Giáo án các môn lớp 5 - Tuần thứ 9 năm 2013

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần thứ 9 năm 2013

TẬP ĐỌC : CÁI GÌ QUÝ NHẤT

I-Mục tiêu

-Đọc diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)

-Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất . (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

-TCTV: Thì giờ

II.Đồ dùng dạy học-Tranh minh họa sách GK

III-Các hoạt động dạy – học

 

doc 18 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần thứ 9 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ 2 ngày 14 tháng 10 năm 2013
TẬP ĐỌC : CÁI GÌ QUÝ NHẤT 
I-Mục tiêu
-Đọc diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)
-Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất . (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
-TCTV: Thì giờ
II.Đồ dùng dạy học-Tranh minh họa sách GK
III-Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Bài cũ 
-GV nhận xét –ghi điểm
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc 
-1 em đọc bài
-GV chia đoạn
 Đoạn 1 : Từ Một hômđược không? 
Đoạn 2 : Từ Quý và Namthầy phân giải
Đoạn 3 : Phần còn lại .
-Đọc nối đoạn. 
-Luyện đọc nối trong nhóm:
Gọi 3 em đọc lại bài.
-GV đọc mẫu
b)Tìm hiểu bài 
-Cho hs đọc thầm toàn bài 
-Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì ?
-Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ lí lẽ của mình ?
TCTV: thì giờ: thời gian.
-Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất ?
*HSK,G:
-Chọn tên khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đó ?
-Nêu nội dung của bài: GV bổ sung ghi bảng
c)Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
-Gọi 3 HS đọc lại bài 
-GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn “Hùng nói....vàng bạc”
GV đọc mẫu. Chú ý: kéo dài giọng hoặc nhấn giọng tự nhiên ở những từ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật để góp phần diễn tả nội dung và bộc lộ thái độ .
Thi đọc theo vai
C-Củng cố, dặn dò :-Nhận xét tiết học .
-Đọc thuộc lòng bài thơ Trước cổng trời 
-Trả lời các câu hỏi SGK .
 -HS lắng nghe
-1 em khá đọc bài
-Lần 1 đọc kết hợp luyện phát âm từ khó.( Tranh luận, sôi nổi, lấy lại,
-Lần 2 luyện đọc kết hợp giải nghĩa các từ khó sgk. 
-Luyện đọc nhóm đôi 
3 em đọc cả lớp theo dõi
-Theo dõi cô đọc
-Hùng: lúa gạo - Quý : vàng 
-Nam: thì giờ 
+Hùng : lúa gạo nuôi sống con người .
 +Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo .
+ Nam: có thì giờ mới làm ra đựơc lúa gạo, vàng bạc .
-Khẳng định cái đúng của 3 hs (lập luận có tình– tôn trọng ý kiến người đối thoại): lúa gạo, vàng, thì giờ đều rất quý, nhưng chưa phải là quý nhất .
-Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn: (lập luận có lí): không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là quý nhất .
-Cuộc tranh luận thú vị vì Bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa 3 bạn nhỏ ./ Ai có lí? vì bài văn cuối cùng đến một kết luận giàu sức thuyết phục: người lao động là đáng quý nhất . . 
-Người lao động là quý nhất
-Cả lớp lắng nghe
CHÍNH TẢ (Nhớ – viết): TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ 
I-Mục tiêu
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Làm được bài tập 2b, 3a.
II.Đồ dùng dạy - học - Vở BTTV
III- Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra
-GV nhận xét-chữa bài
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài : 
Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
2-Hướng dẫn hs nhớ – viết
-Đọc đoạn cần viết .
-Nhắc các em chú ý :
+Bài gồm mấy khổ thơ? Cách trình bày các dòng thơ. Những chữ phải viết hoa 
+Viết tên đàn ba-la-lai-ca thế nào ?
-Cho HS viết bài theo trí nhớ
-Chấm bài (2 tổ).
-Nêu nhận xét chung .
3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2b
Gv tổ chức cho hs thi viết các từ ngữ có tiếng chứa các âm, vần đó trên giấy nháp. 
-Lời giải : ở phần chuẩn bị .
Bài tập3a: Nêu yêu cầu của bài.
+Từ láy âm đầu l: la liệt , lả lướt, lạ lẫm, lạ lùng, lạc lõng, lai láng, lam lũ, làm lụng lanh lảnh, lành lặn, lảnh lót, lạnh lẽo, lạnh lùng, lay lắt, lặc lè, lẳng lặng, lắt léo, lấp lóa, lấp láp, lấp lửng, lập lòe, lóng lánh, lung linh . . . 
C-Củng cố, dặn dò :-Nhận xét tiết học .
-Hs viết bảng lớp các tiếng chứa vần uyên , uyêt 
-HS lắng nghe
1 em đọc thuộc bài thơ
-Cả lớp theo dõi, ghi nhớ và bổ sung, sửa chữa nếu cần .
-Hs viết bài 
-Hết thời gian qui định, yêu cầu hs tự soát lại bài .
-Nêu yêu cầu của bài
 Hs tự chuẩn bị , sau đó viết lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó, rồi đọc lên (Vd: la hét – nết na).
-Cả lớp cùng gv nhận xét bổ sung 
- Một vài hs đọc lại các cặp từ ngữ; mỗi em viết vào vở ít nhất 6 từ ngữ .
-1 em nêu yêu cầu của bài.
 Mỗi hs viết vào vở ít nhất 6 từ láy .
+Từ láy vần có âm cuối ng: lang thang, làng nhàng, chàng màng, loáng thoáng, loạng choạng, thoang thoáng, chang chang, vang vang, sang sáng, trăng trắng, văng vẳng, -HS tự học 
TOÁN: LUYỆN TẬP 
I-Mục tiêu Giúp hs củng cố về: 
 - Biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
 - Làm BT: 1, 2 ,3 ,4(a,c)
II. Đồ dùng dạy - học: -Bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra 
GV nhận xét –ghi điểm
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 : - Cho Hs nêu yêu cầu.
Gọi HS chữa bài cả lớp nhận xét.
Bài 2 :-.Cho Hs nêu yêu cầu
GV hướng dẫn phân tích mẫu
* 234cm = 200cm + 34cm = 2m34cm 
 = 2m = 2,34m
Bài 3: -Hs đọc đề, làm bài.
Gọi hs chữa bài- nhận xét.
Bài 4 :HS khá giỏi làm cả bài -Cả lớp làm phần a,c vào vở 
-Hs đọc đề, làm bài.
GV chấm bài của hs nêu nhận xét và chữa bài
C-Củng cố, dặn dò :Gv tổng kết tiết học.
-Dặn hs về nhà làm bài tập VBT
-2 hs lên bảng làm bài 3,4, GV kiểm tra BTVN.
-Cả lớp nhận xét, sửa bài .
-HS lắng nghe
1 em nêu yêu cầu của bài
Làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
a) 35m23cm = 35,23m
b) 51dm3cm = 51,3dm
-HS nêu cầu - làm vào nháp 
* 506cm = 500cm + 6cm = 5m6cm 
 = 5m = 5,06m
* 34dm = 30m + 4dm = 3m4dm 
 = 3m = 3,4m
HS làm bài, 1 em lầm vào bảng phụ 
 a) 3km245m = 3,245km
b) 5km34m = 5,034km
HS làm vào vở
a) 12,44m = 12m44cm
 b) 7,4dm = 7dm4cm
 c) 3,45km = 3km450m = 3450m
 d) 34,3km = 34300m
-HS tự học .
ĐẠO ĐỨC: TÌNH BẠN (T1)
I-Mục tiêu :
 - Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn .
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
* - KÜ n¨ng tư duy phª ph¸n ( BiÕt phª ph¸n, ®¸nh gi¸ nh÷ng quan niÖm sai, nh÷ng hµnh vi øng xö kh«ng phï hîp víi b¹n bÌ).
KÜ n¨ng ra quyÕt ®Þnh phï hîp trong c¸c t×nh huèng cã liªn quan tíi b¹n bÌ.
KÜ n¨ng giao tiÕp, øng xö vøi b¹n bÌ trong häc tËp, vui ch¬i vµ trong cuéc sèng.
KÜ n¨ng thÓ hiÖn sù c¶m th«ng, chia sÎ víi b¹n bÌ.
II. Đồ dùng dạy - học- Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc lời: Mộng Lân.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra -GV nhận xét
B-Bài mới 
 1-Giới thiệu bài :
 2-Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
Hoạt động1: Thảo luận cả lớp.
- Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
+ Trẻ em có quyền được tự do có bạn bè không? Em biết điều này từ đâu?
* Kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn
- GV đọc một lần truyện Đôi bạn.
- Cả lớp thảo luận các câu hỏi ở trang 17, SGK.
+Câu chuyện gồm mấy nhân vật?
+ Khi vào rừng 2 bạn đã gặp chuyện gì?
+Chuyện gì xẩy ra sau đó?
Hành động bỏ chạy của bạ đó cho thấy bạn đó là người như thế nào?
+Khi con gấu bỏ đi người bạn bị bỏ rơi đã nói gì với người bạn kia?
+ Em thử đoán xem sau câu chuyện này tình cảm giữa hai người bạn thế nào?
+ Theo em khi đã là bạn bè thì nên cư xử với nhau như thế nào?
* Kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn.
Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK
GV nêu từng tình huống gọi một số HS lên trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
3-Củng cố, dặn dò : 
- Kiểm tra bài học của tiết trước.
- Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý của GV. Lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Tình đoàn kết giữa các bạn trong lớp
-HS tự do nêu
-Không có niềm vui.
-Trẻ em có quyền tự do kết bạn và cũng cần có bạn bè.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS lên đóng vai theo nội dung truyện.
-3 nhân vật đôi bạn và con gấu.
-Hai người gặp một con gấu.
- Khi thấy gấu một người bạn đã bỏ chạy và leo tót lên cây để ẩn nấp để mặc bạn ở dưới đất.
-Là người bạn chưa tốt chưa có tinh thần đoàn kết.
-Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo chạy thoát thân là kẻ tồi tệ.
- Hai người sẽ không chơi với nhau nữa/ người bạn kia nhận ra lỗi của mình và mong bạn tha thứ.
-Chúng ta phải thương yêu và đùm bọc lấy nhau.
- HS trao đổi bài làm với bạn ngồi cạnh bên.
- HS lên trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
a.Chúc mừng bạn
b.An ủi động viên giúp đỡ bạn
c. Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực.
- HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
- Lắng nghe.
- HS liên hệ những tình bạn bạn đẹp trong lớp.
Thứ 3 ngày 15 tháng 10 năm 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIÊN NHIÊN 
I-Mục tiêu
-Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hóa trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu.
Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
II- Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài mới 
1-Giới thiệu bài :
2-Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài tập 1: Đọc bài Bầu trời mùa thu.
Bài tập 2: Nêu yêu cầu của bài
-Y/c thảo luận nhóm 
+Những từ ngữ thể hiện sự so sánh? 
+Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá? 
+Những từ ngữ khác tả bầu trời? 
Bài tập 3 : Nêu yêu cầu của bài.
Gv hướng dẫn hs hiểu đúng yêu cầu của BT 
-Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp ở quê em hoặc ở nơi em sinh sống .
-Cảnh đẹp đó có thể là một ngọn núi hay cánh đồng, công viên, vườn cây, vườn hoa, cây cầu . . . 
-Chỉ cần viết đoạn văn khoảng 5 câu .
-Trong đoạn văn cần sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .
-Có thể sử dụng lại một đoạn văn tả cảnh mà em đã viết trước đây 
-Gọi HS đọc đoạn văn trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung.
H.Để có vườn hoa, vườn cây đẹp chúng cần làm gì?
C-Củng cố, dặn dò :-Nhận xét tiết học 
-Một số hs nối tiếp nhau đọc một lượt bài Bầu trời mùa thu. Cả lớp đọc thầm theo 
1 em nêu yêu cầu của bài
-Làm việc theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày. 
-Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao
-Được rửa mặt sau cơn mưa / dịu dàng / buồn bã / trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca / ghé sát mặt đất / cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đa ... ng học
A-Kiểm tra 
-GV nhận xét- ghi điểm
B-Bài mới :
1-Giới thiệu bài :
2-Nội dung :
1* Các dân tộc 
*Hoạt động 1 (làm việc cá nhân)
Bước 1 :
+Nước ta có bao nhiêu dân tộc ?
+Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? 
Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ?
+Kế tên một số dân tộc ít người ở nước ta?
Bước 2 :
-Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời và chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của người Việt (Kinh), vùng phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người
2*Mật độ dân số 
*Hoạt động 2 (làm việc ở lớp)
-Mật độ dân số là gì ?
Ví dụ: Dân số của Huyện A là 30.000 người. Diện tích đất tự nhiên của huyện A là 300 km2. Mật độ dân số của huyện A sẽ là bao nhiêu người trên 1 km2 ? 
Kết luận : Nước ta có mật độ dân số cao (cao hơn cả mật độ dân số của Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, cao hơn nhiều so với mật độ dân số của Lào, Cam-pu-chia và mật độ dân số trung bình của thế giới).
3*Phân bố dân cư 
*Hoạt động 3 (làm việc theo cặp) 
Bước 1 : Quan sát lược đồ mật độ dân số
Bước 2 : 
*Kết luận: Dân cư nước ta phân bố không đều: ở đồng bằng và các đô thị lớn dân cư tập trung đông đúc; ở miền núi, hải đảo dân cư thưa thớt.
* Ở đồng bằng đất chật người đông, thừa sức lao động, nên Nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng để phát triển kinh tế.
Ví dụ: Chuyển dân từ đồng bằng bắc Bộ lên vùng núi phía Bắc, từ đồng bằng lên tây Nguyên . . . 
-Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn. Vì sao ?
-H.Đất chật người đông thì môi trường càng ô nhiễm chúng ta phải làm gì để giảm bớt sự ô nhiễm đó?
Giáo viên : Những nước công nghiệp phát triển thì phân bố dân cư khác với nước ta. Ở đó, đa số dân cư sống ở thành phố.
 3-Củng cố 
4-Nhận xét – Dặn dò : 
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
-Dựa vào tranh ảnh, kênh chữ SGK trả lời câu hỏi sau :
-Có trên 54 dân tộc.
-Dân tộc Kinh, sống chủ yếu ở đồng bằng 
-Chủ yếu sống ở vùng rừng ,núi 
-Thái ,Thanh ,Thổ 
-Trình bày kết quả, các học sinh khác bổ sung. 
- Để biết mật độ dân số, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó. 
-100 người trên 1km
-Quan sát bảng mật độ dân số và trả lời câu hỏi mục 2 SGK .
- HS Quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh về làng ở đồng bằng, bản (buôn) ở miền núi và trả lời câu hỏi của mục 3 trong SGK.
-Trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ những vùng đông dân, thưa dân.
-HS trả lời 
-HS trả lời 
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Thứ 6 ngày 17 tháng 10 năm 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ
I-Mục tiêu
- Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ ( hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu để khỏi lặp ( ND ghi nhớ).
- Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế(BT1,BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3). 
II.Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài mới 
1-Giới thiệu bài :
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học .
2-Phần nhận xét 
Bài tập 1 : Nêu yêu cầu bài tập
-Những từ in đậm trong 2 đoạn văn dùng để làm gì?
Những từ (tớ, cậu) được dùng để xưng hô .
Từ (nó) dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ (chích bông) trong câu cho khỏi lặp lại từ ấy .
-Những từ nói trên đựơc gọi là đại từ. Đại có nghĩa là thay thế (như trong từ đại diện); đại từ có nghĩa là từ thay thế .
Bài tập 2: Nêu yêu cầu bài tập
Cho HS thảo luận cặp theo các gợi ý sau:
Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào.
-Cách dùng từ ấy có gì giống cách dùng từ ở bài tập 1.
-Vậy và thế cũng là đại từ .
3-Phần ghi nhớ
Vậy đại từ là gì?, Nó dùng để làm gì?
 HS nêu ghi nhớ SGK
4-Phần luyện tập 
Bài tập 1 :
-Tìm các từ in đậm có trong bài thơ?
-Các từ in đậm trong bài được dùng để chỉ ai?
-Những từ đó viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
Bài tập 2 :Nêu yêu cầu 
Y/c HS dùng bút chì gạch chân dưới các từ làm đại từ.
-Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai ?
Gọi HS nêu kết quả làm bài
Lưu ý : Nếu hs cho cò, vạc, nông, diệc cũng là đại từ thì gv giải thích đó là các danh từ; chúng vẫn chỉ các con vật đó chứ chưa chuyển nghĩa như ông (nghĩa gốc của ông là người đàn ông thụôc thế hệ sinh ra cha hoặc mẹ) hoặc chỉ đơn thuần có chức năng xưng hô như mày, tôi hay nó . 
Bài tập 3: Nêu yêu cầu của bài.
-Nhắc hs lưu ý: Cần cân nhắc để tránh thay thế từ chuột bằng quá nhiều từ nó, làm cho nó bị lặp nhiều, gây nhàm chán .
Gọi đại diện trình bày bài làm.
 Con chuột tham lam .
Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm đựơc rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được.
C-Củng cố, dặn dò :-Nhận xét tiết học
1 em đọc to, cả lớp đọc thầm
-Dùng để xưng hô: Tớ thay thế cho Hùng, cậu thay thế cho Quý và Nam, nó thay thế cho chích bông.
1 em đọc nội dung bài
HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập. 
-Từ vậy thay cho từ thích; từ thế thay cho từ quý -Như vậy cách dùng các từ này cũng giống các từ nêu ở BT1 (thay thế cho từ khác để khỏi lặp)
Đọc ghi nhớ SGK
1 em nêu yêu cầu của bài
-Bác, Người, Ông cụ
-Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ .
-Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác
1 em nêu yêu cầu.
Cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-Lời đối đáp giữa nhân vật tự xưng là “ông” với “cò”.
-Các đại từ trong bài ca dao là: mày (chỉ cái cò); ông (chỉ người đang nói); tôi (chỉ cái cò); nó (chỉ cái diệc)
1 em nêu yêu cầu bài
HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập
-Hs làm theo các bước :
+Bước 1: Phát hiện danh từ lặp lại nhiều lần trong câu chuyện (chuột)
+Bước 2: Tìm đại từ thích hợp để thay thế cho từ chuột (là từ nó – thường dùng để chỉ vật)
-HS tự học
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH - TRANH LUẬN 
I-Mục tiêu :
 Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
* KNS: - Thể hiện sự tự tin ( nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
 - Lắng nghe tích cực( lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
 - Hợp tác ( hợp tác luyện tập thuyết trình , tranh luận).
II- Đồ dùng dạy - họcBảng phụ kẻ bảng hướng dẫn hs thực hiện BT1 .
III- Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
Gv nêu mục đích, yêu cầu của bài học .
2-Hướng dẫn hs luyện tập 
Bài tập 1 : -Gv treo bảng phụ tóm tắt ND trên bảng lớp 
Cho HS thảo luận nhóm. Mỗi em 1 nhân vật để trao đổi tranh luận.
-Truyện có mấy nhân vật là những nhân vật nào?
-Vấn đề tranh luận là gì?
-Ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
-Nhắc hs chú ý :
+Khi tranh luận, mỗi em phải nhập vai nhân vật, xưng “tôi”. Có thể kèm theo tên nhân vật. VD: Đất tôi cung cấp chất màu nuôi cây .
+Để bảo vệ ý kiến của mình, các nhân vật có thể nêu tầm quan trọng của mình và phản bác ý kiến của các nhân vật khác: VD: Đất phản bác ý kiến của Ánh Sáng: cây xanh không còn màu xanh nhưng chưa thể chết ngay đựơc. Tuy nhiên, tranh luận phải có lí có tình và tôn trọng lẫn nhau .
+Cuối cùng nên đi thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng để bảo tồn sự sống .
-Gv ghi tóm tắt những ý kiến hay vào bảng tổng hợp ý kiến đã có(phần ĐDDH)
Bài tập 2 
-Gv nhắc hs : 
+Các em không cần nhập vai trăng – đèn để tranh luận mà cần trình bày ý kiến của mình .
+Yêu cầu đặt ra là cần thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn. Cần trả lời một số câu hỏi như: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào? . 
+Đèn trong bài ca dao là đèn dầu không phải là đèn điện. Nhưng đèn điện không phải không có nhược điểm so với trăng .
C-Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học .
-HS lắng nghe.
1 em đọc nội dung bài tâp.
-Hs cần nắm vững yêu cầu đề bài 
-Hs thảo luận nhóm .
-Hs làm bài theo nhóm: Mỗi hs đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật, mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy . 
-Các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp. Mỗi hs tham gia tranh luận sẽ bắt thăm để nhận vai tranh luận ( Đất, Nước, Không Khí, Ánh Sáng ) 
-Cả lớp nhận xét .
-Hs cần nắm vững yêu cầu của bài : Hãy trình bày ý kiến của các em nhằm thuyết phục mọi ngừơi thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao .
+Hs làm việc độc lập, tìm hiểu ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của trăng và đèn trong bài ca dao .
+Hs phát biểu ý kiến: VD: Theo em trong cuộc sống, cả đèn lẫn trăng đều cần thiết. Đèn ở gần nên soi rõ hơn, giúp người ta đọc sách, làm việc lúc tối trời. Tuy thế, đèn cũng không thể kiêu ngạo với trăng, vì đèn ra trước gió thì tắt. Dù là đèn điện cũng có thể mất điện. Cả đèn dầu lẫn đèn điện chỉ soi sáng được một nơi. Còn trăng là nguồn sáng tự nhiên, không sợ gió, không sợ mất nguồn điện. Trăng soi sáng muôn nơi. Trăng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, thơ mộng. Tuy thế, trăng cũng không thể kiêu ngạo mà khinh thường đèn. Trăng khi mờ, khi tỏ, khi khuyết, khi tròn. Dù có trăng, nhưng người ta vẫn cần đèn để đọc sách, làm việc ban đêm. Bởi vậy, cả trăng và đèn đều cần thiết cho con người .
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG 
I-Mục tiêu 
- Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân.
- BT: 1, 3,4
 II- Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- KiÓm tra 
-GV nhận xét –ghi điểm
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
Bài 1 – Cho Hs đọc yêu cầu -làm bài.
-1 HS lên bảng trình bày
-GV nhận xét -Chữa bài 
Bài 3 :Nêu yêu cầu của bài
-Nêu yêu cầu của bài
-Cho HS làm vở – nêu miệng
GV nhận xét -Chữa bài 
Bài 4 :Làm tương tự bài trên
Y/c làm bài vào vở- GV chấm một số bài
-GV nhận xét -Chữa bài 
Cả lớp sửa bài .
C-Củng cố, dặn dò :-Gv tổng kết tiết học.
-1 hs lên bảng làm bài tập 4, GV kiểm tra BTVN.
-Cả lớp nhận xét, sửa bài.
-HS lắng nghe
-1 HS đọc yêu cầu
HS làm bài vào nháp, 1em lên bảng làm.
a)3m6dm = 3m = 3,6m
b)4dm = m = 0,4m
-Hs đọc đề và làm bài .
a) 42dm4cm = 42dm = 42,4dm
b) 56cm9mm = 56mm = 56,9cm
c) 26m2cm = 26m = 26,02m
-Hs đọc đề và làm bài .
a) 3kg5g = 3 kg = 3,005kg
b) 30g = kg = 0,030kg

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9 L5 CKTKNS.doc