LỊCH SỬ
HOÀN THÀNH THỐNG NHÁT ĐẤT NƯỚC
SGK/58 TGDK:35’
I. Mục tiêu:
Biết tháng 4/1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đều tháng 7/1976:
- Tháng 4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
- Cuối tháng 6, đầu tháng 7/1976, Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.
- Tự hào dân tộc, vui mừng khi nước nhà độc lập.
II. ĐDDH:
+ GV: Ảnh tư liệu cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI.
+ HS: Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học. - SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên
- Nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà em đã học?
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta có ý nghĩa như thế nào?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
2. Hoạt động dạy học bài mới
Hoạt động 1: Cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI
- Giáo viên nêu rõ câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm 6 câu hỏi sau:
- Hãy thuật lại cuộc bầu cử ở Sài Gòn, Hà Nội. Một vài nhóm bốc thăm tường thuật lại cuộc bầu cử ở Hà Nội hoặc Sài Gòn.
- Hãy kể lại một cuộc bầu cử Quốc hội mà em biết?
Hoạt động 2: Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI.
+ Giáo viên nêu câu hỏi:
- Hãy nêu những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ?
Học sinh đọc SGK thảo luận nhóm đôi gạch dưới các quyết định về tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu cử Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ. Một số nhóm trình bày nhóm` khác bổ sung. Giáo viên nhận xét + chốt.
LỊCH SỬ HOÀN THÀNH THỐNG NHÁT ĐẤT NƯỚC SGK/58 TGDK:35’ I. Mục tiêu: Biết tháng 4/1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đều tháng 7/1976: - Tháng 4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. - Cuối tháng 6, đầu tháng 7/1976, Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh. - Tự hào dân tộc, vui mừng khi nước nhà độc lập. II. ĐDDH: + GV: Ảnh tư liệu cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI. + HS: Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học. - SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên Nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà em đã học? Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta có ý nghĩa như thế nào? ® Giáo viên nhận xét bài cũ. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI. + Mục tiêu: Giúp HS biết Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI Giáo viên nêu rõ câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm 6 câu hỏi sau: Hãy thuật lại cuộc bầu cử ở Sài Gòn, Hà Nội. Một vài nhóm bốc thăm tường thuật lại cuộc bầu cử ở Hà Nội hoặc Sài Gòn. - Hãy kể lại một cuộc bầu cử Quốc hội mà em biết? Hoạt động 2: Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI. + Mục tiêu: Giúp HS biết những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI. + Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy nêu những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ? Học sinh đọc SGK ® thảo luận nhóm đôi gạch dưới các quyết định về tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu cử Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ.® Một số nhóm trình bày ® nhóm` khác bổ sung.® Giáo viên nhận xét + chốt. Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của 2 sự kiện lịch sử. + Mục tiêu: Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử như thế nào? ® Giáo viên nhận xét + chốt. Ý nghĩa lịch sử: Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò: Học sinh đọc phần ghi nhớ.Nêu ý nghĩa lịch sử? - Chuẩn bị: “Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình”. Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : ĐẠO ĐỨC EM TÌM HIỂU VỀ LA GI ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về La Gi . - Có thái độ tôn trọng các cơ quan La Gi đang làm việc tại nước ta. - Có thái độ yêu quê hương làm việc tại địa phương . II. ĐDDH: + GV và HS: Mi-crô không dây, những thông tin liên quan đến bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - Nêu những điều em biết về La Gi? GV nhận xét 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên. +Mục tiêu: Học sinh biết tên 1 vài cơ quan La Gi; biết 1 vài hoạt động của các cơ quan La Gi Cách tiến hành: 1 số HS thay nhau đóng vai phóng viên (báo Nhi Đồng, KQĐ ) và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp của ngươi dân trên địa bàn tại LaGi . Ví dụ : nghề nghiệp cuộc sống của người dân ơ La Gi HS tham gia trò chơi. GV nhận xét, khen các em trả lời đúng ,hay. Hoạt động 2: Học sinh trả lời miệng theo gợi ý của GV +Mục tiêu: Học sinh có thái độ yêu quý và tôn trọng quê hương mình đang sống và học tập . Nêu câu hỏi: Em cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng quê hương mình đang sống và học tập ? Ghi tóm tắt lên bảng. Hoạt động 3: Triển lãm tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của người dân tại LaGi mà giáo viên và học sinh sưu tầm được. +Mục tiêu: Củng cố bài Cách tiến hành: Học sinh dán tranh ảnh sưu tầm được. Đại diện nhóm thuyết trình về tranh, ảnh nhóm sưu tầm.Cả lớp nghe giới thiệu và trao đổi. GV khen các nhóm HS đã s.tầm được nhiều tư liệu hay và nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài học. Thực hành những điều đã học. Chuẩn bị: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : ĐẠO ĐỨC EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC ( Tiết 2 ) SGK/40 TGDK:35’ I. Mục tiêu: - Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta. * Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương. - Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại địa phương và ở nước ta. II. ĐDDH: + GV và HS: Mi-crô không dây, những thông tin liên quan đến bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - Nêu những điều em biết về LIÊN HợP QUốC? GV nhận xét 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên. +Mục tiêu: Học sinh biết tên 1 vài cơ quan LIÊN HợP QUốC tại VN; biết 1 vài hoạt động của các cơ quan LIÊN HợP QUốC ở VN và ở địc phương em. Cách tiến hành: 1 số học sinh thay nhau đóng vai phóng viên (báo Nhi Đồng, KQĐ ) và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến LIÊN HợP QUốC. Ví dụ: + LIÊN HợP QUốC được thành lập khi nào? + Trụ sở LIÊN HợP QUốC đóng ở đâu. + VN đã trở thành thành viên của LIÊN HợP QUốC khi nào? + Hãy kể tên 1 số cơ quan của LIÊN HợP QUốC ở VN? + Hãy kể tên 1 cơ quan LIÊN HợP QUốC dành riêng cho trẻ em? + Hãy kể tên 1 việc mà LIÊN HợP QUốC đã làm cho trẻ em? + Hãy kể 1 hoạt động của cơ quan LIÊN HợP QUốC ở VN hoặc ở địa phương mà bạn biết? HS tham gia trò chơi. GV nhận xét, khen các em trả lời đúng ,hay. Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 5/ SGK. +Mục tiêu: Học sinh có thái độ tôn trọng LIÊN HợP QUốC. Nêu câu hỏi: Em cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng tổ chức LIÊN HợP QUốC? Ghi tóm tắt lên bảng. Hoạt động 3: Triển lãm tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của LIÊN HợP QUốC mà giáo viên và học sinh sưu tầm được. +Mục tiêu: Củng cố bài Cách tiến hành: Học sinh dán tranh ảnh sưu tầm được. Đại diện nhóm thuyết trình về tranh, ảnh nhóm sưu tầm.Cả lớp nghe giới thiệu và trao đổi. GV khen các nhóm HS đã s.tầm được nhiều tư liệu hay và nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài học. Thực hành những điều đã học. Chuẩn bị: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : KHOA HỌC SỰ SINH SẢN CỦA CỦA ẾCH SGK/ 116 TGDK:35’ I. Mục tiêu: - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch. - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II.ĐDDH: + GV: Hình vẽ trong SGK trang 108, 109. + HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - Kiểm tra miệng 3 em: Quá trình phát triển của bướm cải, ruồi ,gián và biện pháp tiêu diệt chúng. - Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu “Sự sinh sản của ếch”.HS bắt chước tiếng ếch kêu- đố bạn. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự sinh sản của ếch + Mục tiêu: Giúp HS Tìm hiểu sự sinh sản của ếch Cách tiến hành: Làm việc với SGK.B1: Làm việc theo cặp+ TLCH trang 116,117 SGK. Giáo viên gọi một số học sinh trả lời từng câu hỏi. Bạn thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào? Sau cơn mưa lớn, ao hồ ngập nước bạn thường nhìn thấy gì? Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc. Nòng nọc sống ở đâu? Ếch sống ở đâu?® Giáo viên kết luận: Ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước (giai đoạn nòng nọc), vừa trải qua đời sống trên cạn (giai đoạn ếch). Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ quá trình sinh sản của ếch. +Mục tiêu : HS vẽ được sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -Từng HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở. Giáo viên hướng dẫn, góp ý. Giáo viên theo dõi chỉ định học sinh giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp.® Giáo viên chốt: 3. Hoạt động cuối cùng Đọc lại toàn bộ nội dung bài học. Thi đua: Tiếp sức điền vào sơ đồ quá trình sinh sản của ếch. Chuẩn bị: “Sự sinh sản và nuôi con của chim”. Nhận xét tiết học . IV/ Phần bổ sung : KHOA HỌC SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM SGK/118 TGDK: 35’ I. Mục tiêu: - Biết chim là động vật đẻ trứng. - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, có ý thức bảo vệ động vật. II. Đ DDH: + GV: Hình vẽ trong SGK trang 118.- Phiếu học tập + HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên Sự sinh sản của ếch ® Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời. - Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động dạy học bài mới . Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu của bài học. Hoạt động 2: Quan sát. + Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng. * Cách tiến hành: B1: Làm việc theo cặp: Hai bạn dựa vào câu hỏi trang 118 SGK để hỏi và trả lời nhau: + So sánh quả trứng hình 2a và hình 2c, quả nào có thời gian ấp lâu hơn? + So sánh tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2. + Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong hình 2b và 2c. B2: Làm việc cả lớp: Gọi đại diện đặt câu hỏi.- Chỉ định các bạn cặp khác trả lời. Học sinh khác có thể bổ sung. ® Giáo viên kết luận: Trứng gà đã được thự tinh tạo thành hợp tử. Được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi và bào thai. Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con. Hoạt động 3: Thảo luận. + Mục tiêu: Giúp HS nói được về sự nuôi con của chim. * Cách tiến hành: B1: Thảo luận nhóm - Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình trang 111. Bạn có n.xét gì về những con chim non mới nở, chúng đã tự kiếm mồi được chưa? Ai nuôi chúng? B2: Thảo luận cả lớp -Đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung. ® Giáo viên kết luận: Chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố, mẹ thay nhau đi kiếm mồi, cho đến khi mọc đủ lông, cánh mới có thể tự đi kiếm ăn. 3. Hoạt động cuối cùng Chuẩn bị: “Sự sinh sản của thú”. Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : Thứ ngày tháng năm 2012 ĐỊA LÍ CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC SGK/126 TGDK:35’ I/ Mục tiêu: - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực:- Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương: *Học sinh khá, giỏi: Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. - Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học. II. ĐDDH: + GV: Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực. Quả địa cầu. + HS: Sưu tầm Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên “Châu Mĩ” (tt). Trả lời các câu hỏi trong SGK. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học Hoạt động 2: Vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương + Mục tiêu: Giúp HS nêu được Vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương Học sinh dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK. Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? Làm các câu hỏi của mục a trong SGK. Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí, giới hạn của châu Đại Dương. Giáo viên giới thiệu vị trí, giới hạn châu Đại Dương trên quả địa cầu. Chú ý vị trí có đường chí tuyến đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, vị trí của các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp. Hoạt động 3: Đặc điểm tự nhiên (Cá nhân ) + Mục tiêu: Giúp HS nêu được đặc điểm tự nhiên của Lục địa Ô-xtrây-li-a Học sinh dựa vào tranh ảnh, SGK, hoàn thành yêu cầu sau: + Lục địa Ô-xtrây-li-a: Khí hậu:..........Thực, động vật:..........Các đảo và quần đảo:............. Hs trình bày kết quả và chuẩn xác kiến thức, gồm gắn các bức tranh (nếu có) vào vị trí của chúng trên bản đồ. Hoạt động 4: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương (Cả lớp ) + Mục tiêu: Giúp HS biết được Dân cư và kinh tế châu Đại Dương Học sinh dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi: Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học? Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a. Hoạt động 5: Châu Nam Cực + Mục tiêu: Giúp HS biết sơ giản về Châu Nam Cực Học sinh dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh để trả lời câu hỏi sau: + Khí hậu và động vật châu Nam Cực có gì khác các châu lục khác? Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Nam Cực.- HS khác nhận xét,GV bổ sung,chốt . 3. Hoạt động cuối cùng : HS đọc ghi nhớ bài học -Chuẩn bị: “Các Đại Dương trên thế giới”. Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung :
Tài liệu đính kèm: