Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 12 năm 2005

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 12 năm 2005

TẬP ĐỌC

VUA “TẦU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

 - Hiểu các từ ngữ trong bài .

- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ nghị lực và có ý chí vượt khó nên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng .

2. Kĩ năng :

- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

3. Thái độ : Yêu quê hương đất nước . Kính phục người tài .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 

doc 44 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 12 năm 2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 12
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2005
tập đọc
vua “tầu thuỷ” bạch thái bưởi
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức
 - Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ nghị lực và có ý chí vượt khó nên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng .
2. Kĩ năng : 
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
3. Thái độ : Yêu quê hương đất nước . Kính phục người tài . 
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài trước.
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyện đọc 
- GV chia bài thành 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn từ đầu đến anh vẫn không nản chí trả lời câu hỏi: 
? Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
? Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
? Những chi tiết nào cho thấy anh là người rất có chí?
HS đọc thành tiếng đoạn văn còn lại, trả lời câu hỏi:
? Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
?Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không cân sức với các chủ tầu nước ngoài như thế naò?
? Em hiểu như thế nào là “ một bậc anh hùng kinh tế” ?
? Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
GV kết luận 
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của câu chuyện và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1,2 đoạn có thể chọn đoạn .
3. Củng cố , dặn dò:
- GV hỏi : Truyện này giúp các em hiểu ra điều gì ?
- GV nhận xét tiết học .
tuần 10
Thứ tư ngày 9 tháng 10 năm 2005
toán
ôn : thực hành vẽ và tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức
 - Củng cố cách vẽ hình chữ nhật và hình vuông .
- Nắm được công thức tính diện tích hình vuông và hình chữ nhật 
2. Kĩ năng : 
- Vẽ được hình vuông và hình chữ nhật 
- Tính được diện tích hình vuông và hình chữ nhật 
3. Thái độ : Yêu thích môn học . 
ii. đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị hệ thống bài bài .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: ? Nêu qui tắc và công thức tính diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật ?
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. GV tổ chức cho HS làm bài tập 
- HS làm bài 
- Gọi HS lên bảng chữa lần lượt từng bài 
- GV nhận xét , chấm một số bài .
Bài 1 : Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm , chiều rộng 3 cm .
a. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó ?
Bài 2 : Vẽ hình vuông có cạnh dài 4 cm 
a. Tính diện tích hình vuông đó ?
Bài 3 : Cho hình vẽ sau 
 	A	I	B
	C	H	D
- Trên cạnh AB lấy điểm I sao cho AI = IB , trên cạnh CD lấy điểm H sao cho CH = HD. Biết rằng AI = 6 cm , AIHC là hình vuông 
Tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
3. Củng cố , dặn dò:
- GV hỏi : ? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào ? 
 ? Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào ?
- GV nhận xét tiết học .
Thứ bảy ngày 12 tháng 11 năm 2005
tập làm văn 
ôn : trao đổi ý kiến với người thân 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức
 - Củng cố kiến thức trao đổi ý kiến với người thân 
 - Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt được mục đích . 
2. Kĩ năng : 
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái, cử chỉ thích hợp , lời lẽ có sức thuyết phục , đạt mục đích đặt ra . 
3. Thái độ : Tự tin , khẳng định mình trong mọi lĩnh vực . 
ii. đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị hệ thống bài 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: ? Gọi hai HS đọc lại bài văn Thưa chuyện với mẹ 
? Bạn Cương đã thưa chuyện gì với mẹ ?
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. GV tổ chức cho HS làm bài tập 
Đề bài : Em có nguyện vọng được di xem xiếc vào tối thứ bảy tuần tới vì chương trình tối hôm đó có tiết mục " cô gái phi ngựa đánh đàn " mà em rất thích . Trước khi bày tỏ ý kiến với bố mẹ , em muốn trao đổi với anh chị để anh chị hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em .
 Hãy cùng bạn đóng vai em và anh chị để thực hiện cuộc trao đổi .
- HS đọc đề bài 
+ Xác định mục đích trao đổi 
? Nội dung trao đổi là gì ?
? Đối tượng trao đổi là ai ? 
? Mục đích trao đổi để làm gì ?
? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
- HS thực hành trao đổi theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi trình bày trước lớp 
- GV nhận xét 
- Lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất , bạn ăn nói giỏi giang , giàu sức thuyết phục người đối thoại nhất . 
3. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà viét lại vào vở bài trao đổi ở lớp .
luyện từ và câu 
ôn : mở rộng vốn từ - ước mơ
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức
 - Củng cố và mở rộng vốn từ : Ước mơ 
2. Kĩ năng : 
- Phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể , hiểu được những ý nghĩa của một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm .
3. Thái độ : Yêu thích môn học . 
ii. đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị hệ thống bài bài .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: ? Lớn lên em sẽ làm nghề gì ?
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. GV tổ chức cho HS làm bài tập 
- HS làm bài 
- Gọi HS lên bảng chữa lần lượt từng bài 
- GV nhận xét , chấm một số bài .
Bài 1 : Tìm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ .
Bài 2 : GV cho HS làm việc theo cặp , một Hs nêu ước mơ , một HS cho biết ước mơ đó được đánh giá như thế nào ?
Mẫu 
+ HS 1: Ước mơ học giỏi để trở thành bác sĩ . 
+ HS 2 : Đánh giá cao 
Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 - 15 câu nói về ước mơ của mình sau này . 
3. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Tiếp tục ôn bài .
tuần 11
Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2005
toán
ôn : nhân với số có một chữ số 
 nhân với 10 , 100, 1000
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức
 - Củng cố cách nhân với số có một chữ số 
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10 , 100 , 1000.......
2. Kĩ năng : 
- Vận dụng vào tính nhanh khi nhân với 10 , 100 , 1000......
3. Thái độ : Yêu thích môn học . 
ii. đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị hệ thống bài bài .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. GV tổ chức cho HS làm bài tập 
- HS làm bài 
- Gọi HS lên bảng chữa lần lượt từng bài 
- GV nhận xét , chấm một số bài .
Bài 1 : Đặt tính rồi tính 
a. 432567 x 4	b. 567234 x 2
 985673 x 3 	 519688 x 5
Bài 2 : Tính nhẩm 
3456 x 10 	23415 x 10
970654 x 1000
Bài 3 : Long đố Linh : " Tại sao khi viết thêm một chữ số vào bên phải một số bất kì ta lại được một số bằng 10 lần số ban đầu công với chữ số vừa thêm ?
Linh nghĩ mãi vẫn không trả lời được . Em có thể trả lời giúp Long được không ? 
3. Củng cố , dặn dò:
- GV hỏi : ? Muốn nhân một số với 10 , 100, 1000 ..... ta làm thế nào ?
- GV nhận xét tiết học .
Thứ bảy ngày 19 tháng 11 năm 2005
tập làm văn 
ôn : trao đổi ý kiến với người thân 
( tiếp theo )
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức
 - Tiếp tục củng cố kiến thức trao đổi ý kiến với người thân 
 - Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt được mục đích . 
2. Kĩ năng : 
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái, cử chỉ thích hợp , lời lẽ có sức thuyết phục , đạt mục đích đặt ra . 
3. Thái độ : Tự tin , khẳng định mình trong mọi lĩnh vực . 
ii. đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị hệ thống bài 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: ? Gọi một vài HS đọc lại bài viết của mình ở nhà .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. GV tổ chức cho HS làm bài tập 
GV tiếp tục tổ chức cho HS làm đề bài ở tiết trước .
Đề bài : Em có nguyện vọng được di xem xiếc vào tối thứ bảy tuần tới vì chương trình tối hôm đó có tiết mục " cô gái phi ngựa đánh đàn " mà em rất thích . Trước khi bày tỏ ý kiến với bố mẹ , em muốn trao đổi với anh chị để anh chị hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em .
 Hãy cùng bạn đóng vai em và anh chị để thực hiện cuộc trao đổi .
- HS đọc đề bài 
+ Xác định mục đích trao đổi 
? Nội dung trao đổi là gì ?
? Đối tượng trao đổi là ai ? 
? Mục đích trao đổi để làm gì ?
? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
- HS thực hành trao đổi theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi trình bày trước lớp 
- GV nhận xét 
- Lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất , bạn ăn nói giỏi giang , giàu sức thuyết phục người đối thoại nhất . 
3. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà viét lại vào vở bài trao đổi ở lớp .
luyện từ và câu 
ôn tập về động từ
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức
 - Nhận biết được ý nghĩa của động từ : là từ chỉ hoạt động , trạng thái .... của người , sự vạt , hiện tượng . 
2. Kĩ năng : 
- Xác định được động từ trong câu , đặt được câu có sử dụng động từ .
3. Thái độ : Yêu thích môn học . 
ii. đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị hệ thống bài tập.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: ? Thế nào là động từ ?
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. GV tổ chức cho HS làm bài tập 
- HS làm bài 
- Gọi HS lên bảng chữa lần lượt từng bài 
- GV nhận xét , chấm một số bài .
Bài 1 : Gạch dưới những động từ trong đoạn văn sau :
Trờ trở rét . Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi , vẫn phong phanh chiếc váy mỏng . Tôi xin chị Khánh được tấc xa tanh màu mật ong , khâu chiếc áo cho bé . Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc . Cổ áo dựng cao cho ấm ngực . Tà áo loe ra một chut so với thân . Các mép áo đều được viền bằng vải xanh , rất nổi . Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc nẹp áo . Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xúi này vì tự tay tôi đã may cho bé .
Bài 2 : Hãy kể tên các hoạt động em thường làm ở nhà và ở trường . Gạch chân dưới những động từ ấy . 
Bài 3 : 
+ Đặt một câu có động từ nói về hoạt động của thầy giáo hoặc cô giáo .
+ Đặt một câu có động từ nói về hoạt động của học sinh .
3. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Tiếp tục ôn bài .
Trường tiểu học minh tân 
lớp 4
thiết kế bài dạy 
Họ và tên : Nguyễn Thị Vân 
năm học : 2005 - 2006 
Trường tiểu học minh tân 
lớp 4
thiết kế bài dạy ôn
Họ và tên : Nguyễn Thị Vân 
năm học : 2005 - 2006 
Trường tiểu học minh tân 
lớp 5
thiết kế bài dạy 
Họ và tên : Trần Thị Thảo 
nă ... cách viết một bài văn kể chuyện theo đúng yêu cầu của đề bài.
2. Kĩ năng : 
- HS thực hành viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng yêu cầu của đề là có nhân vật, sự việc, cốt truyện, diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật.
3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
Giáy bút làm bài kiểm tra.
Bảng phụ viết đề bài, dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện.
iii. các hoạt động dạy học 
KTBC : GV kiểm tra sự chuẩn của HS.
 B.dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : trựctiếp 
2. Hướng dẫn HS làm bài:
GV đưa ra ba đề kiểm tra. Cho HS đọc kĩ ba đề kiểm tra sau đó chọn một đề mà mình thích để làm bài.
Nhắc nhở HS cần đọc kĩ và xác định đúng yêu cầu của đề. Làm bài cần đủ ba phần : Mở bài ,diễn biến, kết thúc.
GV đưa ra dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện cho HS đọc lại.
Cho HS làm bài kiểm tra:
GV theo dõi HS làm bài, Gợi ý cho những em còn lúng túng.
Không cho các em coi bài nhau cũng như coi trong văn mẫu.
Hết giờ GV thu bài mang về nhà chấm
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
Dặn HS về nhà xem lại bà
Đạo đức
hiếu thảo với ông bà cha mẹ ( tiết 1 )
I. Mục tiêu
1.Học xong bài này HS nhận thức được:
- Hiểu công lao sinh thành , dạy dỗ của ông bà , cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà , cha mẹ.
2. HS biết thực hiện những hành vi , những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống..
3. Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4.
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
- Bài hát cho con – nhạc và lời của Phạm Trọng Cầu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A. KTBC: 
B. Dạy bài mới 
1.Khởi động: 
Hát tập thể bài Cho con- Nhạc và lời : Phạm Trọng Cỗu.
Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình em phải làm gì để cha mẹ vui lòng?
2. Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm: Phần thưởng.
1. GV cho một số bạn trong lớp đóng tiểu phẩm: Phần thưởng.
2. HS dưới lớp xem tiểu phẩm do các bạn đóng.
3.GV cho HS phỏng vấn các HS vừa đóng tiểu phẩm.
4. Lớp thảo luận nhận xét cách ứng xử.
5.GV kết luận: Hưng là một đứa bé hiếu thảo.
3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
GV nêu yêu cầu của bài tập.
Cả lớp trao đổi, thảo luận trong nhóm.
GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. Cacs nhóm khác nhận xét , bổ sung,
 4. GV kết luận:
- Việc làm của các bạn trong tình huống b, d, dd thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà ,cha mẹ, còn việc làm của các bạn trong tình huống a,c là chưa quan tâm đến ông bà ,cha mẹ.
4.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( Bài tập 2, SGK )
 1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 2.Các nhóm thảo luận, quan sát tranh và đặt tên tranh sao cho phù hợp với nội dung tranh. 
3. Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi.
 4. GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm đã đặt tên tranh phù hợp .
* GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5.Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
1. Sưu tầm các truyện, tấm gương về tấm lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ
2. Tự liên hệ các việc làm của bản thân xem mình đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chưa.
đạo đức
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ( tiết 2 )
1. Mục tiêu
Đã soạn ở tiết một .
ii. đồ dùng dạy học 
- Truyện HS đã sưu tầm có nội dung nói về tấm lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
iii. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC: GV kiểm tra việc HS đã sưu tầm truyện mang đến lớp .
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài .
2.Hoạt động 1: Đóng vai ( bài tập 3- SGK )
1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận , đóng vai theo tình huống tranh 1, một nửa nhóm thảo luận đóng vai tình huống tranh 2.
2. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
3. Các nhóm lên đóng vai.
4. Cho HS phỏng vấn HS đóng vai về cách ứng xử HS đóng vai ông về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm , chăm sóc của con cháu.
5. Thảo luận lớp về cách úng xử.
6.GV kết luận : Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. 
3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi( bài tập 4- SGK)
GV nêu yêu cầu của bài tập 4
2. Các nhóm thảo luận theo nhóm đôi.
 3. Một vài nhóm lên trình bày. 
 4. GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở HS khác học tập các bạn.
4. Hoạt động 3:
GV mời HS trình bày , giới thiệu các sáng tác hoặc các tư liệu sưu tầm được.
Cho HS nhận xét.
Kết luận chung:
Ông bà , cha mẹ đã có công sinh thaanhf , nuuoi dạy chúng ta nên người
Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
4.Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học .
-Thực mục thực hành trong SGK
Kĩ thuật
thêu móc xích
( Tiết 2 )
i. mục tiêu
Đã soạn ở tiết một.
ii. Đồ dùng dạy họC
Tương tự tiết một.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 3. HS thực hành thêu móc xích.
- GV gọi một HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích.
- GV nhận xét, củng cố cách thêu móc xích theo các bước:
+ Bước 1: Vạch dấu đường thêu.
+ Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.
GV có thể nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm đã lưu ý ở tiết 1.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
- HS thực hành thêu móc xích. GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng, thực hiện thao tác chưa đúng kĩ thuật.
Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
+ Thêu đúng kĩ thuật .
+ Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi móc xích và tương đối bằng nhau.
+Đường thêu phẳng không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
HS dựa vào tiêu chuẩn trên đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu ,dụng cụ cho bài sau.
Kĩ thuật
thêu móc xích hình quả cam 
( tiết 1 )
i. Mục tiêu 
- HS biết cách sang mẫu thêu lên vải và vận dụng kĩ thuật thêu móc xích để thêu hình quả cam.
- Thêu được hình quả cam bằng mũi thêu móc xích.
- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
ii. đồ dùng dạy học 
- Mẫu thêu móc xích hình quả cam có kích thước đủ lớn để HS cả lớp quan sát được.
- Bộ cắt khâu thêu. 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2.Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
GV giới thiệu mẫu thêu hình quả cam, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp với Q.S hình 5 SGK để nêu nhận xét về đặc điểm hình dạng màu sắc của quả cam.
 Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm mẫu thêu móc xích hình quả cam.
3.Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. GV hướng dẫn sang mẫu thêu lên vải
GV nêu: QS các hình thêu trên áo trên vỏ gối, khăn tay,... các em thấy có rất nhiều hình thêu khác nhau. Cacs hình này được sang từ mẫu thêu các mẫu thêu có sẵn lên vải. Người thêu sẽ thêu các đường đã có sẵn trên vải.
Hướng dẫn HS QS hình 1b SGK để nêu cách sang mẫu thêu lên vải.
Hướng dẫn HS sang mẫu thêu lên vải theo nội dung trong SGK
Khi hướng dẫn GV cần lưu ý một số điểm sau:
+ Phân biệt được hai mặt của giấy than sao cho mặt in áp vào mặt vải.
+ Dùng bút chì để tô theo mẫu thêu.
+ Tô xong nhấc mẫu thêu và giấy than ra, nếu mờ thì lấy bút chì tô lại
Yêu cầu một số em nhắc lại cách in mẫu thêu lên vải.
b. Hướng dẫn thêu móc xích hình quả cam.
GV hướng dẫn HS QS hình 2,3,4 SGK để nêu cách thêu hình quả cam bằng mũi thêu móc xích
GV hướng dẫn HS cách thêu hình quả cam bằng mũi thêu móc xích.
GC cần nhắc kĩ những điểm cHS cần lưu ý khi thự hành thêu hình quả cam bằng mũi thêu móc xích. Cho một số em nhắc lại những điểm cần lưu ý đó.
HS thực hành thêu hình quả cam.
- GV kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm.
- HS thực hành sang mẫu hình quả cam lên vải, căng vải lên khung thêu . HS có thể thực hành thêu móc xích nếu còn thời gian.
5. Nhận xét - Dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Nhắc HS giờ sau mang vật liệu dụng cụ để thực hành tiếp.
Sinh Hoạt
tổng kết thi đua chào mừng ngày 20 - 11
i. Mục đích yêu cầu 
- Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần , nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại , phát huy những ưu điểm đạt được .
- Tổng kết thi đua chào mừng ngày 20 - 11 
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới .
ii. nội dung 
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần 
2. GV nhận xét chung 
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung lớp có ý thức thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam : 
+ Trong lớp chăm chú nghe giảng , hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài .
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
+ Tập những tiết mục văn nghệ hay , đặc sắc để dâng lên các thầy , các cô .
b. Nhược điểm 
- Bên cạnh những ưu điểm mà lớp đã đạt được vẫn cònmột số mặt hạn chế như sau :
+ Một số bạn còn đi học muộn như : Hà
+ Quên không đeo khăn quàng như : Luân 
+ Nghỉ học không có giấy xin phép như : Dũng 
3. Phương hướng hoạt động tuần tới 
- Khắc phục dứt điểm những mặt còn tồn tại, phát huy những ưu điềm đẫ đạt được.
- Tiếp tục phát huy tinh thần học tập của tháng 11 để chuẩn bị chào mừng ngày 22 - 12 
Sinh Hoạt
kiẻm điểm các hoạt động trong tuần 
i. Mục đích yêu cầu 
- Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần , nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại , phát huy những ưu điểm đạt được .
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới .
ii. nội dung 
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần 
2. GV nhận xét chung 
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung lớp có ý thức trong học tập cũng như việc thực hiện các nội qui , qui định của nhà trường đề ra :
+ Trong lớp chăm chú nghe giảng , hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài .
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
b. Nhược điểm 
- Bên cạnh những ưu điểm mà lớp đã đạt được vẫn còn một số mặt hạn chế như sau :
+ Một số bạn còn đi học muộn như : Hà
+ Nghỉ học không có giấy xin phép như : Dũng 
+ Trong lớp vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng như : Thắng , Vinh 
+ Hay quên sách vở ở nhà : Phương , Hùng .
3. Phương hướng hoạt động tuần tới 
- Khắc phục dứt điểm những mặt còn tồn tại, phát huy những ưu điềm đã đạt được.
- Tiếp tục phát huy tinh thần học tập của tháng 11 , phát huy ý thức học nhóm , xây dựng đôi bạn cùng tiến .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc