Giáo án các môn Tuần 4 - Khối 4

Giáo án các môn Tuần 4 - Khối 4

Tập đọc. MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. Mục tiêu

-Biết đọc phân biệt lời các nhân vật,bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ

 III. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra: Đọc bài Người ăn xin .

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài ghi bảng

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

*. Luyện đọc: GV chia 3 đoạn

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc, (cho phát âm, chính trực, chính sự).

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

*. Tìm hiểu bài.

- Đoạn 1: Từ đầu . đó là vua Lý.

Trả lời 1 đoạn này kể chuyện gì?

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Tuần 4 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 Thứ hai ngày 14 / 9 / 2009
Tập đọc. MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC 
I. Mục tiêu
-Biết đọc phân biệt lời các nhân vật,bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ 
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Đọc bài Người ăn xin .
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài ghi bảng
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
*. Luyện đọc: GV chia 3 đoạn
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc, (cho phát âm, chính trực, chính sự).
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*. Tìm hiểu bài.
- Đoạn 1: Từ đầu .... đó là vua Lý...
Trả lời 1 đoạn này kể chuyện gì?
Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Đoạn 2: Trả lời 
Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
Đoạn 3: Còn lại: Thảo luận nhóm.
- Trong việc tìm người cứu nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Vì sao nhân dân ca ngợi ông?
GV chốt ý người chính trực đặt lợi ích đất nước lên trên lợi ích riêng.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn tìm giọng đọc phù hợp.
- Hướng dẫn luyện đọc phân vai.
3. Củng cố dặn dò
- Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- GV nhận xét tiết học - dặn dò học bài.
- 2 HS lên bảng.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 3 HS đọc nối tiếp(1 lượt).
- Lượt 2: Kết hợp nêu chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm và trả lời nhóm 2.
- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành với chuyện lập ngôi Vua. 
+ Không nhận đút lót để làm sai di chiếu của nhà vua đã mât. Theo di chúc.
- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường hầu hạ ông.
- Cử người tài ba giúp nước chứ không cử người hầu hạ mình.
- HS phát biểu. 
- 4 em đọc nối tiếp.
HS thảo luận cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành.
Toán. SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN.
I. Mục tiêu:
Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: So sánh hai số tự nhiên.
 Xếp thứ tự các số tự nhiên.(Bài 1-cột 1;bài 2a,c;bài 3a)
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ 
 III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS viết số sau thành tổng: 458734; 200756
-GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài - ghi bảng
2. Phát triển bài:
* So sánh các số tự nhiên
- GV: Trong hai số tự nhiên số nào có chữ số lớn hơn thì lớn hơn
VD: 100 > 99
- Số nào có chữ số bé hơn thì bé hơn.
VD: 99 < 100
- GV: Hai chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp.
- GV hướng dẫn VD như SGK.
Þ Rút ra chú ý SGK.
* Nhận xét: 
+ Trong dãy số tự nhiên.
- Số đứng trước bé hơn số đứng sau.
VD: 8 < 9
- Số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
VD :9 > 8
+ Trên tia số: Số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn, càng xa gốc 0 hơn là số lớn hơn.
* Xếp thứ tự các số tự nhiên
- GV nêu một nhóm các số tự nhiên.
- Cho HS xếp thứ tự từ bé đến lớn.
- Cho HS xếp thứ tự từ lớn đến bé.
- Cho HS chỉ ra số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó.
- GV giúp HS nhận xét: Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên.
3. Thực hành
Bài 1(22): Cho HS làm bài tập rồi chữa 
GV nhận xét củng cố 
Bài 2(22)
- Cho HS làm vào vở.
- GV nhận xét củng cố.
Bài 3(22)
Cho Hs làm bài rồi chữa bài.
GV nhận xét cho điểm.
 C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài.Làm bài 2 b 
- 2 HS làm.
- HS nhận xét.
- HS lấy VD.
2345 > 2335
- Nhiều HS đọc
7698; 7869; 7896; 7968.
7968; 7896; 7869; 7698.
- HS nêu.
- Nhiều HS nhắc lại.
- 2 HS lên điền.
- HS nhận xét.
 1234 > 999
 8754 <87540
 39680 = 39000 +680
 35784 < 35790
 92501 > 92410
 17600 = 17000+600
- HS làm mỗi em làm 1 phần.
- HS nhận xét.
+Viết các sốtheo thứ tự từ bé đến lớn :
a – 8136; 8316 ;8361 .
c –63841 ; 64813 ; 64831 .
- 2 HS làm.
- HS nhận xét.
+Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé : 
a – 1984 ; 1978 ; 1952 ; 1942 .
b – 1969 ; 1954 ; 1945 ; 1890 .
Chính tả. (NGHE - VIẾT) :TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. Mục tiêu:
1. Nhớ – viết lại đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ;biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
2. Làm đúng bài tập 2a.
3. Tiếp tục giáo dục nâng cao kỹ năng viết đúng đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập 
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
2. Hướng dẫn học sinh nhớ - viết.
- GV nhắc HS cách trình bàt bài thơ lục bát, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ sai.
- GV chấm chữ 7 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2(a).
- Phát phiếu to cho nhóm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm. Chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà đọc lại bài 2(a) và làm bài 2(b).
- Cho 2 nhóm HS thi viết đúng nhanh tên các con vật bắt đầu bằng ch/tr.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS học thuộc lòng đoạn thơ: 14 dòng đầu.
- Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ.
- HS gấp sách giáo khoa nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. Sửa lề ghi bằng bút chì.
Bài 2: Điền vào chỗ trống r, d, gi.
- Đại diện lên gắn phiếu.
- Đọc to đoạn văn để hoàn thành.
- Cả lớp sửa theo: 
+ ... Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi...
+ ... Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
Ôn Luyện Toán: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU: -Tiếp tục giúp HS hệ thống hoá một số kiến thức ban đầu về
 Cách so sánh hai số tự nhiên
 - Nắm chắc đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên	
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hướng dẫn HS thực hành :
- So sánh số tự nhiên
* Luôn thực hiện được phép so sánh hai số tự nhiên bất kì
- Gv yêu cầu HS nêu các số tự nhiên bất kì
- Vậy với hai số tự nhiên bất kì ta luôn xác định được điều gì?
* Nhắc lại : Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì
- Hãy so sánh hai số 100 và 99
- Khi so sánh hai số tự nhiên căn cứ vào số chữ số của chúng, ta có thể kết luận được điều gì?
* So sánh hai số tự nhiên trong dãy số tự nhiên và trên tia số
- Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước hay 7?
- Trong dãy số tự nhiên số đứng trước ntn' với số đứng sau của nó (ngược lại)
Gv vẽ tia số hs so sánh hai số
* Sắp xếp các số tự nhiên
- Yêu cầu hs nêu rõ cách sắp xếp
- Vì sao ta luôn sắp xếp được 1 nhóm các số tự nhiên theo thứ tự lớn đến bé và ngược lại
- Hs nối tiếp nêu câu trả lời
- Luôn so sánh được hai số tự nhiên
- HS so sánh và nêu cách so sánh (dựa vào số chữ viết trên số)
- Số nào nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
- Số nào ít chữ số hơn thì số đó nhỏ hơn
- HS so sánh 5 và 7
- Trong dãy, số nào đứng trước thì nhỏ hơn và ngược lại
- HS xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 7698, 7968, 7896, 7869
	3. Luyện tập
Bài 1: - Bài yêu cầu ta làm gì? - Yêu cầu hs nêu cách so sánh số
Bài 2: - Bài yêu cầu ta làm gì? - Muốn sắp xếp được các số tự nhiên từ bé đến lớn ta làm như thế nào?
Bài 3:- Bài yêu cầu ta làm gì? - Nêu cách sắp xếp 
Gv nhận xét, cho điểm
4. Củng cố: Gv treo bảng phụ
Tìm x biết: 145 < x < 150, x là số tự nhiên
x là số chẵn biết 200 < x < 210
x là số tròn chục 450 < x < 510
Gv nhận xét , cho hs nhắc lại cách so sánh hai số tự nhiên 
5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học
Cho HS yếu làm 
- HS nêu yêu cầu 
- Hs làm bài
HS TB làm bài.
- Hs nêu ý kiến
- HS nêu y/c
- HS nêu
- HS nêu yêu cầu
- Lớp làm vào nháp
- Chữa hs nêu rõ tại sao
 Thứ ba ngày 15 / 9 / 2009
Luyện từ và câu. TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục tiêu:
1. HS biết được hai cách cấu tạo từ phức của Tiếng Việt.
- Ghép những tiếng có nghĩa với nhau(Từ ghép).
- Phối hợp những tiếng có âm hay vần lặp lại nhau(từ láy).
2. Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phận biệt từ ghép với từ láy đơn giản, tập đặt câu hỏi với các từ đó. tìm được các từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho(BT2
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ+ Phiếu học tập .
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1: Kiểm tra bài cũ
- HS1: Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào? Cho VD
2: Bài mới
*HĐ1: Phần nhận xét
. Cho HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả gợi ý.
+ Yêu cầu: Đọc và chỉ ra cấu tạo của những từ được in đậm trong các câu thơ có gì khác nhau?
- Cho HS làm việc các nhân.
- Cho HS trình bày.
- GVnhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Þ những từ có nghĩa được ghép lại với nhau gọi là từ ghép.
*HĐ2: Phần ghi nhớ
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK.
- Cho HS giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các VD.
- GV giải thích, phân tích(nếu HS lúng túng).
*HĐ3: Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1,đọc đoạn văn
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS lên trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
- GV giải nghĩa một sốtừ tìm được.
*HĐ4: Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Cho HS lên trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
3: Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mỗi em tìm 5 từ ghép và 5 từ láy chỉ màu sắc.
- Từ đơn chỉ có một tiếng.
- Từ phức có hai hay nhiều tiếng. VD: đơn: đi, ăn, nói,...
Phức: xe đạp, nghỉ ngơi...
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Một vài HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Vài HS nhắc lại.
- 3,4 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS thích thích, phân tích.
- 1HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm ra nháp.
- 2 đội cử người chơi tiếp sức.
- HS nhận xét chéo.
- HS làm theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS nhận xét chéo.
Toán. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: + Giúp HS: 
- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5; 68 < x < 92( x là số tự nhiên)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
 III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm BT 3 đồng thời kiểm tra vở BT.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
a.Giới thiệu bài - ghi bảng
b. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1(trang 22)
 GV cho HS đọc đề bài, sau đó cho HS tự làm.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng. GV hỏi thêm về trường hợp các số có 4, 5, 6, 7 chữ số.
Bài 2(trang 22)
GV chữa bài chốt kết quả đúng.
Cho HS đổi vở kiểm tra.
Bài 3(trang 22)
Bài này yêu cầu làm gì?
GV cho HS tự làm, khi chữa bài yêu cầu HS giải quyết cách làm.
Bàii 4(trang 22)
 - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đ ... trình bày.
- HS nhận xét chéo.
- HS làm nháp.
- 1 số em lên trình bày.
 Toán. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu:+ Giúp HS:
- Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề- ca-gam, héc-tô-gam, quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam .
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng .Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.(bài 1,2)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ các cột của bảng đơn vị đo khối lượng.
 III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
-Lên bảng làm BT2, và BT 4 và hỏi mối quan hệ giữa tấn, tạ, yến, kg.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
a.Giới thiệu bài - ghi bảng
b. Giới thiệu đề ca gam và héc tô gam:
* Giới thiệu đề ca gam:
- Cho HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
- GV: để đo khối lượng các vật nặng hàng chục hàng trăm gam người ta còng dùng đơn vị Đề ca gam(viết tắt là dag) 
1dag = 10 g
* Giới thiệu hec tô gam:
- GV giới thiệu tương tự ® héc tô gam (hg) 
1hg = 10 dag = 100 g
c. Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng:
GV hướng dẫn HS hệ thống hoá các đơn vị đo khối lượng đã học thành bảng.
GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn ghi các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự 
- GV cho HS nhận xét.
- GV cho HS nêu lại mối quan hệ giữa hai đơn vị đo kế tiếp nhau để xây dựng thành bảng như SGK.
- Quan sát bảng vừa thành lập và nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị liền nhau.
- GV kết luận.
d. Thực hành
Bài 1(trang 24)
- GV chữa bài và chốt được mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng theo hai chiều.
Bài 2(trang 24)
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- GV chữa bài
Bài 3(trang 24)
 - GV hỏi: Bài này yêu cầu chúng ta làm gì? 
Bài 4(trang 24)
 - GV cho HS đọc đề bài.
- GV chấm chữa một số bài
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại các bảng đơn vị đo khối lượng.
- Dặn HS học bài làm lại BT 1, BT4 trang 24
- 2 HS lên làm bảng.
- HS nêu tấn, tạ, yến, kg, g
- HS đọc để ghi nhớ cách đọc, độ lớn, kí hiệu của dag.
- HS đọc lại theo hai chiều xuôi và ngược.
- Đơn vị bé hơn kg là hg và dag, g ở cột bên phải kg, còn yến, tạ, tấn ở bên trái kg.
- Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.
- HS đọc lại vài lần bảng đơn vị đo khối lượng.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a) 1dag = 10g b) 4dag = 40g
 10g = 1dag 8hg = 80 dag
 1hg = 10 dag 3 kg = 10 hg
 10dag = 1hg 7 kg = 7000g
- HS giơ bảng.
- Kết quả đúng là: 
380g + 195g = 575g
928dag - 274dag = 654dag
- Điền dấu >; <; = vào chỗ trống
- 2 HS làm bảng.
- Dưới lớp đổi vở theo cặp để kiểm tra.
- HS đọc đề bài.
- Tóm tắt.
- 1 HS làm bài.
Bài giải
Đáp số: 1kg
Luyện tập làm văn Viết Thư – Cốt truyện
	I. MỤC TIÊU:
 GV giúp HS:
 - Củng cố kiến thức về văn viết thư.
 - Hoàn chỉnh bức thư ở tiết TLV trước
 - Sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo trình tự hớp lí, kể lại được câu chuyện dựa vào cốt truyện đã sắp xếp.
 II. ĐDDH: VBT Tiếng việt.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
* Hoạt động 1:
Ôn tập văn viết thư
- GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời:
+ Thông thường một bức thư thường gồm mấy phần?
+ Nêu nội dung phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư.
- GV chốt ý, lưu ý những điều cần thiết về hình thức trình bày.
*Hoạt động 2:
 Hoàn chỉnh bài tập viết thư ở tiết trước.
- GV nêu yêu cầu
+ Những em nào chưa hoàn chỉnh bài tập này ở tiết trước thì chỉnh sửa cho hoàn chỉnh, Những HS Khá, Giỏi đã hoàn chỉnh có thể tìm ý cho đề bài “ Nhân dịp năm mới, em hãy viết thư cho một người thân để thăm hỏi và chúc mừng năm mới”
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- GV nhận xét chung
* Hoạt động 3:
Củng cố lại các sự việc chính trong truyên “Cây khế”, kể lại câu chuyện trên theo trình tự đã sắp xếp
+ GV nêu yêu cầu
+ Theo dõi hướng dẫn HS làm bài
+ Gọi nhiều HS KC
+ Nhận xét ghi điểm những em kể tốt.
* Hoạt động lớp:
- HS phát biểu lần lượt từng câu, lớp nhận xét , 1, 2 HS lặp lại để ghi nhớ kiến thức.
- 2, 3 HS đọc lại Ghi nhớ trang 34 SGK
- HS lắng nghe
* Hoạt động cá nhân.
- HS lắng nghe
- Làm bài cá nhân
- Nhiều HS trình bày bài làm của mình, lớp nhận xét
* Hoạt động lớp, nhóm đôi
- HS lắng nghe.
- Từng cặp mở VBT soát lại trình tự đã sắp xếp và kể theo cặp câu chuyện “ Cây khế”
- Thi kể chuyện trước lớp
- HS lớp lắng nghe, nhận xét bình chọn bạn KC hay, hấp dẫn
Thứ sáu ngày 18 / 9 / 2009
Tập làm văn. LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề(SGK),xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần giũ với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A: Kiểm tra bài cũ:2HS 
+ Em hãy nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
+ Em hãy kể lại truyện "Cây khế"
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
b. Phần phát triển bài:
* Xác định yêu cầu của đề bài.
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV giao việc: Đề bài cho trước 3 nhân vật: Bà mẹ ốm, Người con, Bà tiên.
Nhiệm vụ của HS là: Hãy tưởng tượng và kể vắn tắt câu truyện xảy ra.
* Cho HS lựa chọn chủ đề của câu truyện.
- Cho HS đọc gợi ý.
- Cho HS nói chủ đề các em chọn.
* Thực hành xây dựng cốt truyện.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS thực hành kể.
- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét và khen thưởng những HS tưởng tượng ra câu chuyện hay+ kể hay.
- Cho HS viết vào vở cốt truyện mình đã kể.
C. Củng cố - dặn dò
- Gọi 2 HS nói lại cách xây dựng cốt truyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về kể lại cho người thânnghe.
- Dặn HS chuẩn bị tiết TLV tuần 5.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét bổ sung.
- Một HS đọc yêu cầu của đề.
- Cho 1 HS đọc gợi ý 1, 1 HS đọc tiếp gợi ý 2
- HS phát biểu chủ đề mình đã chọn để xây dựng câu truyện.
- HS đọc thầm gợi ý 1, 2 nếu chọn 1 trong hai đề tài đó.
- 1HS giỏi kể mẫu dựa vào gợi ý HS 2 trong SGK.
- HS kể theo cặp, HS 1 kể, HS 2 nghe và ngược lại.
- Đại diện các nhóm lên thi kể.
- Lớp nhận xét.
- HS viết vắn tắt vào vở.
Toán. GIÂY - THẾ KỈ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm. 
-Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.(bài 1,2a,b)
II. Đồ dùng dạy học:
- Đồng hồ thật có 3 kim giờ, phút, giây
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
-Lên bảng làm BT4 + kiểm tra vở bài tập học sinh 
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
a.Giới thiệu bài - ghi bảng
b. Giới thiệu về giây: Treo đồng hồ
- GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút.
- GV kết luận chốt lại: 1giờ = 60 phút
- GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ, quan sát sự chuyển động của nó và nhận xét.
- GVKL: 1giờ = 60 phút.
c. Giới thiệu về thế kỉ:
- GV: Đơn vị đo thời gian lớn hơn "năm " là thế kỷ". GV viết lên bảng một thế kỉ = 100 năm.
- GV giới thiệu: Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ 1(ghi tóm tắt lên bảng và cho HS đọc lại), từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai.
- Tương tự GV hướng dẫn tiếp như ở SGK.
- GV: Người ta hay dùng số LaMã để ghi tên thế kỉ
d. Thực hành
Bài 1(trang 25)
- GV cho HS tự làm sau đó yêu cầu giải thích cách làm.
- Chữa bài và chốt kết quả đúng.
Bài 2(trang 25)
GV cho HS nhận xét và đổi chéo bài để kiểm tra.
Bài 3(trang 25)
 3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV cho HS nhắc lại cách đổi giây, phút, thế kỉ.
- Tổng kết tiết học. Nhắc HS làm lại BT 1,3 vào vở ở nhà.
- 1 HS lên bảng làm.
HS quan sát nêu nhận xét.
- Kim giờ đi từ 1 số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ.
- Kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền hết 1 phút.
* HS nhắc lại:
- HS quan sát và nêu ý kiến nhận xét.
- HS nhắc lại và khắc sâu cách đổi giây/ phút.
- HS nhắc lại.
- HS nêu lại và khắc sâu cách tính thế kỉ.
-HS làm bài .
¤n luyÖn To¸n 	
	 GIÂY, THẾ KỈ
I. MỤC TIÊU: Tiếp tục giúp học sinh:
- Năm chắc các đơn vị đo thời gian giây, thế kỉ.
- Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, năm và thế kỉ
-Vận dụng thành thạo trong việc đổi các đơn vị đo thời gian vừa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, Mô hình đồng hồ .	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: Treo bảng phụ ghi sẵn: Điền dấu thích hợp vào ô 
13 tấn 2 yến 120 tạ 30 kg
15 hg 7 g 15 kg 607 g - Gv nhận xét, cho điểm
- 1 HS lên bảng
- Chữa bài và nêu cách làm
2.Hướng dẫn luyện tập :
* Giây, thế kỉ
- Yêu cầu hs chỉ kim giờ, kim phút
- Khoảng thời gian kim giờ đồng hồ đi từ số này đến số kia (2 số liền nhau) mất bao nhiêu thời gian?
- Một giờ = ? phút
- Kim thứ ba trên đồng hồ chỉ gì?
Gv giảng thêm về kim giây -> 1phút = 60 giây
- HS quan sát đồng hồ
- Gọi HS chỉ kim giây , phút , giờ trên mô hình đồng hồ .
- 1 giờ
- 1 giờ = 60 phút
- giây
Giới thiệu thế kỉ: Gv treo bảng phụ vẽ trục thời gian như sgk
- Giới thiệu 1 tram năm là 1 thế kỉ được biểu diễn bằng hai vạch dài liền nhau
- Năm 1879 thuộc thế kỉ nào?
- Em sinh năm nào? thuộc thế kỉ nào?
- Năm 2006 thuộc thế kỉ nào? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào?
Giới thiệu để ghi thế kỉ người ta dùng chữ số La Mã
3. thực hành làm bài tập :
Bài 1:
 - Em làm thế nào để đổi 1/3 phút = 20 giây?
- Làm thế nào để đổi 1 phút 8 giây = 68 giây?
- Làm thế nào đổi 1/2 thế kỉ ra năm?
Bài 2:
- Hướng dẫn hs xác định trên trục thời gian
- 1 HS lắng nghe và quan sát
- HS nối tiếp nêu
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- 1 HS nêu yêu cầu
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn phần a
- Lí Thái Tổ rời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ nào?
- Năm nay là năm nào?
- Tính từ năm 1010 đến nay ? năm
* Muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép tính trừ hai thời điểm cho nhau 
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- HS nối tiếp nhau trả lời
4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học
Sinh hoạt lớp
KIỂM ĐIỂM TUẦN
I- Yêu cầu
- Rèn thói quen học tập có nền nếp, đi học đều đúng giờ.
- Có ý thức giữ vệ sinh chung
- Đề ra phưong hướng tuần tới
II- Nội dung
1- Nhận xét chung
- Lớp trưởng báo cáo nền nếp học tập, thể dục vệ sinh.
- GV nhận xét chung về ý thức học tập, nền nếp xếp hàng đầu giờ, vệ sinh trường lớp, cá nhân.
2- Nhận xét cụ thể
- Tuyên dương và nhắc nhở 1 số hs có ý thức tốt và chưa tốt.
III- Phương hướng tuần tới : 
- Tiếp tục thực hiện tốt việc đi học đều, đúng giờ, xếp hàng đầu giờ và TD, VS đều đặn.
- Thực hiện tốt truy bài đầu giờ
- Nộp các khoản thu theo qui định.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop4 tuan 4(1).doc