Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 27

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 27

LỊCH SỬ

 LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI

SGK/53 TGDK:35’

I. Mục tiêu: Học sinh biết:

+ Biết ngày 27/01/1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:

- Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.

- Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

*HS khá, giỏi:

Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc trong năm 1972.

II. ĐDDH: GV: Tranh ảnh, tự liệu, bản đồ nước Pháp hay thế giới.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động đầu tiên Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

- Nêu diễn biến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?

- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không? Giáo viên nhận xét bài cũ.

2. Giới thiệu bài mới: Lễ kí hiệp định Pa-ri.

Hoạt động 1: Nguyên nhân Mĩ kí hiệp định Pa-ri.

+ Mục tiêu: Giúp HS biết Nguyên nhân Mĩ kí hiệp định Pa-ri.

- Giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri?

- GV tổ chức cho học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm đôi nội dung sau:

+ Hội nghị Pa-ri kéo dài bao lâu? Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri?

 1 vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét, chốt.

- Ngày 27 tháng 1 năm 1973, tại Pa-ri đã diễn ra lễ kí “Hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở VN”.

- Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN.

Hoạt động 2: Lễ kí kết hiệp định Pa-ri.

+ Mục tiêu: Giúp HS biết Những điều khoản quan trọng nhất của hiệp định

Giáo viên cho học sinh đọc SGK đoạn “Ngày 27/ 1/ 1973 trên thế giới”.

- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4.

+ Gạch bằng bút chì dưới các ý chính. 2 nội dung sau:

+ Thuật lại diễn biến lễ kí kết.

+ Nêu nội dung chủ yếu của hiệp định Pa-ri. 1 vài nhóm phát biểu  nhóm khác bổ sung (nếu có). Giáo viên nhận xét + chốt.

- Ngày 27/ 1/ 1973, tại đường phố Clê-be (Pa-ri), trong không khí nghiêm trang và được trang hoàng lộng lẫy, lễ kí kết hiệp định đã diễn ra với các điều khoảng buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh ở VN.

Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri.

+ Mục tiêu: Giúp HS biết Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri

- Học sinh đọc SGK và trả lời.- Hiệp định Pa-ri về VN có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

3. Hoạt động cuối cùng - Hiệp định Pa-ri diễn ra vào thời gian nào?

- Nội dung chủ yếu của hiệp định?- Chuẩn bị: “Tiến vào Dinh Độc Lập”.

Nhận xét tiết học

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH SỬ 	 
 LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI 
SGK/53 	TGDK:35’ 
I. Mục tiêu: Học sinh biết:
+ Biết ngày 27/01/1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:
- Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
- Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
*HS khá, giỏi:
Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc trong năm 1972.
II. ĐDDH: GV: Tranh ảnh, tự liệu, bản đồ nước Pháp hay thế giới.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
- Nêu diễn biến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?® Giáo viên nhận xét bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới: Lễ kí hiệp định Pa-ri.
Hoạt động 1: Nguyên nhân Mĩ kí hiệp định Pa-ri.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết Nguyên nhân Mĩ kí hiệp định Pa-ri.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri?
- GV tổ chức cho học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm đôi nội dung sau:
+ Hội nghị Pa-ri kéo dài bao lâu? Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri?
 1 vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.® Giáo viên nhận xét, chốt.
- Ngày 27 tháng 1 năm 1973, tại Pa-ri đã diễn ra lễ kí “Hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở VN”.
- Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN.
Hoạt động 2: Lễ kí kết hiệp định Pa-ri.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết Những điều khoản quan trọng nhất của hiệp định
Giáo viên cho học sinh đọc SGK đoạn “Ngày 27/ 1/ 1973 trên thế giới”. 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4.
+ Gạch bằng bút chì dưới các ý chính. 2 nội dung sau:
+ Thuật lại diễn biến lễ kí kết.
+ Nêu nội dung chủ yếu của hiệp định Pa-ri. 1 vài nhóm phát biểu ® nhóm khác bổ sung (nếu có).® Giáo viên nhận xét + chốt.
- Ngày 27/ 1/ 1973, tại đường phố Clê-be (Pa-ri), trong không khí nghiêm trang và được trang hoàng lộng lẫy, lễ kí kết hiệp định đã diễn ra với các điều khoảng buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh ở VN.
Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri
- Học sinh đọc SGK và trả lời.- Hiệp định Pa-ri về VN có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
3. Hoạt động cuối cùng - Hiệp định Pa-ri diễn ra vào thời gian nào?
- Nội dung chủ yếu của hiệp định?- Chuẩn bị: “Tiến vào Dinh Độc Lập”.
Nhận xét tiết học 	
IV/Phần bổ sung:	
 ĐẠO ĐỨC 
 EM YÊU HOÀ BÌNH. (T2) 
SGK/37 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với kảh năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
* Biết được ý nghĩa của hoà bình.
- Biết trẻ em có quyền được sống trong hào bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
II. ĐDDH:+GV:Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới. +HS: Bài hát, thơ, truyện, vẽ tranh về “Yêu hoà bình”.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Em yêu hoà bình (tiết 1).
- Nêu các hoạt động em có thể tham gia để góp phần bảo vệ hoà bình?
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Xem các tranh, ảnh, bai báo, băng hình về hoạt động bảo vệ hoà bình.
+Mục tiêu: Học sinh biết được về các hoạt động bảo vệ hoà bình của trẻ em, của nhân dân Việt Nam và thế giới.
Cách tiến hành: - Trao đổi trong nhóm nhỏ- Trình bày trước lớp và giới thiệu các tranh, ảnh, băng hình. Bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được.
 Giới thiệu thêm 1 số tranh, ảnh, băng hình.
® Kết luận: Để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động.
- Chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình.
+Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình.
Cách tiến hành:- Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ cây hoà bình ra giấy to.
- Rể cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tinh thần hoà bình trong sinh hoạt cũng như trong cách ứng xử hàng ngày.
- Hoa, quả, lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung. Các nhóm vẽ tranh.
- Từng nhóm giới thiệu tranh của mình.- Các nhóm khác hỏi và nhận xét.
- Khen các tranh vẽ của học sinh. ® Kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người, mỗi trẻ em chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày, đồng thời cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
3. Hoạt động cuối cùng Triễn lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình.
+ Mục tiêu: Củng cố bài.
Cách tiến hành: Học sinh các nhóm treo tranh và giới thiệu tranh trước lớp.cả lớp xem tranh,nêu câu hỏi hoặc bình luận.- HS trình bày các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm về chủ đề yêu hoà bình.
- Nhận xét, nhắc nhở học sinh tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình.Thực hành những điều đã học. Chuẩn bị: Tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc.Nhận xét tiết học. 	
IV/ Phần bổ sung :	
 KHOA HỌC	 
 CÂY MỌC LÊN TỪ HẠT 
SGK/108 TGDK:35’
I. Mục tiêu:
 - Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. ĐDDH: Hình vẽ trong SGK trang 100, 101.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Sự sinh sản của thực vật có hoa. Học sinh tự đặt câu hỏi mời bạn khác trả lời.
Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
+ Mục tiêu: HS quan sát,mô tả cấu tạo của hạt.
Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm -Nhóm trưởng điều khiển
- Tìm hiểu cấu tạo của 1 hạt. - Tách vỏ hạt đậu xanh hoặc lạc.
- Quan sát bên trong hạt. Chỉ phôi nằm ở vị trí nào, phần nào là chất dinh dưỡng của hạt.
- Cấu tạo của hạt gồm có mấy phần?	- Tìm hiểu cấu tạo của phôi?
- Quan sát hạt mới bắt đầu nảy mầm.
- Chỉ rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
- Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ và hướng dẫn.Đại diện nhóm trình bày-nhóm khác bổ sung-
® Giáo viên kết luận.
- Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
Hoạt động 2: Thảo luận.
+ Mục tiêu: Nêu được điều kiện để hạt nảy mầm.Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà
 Cách tiến hành:
- Nhóm trưởng điều khiển làm việc. Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
- Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.	- Đại diện nhóm trình bày.
Giáo viên tuyên dương nhóm có 100% các bạn gieo hạt thành công. ® Giáo viên kết luận:
- Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh)
Hoạt động 3: Quan sát.
+ Mục tiêu: HS nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt.
 Cách tiến hành:
- Hai học sinh ngồi cạnh quan sát hình trang 101 SGK.
- Mô tả quá trình phát triển của cây mướp khi gieo hạt đến khi ra hoa, kết quả cho hạt mới.
- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
3. Hoạt động cuối cùng 
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài.
- Chuẩn bị: “Cây con có thể mọc lên từ những bộ phận nào của cây mẹ?”.
- Nhận xét tiết học .	
IV/ Phần bổ sung :	
 KHOA HỌC	 
 CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN 
 TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ. 
 SGK/110	TGDK:35’
I. Mục tiêu:
 - Kể được tên một số cây có thể mọc lên từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. ĐDDH:
+ GV: - Hình vẽ trong SGK trang 102, 103.
+ HS: - Chuẩn bị theo nhóm:- Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, gừng, riềng, hành, tỏi.
 - Một thùng giấy (hoặc gỗ) to đựng đất.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Cây mọc lên như thế nào? Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.
® Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát.
+Mục tiêu: Giúp HS:-Quan sát,tìm vị trí chồi ở 1 số cây khác nhau.Kể tên 1 số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển làm việc ở trang 101 SGK.
- Giáo viên kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
Kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ? + Tìm chồi mầm trên vật thật: ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi, rút ra kết luận có thể trồng bằng bộ phận nào của cây mẹ.
+ Chỉ hình 1 trang 101 SGK nói về cách trồng mía.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. ® Giáo viên kết luận:
- Cây trồng bằng thân, đoạn thân, xương rồng, hoa hồng, mía, khoai tây.
- Cây con mọc ra từ thân rễ (gừng, nghệ,) thân giò (hành, tỏi,).
- Cây con mọc ra từ lá (lá bỏng).
 Hoạt động 2: Thực hành.
+Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng 1 bộ phận của cây mẹ.
Cách tiến hành:
- Các nhóm tập trồng cây vào thùng hoặc chậu.
3. Hoạt động cuối cùng 
- Giáo viên nhận xét tình thần làm việc các nhóm.
- Chuẩn bị: “Sự sinh sản của động vật”.
 Nhận xét tiết học.	
IV/ Phần bổ sung :	
 Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012 
 ĐỊA LÍ 
 CHÂU MĨ 
 SGK/120 	TGDK:35’ 
I. Mục tiêu: 
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
*Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc tới cực Nam.- Quan sát bản đồ (lược đồ) nêu được: khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ.
- Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ.
II. ĐDDH:+ GV: - Các hình của bài trong SGK. Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. + HS: Tranh ảnh hoặc bài viết về rừng A-ma-dôn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Khởi động: hát.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Châu Mĩ nằm ở đâu?
+ Mục tiêu: Giúp HS nêu được vị trí của Châu Mĩ
- Giáo viên giới thiệu trên quả địa cầu về sự phân chia hai bán cầu Đông, Tây. Học sinh quan sát quả địa cầu và trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK.- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung.
- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
=>Kết luận: Châu Mĩ gồm các phần đất: Bắc Mĩ, Nam Mĩ và Trung Mĩ, là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất.
Hoạt động 2: Châu Mĩ lớn như thế nào?
+ Mục tiêu: Giúp HS dân số và diện tích Châu Mĩ.
- HS dựa vào bảng số liệu về diện tích và dân số các châu bài 17, trả lời các câu hỏi mục 2 trong SGK.
- 1 số học sinh lên trả lời câu hỏi trước lớp.- Giáo viên sửa chữa .
=>Kết luận: Cả về diện tích và dân số, châu Mĩ đứng thứ hai trong các châu lục, đứng sau châu Á. Về diên tích châu Mĩ có diện tích gần bằng châu Á, về số dân thì ít hơn nhiều.
Hoạt động 3: Thiên nhiên châu Mĩ có gì đặc biệt?
+ Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về thiên nhiên của châu Mĩ
- HS trong nhóm quan sát hình 1, hình 2, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các CH gợi ý sau:
- Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e, và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ.- Nhận xét về địa hình châu Mĩ.
- Nêu tên và chỉ trên lược đồ hình 1 vị trí:
=>Kết luận: Địa hình châu Mĩ gồm có 3 bộ phận: Dọc bờ biển phía tây là 2 hệ thống núi cao và đồ sộ Cooc-di-e và An-đet, phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lat và Bra-xin, ở giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn. Đồng bằng A-ma-dôn là đồng bằng lớn nhất thế giới.
3. Hoạt động cuối cùng HS đọc bài học- Chuẩn bị: “Châu Mĩ (tt)”. Nhận xét tiết học. 	
IV/ Phần bổ sung :	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T.NHIEN X.HOI.doc