LỊCH SỬ
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
SGK/47 TGDK: 35’
I. Mục tiêu:
+ Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam:
- Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19/5/1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).
- Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
II. ĐDDH:
+ GV: Ảnh SGK, bản đồ hành chính Việt Nam, Tranh ảnh tư liệu.
+ HS: Bài học, tranh ảnh tư liệu sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên
- Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Vì sao nhà máy cơ khí Hà Nội được tặng nhiều huân chương cao quý?
2. Hoạt động dạy học bài mới
Hoạt động 1:Tìm hiểu về đường Trường Sơn.
+ Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về sự ra đời của đường Trường Sơn
Giáo viên cho học sinh đọc SGK đoạn đầu tiên.
Thảo luận nhóm đôi những nét chính về đường Trường Sơn. 1 vài nhóm phát biểu bổ sung.
Học sinh quan sát bản đồ. Giáo viên hoàn thiện và chốt:
Giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn (từ phía Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ).
Đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả 2 tuyến Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là 1 con đường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những tấm gương tiêu biểu.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết được những tấm gương tiêu biểu ở đường Trường Sơn
Giáo viên cho học sinh đọc SGK, sau đó kể lại hai tấm gương tiêu biểu trên tuyến đường Trường Sơn. Giáo viên nhận xét + yêu cầu học sinh kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong mà em biết.
LỊCH SỬ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN SGK/47 TGDK: 35’ I. Mục tiêu: + Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam: - Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19/5/1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh). - Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. II. ĐDDH: + GV: Ảnh SGK, bản đồ hành chính Việt Nam, Tranh ảnh tư liệu. + HS: Bài học, tranh ảnh tư liệu sưu tầm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào? - Vì sao nhà máy cơ khí Hà Nội được tặng nhiều huân chương cao quý? 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1:Tìm hiểu về đường Trường Sơn. + Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về sự ra đời của đường Trường Sơn Giáo viên cho học sinh đọc SGK đoạn đầu tiên. Thảo luận nhóm đôi những nét chính về đường Trường Sơn. ® 1 vài nhóm phát biểu ® bổ sung. Học sinh quan sát bản đồ.® Giáo viên hoàn thiện và chốt: Giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn (từ phía Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ). Đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả 2 tuyến Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là 1 con đường. Hoạt động 2: Tìm hiểu những tấm gương tiêu biểu. + Mục tiêu: Giúp HS biết được những tấm gương tiêu biểu ở đường Trường Sơn Giáo viên cho học sinh đọc SGK, sau đó kể lại hai tấm gương tiêu biểu trên tuyến đường Trường Sơn.® Giáo viên nhận xét + yêu cầu học sinh kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong mà em biết. Hoạt động 3: Ý nghĩa của đường Trường Sơn. + Mục tiêu: Giúp HS nắm được ý nghĩa của dường Trường Sơn Giáo viên cho học sinh thảo luận về ý nghĩa của con đường Trường Sơn với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.® Giáo viên nhận xết ® Rút ra ghi nhớ. 3. Hoạt động cuối cùng Giáo viên cho học sinh so sánh 2 bức ảnh SGK và nhận xét về đường Trường Sơn qua 2 thời kì LS ® Giáo viên nhận xét ® giới thiệu : Ngày nay, Đảng và nhà nước ta đã mở đường lớn – đường Hồ Chí Minh. Đó là con đường đưa đất nước ta đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuẩn bị: “Sấm sét đêm giao thừa”. Nhận xét tiết học IV/ Phần bổ sung: ĐẠO ĐỨC EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM SGK/34 TGDK:35’ A. Mục tiêu: - Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn háo và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. - Yêu Tổ quốc Việt Nam. * Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước. B.ĐDDH: + GV: Ảnh Vịnh Hạ Long,bảng phụ, giấy khổ to ghi thông tin + HS: SGK C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên : HS hát bài “ Em yêu hoà bình”+ nôi dung bài hát nói lên điều gì? 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Làm BT1,SGK + Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam . Cách tiến hành: -GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Giới thiệu 1 sự kiện, 1 bài hát, bài thơ, tranh ảnh, nhân vật LS liên quan đến 1 mốc thời gian hoặc 1 địa danh của VN đã nêu trong bài tập1. - Nhóm thảo luận . Đại diện nhóm trình bày Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến. => GV kết luận:Ngày 2/9/1945 là ngày chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà.Từ đó , ngày 2/9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta. - Ngày 7/5/1954 là ngày chiến thắng ĐBP. - Ngày 30/4 /75 là ngày giải phóng MN. Quân giải phóng chiếm Dinh Độc lập ,nguy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. - Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên. - Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. - Cây Đa Tân Trào: nơi xuất phát của 1 đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16/8/1945. Hoạt động 2: Đóng vai ( BT3,SGK) + Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương ,đất nước trong vai 1 hướng dẫn viên du lịch. Cách tiến hành: 1. GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới htiệu với khách du lịch ( các HS khác trong lớp đóng ) về 1 trong các chủ đề: Văn hoá, kinh tế , lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam, việc thực hiện Quyền trẻ em ở VN 2. Các nhóm chuẩn bị đóng vai 3.Đại diện 1số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp. 4. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến 5.GV nhận xét,khen các nhóm giới thiệu tốt. Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ (BT4,SGK) + Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết tình yêu quê hương đất nước của mình qua tranh vẽ. Cách tiến hành: 1.GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm.- 2. HS cả lớp xem tranh và trao đổi. 3. GV nhận xét về tranh vẽ của HS. - 4. HS hát, đọc thơ, về chủ đề Em yêu Tổ quốc VN 3. Hoạt động cuối cùng Em có cảm xúc gì khi tìm hiểu về đất nước Việt Nam- Yêu Tổ quốc Việt Nam, em phải làm gì? -GV n hận xét tiết học - Dặn : chuẩn bị bài “ Em yêu hoà bình” D/ Phần bổ sung: KHOA HỌC LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (TIẾT 2) SGK/94 TGDK:35’ I. Mục tiêu: - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn. - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. ĐDDH: + GV: -Chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng hồ có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ, + HS và GV: bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây). III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - Cho HS Lắp mạch điện đơn giản. - Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Nêu mục tiêu, yêu cầu của bài học. + Mục tiêu: Giúp học sinh nắm dược mục tiêu, yêu cầu của bài học Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. + Mục tiêu:- Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở về dẫn điện, cách điện - HS hiều được vai trò của cái ngắt điện Cách tiến hành: Giáo viên cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện. - HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện. - HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp 3. Hoạt động cuối cùng Chơi trò chơi “Dò tìm mạch điện”. + Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở về dẫn điện, cách điện Cách tiến hành: Giáo viên chuẩn bị một hộp kín, nắp hộp có gắn các khuy kim loại. - Mỗi nhóm được phát một hộp kín, HS sử dụng mạch thử để đoán xem các cặp khuy nào được nối với nhau. - Ghi kết quả. - Đối chiếu kết quả với dự đoán - GV đánh giá. IV/ Phần bổ sung: KHOA HỌC AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN. SGK/98 TGDK: 35’ I. Mục tiêu: - Nêu được một số qui tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện. - Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện. II. ĐDDH: + GV và HS: Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi, - Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn. - Cầu chì, hình và thông tin trang 98, 99 SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên: Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2). ® Giáo viên nhận xét sản phẩm lắp của các nhóm. 2. Hoạt động dạy học bài mới . Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật. + Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm : Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và một số biện pháp phòng tránh bị điện giật. Liên hệ: ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác. Bước 2: Làm việc cả lớp: nhóm trình bày - Giáo viên bổ sung. Hoạt động 2: Thực hành + Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hòng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu vai trò của công tơ điện. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm . Cho học sinh quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn) và giải thích phải chọn nguồn điện thích hợp. Nêu tên một số dụng cụ, thiết bị điện và nguồn điện thích hợp (bao nhiêu vôn) cho thiết bị đó. Bước 2: Hướng dẫn cho cả lớp về cách lắp pin cho các vật sử dụng điện. Trình bày lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì? Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện + Mục tiêu: HS giải thích được lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo cặp - Học sinh đọc mục 91/ SGK và thảo luận. Làm thế nào để người ta biết được mỗi hộ gia đình đã dùng hết bao nhiêu điện trong một tháng? Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm? Bước 2: Làm việc cả lớp: HS trình bày Bước 3: HS liên hệ ở nhà-HS thảo luận theo cặp-HS trình bày-Cho một số học sinh trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí. Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện? Tìm hiểu xem ở nhà bạn có những thiết bị, máy móc gì sử dụng điện? Có thể để tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng điện ở nhà bạn?... 3. Hoạt động cuối cùng Chuẩn bị: “Ôn tập vật chất – năng lượng”. Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung: ĐỊA LÍ ÔN TẬP SGK/115 TGDK:35’ I. Mục tiêu: - Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ. - Khái quát đặc điểm châu á, châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế. -Yêu thích học tập bộ môn. II. ĐDDH: + GV: Phiếu học tập in lược đồ khung Châu Á, châu Âu, bản đồ tự nhiên châu Á, châu Âu. + HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên “Một số nước ở châu Âu”. - Nêu các đặc điểm của LB Nga ? - Nêu các đặc điểm của nước Pháp ? 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: “Ôn tập”. Hoạt động 2: Vị trí, giới hạn đặc điểm tự nhiên châu Á – châu Âu. + Mục tiêu: Giúp HS củng cố việc xác định và mô tả sơ lược đựơc vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Á, châu Âu Cách tiến hành Bước : 1số HS lên bảng-chỉ và mô tả vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Á, châu Âu. Chỉ 1 số dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ. + Phát phiếu học tập cho học sinh điền vào lược đồ. + Điều chỉnh, bổ sung. Bước 2: GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh,ai đúng” + Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được đặc điểm của châu Á và châu Âu + Chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ). + Phát cho mỗi nhóm 1 chuông. + Chọn nhóm trưởng. + Nhóm rung chuông trước được quyền trả lời. + Nhóm trả lời đúng 1 điểm, sai bị trừ 1 điểm. + Trò chơi tiếp tục cho đến hết các câu hỏi trong SGK. (để báo hiệu đã có câu trả lời). + Giáo viên đọc câu hỏi (như SGK).® Cho rung chuông chọn t.lời đâu là đ.điểm của châu Á, Âu? + Nhận xét, đánh giá. + Tổng kết. 3. Hoạt động cuối cùng + Học sinh đọc lại những nội dung vừa ôn tập (trong SGK). - Chuẩn bị: “Châu Phi”. - Nhận xét tiết học IV/ Phần bổ sung:
Tài liệu đính kèm: