Tập đọc
THẮNG BIỂN
I.Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
2. Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 1 SGK.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
TUẦN 26 Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010 Tập đọc THẮNG BIỂN I.Mục tiêu: 1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. 2. Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên. - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 1 SGK. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. * Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ? * Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ. -GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a)Giới thiệu bài: b). Luyện đọc: * Cho HS đọc nối tiếp. -GV chia đoạn: 3 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu nhỏ bé. + Đoạn 2: Tiếp theo chống giữ. + Đoạn 3: Còn lại. -Luyện đọc những từ ngữ khó đọc: nuốt tươi, mỏng manh, dữ dội, rào rào, quật, chát mặn * Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. -Cho HS luyện đọc. * GV đọc diễn cảm cả bài. -Cần đọc với giọng chậm rãi ở đoạn 1. -Đoạn 2: Đọc với giọng gấp gáp hơn. Cần nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh, hình ảnh so sánh nhân hoá. c)Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc lướt cả bài. * Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ? Đoạn 1: -Cho HS đọc đoạn 1. * Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển trong đoạn 1. Đoạn 2: -Cho HS đọc đoạn 2. * Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2 ? * Trong Đ1+Đ2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? * Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ? Đoạn 3:-HS đọc đoạn 3. * Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển ? d). Đọc diễn cảm: -Cho HS đọc nối tiếp. -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 3. -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. -GV nhận xét, khen những HS đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: * Em hãy nêu ý nghĩa của bài này. -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đọc trước bài TĐ tới. -HS1: đọc thuộc bài thơ Tiểu đội xe không kính. -Đó là các hình ảnh: +Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi. +Ung dung buồng lái ta ngồi -HS2: Đọc thuộc lòng bài thơ. * Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. -HS lắng nghe. -HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK. -HS luyện đọc từ ngữ theo sự hướng dẫn của GV. -1 HS đọc chú giải. 2 HS giải nghĩa từ. -Từng cặp HS luyện đọc, 1 HS đọc cả bài. -HS đọc lướt cả bài 1 lượt. * Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ (Đ1); Biển tấn công (Đ2); Người thắng biển (Đ3). -HS đọc thầm Đ1. * Những từ ngữ, hình ảnh đó là: “Gió bắt đầu mạnh”; “nước biển càng dữ nhỏ bé”. -HS đọc thầm Đ2. * Cuộc tấn công được miêu tả rất sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: “như một đàn cá voi rào rào”. * Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: “Một bên là biển, là gió chống giữ”. * Tác giả sử dụng biện pháp so sánh và biện pháp nhân hoá. * Có tác dụng tạo nên hình ảnh rõ nét, sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ. -HS đọc thầm đoạn 3. * Những từ ngữ, hình ảnh là: “Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi .. sống lại”. -3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn, lớp lắng nghe. -Cả lớp luyện đọc. -Một số HS thi đọc. -Lớp nhận xét. * Bài văn ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê biển. Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu:Giúp HS: -Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính nhân với phân số, chia cho phân số. -Tìm thành phần chưa biết trong phép tính. -Củng cố về diện tích hình bình hành. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 126. -GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a).Giới thiệu bài: b).Hướng dẫn luyện tập Bài 1 * Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV nhắc cho HS khi rút gọn phân số phải rút gọn đế khi được phân số tối giản. -GV yêu cầu cả lớp làm bài. -GV nhận xét bài làm của HS. Bài 2 * Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Trong phần a, x là gì của phép nhân ? * Khi biết tích và một thừa số, muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ? * Hãy nêu cách tìm x trong phần b. -GV yêu cầu HS làm bài. a). Í x = x = : x = -GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS dưới lớp tự kiểm tra lại bài của mình. Bài 3 -GV yêu cầu HS tự tính. Bài 4 -GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó hỏi: Muốn tính diện tích hình bình hành chúng ta làm như thế nào ? - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Biết diện tích hình bình hành, biết chiều cao, làm thế nào để tính được độ dài đáy của hình bình hành ? -GV yêu cầu HS làm bài. 3.Củng cố-dặn dò -GV tổng kết giờ học. -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe. -Tính rồi rút gọn. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -Tìm x. -x là thừa số chưa biết. -Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. -x là số chưa biết trong phép chia. Muốn tìm số chia chúng ta lấy số bị chia chia cho thương. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. b). : x = x = : x = -HS làm bài vào VBT. -1 HS đọc đề bài trước lớp. -1 HS trả lời về tính diện tích hình bình hành: Muốn tính diện tích hình bình hành chúng ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao. -Tính độ dài đáy của hình bình hành. -Lấy diện tích hình bình hành chia cho chiều cao. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Chiều dài đáy của hình bình hành là: : = 1 (m) Đáp số: 1m Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I.Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Kể lại được câu chuyện( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm. - Hiểu được nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện( đoạn truyện). -Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc, có nhân vật, ý nghĩa nói về lòng dũng cảm của con người. 2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. 3. HS khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK và nêu rõ ý nghĩa. II.Đồ dùng dạy học: -Một số truyện viết về lòng dũng cảm (GV và HS sưu tầm). -Bảng lớp. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Kiểm tra 1 HS. - Vì sao truyện có tên là “Những chú bé không chết”. -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: b). Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài: -Cho HS đọc đề bài. -GV ghi lên bảng đề bài và gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Đề bài: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc. -Cho HS đọc các gợi ý. -Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể. c). HS kể chuyện: -Cho HS kể chuyện trong nhóm. -Cho HS thi kể. -GV nhận xét, khen những HS kể chuyện hay, nói ý nghĩa đúng. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe. -HS kể 2 đoạn truyện Những chú bé không chết. * Vì: 3 chú bé ăn mặc giống nhau nên tên phát xít nhầm tưởng chú bé bị chết sống lại. * Vì: tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chú bé sẽ sống mãi trong tâm trí mọi người. -HS lắng nghe. -1 HS đọc đề bài. 4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4. -Một số HS nối tiếp nói tên câu chuyện mình sẽ kể. -Từng cặp HS kể nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện mình kể. -Một số HS thi kể, nói về ý nghĩa câu chuyện mình kể. -Lớp nhận xét. Buổi chiều Khoa học NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (tt) I.Mục tiêu : - Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên. Vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi. -Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng. II.Đồ dùng dạy học : -Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu, 1 chiếc cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế. -Phích đựng nước sôi. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.KTBC: -Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài 50. +Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì ? có những loại nhiệt kế nào ? +Nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nước đá đang tan là bao nhiêu độ ? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh, cần phải khám chữa bệnh ? +Hãy nói cách đo nhiệt độ và đọc nhiệt đố khi dùng nhiết kế đo nhiệt độ cơ thể người. -Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS. 2.Bài mới: *Giới thiệu bài: *Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt -Thí nghiệm: Chúng ta có một chậu nước và một cốc nước nóng. Đặt cốc nước nóng vào chậu nước. -Yêu cầu HS dự đón xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không ? Nếu có thì thay đổi như thế nào ? -Muốn biết chính xác mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi như thế nào, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm. -Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. Hướng dẫn HS: đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ. -Gọi 2 nhóm HS trình bày kết quả. +Tại sao mứ nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi ? -Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau +Hãy lấy các ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi. +Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt ? vật nào là vật toả nhiệt ? +Kết quả sau khi thu nhiệt và toả nhiệt của các vật như thế nào ? -Kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt, sẽ lạnh đi. Vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi vì nó toả nhiệt, hay chính là đã truyền nhiệt cho vật lạnh hơn. Trong thí nghiệm các em vừa làm vật nóng hơn (cốc nước) đã truyền cho vật lạnh hơn (chậu nước). Khi đó cốc nước toả nhiệt nên bị lạnh đi, chậu nước thu nhiệt nên nóng lên. -Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 102. *Hoạt động 2:Nước nở ra khi nóng lên, và co lại khi lạnh ... từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa. - Biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp. - Biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được một câu với thành ngữ theo chủ điểm. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết sẵn nội dung các BT1, 4. -Từ điển, 5 -6 tờ phiếu khổ to. -Bảng lớp, III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: b) Luyện tập Bài tập 1: -Cho HS đọc yêu cầu BT1. -GV giao việc: Một là tìm những từ cùng nghĩa với từ Dũng cảm. Hai là tìm những từ trái nghĩa với từ Dũng cảm. Các em cần biết: Từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. -Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm làm bài. -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét, chốt lại những từ HS tìm đúng. * Từ cùng nghĩa với Dũng cảm: can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, anh hùng, anh dũng, quả cảm, * Từ trái nghĩa với Dũng cảm: nhát gan, nhút nhát, đớn hèn, hèn hạ, bạc nhược, Bài tập 2: -Cho HS đọc yêu cầu của BT2. -GV giao việc: Các em có nhiệm vụ chọn một từ trong các từ đã tìm được, xem từ đó có nghĩa như thế nào ? thường được sử dụng trong trường hợp nào ? nói về pjẩm chất gì ? của ai ? Sau đó em đặt câu với từ đó. -Cho HS làm bài. -Cho HS đọc câu mình vừa đặt. -GV nhận xét, khẳng định những câu HS đọc đúng, đặt hay. Bài tập 3: -Cho HS đọc yêu cầu của BT3. -GV giao việc: Các em chọn từ thích hợp trong 3 từ anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh để điền vào chỗ trống đã cho sao cho đúng. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày bài làm -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. * Dũng cảm bênh vực lẽ phải. * Khí thế Dũng mãnh. * Hi sinh anh dũng. Bài tập 4: -Cho HS đọc yêu cầu của BT4. -GV giao việc. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày. -GV nhận xét và chốt lại. Trong các thành ngữ đã cho có 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm. Đó là: * Vào sinh ra tử (trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết). * Gan vàng dạ sắt (gan dạ dũng cảm, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm). Bài tập 5: -Cho HS đọc yêu cầu của BT5. -GV giao việc. -Cho HS đặt câu. -Cho HS trình bày trước lớp. -GV nhận xét, khen những HS đặt câu hay. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà HTL các thành ngữ. -2 HS đóng vai để giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà. -HS lắng nghe. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -Các nhóm làm bài vào giấy. -Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng lớp. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -Mỗi em chọn 1 từ, đặt 1 câu. -Một số HS lần lượt đọc câu mình đã đặt. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe. -HS điền vào chỗ trống từ thích hợp. -HS lần lượt đọc bài làm. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe. -HS làm bài theo cặp. Từng cặp trao đổi để tìm câu thành ngữ nói về lòng dũng cảm. -Một số HS phát biểu. -Lớp nhận xét -HS nhẩm HTL các thành ngữ và thi đọc. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS chọn 1 thành ngữ, đặt câu với thành ngữ đã chọn. -Một số HS đọc câu vừa đặt. -Lớp nhận xét. Kĩ thuật CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT(Tiết 1) I Mục tiêu: - Biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. - Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít. - Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. II Đồ dùng: Bộ lắp ghép mô hình KT. III Lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ 2. bài mới : a. Giới thiệu bài b. các hoạt động 1) Làm quen các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật - HS đọc SGK + Bộ lắp ghép có bao nhiêu loại chi tiết và được chia làm bao nhiêu nhóm? 2) Tên gọi, hình dạng, số lượng của các chi tiết và dụng cụ - Gọi HS nêu tên, nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết trong bảng H1. - GV chọn chi tiết, HS nhận dạng, gọi đúng tên. - GV giới thiệu và HD cách sắp xếp các chi tiết trong hộp. - Các nhóm tự KT tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ theo như H1 3) Cách sử dụng cờ-lê, tua-vít a, Lắp vít: - HDHS thao tác lắp vít. b, Tháo vít: - Tay trái dùng cờ- lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua- vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua vít ngược chiều kim đồng hồ + để tháo vít, em sử dụng cờ-lê và tua vít ntn? c, Lắp ghép một số chi tiết: - GV thao tác mẫu 1 trong 4 mối ghép trong hình 4. + Để lắp được hình a...cần chi tiết nào, số lượng là bao nhiêu? - GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp. * Ghi nhớ : SGK : HS đọc 3. Củng cố – Dặn dò -Nhận xét giờ học Đọc SGK Trả lời Trả lời Nhận dạng, gọi tên các chi tiết Theo dõi Theo dõi Theo dõi Trả lời Theo dõi Trả lời Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010 Lịch sử CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG I.Mục tiêu :- Biết sơ lược về quá trình khẩn khoang ở Đàng Trong: + Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long(từ sông Gianh trở vào Nam bộ ngày nay) . + Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hóa, ruộng đất được khai hoá, xóm làng được hình thành và phát triển. - Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khai hoang. -Tôn trọng sắc thái văn hóa của các dân tộc . II.Chuẩn bị : -Bản đồ Việt Nam Thế kỉ XVI- XVII . -PHT của HS . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.KTBC : GV cho HS đọc bài “Trịnh –Nguyễn phân tranh” -Cuộc xung đột giữa các tập đoàn PK gây ra những hậu quả gì ? GV nhận xét ghi điểm . 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp: GV treo bản đồ VN thế kỉ XVI-XVII lên bảng và giới thiệu . -GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định trên bản đồ địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam bộ ngày nay . -GV yêu cầu HS chỉ vùng đất Đàng Trong tính đến thế kỉ XVII và vùng đất Đàng Trong từ thế kỉ XVIII. *Hoạt động nhóm: -GV phát PHT cho HS. -GV yêu cầu HS dựa vào PHT và bản đồ VN thảo luận nhóm :Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến ĐB sông cửu Long . -GV kết luận *Hoạt động cá nhân: -Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì ? -GV cho HS trao đổi để dẫn đến kết luận: Kết quả là xây dựng cuộc sống hòa hợp ,xây dựng nền văn hóa chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hóa riêng của mỗi tộc người . 4.Củng cố-dặn dò Cho HS đọc bài học ở trong khung . -Nêu những chính sách đúng đắn, tiến bộ của triều Nguyễn trong việc khẩn hoang ở Đàng Trong ? -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII”. -HS đọc bài và trả lời câu hỏi . -HS khác nhận xét . -HS theo dõi . -2 HS đọc và xác định. -HS lên bảng chỉ : +Vùng thứ nhất từ sông Gianh đến Quảng Nam. +Vùng tiếp theo từ Quảng Nam đến hết Nam Bộ ngày nay. -HS các nhóm thảo luận và trình bày trước lớp . -Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung -HS trao đổi và trả lời . -Cả lớp nhận xét, bổ sung. -3 HS đọc . - HS khác trả lời câu hỏi . -HS cả lớp . Địa lí DÃI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bầng duyên hải miền Trung : + Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá. + Khí hậu : mùa hạ, tai đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt ; có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam : khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. - Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (Lược đồ) tự nhiên Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung (sưu tầm được). III. Lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ 2 Bài mới : a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động 1)Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển - GV giới thiệu đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ: - HS đọc SGK + Đọc tên các đồng bằng theo theo thứ tự từ Bắc vào Nam? + Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này? - Các ĐB này nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp với dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp ĐBNB, phía Đông là biển Đông. + Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng này? - ...tên gọi lấy từ tên của các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó. + Quan sát trên lược đò em thấy các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu? - Các dãy núi chạy qua dải đồng bằng lan ra sát biển. - GV treo lược đồ đầm phá: Các ĐB ven biển thường có các cồn cát cao 20-30m, những vùng thấp trũng ở cửa sông, nơi có đồi cát dài ven biển bao quanh thường tạo nên các đầm, phá. + ở các vùng ĐB này có nhiều cồn cát cao, do đó thường có hiện tượng gì xảy ra? - Có hiện tượng di chuyển của các cồn cát. + Để găn chặn hiện tượng này người dân ở đây phải làm gì? - ...thường trồng phi lao để ngăn gió di chuyển sâu vào đất liền. + Nhận xét gì về đồng bằng duyên hảI miền Trung : về vị trí, diện tích, đặc điểm, cồn cát, đầm phá? Các đồng bằng duyên hảI miền Trung thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá. 2) Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam. HS thảo luận nhóm - HS Đọc và quan sát hình 1,4 trả lời câu hỏi SGK/136. + Chỉ và đọc tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân TP Huế, TP Đà Nẵng. + Mô tả đường đèo Hải Vân? - nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, một bên là sườn núi cao, một bên là vực sâu. + Nêu vai trò của bức tường chắn gió của dãy Bạch Mã? - dãy BạchMã và đèo Hải Vân nối từ Bắc vào Nam và chặn đứng luồng gió thổi từ bắc xuống Nam tạo sự khác biệt khí hậu giữa Bắc và Nam ĐBDHMT. + nêu sự khác biệt về nhiệt độ ở phía Bắc và phía Nam Bạch Mã? - Nhiệt độ TB tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 200C, Huế xuống dưới 20oC; nhiệt độ 2 thành phố này vào tháng 7 cao và chênh lệch khoảng 29oC. +Gió tây nam mùa hạ gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng. Gió Đông bắc thổi vào cuối nam mang theo nhiều hơi nước của biển thường gây mưa, gây lũ lụt đột ngột. ( Nhắc nhở HS chia sẻ với vùng thiên tai...) 3. Củng cố – dặn dò Nhận xét giờ học Theo dõi Đọc SGK Đọc tên các đồng bằng Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Nêu nhận xét Thảo luận nhóm Quan sát Trả lời Trả lời Trả lời
Tài liệu đính kèm: