Giáo án các môn Tuần 11 - Khối 4

Giáo án các môn Tuần 11 - Khối 4

Buổi sáng Tập đọc

ÔNG TRạNG THả DIềU

I. Mục tiêu

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vơượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới mơười ba tuổi.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong Sgk.

III. Hoạt động dạy học

A. Bài cũ

- Gọi HS nêu chủ điểm, mô tả những gì trong tranh minh hoạ.

B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài học

- Treo tranh minh hoạ, hỏi cảnh vẽ trong bức tranh.

 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

 2.1. Luyện đọc

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

- Gọi HS đọc phần Chú giải

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc

 2.2. Tìm hiểu bài

- Gọi 1 HS đọc đoạn 1, 2, trao đổi và trả lời câu hỏi: Trong SGK

- Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi trong SGK

- Nội dung đoạn 3 là gì?. GV ghi ý chính.

- Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi trong SGK.

+ Câu chuyện khuyên ta điều gì? Rút ra ý chính.

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Tuần 11 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 11
Thứ 2 ngày 2 tháng 11 năm 2009
Buổi sáng Tập đọc
ÔNG TRạNG THả DIềU
I. Mục tiêu 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong Sgk.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ
- Gọi HS nêu chủ điểm, mô tả những gì trong tranh minh hoạ.
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài học
- Treo tranh minh hoạ, hỏi cảnh vẽ trong bức tranh.
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 2.1. Luyện đọc 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
 2.2. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1, 2, trao đổi và trả lời câu hỏi: Trong SGK
- Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi trong SGK
- Nội dung đoạn 3 là gì?. GV ghi ý chính.
- Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Câu chuyện khuyên ta điều gì? Rút ra ý chính.
2.3. Đọc diễn cảm 
- GV treo đoạn cần luyện đọc.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Tổ chức thi đọc toàn bài
3. Củng cố, dặn dò 
+ Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?
- GV nhận xét giờ học. 
*Dặn về đọc lại bài.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- 1HS trả lời.
- HS đọc nối tiếp nhau theo từng đoạn. (4 đoạn)
- HS đọc chú giải
- 3HS đọc thành tiếng.
- 2HS đọc thành tiếng.Cả lớp đọc thầm,trao đổi cùng bạn và tiếp nối nhau trả lời.
- HS nhắc lại ý chính đoạn 
- HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- HS rút ra ý chính.
- 4HS đọc nối tiếp.Cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay.
- HS thi đọc bài
Toán
Nhân với 10, 100, 1000,...
Chia cho 10, 100, 1000,...
I. Mục tiêu 
 - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ 
+ Gọi HS trình bày bài tập Sgk tiết 50. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng 
2.2. Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10 
- GV ghi phép nhân lên bảng 35 x 10 = ? 
- GV cho HS nhận xét thừa số 35 với tích 350 để nhận ra : khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc thêm vào bên phải một chữ số.
- Cho HS trao đổi ý kiến về mối quan hệ của 35 x 10 = 350 và 350 : 10 = ? để nhận ra 350 : 10 = 35
2.3.Hướng dẫn HS nhân một số với 100, 1000, hoặc chia một số tròn trăm tròn nghìn,  cho 100, 1000, 
 Các bước thực hiện tương tự như trên. 
2.4. Thực hành
Bài 1a: (Cột 1,2)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: ( 3dòng đầu)
- Yêu cầu HS tự làm vào vở. 1 em lên bảng.
- Chữa bài.
3.Củng cố,dăn dò 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài tiết sau. 
- 1HS ltrình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc lại tên bài.
- HS theo dõi trao đổi về cách làm 
- 1HS nêu nhận xét như SGK.
- HS theo dõi.
- HS nhận xét (như SGK): Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó . 
- HS đọc yêu cầu đề bài
- Làm bài tập vào vở, 2 em lên bảng.
- Làm bài và nêu cách nhẩm.
Kể chuyện
 Bàn chân kì diệu 
I. Mục tiêu 
 - Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu. 
 - Hiểu được ý nghĩa câu huyện : Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý vươn lên trong học tập và rèn luyện. 
II. Đồ dùng dạy- học
 - Tranh minh hoạ truyện Bàn chân kì diệu. 
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS lên kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về những ước mơ.
+ Nêu ý nghĩa của chuyện?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài. 
 - GV kể tóm tắt sơ lược về Nguyễn Ngọc Ký 
2. GV kể chuyện Bàn chân kỳ diệu .
- GV kể lần, kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký. 
- GV kể lần 2, kết hợp tranh minh hoạ. 
3. Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
a. Kể chuyện theo cặp 
- Gọi HS kể theo nhóm 3 em .
 b. Thi kể chuyện trước lớp 
- Gọi từng tốp 3 em kể trước lớp.
- GV gọi HS nhận xét bạn kể.
- GV nhận xét, cho điểm, tuyên dương HS
3.Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện Bàn chân kì diệu cho người thân nghe.
- HS kể chuyện. 
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi 
- HS nghe và theo dõi trên tranh. 
- HS đọc yêu cầu BT.
-Từng nhóm kể và trao đổi những điều mà em học được ở Nguyễn Ngọc Ký. 
- 3-5 nhóm kể cho cả lớp nghe, cả lớp nhận xét.
- HS về kể câu chuyện. 
Buổi chiều Khoa học
Ba thể của nước
 I. Mục tiêu 
 - Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng khí, rắn.
 - Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang khí và ngược lại.
 II. Đồ dùng dạy- học
 - Chai , lọ thuỷ tinh, nguồn nhiệt, ống nghiệm
 III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ 
+ Em hãy cho biết tính chất của nước?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
* Giới thiệu, ghi tên bài
HĐ 1: Nước chuyển ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số1, 2?
+ Hình vẽ số1,2 cho em thấy nước ở thể nào?
+ Hãy lấy một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm.
- GV nhận xét, kết luận. 
HĐ2: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại
- Thảo luận nhóm.
- HS quan sát H4, 5 và trả lời các câu hỏi:
+ Nước lúc đầu trong khay ở thể gì?
+ Nước ở trong khay đã biến thành gì?
+ Hiện tượng đó gọi là gì? Nêu nhận xét . 
- GV nhận xét các ý kiến của HS và hỏi:
+ Nước đá chuyển thành gì? Tại sao có hiện tượng đó?
- HS đọc mục Bạn cần biết.
HĐ 3: Sơ đồ sự chuyển thể của nước 
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Nước ở thể đó có tính chất chung và riêng ntn?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ.
- GV nhận xét, kết luận
3. Củng cố, dặn dò 
- GVnhận xét giờ học.
- Dặn về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. 
- HS trả lời, HS khác nhận xét
- Lắng nghe. 
-HS quan sát và thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi bổ sung.
- HS làm thí nghiệm 
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- HS quan sát tranh , thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi. 
- 4-5HS đọc
- HS trả lời.
- 2HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào nháp.
- HS lắng nghe.
GĐHSY Toán
 rèn: Nhân với 10, 100, 1000,...
Chia cho 10, 100, 1000,...
I. Mục tiêu 
 - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 
+ Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- GV cho học sinh làm bài, 3HS lên bảng làm.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2 
+ Hãy nêu yêu cầu bài tập?
- Cho HS làm bài vào vở BT.
- Gọi HS khác nhận xét. GV chữa bài.
 Bài 3 Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 4 em lên bảng
- Chữa bài.
3. Củng cố dặn dò 
- GV tổng kết giờ học.
- HS lắng nghe.
- Tính nhẩm
- Làm vào vở. 3 HS lên làm. 
- HS nhận xét.1số em đọc bài của mình.
- Tính.
- 2HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. 
- 1HS đọc thành tiếng.
- Cả lớp làm vào vở, nhận xét.
Thứ 3 ngày 3 tháng 11 năm 2009
Buổi sáng Luyện từ và câu
Luyện tập về động từ 
I. Mục tiêu
 - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). 
 - Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các bài tập thực hành ( 1, 2,3).
II. Đồ dùng dạy- học
 - Phiếu học tập; bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ 
+ Động từ là gì ? Viết 5 động từ chỉ động tác của em. 
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học. 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV và HS nhận xét ý đúng: Sắp đến, đã trút
+ Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến.
+ Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. 
Bài 2 
- Gọi 2 HS tiếp nối đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn, gợi ý HS làm, sau đó nhận xét kết quả. 
- GV giải thích vì sao lại không đặt được các động từ đó. 
Bài 3
- Gọi 1HS đọc yêu cầu đề bài và mẩu chuyện vui Đảng trí
- Gọi HS trình bày. 
- GV kết luận bổ sung để HS hiểu nội dung câu chuyện. 
C. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS kể lại câu chuyện vui Đảng trí.
- HS trả lời. 2 HS trả lời câu hỏi. Cả lớp làm nháp.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn , tự gạch dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa.
- HS đọc đề bài.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp tự làm bài vào vở. 
- HS trả lời
- Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ và làm bài. 
- Trình bày, bổ sung.
- HS tự học.
Toán
Tính chất kết hợp của phép nhân
I. Mục tiêu
 - Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân 
 - Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ 
+ Gọi HS trình bày bài tập Sgk tiết 51. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng 
2.2. So sánh hai giá trị biểu thức 
- GV viết lên bảng hai biểu thức :
 (2 x 3) x 4 và 2 x ( 3 x 4)
- GV cho 2 HS tính giá trị hai biểu thức đó 
	(2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24
 2 x ( 3 x 4) = 2 x 12 = 24
 Vậy : (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4)
2.3. Viết các giá trị biểu thức vào ô trống
- GV treo bảng phụ, giới thiệu cấu tạo và cách làm. 
- Cho lần lượt các giá trị của a, b, c. Gọi từng HS lần lượt tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x ( b x c) rồi viết lên bảng.
- Gợi ý để HS rút ra kết luận (SGK).
 a x b c = (a x b) x c = a x ( b x c)
2.4. Thực hành
Bài 1a: Tính bằng hai cách
- Giới thiệu bài mẫu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở, 2 em lên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2a: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Gọi 2 em lên bảng.
- Chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm các bài còn lại.
- 1 HS ltrình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc lại tên bài.
 - HS đọc hai biểu thức. 
- 2HS tính trên bảng, cả lớp tính vào vở. 
- HS theo dõi trao đổi về cách làm. 
- Lắng ng ... vị đo diện tích; đọc, viết được “mét vuông”, “m ”. 
 - Biết được1m = 100 cm. Bước đầu biết chuyển đổi từ m sang dm, cm 
II. Đồ dùng dạy- học
 - Bảng phụ, bảng có diện tích 1m2 và mỗi ô là 1dm2.
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm BT 3 tiết 54 
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
2.Bài mới
 2.1. Giới thiêu, ghi tên bài
2.2. Giới thiệu mét vuông 
a) Giới thiệu mét vuông
- GV treo hình có diện tích 1m2 để giới thiệu. 
+ 1m2 chính là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu ? 
- GV nêu cách viết tắt : mét vuông viết tắt là m2
b) Mối quan hệ giữa cm2 và dm2 và m2
- GV giới thiệu để HS biết được 
 1m2 = 100 dm2, 1m2 = 10000m2
2.3. Luyện tập 
Bài 1: GV y/c HS viết các số đo diện tích 
- Yêu cầu HS đọc các đơn vị đo đó. 
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài 2,3: Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS làm vào VBT.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Dặn về làm bài 4,5 sgk.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS quan sát hình.
- HS trả lời.
- HS viết một số đơn vị : 1m2, 4m2, 6m2
- HS thử đếm trên hình vẽ .
- HS làm vào vở 
- Một số em trình bày trên bảng 
- HS đọc yêu cầu bài tập và làm vào vở. 
- HS trình bày bài làm.
- HS về làm bài tập 4,5 trong SGK
Lịch sử
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long 
I. Mục tiêu 
 - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
 - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi kinh đô là Thăng Long.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Phiếu học tập; Bản đồ hành chính Việt Nam; Các hình trong Sgk.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nhân dân ta? 
- GV nhận xét chung.
2. Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài và ảnh chụp Lý Công Uẩn 
HĐ1: Nhà Lý và sự nối tiếp của nhà Lê 
- GV yêu cầu HS đọc Sgk và trả lời:
+ Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước như thế nào ? 
+ Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua ?
+ Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào ? 
- GV kết luận: Như vậy, năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối lên xây dựng đất nước ta. 
 HĐ 2: Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam. Yêu cầu HS chỉ vị trí Hoa Lư- NB, vị trí của Thăng Long-HN trên bản đồ.
+ Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô từ đâu về đâu ? 
+ So với Hoa Lư thì Đại La có gì thuận lợi hơn cho việc phát triển đất nước ? 
- GV tóm tắt lại những điểm thuận lợi của vùng đất Đại La so với Hoa Lư.
+ Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ thế nào khi dời đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long?
HĐ 3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý 
- Yêu cầu HS quan sát các ảnh chụp một số hiện vật của kinh thành Thăng Long trong SGK và những tranh ảnh tư liệu khác.
+ Nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào?
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò 
+ Kể tên gọi khác của kinh thành Thăng Long?
- GV tổng kết giờ học và dặn HS về học thuộc bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- 3HS trả lời. HS khác nhận xét.
- HS đọc SGK, cả lớp theo dõi.
- HS trả lời.
- Nhà lý bắt đầu từ năm 1009.
- Lắng nghe.
- HS lần lượt chỉ trên bản đồ, cả lớp theo dõi. 
- HS trả lời.
- Thảo luận nhóm đôi và đại diện trả lời.
- Trả lời.
- Quan sát hình.
- Trao đổi với nhau, sau đó đại diện HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Thi kể các tên gọi khác của Thăng Long theo nhóm.
- HS về nhà tự học.
Địa lí
 Ôn tập
I. Mục tiêu 
 - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Lược đồ trống Việt Nam . 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ
 - Gọi HS lên bảng kể tên một số địa danh ở Đà Lạt .
- GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới
* Giới thiệu bài
* HĐ1: Vị trí miền núi và trung du 
+ Chúng ta đã học những vùng miền nào ?
- GV treo bản đồ Việt Nam, cho HS lên bảng chỉ dãy Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên, TP Đà Lạt .
- GV phát lược đồ trống.
- GV nhận xét kết luận
 HĐ2: Đặc điểm về thiên nhiên 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm địa hình và khí hậu ở Tây Nguyên và ở Hoàng Liên Sơn? 
- GV nhận xét, kết luận
 HĐ 3 : Con người và hoạt động 
+ Nêu một số đặc điểm về hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên (về dân tộc, trang phục, lễ hội, )
HĐ 4 : Vùng trung du bắc bộ 
+ Tại sao phải bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ?
+ Nêu những biện pháp để bảo vệ rừng?
- GV chốt ý chính. 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời. Lớp nhận xét
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi . 
- HS tiến hành thảo luận nhóm điền tên vào lược đồ, đại diện trình bày kết quả.
- Thảo luận nhóm.
 - HS trả lời
- HS nhắc lại ý chính
- HS thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
- HS trả lời 
- HS đọc ý chính trong bài 
Buổi chiều BD Tiếng Việt
Luyện viết mở bài trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu Củng cố để HS:
 - Hiểu được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện
 - Biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo 2 cách: gián tiếp và trực tiếp.
 - Vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, biết dùng từ hay.
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1: Câu chuyện Ông trạng thả diều (sách TV 4-Tập 1) mở bài theo cách nào?
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nêu câu trả lời.
- Nhận xét.
Bài 2: Viết phần mở bài cho câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp.
- Yêu cầu HS tự viết vào vở.
- Gọi một số em đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Nhận xét tiết học.
 - Lắng nghe.
- 1HS đọc thành tiếng. Cả lớp suy nghĩ và nêu câu trả lời.
- Viết mở bài vào vở.
- 3-5 em đọc bài.
BD Toán
 Bồi dưỡng: mét vuông
I.Mục tiêu
 - Củng cố để HS biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được “mét vuông”, “m ”. 
 - Biết được1m = 100 cm. Bước đầu biết chuyển đổi từ m sang dm, cm 
II. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở, 2 em lên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập, tự làm vào vở.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán.
- GV chữa bài.
Bài 4: 
 *Dành cho HS khá, giỏi
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
 - HS lắng nghe
- Viết số thích hợp vào ô trống
- 1 HS yếu lên bảng. Cả lớp làm vào vở.
- 2 HS TB lên bảng làm, cả lớp làm vở. 
- 1 HS lên bảng làm, HS khác nhận xét.
- Làm vào vở, 1 HS lên bảng.
Thể dục
Bài 22: ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu
 - Kiểm tra 5 động tác vươn thở, tay, chân, lưng- bụng và phối hợp . Yêu cầu thực hiện động tác đúng kỹ thuật và đúng thứ tự . 
 - Trò chơi "Kết bạn ". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi nhiệt tình, chủ động.
II. Đồ dùng dạy- học
 -1- 2 còi, phấn trắng đánh đấu 3-5 điểm theo hàng ngang . Ghế cho GV ngồi kiểm tra. 
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu
 - Tập hợp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Khởi động các khớp và chơi trò chơi "Làm theo hiệu lệnh"
2. Phần cơ bản
 HĐ 1: Kiểm tra bài thể dục phát triển chung 
- Ôn 5 động tác của bài thể dục đã học 
- GV hô cho HS tập lần 1 sau đó cho lớp trưởng hô.
- GV theo dõi, sửa chữa.
- Kiểm tra 5 động tác của bài thể dục phát triển chung .
+ Nội dung : Mỗi HS thực hiện 5 động tác 
+ Cách tổ chức : mỗi đợt 5 HS kiểm tra dưới sự điều khiển của lớp trưởng 
+ Cách đánh giá : Đánh giá theo mức độ kỹ thuật thực hiện động tác: Hoàn thành tốt ; hoàn thành ; chưa hoàn thành 
c) Cho HS tập 4 động tác đã học. 1-2 lần
HĐ 2: Trò chơi "Kết bạn "
- GV tập hợp đội hình chơi, nêu tên, cho HS nhắc lại cách chơi và luật chơi. 
- Cho cả lớp chơi.
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS chơi tốt.
3. Phần kết thúc
- GV cho HS tập động tác thả lỏng, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét, GV công bố điểm kiểm tra.
- HS tập hợp 4 hàng ngang
- HS khởi động và chơi trò chơi
- HS tập theo GV hô. 
- HS thực hiện
- HS cả lớp theo dõi.
- HS thực hiện
- HS nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi.
- HS thả lỏng, hát. và vỗ tay.
Sinh hoạt tập thể
Nhận xét cuối tuần
I.Mục tiêu
 - Giúp HS thấy được mặt mạnh và mặt yếu của mình trong tuần qua.
 - Từ đó, biết khắc phục nhược điểm và có hướng phấn đấu tốt trong tuần tới.
 II. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức
- Yêu cầu cả lớp hát 1 bài.
2. Nhận xét tình hình hoạt động tuần 11:
*Ưu điểm:
- Đa số, các em có ý thức thực hiện các hoạt động khá tốt. Trang phục mặc đúng quy định của nhà trường.Vệ sinh cá nhân khá sạch sẽ, gọn gàng.
- Nhiều em có ý thức học và làm bài trước khi đến lớp. Trong giờ học sôi nổi xây dựng bài.
- Tham gia các hoạt động đầu buổi, giữa buổi nhanh nhẹn, có chất lượng.
*Nhược điểm:
- Một số em về nhà còn lười học và làm bài tập, chữ viết xấu, cẩu thả.
- Trong giờ học chưa chú ý nghe giảng bài.
3. Kế hoạch tuần 12:
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác kỉ luật trong mọi hoạt động. Khắc phục nhược điểm.
-Thi đua học tập tốt. Phấn đấu vươn lên lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Cả lớp hát một bài. 
- Lớp trưởng nhận xét hoạt động trong tuần của lớp.
- HS lắng nghe nhận xét và có ý kiến bổ sung.
- Nghe GV phổ biến để thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 11 LOP 4(1).doc