Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2005

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2005

TẬP ĐỌC

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức :

- Hiểu các từ ngữ trong bài .

- Nắm được những ý chính của câu chuỵện . Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực , dũng cảm dám nói lên sự thật .

2. Kĩ năng :

- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc với giọng chậm rãi , cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi .

- Đọc phân biệt lời nhân vật , với lời người kể chuyện . Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi .

3. Thái độ : Giáo dục HS tính trung thực , dũng cảm , dám nói lên sự thật .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK .

 

doc 18 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2005
tập đọc
những hạt thóc giống
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : 
- Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Nắm được những ý chính của câu chuỵện . Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực , dũng cảm dám nói lên sự thật .
2. Kĩ năng :
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc với giọng chậm rãi , cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi . 
- Đọc phân biệt lời nhân vật , với lời người kể chuyện . Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi .
3. Thái độ : Giáo dục HS tính trung thực , dũng cảm , dám nói lên sự thật .
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tre Việt Nam .
? Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì của ai ? 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài .
a. Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
+ GV kết hợp giúp HS hiểu các từ mới và khó trong bài , sửa lỗi phát âm , ngắt nghỉ hơi , giọng đọc cho HS .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một .hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm toàn truyện , trả lời câu hỏi : Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ? 
- HS đọc đoạn 1 :
? Nhà vua làm cách nào để chọn được ng]ời trung thực ? 
? Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không ? 
- HS đọc đoạn hai :
? Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì ?
Đến kì phải nộp thóc cho vua , mọi người làm gì ? Chôm làm gì ?
? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ?
- HS đọc đoạn 3 :
? Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lờinói thật của Chôm ?
- HS đọc doạn cuối bài :
? Theo em vì sao người trung thựclại là người đáng quí ?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn . GV nhắc nhở , hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo cách phân vai .
GVhỏi : Bài tạp đọc cho ta biết điều gì ? 
GV ghi đại ý lên bảng : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực ,dũng cảm , dám nói lên sự thật .
3. Củng cố , dặn dò :
? Câu chuyệnmuốn với em điều gì ? 
- GV nhận xét tiết học . 
- Chuẩn bị bài sau : Gà trống và cáo .
toán
luyện tập
i. mục đích yêu cầu 
1. Kién thức 
- Nắm được số ngày trong từng tháng của một năm . Năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày .
- Nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học cách tính mốc thế kỉ .
2. Kĩ năng : 
- Nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm . Biết năm nhuận có 366 ngày , năm không nhuận có 365 ngày .
- Biết đổi các đơn vị đo thời gian dã học .
3. Thái độ : Tính chính xác , yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
Bảng phụ 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC 
 ? 1 phút =........giây 
 1 giờ = ........phút 
 1 thế kỉ = ......năm 
B . Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Dạy bài mới 
- Gv tổ chức cho HS làm bài tập .
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu bài tập , làm bài rồi chữa bài . 
a. HS nêu các tháng có 30 ngày , 31 ngày ,28 ngày ( 29 ngày ) 
b. Giới thiệu cho HS : Năm nhuận là năm mà tháng hai có 29 ngày . Năm không nhuận là năm tháng hai chỉ có 28 ngày .
Bài 2 : Cho HS làm bài rồi chữa bài lần lượt theo từng cột .
Bài 3 : 
a. HS phải xác định nă 1789 thuộc thế kỉ nào ? 
b. Hướng dẫn HS xác định năm sinh của Nguyễn Trãi là : 
	1980 - 600 = 1380
Từ đó xác định tiếp năm 1830 thuộc thế kỉ XIV 
Bài 4 : GV cho HS đọc kĩ bài toán và hướng dẫn HS làm bài : Muốn xác định ai chạy nhanh hơn , cần phải so sánh thời gian chạy của nam và Bình ( ai chạy ít thời gian hơn thì người đó chạy nhanh hơn ) 
	Bài giải 
	1/4 phút = 15 giây 
	1/5 phút = 12 giây 
Ta có : 12 giây < 15 giây 
Vậy bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn là : 
	15 - 12 = 3 ( giây ) 
	Đáp số : 3 giây 
Bài 5 : 
a. Củng cố về xem đồng hồ 
b. Củng cố về đổi đơn vị đo khối lượng.
3. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Tìm số trung bình cộng .
khoa học
sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : 
- HS nắm được lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật .
- Nắm được ích lợi của muối iốt . Vì sao ăn mặn lại có hại .
2. Kĩ năng : 
- Giải thích được lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc từ động vật và chất béo có nguồn gốc từ thực vật .
- Nêu được tác hại của ăn mặn, nêu ích lợi của muối i ốt .
3. Thái độ : Giáo dục ý thức ăn uống có lợi cho sức khoẻ .
ii. đồ dùng dạy học 
- Hình trang 20 , 21 SGK .
- Sưu tầm các tranh ảnh thông tin , nhãn mác quảng cáo về thực phẩm có chứa iốt và vai trò của iốt đối với sức khoẻ .
iii. các hoạt động dạy học
A. KTBC
? Tại sao cần phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
B. Dạy bài mới 
* Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất boé >
- Mục tiêu : Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo .
- Cách tiến hành :
+ Bước 1 : GV chia lớp thành 2 đội .
Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào được nói trước .
+ Bước 2 : Cách chơi và luật chơi > 
+ Bước 3 : Thực hiện 
Thời gian chơi tối đa là 10 phút 
* Hoạt động 2 : Thảo luận về ăn các chất béo có nguồn gốc từ động vật và chất béo có nguồn gốc từ thực vật .
- Mục tiêu : + Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật , vừa cung cầp chất béo thực vật .
 + Nêu ích lơi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật .
- Cách tiến hành : + GV yêu cầu HS cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn mà các em đã lập qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật .
? Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
+ GV yêu cầu HS nói ý kiến của mình .
 * Hoạt động 3 : Thảo luận về ích lợi của muối iốt và tác hại của ăn mặn .
- Mục tiêu : + Nói về ich slợi của muối iốt .
+ Nêu tác hại của thói quen ăn mặn .
- Cach tiến hành : + GV yêu cầu HS giới thiệu những tư liệu , tranh ảnh đã sưu tầm được về vai trò của muối iốt đối với sức khoẻ con người , đặc biệt là trẻ em . 
- GV cho HS thảo luận : + Làmthế nào đểbổ sung muối iốt ch cơ thể ? 
+ Tại sao không nên ăn mặn ? 
3. Củng cố , dăn dò .
- GV nhận xét tiết học .
- Dăn HS về nhà thực hiện theo nhũng điều đã bài .
- Chuẩn bị bài sau : bài 10 
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2005
tập đọc
gà trống và cáo
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : 
- Hiểu các từ ngữ trong bài . Hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống - Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như gà trống , chớ tin nhơữnglơi mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
2. Kĩ năng : 
- Đọc trôi chảy lưu loát bài thơ . Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ , cuối mỗi dòng thơ . Biết đọc bài với giọng vui dí dỏm , thể hiện được tâm trạng và tính cách các nhân vật .
3. Thái độ : Giáo dục ý thức cảnh giác , không tin những lời ngọt ngào của kẻ xấu .
ii. đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ bài thơ .
iii. các hoạt động dạyhọc 
A. KTBC 
- Gọi hs đọc nối tiếp câu chuyên Những hạt thóc giống và trả lời câu hỏi trong SGK 
B .Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Quan sát tranh minh hoạ , GV giới thiệu trực tiếp 
2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài 
a, Luyện đọc 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài thơ .
- HS kuyện đọc theo cặp .
- Một HS đọc cả bài .
GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài .
- HS đọc thầm đoạn 1 : ? Gà Trống đứng ở đâu , Cáo đứng ở đâu ? 
? Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất ? 
Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa ? 
- HS đọc thầm đoạn 2 : ? Vì sao Gà không nghe lời cáo ? 
? Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ? 
- HS đọc thầm đoạn còn lại : ? Thái độ của cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói ? 
? Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao / 
? Theo em Gà thông minh ở điểm nào ? 
- HS đọc câu hỏi 4 , suy nghĩ rồi phát biểu .
GV hỏi : Bài thơ cho ta thấy điều gì ? 
GV ghi đai ý lên bảng : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Tróng , Chớ tin nhữnglời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu như Cáo .
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ .
- Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn thơ , Gv hướng dẫn các em tìmđúng giọng đọc bài thơ và thể hiện đúng .
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo cách phân vai .
- H S nhẩm HTL bài thơ . Cả lớp thi HTL từng đoạn ,cả bài . 
3. Củng cố , dặn dò .
- Gọi 1-2 HS nhận xét về Gà Trống Và Cáo .
- Gv nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Nỗi dằn vặt của An-đrây -ca .
toán
tìm số trung bình cộng
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : - Nắm được thế nào là trung bình cộng của nhiều số .
2. Kĩ năng : Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số . 
3. Thái độ : Yêu thích môn học , tính chính xác .
ii. đồ dùng dạy học 
- Hình vẽ trong SGK 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : Gọi HS lên bảng làm bài 4 .
B . Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Giới thiệu số trung bình cộng và cach tìm số trung bình cộng 
* Hoạt động 1: Bài toán 1 :
- GV cho HS đọc thầm bài toán 1 và quan sát hình vẽ tóm tắt nội dung bài toán rồi nêu cách giải baì toán .
- Một HS lên bảng giải .
? Can thứ nhất có 6 l , can thớ hai có 4 l . Lấy tổng số l dầu chia cho 2 được số l dầu rót vào mỗi can : 
	( 6 + 4 ) : 2 = 5 (l ) 
Ta gọi 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4 . Ta nói : Can thứ nhất có 6l dầu , can thứ hai có 4l dầu , trung bình mỗi can có 5l dầu .
- HS nêu cách tính trung bình cộng của hai số 6 và 4 : (6 + 4 ) : 2 = 5 
- Đối với HS khá giỏi có thể phát biểu thành lời : Muốn tìm trung bình cộng của hai số , ta tính tổng của hai số đó , rồi chia tổng đó ch o các số hạng .
* Hoạt động 2 : Bài toán 2 : GV hướng dẫn HS tương tự 
* Hoạt động 3 : Thực hành 
Bài 1 : Cho HS thực hành tìm số trung bình cộng . Khi HS chữa bài nên cho HS nêu lại cách tìm trung bình cộng của nhiều số .
Bài 2 : Cho HS tự đọc bài toán rồi làm bào và chữa bài 
	Bài giải 
	Cả bốn em cân nặng là :
	36 + 38 + 40 + 34 = 148 ( kg ) 
	Trung bình mỗi em cân nặng là : 
	148 : 4 = 37 ( kg ) 
	Đáp số : 37 kg 
Bìa 3 : HS tự làm bài rồi chữa bài 
	Số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 1 đến 9 là : 
	(1+ 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 ) : 9 = 5 
3. Củng cố , dặn dò 
- Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào ? 
- GV nhận xét tiết học . 
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập .
chính tả
những hạt ...  của mình .
b. HS thực hành kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
- Kể chuyện trong nhóm : HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Thi kể chuyện trước lớp : HS cử đại diện thi kể. sau khi kẻ xong nêu ý nghĩa của câu chuyện .
- GV cùng HS nhận xét đánh giá .
- Lớp bình chọn bạn ham đọc sách , chọn được câu chuyện hay nhất , bạn kẻ chuyện tự nhiên nhất , hấp dẫn nhất .
3. Củng cố , dặn dò .
- GV nhận xét tiết học , biểu dương những HS chăm chú nghe bạn kể nên nhận xét chính xác , đặt câu hỏi thú vi thông minh .
- Dặn HS chuẩn bị bài tập kể chuyện tuần 6 
toán
luyện tập
i. mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Hiểu biết ban đầu về trung bình cộng , nắm được cách tìm số trung bình cộng .
2. Kĩ năng 
- Biết cach tìm số trung bình cộng , giải các bài toán về tìm số trung bình cộng .
3. Thái độ : Tính chính xác , yeuu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
VBT Toán .
iii. các hoạt động dạy học 
A.KTBC : Kiểm tra VBT của HS
B. Dạy bài mới 
- GV hướng dãn HS làm bài tập.
Bài 1 : HS tự làm bài rồi chữa .
a, Số trung bình cộng của 96 , 121, và 143 là : 
	( 96 + 121 + 143 ) : 3 = 120 
b, Số trung bình cộng của 35,12,24,21,43 là : 
	( 35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 = 27 
Bài 2 : Hs tự làm bài rồi chữa 
	Bài giải 
	Tổng số người tăng thêm trong ba năm là ;
	96 + 82 + 71 = 249 ( người ) 
	Trung bình mỗi năm số dân của xã đó tăng thêm là : 
	249 : 3 = 83 ( người ) 
	Đáp số : 82 người 
Bài 3 : HS tự làm bài rồi chữa 
	Bài giải 
	Tổng số đo chiều cao của năm HS là :
	138 + 132 + 130 + 136 + 134 = 670 ( cm ) 
	Trung bình số đo chiều cai của mỗi HS là : 
	670 : 5 = 134 ( cm ) 
	Đáp số : 134 cm 
Bài 4 : HS tự làm bài rồi chữa 
	Bài giải 
	Số tạ thực phẩm do 5 ô tô đi đầu vận chuyển là : 
 	36 x 5 = 180 ( tạ ) 
	Số tạ thực phẩm do 4 ô tô đi sau vận chuyển là : 
	45 x 4 = 180 ( tạ ) 
	Số tạ thực phẩm do 9 ô tô vạn chuyển là : 
	180 + 180 = 360 ( tạ )
	Trung bình mỗi ô tô chuyển được là ; 
	360 : 9 = 40 (tạ ) 
	40 tạ = 4 tấn 
	Đáp số : 4 tấn 
Bài 5 : HS tự làm bài rồi chữa 
	Bài giải 
	Tổng của hai số là : 
	9 x 2 = 18 
	Số cần tìm là : 
	18 - 12 = 6 
	Đáp số : 6 
- Phần b làm tương tự như phần a 
3. Củng cố , dăn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Biểu đồ .
Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2005
tập làm văn
viét thư ( kiểm tra viết )
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : HS nắm được cách viết một bức thư theo đủ 3 phần : đầu thư , phần chính , phần cuối thư . 
2. Kĩ năng : HS viết được một lá thư thăm hỏi , chúc mừng hoặc chia buồn bày tỏ tình cảm chân thành , đúng thể thức .
3. Thái độ : Quan tâm , chia sẻ buồn vui với mọi người .
ii. đồ dùng học tập 
- Giấy viết , phong bì , tem thư .
- VBT Tiếng Việt .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giò kiểm tra .
2. Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài .
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của 1 lá thư .
- GV dán bảng nội dung ghi nhớ .
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho giớ kiểm tra .
- Gv đọc và viết đề kiểm tra lên bảng .
- GV nhắc các em lời lẽ trong thư phải chân thành thể hiện sự quan tâm . Viết xong thư phải cho vào phong bì , ghi ngoài phong bì tên , địa chỉ người gửi , tên , địa chỉ người nhận .
- Một vài HS nói đề bài và đối t]ợng em chọn đẻ viết thư . 
3. HS thực hành viết thư 
- HS viết thư .
- Cuối giờ HS nộp bài , cho thư vào phong bì , không dán .
4. Củng cố , dưăn dò .
- GV thu bài của cả lớp .
- Nhận xét tiết học .
toán
biểu đồ
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : - Bước đầu nhận biết về biểu đồ tranh .
2. Kĩ năng : - Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh .
- Bước đầu xử lí số liệun trên biểu đồ tranh .
3. Thái độ : Yêu thích môn học .
ii. Đồ dùng dạy học 
- Một số biểu đồ tranh về " Các con của 5 gia đình " , Các môn thể thao khối lớp 4 " vẽ trên tờ giấy khổ to .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : Kiểm tra VBT của HS 
B . Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Làm quen với biểu đồ tranh 
- GV cho HS quan sát biểu đồ Các con của 5 gia đình treo trên bảng . GV không nêu tên biểu đồ tranh chỉ gọi chung là biểu đồ .
- ? Biểu đồ trên có mấy cột ? mấy hàng ? 
- ? Nêu nội dung của từng cột từng hàng ? 
( Cột bên trái ghi tên 5 gia đình : Cô Mai , cô Lan , cô Hồng , cô đào và cô Cúc . Cột bên phải nói về số con trai , con gái của mỗi gia đình . hàng thứ nhất ta biết gia đình cô Mai có 2 con gái .Nhìn vào hàng thứ 2 ta biết gia đình cô Lan có 1 con trai ......)
3. Thực hành 
Bài 1 : 
- GV cho HS quan sát biểu đồ " Các môn thể thao khối lớp 4 tham gia " treo trên bảng .
- HS quan sát làm bài , GV nhận xét .
- Ngoài ra GV có thể cho HS trả lời thêm một số câu hỏi khác ví dụ như : Lớp 4A tham gia nhiều hơn lớp 4C mấy môn ? ......
Bài 2 : 
- GV cho HS đọc , tìm hiểu yêu cầu của bài .
- Gọi 2 HS lên bảng làm .
- Lớp làm vào vở .
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Biểu đồ ( tiếp theo ) .
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2005
tập làm văn
đoạn văn trong bài văn kể chuyện
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : Có hiểu biết ban đầu vế văn kể chuyện .
2. Kĩ năng : Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện .
3. Thái độ : Yêu thích môn học , nói và viết theo một trình tự nhất định , sắp xếp có hệ thống khi nói hoặc viết .
ii. dồ dùng dạy học 
- Bảng phụ để HS làm bài tập 1,2,3 .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : ? Nêu dàn ý khi viết một bức thư ? 
B . Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Phần nhận xét 
Bài tập 1, 2 :
- Một HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2 .
- HS đọc thầm truyện Những hạt thóc giống . Từng cặp trao đổi , làm bài .
- Đại diện lên trình bày .
Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu vủa bài , suy nghĩ , nêu nhận xét rút ra từ 2 bài tập trên : 
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biéen của truyện .
+ Hết một đoạn văn , cần chấm xuống dòng .
3. Phần ghi nhớ 
- 2-3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK .
- Gv nhắc HS cần học thuộc phần ghi nhớ .
4. Phần luện tập 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập .
- HS làm việc cá nhân , suy nghĩ , tưởng tượng để viết bổ sung phần thân đoạn .
- HS đọc kết quả bài làm của mình . Cả lớp và GV nhận xét . 
5. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Về nhà học thuộc ghi nhớ , viết vào vở đoạn văn thứ 2 với cả 3 phần .
địa lí
trung du bắc bộ
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Nắm được đặcdiểm vùng trung du Bắc Bộ . Nắm được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ .
- Nắm được qui trình chế biến chè.
2. Kĩ năng 
- Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ , nêu được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt đọng sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ . 
- Nêu được qui trình chế biến chè .
3. Thái độ : Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây .
ii. đồ dùng dậy học 
- Bản đồ hành chính Việt Nam 
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
- Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ .
iii. các hoạt động dạy học 
A . KTBC : ? Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn ?
B . Dạy bài mới 
1. Vùng đồi với đỉnh tròn , sườn thoải 
* Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp 
- GV hình thành cho HS biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ như sau : 
+ GVyêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK , quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi sau : 
? Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng ? 
? Các đồi ở đây nhơ thế nào ? 
? Mô tả sơ lược vùng trung du ?
? Nêu những nét riêng biệt về vùng trung du Bắc Bộ ?
- Gọi mộy vài HS trả lời .
- GV nhận xét .
- Gọi HS lên bảng chỉ bản đồ hành chính Việt nam treo tường các tỉnh Thái Nguyên , Phú Thọ , Vĩnh Phúc , Bắc Giang - đây là những tỉnh có vùng đồi trung du .
2. Chè và cây ăn quả ở trung du .
* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
Bước 1 : 
- Hs dựa vào kêng chữ và kênh hình ở mục 2 , thảo luận theo gợi ý sau : 
? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ? 
? Hình 1, 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thài Nguyên và Bắc Giang ? 
? Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ Địa lí tự ngiên Việt Nam ?
? Em biết gì về chè Thái nguyên /
? Chè ở đây được trồng để làm gì ? 
? Trong những năm gần đây , ở trung du ắc Bộ đã xuất hiện tranh traih chuyên tròng loại cây gì ? 
? Quan sát hình 3 và nêu qui trình chế biến chè ? 
Bước 2 : 
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả 
- Gv nhận xét .
3. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp 
* Hoạt đônh 3 : Làm viêch cả lớp 
- GV cho HS quan sat tranh ảnh đồi trọc nếu có.
? Vì sao ở trung du Bắc Bộ lại có những khu đất trống đồi trọc ? 
? Để khắc phục tình trạng này , người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ? 
? Dựa vào bảng số liệu , nhận xét về diện tích trồng rừng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây ? 
- GV liên hệ với thực tế để giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây 
4. Củng cố , dăn dò 
- GVnhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Một số dân tộc ở Tây Nguyên .
toán
biểu đồ ( tiếp theo )
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : Bước đầu nhận biết về biểu đồ hình cột . Bước đầu nắm được cách xử lí số liệu trên biểu đồ hình cột .
2. Kĩ năng : Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ hình cột , hoàn thiện biểu đồ hình cột đơn giản . 
3 . Thái độ : Yêu thích môn học , ứng dụng trong thực tế cuộc sống . 
ii. đồ dùng dạy học 
- Phóng to 2 biểu đồ trong SGK .
- Biểu đồ trong bài tập 2 vẽ trên bảng phụ .
iii. các hoạt động dạy học 
A KTBC : 
B . Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Làm quen với biếu đồ cột 
- GVcho HS quan sát biểu đồ " Số chuột bốn thôn đã diệt được " treo trên bảng .
- Gv đưa ra hệ thốnh câu hỏi để HS tự phát hiện : 
+ Tên của bốn thôn được nêu trên biểu đồ .
+ ý nghĩa của mỗi cột trong biểu đồ .
Cách đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột .
Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn , cột thấp hơn biểu diễn số chuột ít hơn .
2. Thực hành 
Bài 1 : 
- GV cho HS tìm hiểu yêu cầu của bài .
- GV có thể đưa ra thêm một số câu hỏi nhằm phát huy trí lực của HS .
- HS làm bài , GV nhận xét , sửa chữa .
Bài 2 :
- GV treo bảng phụ có vẽ biểu đồ trong bài cho HS quan sát .
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài .
- GV cho HS nhận xét , chữa bài .
3. Củng cố , dặn dò 
- Gv nhận xét tiêt học .
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc