Giáo án các môn Tuần 2 - Khối 4

Giáo án các môn Tuần 2 - Khối 4

 TOáN: các số có sáu chữ số

I.Mục tiêu:

- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

 -Biết viết, đọc các số có đến 6 chữ số.

 -Giáo dục HS yêu môn học; kĩ năng đọc ,viết ,phân tích cấu tạo của số có 6 chữ số

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ kẻ sẵn (T8- SGK) Bảng cài, các thẻ sốcó ghi 100000; 10000; 1000; 100; 10; 1; - Các tấm ghi các chữ số 1; 2; 3; 9 có trong bộ đồ dạy học

III. Các hoạt động dạy học:

 I: Kiểm tra :

-Tính giá trị của biểu thức.

- Gv nhận xét - ghi điểm

II: Bài mới:

a,Giới thiệu bài: MT tiết học

HĐ 1 : Ôn số có 6 chữ số:

* Ôn luyện các hàng đơn vị, trăm, nghìn, chục nghìn

- Hãy nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

* Hàng trăm nghìn

10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn

1 trăm nghìn viết là 100 000

- GV :Viết và đọc số có sáu chữ số

 

doc 35 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Tuần 2 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUầN 2 
 Thứ hai ngày 1 tháng 9 năm 2009
 TOáN: các số có sáu chữ số
I.Mục tiêu: 
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. 
 -Biết viết, đọc các số có đến 6 chữ số.
 -Giáo dục HS yêu môn học; kĩ năng đọc ,viết ,phân tích cấu tạo của số có 6 chữ số
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn (T8- SGK) Bảng cài, các thẻ sốcó ghi 100000; 10000; 1000; 100; 10; 1; - Các tấm ghi các chữ số 1; 2; 3; 9 có trong bộ đồ dạy học
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
4’
 1’
10’
18’
3'
 I: Kiểm tra :
-Tính giá trị của biểu thức...
- Gv nhận xét - ghi điểm
II: Bài mới:
a,Giới thiệu bài: MT tiết học 
HĐ 1 : Ôn số có 6 chữ số:
* Ôn luyện các hàng đơn vị, trăm, nghìn, chục nghìn
- Hãy nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
* Hàng trăm nghìn
10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn
1 trăm nghìn viết là 100 000
- GV :Viết và đọc số có sáu chữ số
- Gv cho hs quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn
* Với số 432516
-Gv đính bảng+ yêu cầu hs lên gắn các thẻ số tương ứng+ đọc số ,viết số 
-Hướng dẫn -nhận xét -bổ sung
-Nh.xét ,chốt
 HĐ2 : Thực hành:	
Bài 1: viết (theo mẫu)
- Cho hs phân tích
b, Gv đưa hình vẽ như SGK+yêu cầu hs nêu kết quả
 -Gv nh.xét,b.dương
 Bài 2: Viết theo mẫu:
Gv nhận xét- bổ sung
Bài 3: Đọc các số sau:
96 315; 79 315; 106 315; 106 827.
 -H.dẫn nh.xét,bổ sung
 -Nh.xét ,điểm
Bài 4: Viết các số sau:
- Yêu cầu hs viết các số tương ứng vào vở.
-Nh.xét ,điểm
3. Củng cố - Dặn dò :Về nhà làm bài tập 4c, d
- Xem bài ch.bị:Luyện tập/trang10
- Nhận xét tiết học+biểu dương
-2 hs làm bảng –lớp ,nh.xét
37 x (18 : y) với y =9
37 x (18 : 9) = 37 x 2 = 74
-HS lắng nghe
- Vài hs nêu –lớp nh.xet ,bổ sung
10 đơn vị = 1 chục ;10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1 nghìn; 
10 nghìn = 1 chục nghìn
 10 chục nghìn =100 nghìn
-Đọc + viết :100 000
-Đọc +viết số có 6 chữ số
-Quan sát+ đọc,phân tích
- Hs lên gắn các thẻ số 100000; 10000 lên các cột ứng trên bảng
T-ngh
C-ngh
Ngh
Tr
Ch
Đv
100000
10000
1000
100
10
1
4
3
2
5
1
6
- Viết số:432 516
-Đọc số:Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu
- Cả lớp nhận xét
-Đọc đè +quan sát
- Viết số,đọc số+phân tích
- Hs viết số:523 453
-Đọc số: Năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươI ba.
-Nh.xét,bổ sung+b.dương
-Đọc đề+quan sát
-Vài hs bảng –lớp nh.xét,b.dương
-Nối tiếp đọc số+phân tích 
- Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm
- Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm
- Một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm
 -Một trăm linh sáu nghìn tám trăm hai mươi bảy
-Đọc đề+ vài hs bảng-lớp vở
a, 63 115
b, 723 936
-Nh.xét ,chữa
- HS lắng nghe
Đạo đức: Trung thực trong học tập (t2)
I.Mục tiêu:
 - Như tiết 1
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập,tư liệu sưu tầm; bảng phụ ghi sẵn các tình huống
III. Các hoạt động dạy học:
TG
4’
 1’
7’
8’
7’
5’
3’
Hoạt động dạy
A.Kiểm tra:
-Vì sao phải trung thực ?
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: MT tiết học 
HĐ1 : Kể tên những việc làm đúng - sai
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu các HS trong nhóm lần lượt nêu tên 3 hành động trung thực, 3 hành động không trung thực (đã tìm hiểu ở nhà) và liệt kê theo cách sau (không ghi trùng lặp) :
- GV kết luận: Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực, thật thà để tiến bộ và được mọi người yêu quý
HĐ2: Xử lý tình huống
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4
- Đưa 3 tình huống (BT3-SGK) lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lí mỗi tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó.
-Đại diện 3 nhóm trả lời 3 tình huống.
- Yêu cầu các bạn ở nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 - Hỏi : Cách xử lý của nhóm thể hiện sự trung thực hay không ?
+ Nhận xét, khen ngợi các nhóm.
HĐ 3 : Đóng vai thể hiện tình huống
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 6
+ Yêu cầu các nhóm lựa chọn một trong 3 tình huống ở BT 3 rồi cùng nhau đóng vai thể hiện tình huống và cách xử lý tình huống. (
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp :
+ Chọn 5 HS làm giám khảo.
+ Mời từng nhóm lên thể hiện.
+ Yêu cầu HS nhận xét : Cách thể hiện, cách xử lí.
+ Nhận xét khen ngợi các nhóm.
GV kết luận : Việc học tập sẽ thực sự giúp em tiến bộ nếu em trung thực.
HĐ4: Tấm gương trung thực
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.4
+ Hỏi : Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết ? Hoặc của chính em ?
+ Thế nào là trung thực trong học tập ? Vì sao phải trung thực trong học tập 
 3 .Củng cố-Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài
 .Thực hiện lối sốngtrung thực,..
-Nh.xét tiết học+biểu dương
Hoạt động học
-Vài hs trả lời –lớp nh.xét
-Đọc yêu cầu +th.luận N4(2’)
HS làm việc nhóm, thư kí nhóm ghi lại kết quả:
 .Kể tên 3hành động trung thực
. Kể tên 3 hành động không trung thực
-Các nhóm báo cáo kết quả - nhận xét và bổ sung cho bạn. 
-Vài học sinh nhắc lại các ý kiến đúng ở cột không trung thực.
- HS đọc yêu cầu+ tình huống
- Các nhóm thảo luận (4 ‘): Tìm cách xử lí cho mỗi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó.
- Đại diện nhóm trả lời : 
Chẳng hạn :
Tình huống 1: Em sẽ chấp nhận bị điểm kém nhưng lần sau em sẽ học bài tốt. Em sẽ không chép bài của bạn.
Tình huống 2 : Em sẽ báo cho cô giáo điểm của em để cô ghi lại.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-Th.dõi ,trả lời
- HS làm việc nhóm, cùng nhau bàn bạc lựa chọn tình huống và cách xử lý rồi phân chia vai thể hiện, luyện tập với nhau.
- HS làm việc cả lớp.
+ 5 HS làm giám khảo.
+ Các nhóm lần lượt lên thể hiện.
-Giám khảo cho điểm đánh giá, các HS khác nhận xét bổ sung.
+ 1 - 2 HS nhắc lại
- HS trao đổi trong nhóm về một tấm gương trung thực trong học tập.
- Đại diện mỗi nhóm kể trước lớp.
-Lớp nh.xét ,biểu dương
- Vài hs nhắc lai ghi nhớ
-Lắng nghe
Thứ ba ngày3 tháng 9 năm 2009 
Toán: luyện tập
I.Mục tiêu : 
-Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số. 
- Rèn kĩ năng đọc,viết,phân tích cấu tạo số có 6 chữ số
- Giáo dục HS yêu môn học, tính cẩn thận,chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bảngphụ bài 1/trang 10
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3-4’
 1’
3-4’
24-25’
3’
 I:Kiểm tra : BT 3/ sgk,trang 10
- Gọi vài hs
- Gv nhận xét- ghi điểm
II: Bài mới:
a, Giới thiệu bài: MT tiết học 
 HĐ1 : ôn lại các hàng ,quan hệ giữa các hàng liền kề
- Gv viết 825 713, cho hs xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào?
- Tương tự với các số: 850303; 820000; 832 100; 832 010.
HĐ2 : Thực hành
Bài 1: Viết theo mẫu
-Yêu cầu Hs làm bài.
- Gv nhận +ghi điểm
Bài 2: a;Gọi hs
 -Nh.xét,uốn nắn
b. Hãy cho biết chữ số 5 ở mỗi số trên thuộc hàng nào
- Gv nhận xét- bổ sung
 Bài 3: Viết các số sau 
- Gv yêu cầu hs tự làm 
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- H.dẫn hs tự nhận xét qui luật viết tiếp các số trong từng dãy số
- Gv nhận xét- ghi điểm
3. Củng cố -Dặn dò:
- Về làm BT3d,e ,g ,BT4d,e
và chuẩn.bị: Hàng và lớp/trang11
- Nhận xét tiết học +biểu dương 
- Vài hs đọc số,phân tích-lớp th.dõi
 -Lớp nh.xét
- Lắng nghe
- Chữ số 8 thuộc hàng trăm nghìn, chữ số 2 thuộc hàng chục nghìn, số 5 thuộc hàng nghìn, chữ số 7 thuộc hàng trưm, số 1 thuộc hàng chục, chữ số 3 thuộc hàng đơn vị.
-Thực hiện tương tự
-Hs đọc yêu cầu +quan sát ,thầm 
- Vài hs làm bảng-lớp vở 
-Nh.xét ,chữa
-Vài hs đọc số –lớp nhận xét
 -Vài HS đọc 
. Hai nghìn bốn trăm năm mưoi ba
.Sáu mưoi lăm nghìn hai trăm bốn mưoi ba
.Năm mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi.
- 2 453 Chữ sô 5 thuộc hàng chục .
- 65 243 Chữ số 5 thuộc hàng nghìn.
-762 543 Chữ số 5 thuộc hàng trăm.
- 53 620 Chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn.
 a, 4300; 	c,24 301 ; b, 24 316	
-Lớp nhận xét,b.dương
- Hs đọc yêu cầu bài 4-lớp thầm+ nêu cách viết
- Vài hs bảng – lớp vở- sau đó thống nhất kết quả
a, 300000; 400000; 500000; 600000; 700000.
b, 350000; 360000; 370000; 380000; 390000.
c, 399000; 399100; 399200; 399300;
 399 400;399 500.
- Hs ghi bài
- Hs lắng nghe	
Luyện từ và câu: 	 mở rộng vốn từ : nhân hậu - đoàn kết
I.Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ,tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm : Thương người như thể thương thân( BT1,BT4). 
 -Nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau : người,lòng thương người.( BT2,BT3 ) 
 - Giáo dục HS yêu môn học,lòng nhân hậu,tinh thần đoàn kết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ và bảng nhóm. kẻ sẵn các cột a, b, c, d ở bài tập 1, kẻ bảng phân loại để hs làm bài tập 2. Bảng nhóm để hs làm btập 3
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Họat động dạy
Hoạt động học
4 -5’
 1’
14-
10-12’
5’
 I: Kiểm tra : Nêu yêu cầu ,gọi hs
- Viết những tiếng chỉ người trong gia đình.( có1 âm,có 2âm )
-Nh.xét ,điểm
II: Bài mới:
 1. Giới thiệu bài : MT tiết học 
2. Hướng dẫn hs làm bài tập
 HĐ1 : Bài tập 1: 
- Gv phát bảng nhóm cho 2-3 nhóm làm+đính bảng
a, Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đồng loại
b, Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương
c, Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại
 Nh.xét,b.dương +chốt lại
Bài tập 2:
a, Từ có tiếng nhân có nghĩa là người:
b, Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người
 HĐ2 : Bài tập3 : Đặt câu với mỗi từ ở bài tập 2
- GV hướng dẫn : 
-Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.
- Chú em làm ngành công nhân xây dựng.
Bài tập 4: Gọi hs 
 -Yêu cầu,gợi ý
a, ở hiền gặp lành.
b,Trâu buộc ghét trâu ăn.
c, Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
- Gv nhận xét -chốt lại bài
3. Củng cố - Dặn dò:
-Về nhà làm lại bài tập,học thuộc 3 câu tục ngữ+xem bài ch. bị
-Nh.xét tiết học +b.dương
- 2 hs lên bảng viết-cả lớp nháp
- Có 1 âm: bố, mẹ, dì..
- Có 2 âm: Bác, thím, ông, cậu.
- 1 hs đọc yêu cầu của bài tập-thầm
-Từng cặp hs trao đổi , làm vào vở bài tập
- Đại diện nhóm trả lời
- 2-3 nhóm làm+đính bảng
- Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến,,,
- Hùng ác, ranh ác, tàn ác, tàn bạo, cay đọc, ác nghiệt.
- Cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở
- Hs thảo luận nhóm đôi
- Hs làm vào phiếu- trình bày kết quả
a.Nhân dân, công nhân, nhân loại. nhân tài.
b. Nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
-1 hs đọc yêu cầu- thầm
- Vài hslên bảng –lớp nhận xét 
-Đọc yêu cầu +các câu tục ngữ
- Nhóm 2 em trao đổi về 3 câu tục ngữ
-Thi giải nghĩa lớp nh.xét,bổ sung
a, Lời khuyên người ta sống hiên lành, nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp.
b, Chê người có tính xấu- ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc, m ... ẽ đường cong.
- Cắt vải theo đường vạch dấu
-Yêu cầu
- Gv chốt
Hoạt động 3 :Hướng dẫn thực hành
- Gv hỏi +nhắc lại các bước thực hành
- Gv quan sát, uốn nắn cho hs 
-Củng cố:
 -Hỏi + chốt nội dung bài
- Dặn dò:Về nhà tiếp tục thực hành +xem bài tiếp theo+Nh.xét tiết học,b.dương
- Trình bày
- Lắng nghe
- Hs quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
- Khi cắt vải phải vạch dấu để cắt cho chính xác không bị xiên lệch. Cắt vải theo đường vạch dấu được thực hiện theo các bước bằng vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu
- Hs quan sát hình 1b+ thao tác thử
- Hs khác theo dõi- nhận xét
- Th.dõi
- Hs quan sát 2a, 2b để nêu cách cắt vải trên đường vạch dấu
- Hs đọc phần ghi nhớ ở SGK
-Th.dõi,thầm
- Th.dõi+nêu lại các bước
- Hs thực hành vạch dấu và cắt theo đường vạch dấu.
-Th.dõi+trả lời
-Th.dõi
-B.dương
 ĐịA Lí:	
Bài 1 : Dãy Hoàng Liên Sơn
I- Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình,khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn : 
 + Dãy núi cao và độ sộ nhất Việt Nam : có nhiều đỉnh nhọn,sườn núi rất dốc,thung lũng thường hẹp và sâu.
 + Khí hậu ở những nơi cao thường lạnh quanh năm.
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước Việt Nam.	
II- đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan - xi - păng.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3
8
8
8
8
1. Giới thiệu bài: MT tiết học 
HĐ1 : Hoàng Liên Sơn-dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam:
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta?
+Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hông và sông Đà? 
- GV kết luận: Dãy HoàngLiên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía bắc nước ta và nó nằm ở giữa sông Hồng và sông Đà.
HĐ2:Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu một HS lên bảng xác định và chỉ: đỉnh, sườn và thung lủng.
- GV chỉ thung lủng và giải thích: thung lủng là nơi thấp nhất nằm giữa các sườn núi.
- GV yêu cầu HS làm việc theo phiếu nhóm
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
- GV gọi hs lên bảng chỉ +mô tả dãy Hoàng Liên Sơn.
- GV nhận xét, sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
- GV kết luận: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà,chạy dài khoảng 180km và trải rộng gần 30km.đây là dãy núi cao và đồ sộ ,có nhiều đỉnh nhọn sườn núi rất dốc, thung lủng thường hẹp và sâu.
HĐ3: Thảo luận theo cặp
HS làm việc theo gợi ý sau:
+ Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó?
+ Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng đươc gọi là”nóc nhà” của Tổ quốc?
+ Quan sát hình 2 hoặc tranh, ảnh đỉnh núi Phan-xi-păng, mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV kết luận: Đỉnh núi Phan-xi-păng cao 3143m, là đỉnh núi cao nhất nước ta. Đỉnh núi Phan-xi-păng nhọn, xung quang có mây mù che phủ. Khí hậu ở những nơi cao lạnh quang năm
 *Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS :Đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào?
-Chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
Dựa vào bảng số liệu trong SGK, cho biết nhiệt độ trung bình của Sa Pa vào tháng 1 và thàng 7 là bao nhiêu?
- Y/cầu + H.dẫn nh.xét,bổ sung 
-Nh.xét+chốt lại
* Y/cầu HS khá, giỏi : Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch,nghỉ mát nổi tiếng của vùng núi phía Bắc
-Dặn dò :Về nhà xem lại bài+bài ch.bị:Một số dân tộcở Hoàng Liên Sơn
-Nh.xét tiết học +b.dương.
- Lắng nghe
 -Làm việc theo cặp
-HS dựa vào lược đồ H1 +trả lời các câu hỏi:
-y núi chính ở Bắc bộ: dãy Đông Triều, dãy Bắc Sơn, dãy Ngân Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn.
-Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà
- HS làm việc N 4-quan sát+th.luận
- Một số học sinh trình bày kết quả làm việc.
 -Lớp nh.xét,bổ sung
-HS chỉ năm dãy núi trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo bảng và trả lời
- Một số HS lên bảng chỉ+mô tả 
-Lớp nh.xét,bổ sung
-Theo dõi
-HS làm việc nhóm 2 để hoàn thành phiếu.
-Đại diện các nhóm báo cáo –lớp bổ 
(Đỉnh núi Phan-xi-păng nhọn, xung quang có mây mù che phủ)
- Đại diện các nhóm chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Đọc thầm sgk
- Một, hai HS chỉ bản đồ+trình bày 
-Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn lạnh quanh năm,....
-Nhiệt độ trung bình của Sa Pa tháng 1 : 90C; tháng 7 : 200C )
- Vài HS giới thiệu về Sa Pa
 -Theo dõi,nh.xét,bổ sung
- Th.dõi,biểu dương
- Vài hs khá, giỏi giải thích-lớp nh.xét,b/dương
-Th.dõi,thực hiện
-Th.dõi, biểu dương
Âm nhạc:	Học hát bài:	Em yêu hoà bình
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca . 
- Biết hát kết kợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
 -Giáo dục hs tình yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, tranh ảnh phong cảnh quê hương đất nước.
- Băng đĩa bài hát. H/S: Sgk âm nhạc
- Chuẩn bị thêm một vài bài hát về hoà bình; Bài: “Hoà bình cho bé” Nhạc và lời: Huy Trân
IV. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
4-5’
29-30’
 5’
1. Phần mở đầu:
a. Ôn bài cũ :
 - Nhận biết tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.
b. Giới thiệu bài mới + ghi đề
- Hát 1 bài chủ đề hoà bình rồi dẫn dắt vào giới thiệu bài mới, về NS Nguyễn Đức Toàn.
2. Dạy học bài mới:
a. Nội dung 1: 
 Hoạt động 1:
- Gọi 2 H/S đọc lời ca rõ ràng, diễn cảm bài hát trong SGK.
* Hoạt động 2:Vỗ tay theo hình tiết tấu 
b. Nội dung 2: 
 Hoạt động 1:
- Dạy hát từng câu 
* Lưu ý: Những chổ luyến hai nốt nhạc ở các chữ: tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, cánh, thơm, hương, có. Lưu ý chổ đảo phách: dòng sông hai bên bờ xanh thẳm
*Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca.
3. Phần kết thúc:
* Củng cố: Chia lớp thành 4 nhóm, 
 -Y/cầu 
- Nh.xét,biểu dương
* Dặn dò: Về nhà hát thuộc bài hát và tập + gõ đệm và thể hiện tình cảm của bài hát.
-Nh.xét tiết học + b/dương
- 2 HS lên bảng lớp cùng làm.
- HS khác đáng giá, nhận xét
- HS lên bảng làm, HS khác nhận xét
- Các HS khác đọc thầm lời ca SGK
- HS thực hiện 3 lần cả lớp.
- HS hát theo lời hát mẫu của GV đến khi hát đúng nhịp, cao đọ, trường độ..
- HS phải hát đúng các chổ luyến giữa hai nốt nhạc theo GV hướng dẫn
- HS lưu ý hát đúng cấu trúc tiết tấu.
- HS vỗ tay theo nhịp, tiết tấu lời ca.
- Mỗi nhóm hát 2 câu+ cả bài
- Lớp hát cả bài 2 lần
- HS thực hiện
-Th.dõi, thực hiện
- Th.dõi,b/dương
 Thể dục:	 Bài 4	
 Động tác quay sau, ĐI ĐềU 
trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết cách quay sau và đi đều theo nhịp. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 
- Giáo dục hs yêu môn học,thích tập luyện TDTD để rèn luyện sức khoẻ.
II. Địa điểm phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
- Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi và kẻ sân chơi.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8-10’
20-22’
6-8’
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập 
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại” 
2. Phần cơ bản:
a) Đội hình đội ngũ: 
- Ôn quay phải, quay trái, quay sau, đi đều: 
- GV điều khiểu cả lớp tập 1-2 lần, sau đó chia tổ tập luyện. GV quan sát, sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
- Học kĩ thuật động tác quay sau: 
- GV làm mẫu 2 lần: lần 1 làm chậm, lần 2 làm vừa.
+ Chia tổ tập luyện.
b) Trò chơi vân động: 
- Trò chơi: “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
- GV làm mẫu cho HS: 2 lần.
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc.
3. Kết thúc: 
- Cho HS hát một bài và vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài: 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- Về nhà ôn luyện các động tác đã học.
- Chuẩn bị bài học cho tiết sau (bài 5)
- Tập hợp lớp đội hình hàng ngang, h/s thực hiện.
 GV LT
 X X X X X X
 X X X X X X
 X X X X X X
- Triển khai lớp theo đội hình hàng dọc và hàng ngang: hs thực hiện.
 GV LT GV LT
 X X X X X X X X 
 X X X X X X X X 
 X X X X X X X X 
 X X X
 X X X
- Tập hợp lớp đội hình hàng dọc, một lượt chơi 3 em. Thi đua giữa các nhóm: GV LT
 X X X
 X X X
 X X X
 X X X
 X X X
- HS thực hiện.
-Th.dõi +trả lời
-Th.dõi +b.dương
Mỹ thuật: vẽ theo mẫu: vẽ hoa, lá
I.Mục tiêu:
- Hs nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻđẹp của hoa, lá
- Hs biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu, vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích 
- Hs yêu thích vẽ đẹp của hoa, lá ttrong thiên nhiên, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp
- Một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu vẽ
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, tẩy, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5ph
27ph
3ph
1: Bài cũ:
 - Chấm 1 số bài thực hành của hs- đánh giá nhận xét
2: Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học vẽ theo mẫu
b. Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV treo tranh, ảnh hoặc hoa, lá thật
Hoạt động 2: Cách vẽ hoa, lá
- Gv cho hs xem bài vẽ hoa lá
- Giới thiệu cách vẽ ở bộ ĐDDH và hình 2, 3 trang 7 SGK và vẽ lên bảng.
- Muốn vẽ được hoa, lá trước hết phải làm gì trước
Hoạt động 3: Thực hành:
- Trong khi làm bài, Gv đến từng bàn quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung
Hoạt động 4: Nhận xét- đánh giá
- GV chọn 1 số bài có ưu điểm, nhược điểm để nhận xét.
3. Nhận xét cũng cố:
- Về nhà thực hành lại
- Nhận xét tiết học
- Thực hiện
- Lắng nghe
- Hs quan sát và trả lời về:
+ Tên của bông hoa, chiếc lá
+ Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa, lá
+ Màu sắc của mỗi loại hoa,lá
+ Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc một số bông hoa
- Vẽ khung hình của hoa, lá
- Ước lượng tỉ lệ và vẽphác các nét chính của hoa, lá
- Chỉnh sửa hình cho gần với mẫu
- Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá
- Có thể vẽ màu theo ý thích
- Quan sát kỹ mẫu hoa, lá trước khi vẽ
- Sắp xếp hình vẽ hoa,lá cho cân đối với tờ giấy
- Vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn
- Thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop4(11).doc