Giáo án Tiếng Việt khối 4 - Tuần 16

Giáo án Tiếng Việt khối 4 - Tuần 16

Phân biệt r/d/gi ; ât/âc

Kéo co

I. MỤC TIÊU

- Nghe viết đúng chính tả , trình bày đúng bài Kéo co

- Làm đúng, viết đúng những tiếng có âm đầu r/d/gi ; hay âm cuối âc/ât.

- KNS: Trị chơi “ Kéo co” mang đến cho con người những điều tốt đẹp nào?

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Băng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 16 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt khối 4 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm	ngày 6	tháng 12	năm 2012
Chính tả
Phân biệt r/d/gi ; ât/âc
Kéo co
I. MỤC TIÊU
Nghe viết đúng chính tả , trình bày đúng bài ‘Kéo co’
Làm đúng, viết đúng những tiếng có âm đầu r/d/gi ; hay âm cuối âc/ât.
KNS: Trị chơi “ Kéo co” mang đến cho con người những điều tốt đẹp nào?
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Băng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Ổn định
B. Bài cũ
- ‘Cánh diều tuổi thơ’
- HS nhớ viết, chú ý: hò hét, mềm mại, phát dại, sáo lông ngỗngsáo kép, sao sớm.
- GV nhận xét
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV ghi bảng tựa bài
2. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1 : Giảng bài
Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV rút ra từ khó cho HS ghi vào bảng: tinh thần thượng võ, ganh đua, khuyến khích, trai tráng.
 - GV nhắc HS cách trình bày.
- GV yêu cầu HS nghe và viết lại từng câu. 
- GV cho HS chữa bài. 
- GV chấm 10 vở
Hoạt động 2 : Bài tập chính tả
@Bài tập 2a
- GV yêu cầu HS đọc bài 2a.
- GV nhận xét.
D. Củng cố dặn dò
- Biểu dương HS viết đúng.
- Chuẩn bị bài 17.
 - 2 HS lên bảng, lớp viết vào nháp.
 - Lớp tự tìm một từ có vần tr/ch.
 - HS đọc đoạn văn cần viết 
 - HS phân tích từ và ghi
- HS nghe và viết vào vở
- Từng cặp HS đổi vở kiểm tra lỗi đối chiếu qua SGK.
- HS làm việc cá nhân tìm các từ có hai tiếng đầu bắt đầu bằng r, d hay gi
- 2 HS lên bảng phụ làm bài tập.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến 
hoặc tham gia (tt)
I. MỤC TIÊU
	1. Rèn kĩ năng nói:
	- HS chọn được một câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
	- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
	2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Bảng lớp viết đề bài, 3 cách xây dựng cốt truyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
A. Ổn định
B. Bài cũ
GV nhận xét – khen thưởng
C. Dạy bài mới
1. Giơi thiệu bài
Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện về đồ chơi của chính các em hay của bạn bè xung quanh. Chúng ta sẽ biết trong tiết học hôm nay, bạn nào có câu chuyện về đồ chơi hay nhất.
GV kiểm tra HS chuẩn bị trước ở nhà để học tốt tiết KC hôm nay như thế nào.
2. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân tích đề.
GV gạch dưới những chữ sau: Kể một câu chuyện về đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
Lưu ý: câu chuyện của mỗi em phải là câu chuyện có thật (liên quan đến đồ chơi của em hay của bạn bè), nhân vật trong câu chuyện là em hay bạn bè. Lời kể giản dị, tự nhiên.
Họat động 2 :Gợi ý kể chuyện
GV nhắc HS chú ý:
- SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truyện. Em có thể kể theo 1 trong 3 hướng đó
- Khi kể, nên dùng từ xưng hô – tôi (kể cho bạn ngồi bên , kể cho cả lớp)
Hoạt động 3 : HS thực hành kể chuyện.
D. Củng cố – dặn dò
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện của em cho người thân nghe, chuẩn bị bài tập KC tuần 17
HỌC SINH
2 HS kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc có nhân vật lànhững đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em (BT trong tiết kể chuyện trước).
HS nhận xét.
-1 HS đọc đề bài trong SGK.
-3 HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm phần gợi ý, suy nghĩ để chọn đề tài kể chuyện của mình.
-HS phát biểu về hướng xây dựng cốt truyện của mình.
-1 HS khá, giỏi kể mẫu.
-HS kể theo nhóm, kể theo nhóm đôi.
-Đại diện thi kể.
-Cả lớp nhận xét nhanh về nội dung, cách kể, cách dùng từ, đặt câu, ngữ điệu.
-Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất
Tập đọc 
Kéo co
I. MỤC TIÊU	
- Hiểu các từ ngữ trong bài. 
- Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đầt nước ta rất khác nhau . Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. 
- Đọc trơn toàn bài.
- Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi , hào hứng.
- HS yêu thích các trò chơi dân gian -> từ đó giáo dục lòng yêu quê hương dân tộc. 
II.CHUẨN BỊ
- GV : + Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 + Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Ổn định
B. Bài cũ: Tuồi Ngựa
 - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi 
C.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài 
- Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết . Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài học kéo co hôm nay, các em sẽ biết thêm về cách chơi 
- HS đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi trong SGK.
 kéo co ở một số địa phương trên đầt nước ta. 
2. Hoạt động dạy và học 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc 
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó , hướng dẫn ngắt nghỉ hơi đúng câu : “ Hội làng Hữu Tráp  bên nữ thắng .”
- Đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
@Đoạn 1: 5 dòng đầu
- Qua phần đầu bài văn , em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
@Đoạn 2 : Bốn dòng tiếp
- Giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Tráp ?
@Đoạn 3 : Phần còn lại
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? 
*Yêu cầu HS đọc cả bài văn và trả lời câu hỏi.
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ?
- Ngoài kéo co , em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ? 
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
- Giọng đọc vui , hào hứng. Chú ý ngắt nhịp , nhấn giọng đúng khi đọc các câu sau :
Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ , tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. // Có năm/ bên nam thắng, có năm / bên nữ thắng.
D.Củng cố – Dặn dò 
- Nêu nội dung của bài ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Trong quán ăn “ Ba cá bống “.
- HS đọc từng khổ thơ và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
-HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
- Trả lời
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS nêu 
-Tìm đọc các trò chơi khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
Tập đọc 
Trong quán ăn “ Ba cá bống” 
I. MỤC TIÊU
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa truyện : Chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú.
- Đọc trôi chảy rõ ràng. Đọc lưu loát không vấp váp các danh từ riêng tiếng nước ngoài : Bu-ra-ti-nô, 
Toóc-ti-la , Ba-ra-ba , Đu-rê-ma , A-li-xa , A-di-li-ô .
- Biết đọc diễn cảm truyện – giọng đọc gây tình huống bất ngờ , hấp dẫn , đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật.
- HS yêu thích những câu truyện cổ, yêu sự thông minh , căm ghét kẻ tàn ác. 
II.CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài học. Truyện Chiếc chìa khóa vàng hay truyện li kì của Bu-ra-ti-nô .
-Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Ổn định
B. Bài cũ :Kéo co
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
C.Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Các em đã đọc truyện Chiếc chìa khoá vàng hay truyện li kì của Bu-ra-ti-nô chưa ? Đây là một truyện rất nổi tiếng kể về một chú bé bằng gỗ, có chiếc mũi rất nhọn và dài mà trẻ em thế giới yêu thích . Hôm nay, các em sẽ đọc một trích đoạn vui của truyện đó để thấy phần nào tính cách thông minh của chú bé gỗ Bu-ra-ti-nô.
2. Hoạt động dạy và học 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc 
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó . 
- Hướng dẫn HS nhận biết các nhân vật trong tranh , đọc tên riêng tiếng nước ngoài.
- Đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba ?
+ Đoạn 1 : . . trong nhà bác Các-lô ạ . 
- Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ? 
+ Đoạn 2 : Phần còn lại 
-Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ?
- Tìm những hình ảnh , chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh , lí thú ?
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn .
D.Củng cố – Dặn dò 
- Nêu ý nghĩa của truyện ?
- Nhận xét tiết học. 
- Khuyên HS tìm đọc toàn truyện Chiếc chìa khoá vàng hay Chuyện li kì của Bu-ra-ti-nô để kể lại cho các bạn. 
- Chuẩn bị :Rất nhiều mặt trăng
- HS đọc, trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS xem tranh minh hoạ
- Đọc phần giới thiệu bài.
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
-Đọc phần giới thiệu truyện.
-HS đọc thành tiếng - cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Luyện đọc diễn cảm : đọc cá nhân, đọc phân vai.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi đọc diễn cảm một đoạn .
- HS nêu.
Tập làm văn
Luyện tập giới thiệu địa phương
I. MỤC TIÊU
Biết giới thiệu lại dưới hình thức giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trâùp (Quế Võ, Bắc Ninh) và Tích Sơn (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) dựa vào bài tập đọc kéo co đã học. 
Biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em, giới thiệu rõ ràng, ai cũng hiểu được.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	 Tranh minh họa một số trò chơi, lễ hội trong SGK.
 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Ổn định
B. Bài cũ: Quan sát đồ vật 
C.Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
Ghi tựa bài
2. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
- GV nhắc HS: Cần giới thiệu 2 tập quán kéo co rất khác nhau ở hai vùng – giới thiệu rõ ràng, vui, hấp dẫn.
Hoạt động 2 : Bài tập 2
Xác định yêu cầu của đề bài.
GV cùng cả lớp phân tích đề bài.
Chú ý
+ Em phải giới thiệu 1 trò chơi, hoặc 1 lễ hội ở quê em có (hoặc em đã được nhìn thấy, được tham dự ở đâu đó). Như vậy, điều quan trọng là em phải biết ở quê em, địa phương em có trò chơi nào, lễ hội nào, từ đó xác định được đề tài giới thiệu. Các em hãy nhìn 6 tranh minh hoạ trong SGK, nói tên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh.
+ Ở địa phương em có những trò chơi, lễ hội như trên không ? Hãy nói tên các trò chơi, lễ hội ở địa phương em có.
+ Khi giới thiệu trò chơi, lễ hội ở địa phương, trong phần mở bài, em phải giới thiệu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.
HS thực hành giới thiệu.
D. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài giới thiệu của em.
- 1 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết TLV tuần trước (quan sát đồ vật).
- 2 HS đọc dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc lướt bài kéo co trong SGK, trả lời câu hỏi (Bài văn giới thiêu tập quán kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)
- 2, 3 HS thi giới thiệu.
- Một vài HS giới thiệu các trò chơi kéo co
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầøu của bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- Quan sát 6 tranh minh hoạ trong SGK
- HS nói tên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh 
- 1 HS giỏi làm mẫu.
- HS giới thiệu về trò chơi, lễ hội của địa phương trong nhóm: đối tượng của mỗi em là các bạn trong nhóm, cần xưng hô thế nào.
Đại diện nhóm thi giới thiệu.
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
I. MỤC TIÊU
	Dựa vào dàn ý đã lập trong tiết TLV kết thúc tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đầy đủ 3 phần: mở bài – thân bài – kết bài.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ viết sẵn một dàn ý bất kì.
-Dàn ý bài văn tả đồ chơi
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Ổn định
B. Bài cũ : Luyện tập giới thiệu địa phương 
GV nhận xét
C.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hoạt động dạy và học 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài
GV hướng dẫn HS trình bày kết cấu 3 phần của một bài văn.
+ Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp
Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân bài, kết bài)
-Chọn cách kết bài
Hoạt động 2: HS viết bài 
- GV tạo không khí nghiêm túc, yên tĩnh cho HS viết.
D. Củng cố – dặn dò
- GV thu bài. Yêu cầu những HS nào chưa hài lòng với bài viét có thể về nhà viết lại lần thứ hai, nộp thêm cho GV trong tiết học tới.
 Chuẩn bị bài: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đô vật 
- 1 HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em (em đã viết vào vở ở nhà).
- 2 HS đọc dàn ý tả đồ chơi của em (tiết TLV kết thúc tuần 15).
- 2 HS đọc đề bài.
- Cả lớp mở vở, đọc thầm dàn ý em đã chẩn bị tuần trước.
- Cả lớp đọc phần gợi ý trong SGK (các mục 2, 3, 4).
* 1 HS đọc a và b trong SGK.
* 1 HS trình bày mẫu cách mở đầu bài viết của mình – cách trực tiếp (VD: Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông).
* 1 HS trình bày mẫu cách mở đầu bài viết của mình – cách gián tiếp 1 HS đọc M trong SGK.
1 HS trình bày mẫu thân bài của mình 
* 1 HS trình bày mấu cách kết bài kiểu tự nhiên. (VD: ôm chú gấu như một cụ bông lớn vào lòng, em thấy rất dễ chịu).
* 1 HS trình bày mẫu cách kết bài kiểu mở rộng 
- HS viết bài.
Luyện từ và câu
Câu kể
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (kể, tả, giới thiệu về sự vật, sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
Kỹ năng: Nhận biết dấu hiệu của câu kể.
Thái độ: HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ
Bảng phụ viết phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
SGK, VBT.
III.CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Ổn định
B. Bài cũ
MRVT: Trò chơi, đồ chơi
- Yêu cầu HS làm BT 3.
- GV nhận xét.
C. Bài mới
1.Giới thiệu bài: Câu kể
2.Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Phần nhận xét
Bài 1
- HS làm việc cá nhân: câu được in đậm trong đoạn văn là câu hỏi về 1 điều chưa biết.
- Cuối câu có dấu chấm.
Bài 2
- Cho từng HS đọc từng câu và nêu tác dụng.
- Tác dụng của câu kể, tả, giới thiệu về Bu-ra-ti-nô.
- Sau các câu trên có dấu gì?
Bài 3
- HS thảo luận nhóm đôi xem chúng có tác dụng gì?
- GV chốt: Câu kể có thể được dùng để nói lên ý kiến hoặc tam6 tư, tình cảm của mỗi người.
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài tập 1
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm, gạch dưới các câu kể và ghi vào phiếu, nêu tác dụng của mỗi câu.
- GV nhận xét.
Bài tập 2
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
- GV nhận xét.
D.Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Làm bài tập 2 (Đặt câu khác).
- Chuẩn bị bài: Câu kể Ai làm gì?
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm và nêu ý kiến.
- HS phát biểu ý kiến.
- Dấu chấm
- HS đọc bài 3.
- 2 câu đầu là kể về Bu-ra-ba.
- 1 câu cuối: nói suy nghĩ của Ba-ra-ba.
- HS đọc ghi nhớ
- HS yêu cầu bài
- Đại diện nhóm trình bày
+ Câu 1: Kể sự việc.
+ Câu 2: Tả cánh diều.
+ Câu 3: Nêu tâm trạng của bọn trẻ.
Câu 4: Tả tiếng sáo.
Câu 5: Kể sự việc.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS tự đặt câu hỏi.
Luyện từ và câu	
Mở rộng vốn tư ø: Đồ chơi – Trò chơi
I. MỤC TIÊU
1.Biết một số từ nói về các trò chơi rèn luyện: sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người.
2.Hiểu nghĩa một số câu tục ngữ, thành ngữ liên quan đến chủ điểm. Biết sử dụng những thành ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể.
3.Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt và thích sử dụng Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ
-Phiếu khổ to.
-Tranh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò co.
-SGK, thẻ từ.
III.CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Ổn định
B. Bài cũ : Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- GV nhận xét.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Đồ chơi – Trò chơi.
2. Hướng dẫn
Bài tập 1
- GV cùng cả lớp nói cách chơi 1 số trò chơi các em có thể chưa biết.
- GV cho HS xem tranh.
- GV nhận xét và chốt
Trò chơi rèn luyện sức mạnh là kéo co, vật.
Trò chơi rèn luyện sự khéo éo: nhảy dây, lò cò, đá cầu.
Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
Bài tập 2
- HS thảo luận nhóm 4 HS làm vào phiếu.
- GV nhận xét và chốt
- HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ.
- HS làm lại BT 1.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Từng cặp HS trao đổi làm bài và trình bày kết quả bằng cách HS đính thẻ từ vào ô tương ứng.
- HS đọc yêu cầu bài tập suy nghĩ và đánh dấu + vào ôtương ứng.
- 3, 4 nhóm trình bày
- HS đọc yêu cầu bài suy nghĩ, chọn câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn.
- HS nêu ý kiến cá nhân. 
- HS viết vào vở
 Thành ngữ 
 tục 
 ngữ
Nghĩa 
Chơi với lửa
Ở chọn nơi chơi chọn bạn
Chơi diều đứt dây
Chơi dao có ngày đứt tay
 Bài tập 3
- GV lưu ý: có tình huống có thể dùng 1, 2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn.
- GV chốt
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
Chơi với lửa, chơi dao có ngày đứt tay.
D. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: câu kể.

Tài liệu đính kèm:

  • doct16(1).doc