TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài ( HS TB yếu chỉ đọc một đoạn ). Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm , chú bé Đất ).
2. Hiểu từ ngữ trong truyện.
Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh học bài đọc trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ . Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài “Văn hay chữ tốt ” và trả lời câu hỏi trong SGK.
2/ . Bài mới:
KẾ HOẠCH DẠY TRONG TUẦN :14 ( Từ ngày: 24/ 11 / 08 đến ngày: 28 / 11 / 08) Lớp : 4/3 Thứ Tiết Môn Tên bài dạy Hai 24/11 1 2 3 4 TĐ T KH ĐĐ Chú Đất Nung Chia một tổng cho một số Một số cách làm sạch nước Biết ơn thầy giáo, cô giáo (t1) Ba 25/11 1 2 3 4 5 TD T CT ĐL LTVC Bài TDPTC – Trò chơi : “ Đua ngựa” Chia cho số có một chữ số Chiếc áo búp bê Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB Luyện tập về câu hỏi Tư 26/11 1 2 3 4 5 TĐ T HÁT KH KC Chú Đất Nung ( tt ) Luyện tập Bảo vệ ngưồn nước Búp bê của ai Năm 27/11 1 2 3 4 5 TD T TLV LTVC MT Bài TDPTC – Trò chơi “ Đua ngụa” Chia một số cho một tích Thế nào là miêu tả Dùng câu hỏi vào mục đích khác VTM : Mẫu có hai đồ vật Sáu 28/11 1 2 3 4 5 TLV T LS KT SHL Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật Chia một tích cho một số Nhà Trần thành lập Thêu móc xích Sơ kết tuần 14 THỨ HAI NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2008 TẬP ĐỌC CHÚ ĐẤT NUNG I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài ( HS TB yếu chỉ đọc một đoạn ). Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm , chú bé Đất ). 2. Hiểu từ ngữ trong truyện. Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh học bài đọc trong SGK. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ . Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài “Văn hay chữ tốt ” và trả lời câu hỏi trong SGK. 2/ . Bài mới: a. Giới thiệu bài: Chú Đất nung. b. Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: Bốn dòng đầu. +Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo. +Đoạn 3: Phần còn lại. +HS đọc phần chú giải kết hợp giải nghĩa từ: đống rấm, hòn rấm. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm bài văn: giọng hồn nhiên-nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, phân biệt lời kể với lời nhân vật. c. Tìm hiểu bài: Cu chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào? Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì d. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn cuối bài: Ông Hòn..chú thành đất nung. - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc đoạn 1. Cu chắt có đồ chơi là Đất từ người .trong lọ thuỷ tinh. Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là việc có ích. Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích. 4 học sinh đọc theo cách phân vai. 3/ . Củng cố: Truyện chú Đất Nung vì dám nung mình trong lửa. Phần tiếp của truyện – học trong tiết TĐ tới – sẽ cho các em biết số phận tiếp theo của các nhân vật/ Nhận xét tiết học. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I - MỤC TIÊU: Giúp HS : Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số , tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số (thông qua bài tập ). Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính . II.CHUẨN BỊ: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1/ Bài cũ: Kiểm tra GV nhận xét chung về bài kiểm tra. 2/ Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tính chất một tổng chia cho một số. GV viết bảng: (35 + 21) : 7, yêu cầu HS tính. Yêu cầu HS tính tiếp: 35 : 7 + 21 : 7 Yêu cầu HS so sánh hai kết quả GV viết bảng (bằng phấn màu): (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 Cho cả lớp so sánh thêm một số ví dụ: (24 + 12) : 6 với 24 : 6 + 12 : 6 GV gợi ý để HS nêu: (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 1 tổng : 1 số = SH : SC + SH : SC Từ đó rút ra tính chất: Khi chia một tổng cho một số ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được. GV lưu ý thêm: Để tính được như ở vế bên phải thì cả hai số hạng đều phải chia hết cho số chia. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Tính theo hai cách. Bài tập 2: Cho HS làm tương tự phần b của bài tập 1. Bài tập 3: HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm và chữa bài. Đáp số: 15 nhóm HS tính trong vở nháp HS tính trong vở nháp. HS so sánh & nêu: kết quả hai phép tính bằng nhau. HS tính & nêu nhận xét như trên. HS nêu Vài HS nhắc lại. HS học thuộc tính chất này. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa bài HS làm bài HS sửa bài 3/ Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Chia cho số có một chữ số. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KHOA HỌC MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I- MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh biết: -Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của mỗi cách ( HS trung bình chỉ nêu một số cách làm sạch nước ). -Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước. -Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Hình trang 56,57 SGK. -Phiếu học tập nhóm. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1/ Bài cũ: -Có những nguyên nhân gây ô nhiễm nước nào? -Khi nước bị ô nhiễm thì điều gì xảy ra? 2/ Bài mới: Giới thiệu: Bài “Một số cách làm sạch nước” Phát triển: Hoạt động 1:Tìm hiểu một số cách làm sạch nước -Em thấy qua một số cách làm sạch nước nào? *Giảng: Thông thường có 3 cách làm sạch nước: a) Lọc nước -Bằng giấy lọc, bông,lót ở phễu. -Bằng sỏi, cát, than củi,đối với bể lọc. Tác dụng:tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước. b)Khử trùng nước: -Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước gia-ven. Tuy nhiên, những chất này làm nước có mùi hắc. c) Đun sôi: Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết. -Hãy kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách? Hoạt động 2:Thực hành lọc nước -Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện như SGK trang 56. -Nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm. Kết luận: Hoạt động 3:Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch -Yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 57 trả lời vào phiếu học tập (kèm theo). -Chia nhóm và phát phiếu cho các nhóm. -Sau khi hs trình bày, yêu cầu hs xếp dây chuyền sản xuất nước sạch theo đúng thứ tự. Kết luận: -Dựa vào lời giảng trả lời. -Thực hành lọc nước theo hướng dẫn SGK. -Chưa vì còn vi trùng không nhìn thấy được. -Ta phải đun sôi. 3/ Củng cố - Dặn dò: -Tại sao ta phải đun sôi nước uống? Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO I - MỤC TIÊU - YÊU CẦU 1 - Kiến thức : - HS hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS . 2 - Kĩ năng : - HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo. .3 - Thái độ : - HS biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thầy giáo , cô giáo . II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP GV : - SGK - Các băng chữ HS : - SGK III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ – Kiểm tra bài cũ : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha me ? Điếu gì sẽ xảy ra nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ? 2/- Dạy bài mới : a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài b - Hoạt động 2 : Xử lí tình huống ( trang 20 , 21 SGK ) - Yêu cầu HS xem tranh trong SGK và nêu tình huống -> Kết luận : Các thầy giáo, cô giáođã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt . Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. c - Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm đôi (bài tập 1 SGK ) - Yêu cầu từng nhóm HS làm bài . - Nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập . + Các tranh 1 , 2 , 4 : Thể hiện thái độ kính trong , biết ơn thầy giáo , cô giáo . + Tranh 3 : Không chao cô giáo khi cô giáo không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo , cô giáo . d – Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm ( Bài tập 2 SGK ) - Chia lớp thành 7 nhóm . Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo , cô giáo . => Kết luận : Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo , cô giáo . - Các việc làm (a) , (b) , (d) , (e) , (g) là những việc làm thể kiện lòng bi ết ơn thầy giáo , cô giáo . - Dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra . - Lựa chon cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn . - Thảo luận lớp về cách ứng xử . - Từng nhóm HS thảo lu ... ............................................................................................................................................................................................. THỨ SÁU NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 2008 TẬP LÀM VĂN CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT . I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : 1- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật , các kiểu mở bài , kết bài ,trình tự miêu tả trong phần thân bài. 2- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài ,kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1/ . Bài cũ: 2/ . Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động 1: Hướng dẫn phần nhận xét. Bài tập 1: HS đọc bài GV chốt lại: Câu a: Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre. Câu b: Phần mở bài: Giới thiệu cái cối. Phần kết bài: Nêu kết thúc bài. Câu c: Giống nhau: mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. Câu d: Phần thân bài tả cái cối theo trình tự: từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. Tiếp theo là tả công dụng của cái cối. Bài tập 2: GV chốt lại: Khi tả đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả từng bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. Hoạt động 2: Ghi nhớ GV nhắc HS học thuộc lòng ghi nhớ. Hoạt động 3: Phần luyện tập Bài tập : GV dán tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống. GV gạch dưới câu văn tả bao quát cái trống, tên các bộ phận, những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống. Gợi ý câu d: Có thể mở đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với đoạn kết luận. GV cùng HS nhận xét và chốt lại. HS đọc yêu cầu bài tập: đọc nối tiếp. Trao đổi, suy nghĩ trả lời lần lượt các câu hỏi. HS đọc yêu cầu bài tập: Đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Vài HS đọc nội dung cần ghi nhớ. Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập. HS đọc câu hỏi. HS phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi . HS làm vào vở. HS nối tiếp nhau đọc phần bài làm. 3/. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I - MỤC TIÊU: Giúp HS: Nhận biết cách chia một tích cho một số . Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lí . II.CHUẨN BỊ: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1/ Bài cũ: Một số chia cho một tích. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 2/ Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn trường hợp cả hai thừa số chia hết cho số chia. GV ghi bảng: (9 x 15) : 3 9 x (15: 3) (9 : 3) x 15 Yêu cầu HS tính Yêu cầu HS so sánh các kết quả & rút ra nhận xét. + Giá trị của ba biểu thức bằng nhau. + Khi tính (9 x 15) : 3 ta nhân rồi chia, ta có thể nói là đã lấy tích chia cho số chia. + Khi tính 9 x (15: 3) hay (9 : 3) x 15 ta chia một thừa số cho 3 rồi nhân với thừa số kia. Từ nhận xét trên, rút ra tính chất: Khi chia một tích cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó rồi nhân kết quả với thừa số kia. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trường hợp thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia. GV ghi bảng: (7 x 15) : 3 7 x (15: 3) Yêu cầu HS tính Yêu cầu HS so sánh các kết quả & rút ra nhận xét. + Giá trị của hai biểu thức bằng nhau. GV hỏi: Vì sao ta không tính (7 : 3) x 15? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trường hợp thừa số thứ hai không chia hết cho số chia. Hướng dẫn tương tự như trên. Sau khi xét cả 3 trường hợp nêu trên, GV lưu ý HS là thông thường ta không viết các dấu ngoặc trong hai biểu thức: 9 x 15 : 3 và 9 : 3 x 15. Hoạt động 4: Thực hành Bài tập 1: HS tính theo hai cách Bài tập 2: GV cho HS tính bằng cách thuận tiện nhất. Bài tập 3: Hướng dẫn HS gồm các bước giải Tìm tổng số mét vải. Tìm số mét vải đã bán. Đáp số: 30 mét vải. HS tính. HS nêu nhận xét. Vài HS nhắc lại. HS tính. HS nêu nhận xét. Vì thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài 3/ Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LỊCH SỬ NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. - Nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau. - HS nêu được cơ cấu tổ chức của nhà Trần và một số chính sách quan trọng. - Thấy được sự ra đời của nhà Trần là phù hợp lịch sử. Các vua Trần làm rạng rỡ non sông, dân tộc. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tìm hiểu thêm về cuộc kết hôn giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh; quá trình nhà Trần thành lập. - Phiếu học tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1/ Bài cũ: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077) Nguyên nhân nào khiến quân Tống xâm lược nước ta? Hành động giảng hoà của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa như thế nào? GV nhận xét. 2/ Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hoạt động cá nhân GV yêu cầu HS làm phiếu học tập => Tổ chức cho HS trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện . Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp - Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan và dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa? HS làm phiếu học tập HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên báo cáo. - Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ. 3/ Củng cố - Dặn dò: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị bài: Nhà Trần và việc đắp đê. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KĨ THUẬT THÊU MÓC XÍCH A. MỤC TIÊU : HS biết cách thêu móc xích , và ứng dụng của thêu móc xích. HS thêu được các mũi thêu móc xích . HS hứng thú học thêu . B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Tranh quy trình thêu móc xích ; Mẫu thêu và một số sản phẩm có kích thước đủ lớn được thêu và trang trí bằng mũi thêu móc xích . Vật liệu và dụng cụ như : 1 mảnh vải trắng có kích thước 20 cm x 30 cm . Chỉ; Kim , kéo, thước , phấn vạch . Học sinh : 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV . C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : I.Bài cũ: Nhận xét chung các sản phẩm của bài trước. II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: -Bài “Thêu móc xích” 2.Phát triển: *Hoạt động 1:Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu -Giới thiệu mẫu và yêu cầu hs nhận xét và nêu đặc điểm của đường thêu móc xích. -Yêu cầu hs nêu khái niệm thuê móc xích. -Giới thiệu một số sản phẩm và yêu cầu hs nêu ứng dụng của mũi nóc xích. *Hoạt động 2:GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật -Treo quy trình thêu móc xích yêu cầu nhận xét sự giống và khác nhau về cách vạch đường dấu. -Vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau 2cm. -Yêu cầu hs quan sát hình 3 và đọc nội dung 2. -Hướng dẫn hs thao tác mũi thứ nhất và mũi thứ hai. -Hướng dẫn hs tiếp tục thao tác các mũi tiếp theo. -Hướng dẫn cách kết thúc đường thêu. -Lưu ý cho hs một số điểm:Thêu từ trái sang; Mỗi mũi thêu cần tạo thành vòng chỉ và xuống kim phía trong để tạo vòng chỉ, kéo lên được mũi móc xích; lên kim xuống kim ngay đường vạch dấu; kết thúc đường thêu bằng cách đưa mũi thêu ra ngoài chặn lại vòng chỉ. -Mặt phải là những vòng chỉ nhỏ như móc xích. -Mặt trái là những mũi chỉ bằng nhau như mũi đột mau. Nêu: cón có tên là thêu dây chuyền là thêu để tao thành những vong chỉ nối tiếp nhau giống chuỗi mắt xích. Cáhc vạch giống như các đường khâu đã học, chỉ khác cách ghi thứ tự ngược lại. -Thao tác trên giấy. -Quan sát và đọc SGK. -Thao tác mũi thứ nhất và mũi thứ hai. -Đọc phần ghi nhớ. III.Củng cố: Gọi hs đọc phần ghi nhớ. Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau. SINH HOẠT LỚP Tuần : 14 1/ Mục đích-Yêu cầu: _Nhận định tình hình của lớp trong tuần . _Đề ra phương hướng tuần sau . 2/ Tiến hành sinh hoạt: -Các tổ trưởng lần lượt báo cáo: +Tổ 1: Tường Vi, Khánh, Quốc Dương không làm vở bài tập +Tổ 2 : Trạng, Tuyết Băng không thuộc bài +Tổ 3 : Phiên, Thanh Tuyền không thuộc bài _Các lớp phó báo cáo tình hình của lớp trong tuần về các mặt:HT, Lđ, VTM, _Lớp trưởng tổng kết: _GVCN nhận xét tình hình của lớp trong tuần. _Đề ra phương hướng tuần tới: +Đi học đều, +Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp . +Vệ sinh lớp,ve sinh ca nhân sạch sẽ. +Mang đầy đủ dụng cụ học tập . +Đội viên mang khăn quàng từ nhà đến trường . _Chuẩn bị bài và học tốt tuần : 15
Tài liệu đính kèm: