu Km? +Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu Km2?
+ So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu ?
 Bước 2 : GV sữa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
=>Kết luận : Hoạt động 3
3, Hoạt động cuối cùng: Gọi HS đọc ghi nhớ trang 68 SGK
D- Điều chỉnh bổ sung:	
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 1 – LỚP 5C
 Nội dung
 I. Đánh giá tình hình tuần 1 
 - Phần làm việc ban cán sự lớp: - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
 - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
- Ban cán sự lớp nhận xét
- Lớp trưởng nhận xét
- Lớp bình bầu :
 + Cá nhân xuất sắc:
 + Cá nhân tiến bộ:
- Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
- Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
- GV nhận xét chung:
- Ưu: Học tập – Vệ sinh – Nề nếp của những em tốt trong tuần
- Tồn tại: Học sinh không học bài cũ, nề nếp chưa tốt, vệ sinh chưa đảm bảo
II.Công tác tuần tới:
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, sắp hàng ngay ngắn, thể dục đúng động tác
- Ở lớp chăm chú nghe giảng, tích cực phát biểu, không nói chuyện riêng trong giờ học.
- Về nhà làm bài và học bài trước khi đến lớp.
- Các khoản tiền đóng góp cho nhà trường, chú ý : các khoản bảo hiểm Tai nạn và Y tế.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường	
 - Khi ra về không la cà ngoài đường hoặc các hàng quán 
 - Thực hiện tốt ATGT

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 1R. CKTKN.doc