TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Biết được vì sao phải tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lý.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 10 Thứ,ngày Môn Bài dạy Hai 19/10 Tin học Đạo đức THKT Tiết kiệm thời giờ (T 2) Toán: Luyện tập Ba 20/10 BDNK THKT BD + PĐ Hát: Tập đọc nhạc số 2. LTVC: MRVT: Ước mơ. Toán: Luyện tập chung. Tư 21/10 Địa lí BD + PĐ HĐNG Thành phố Đà Lạt. Toán: Luyện tập chung. Viết và giới thiệu về trường em. Năm 22/10 Tin học BDNK BD+PĐ Mĩ thuật: VTM: Vẽ đồ vật có dạng hình trụ. TLV: Ôân tập. Sáu 23/10 THKT BD + PĐ HĐNG TLV: Luyện tập phát triển câu chuyện. LTVC: Ôn tập Đọc truyện thiếu nhi. Từ ngày 19/10 – 23/ 10/2009 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009 ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 2) I.MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. - Biết được vì sao phải tiết kiệm thời giờ. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lý. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 3’ 1’ 8’ 10’ 10' 3’ 1.Ổn định 2.Bài cũ: Tiết kiệm thời giờ (tiết 1) Kiểm tra thời gian biểu hàng ngày của HS lập GV nhận xét 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: *Hoạt động1: Làm việc cá nhân BT1. GV lần lượt đọc các tình huống yêu cầu HS dùng thẻ màu để cho biết lựa chọn của mình GV nhận xét, kết luận: Các việc làm (a), (c), (d) là tiết kiệm thời giờ. Các việc làm (b), (đ), (e) không phải là tiết kiệm thời giờ. *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 4) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới. GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ. *Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm. GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm trình bày, giới thiệu về chủ đề tiết kiệm thời giờ. GV khen những nhóm chuẩn bị tốt & giới thiệu hay. GV kết luận chung: Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả. 4.Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò: Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày; chuẩn bị bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. HS đọc yêu cầu bài tập 1 HS dùng thẻ màu để cho biết lựa chọn của mình: màu xanh( tiết kiệm thời giờ); màu đỏ( lãng phí thời giờ) HS trao đổi nhóm đôi. Một số HS trình bày HS trao đổi, chất vấn HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ. HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương vừa trình bày THKT TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Củng cố nhận biết góc tù, góc nhon, góc vuông, đường cao của hình tam giác. - Thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuông. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 32’ 2’ 1.Ổ n định 2.Thực hành: ( Làm VBT/55;56) *Bài 1: Viết tên các góc có trong mỗi hình vào ô trống theo mẫu. *Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S. A B C H *Bài 3: Vẽ hình vuông ABCD có cạnh AB = 3cm *Bài 4: a) Vẽ hình CN ABCD có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm. Nối trung điểm M của cạnh AD với trung điểm N của cạnh BC. b) Viết tiếp vào chỗ chấm. 3. Tổng kết: Chấm bài, nhận xét, dặn dò. - Đọc yêu cầu BT - Làm bài vào vở, 2 em lên bảng. - Nhận xét, chữa bài. - Làm VBT - Nêu kết quả: S Đường cao của hình tam giác ABC là: AH Đ AB - Nêu yêu cầu. - Làm bài vào vở. - Đổi vở kiểm tra. - Nêu yêu cầu BT - Làm VBT, 1em làm bảng phụ: +Các hình chữ nhật có trong hình là: ABCD; ABNM; MNCD. +Các cạnh song song với cạnh AB là: MN và CD. Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009 BD NK ÂM NHẠC ÔN BÀI TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 2. I/. MỤC TIÊU : - Học sinh thể hiện đúng cao độ, trường độ bài tập đọc nhạc số 2. Tập đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 2 : Nắng vàng. - Tiết học vui tươi, HS tích cực học hát. II/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 2’ 30’ 2’ 1. Ổn định lớp : 2. Khởi động giọng : Hướng dẫn HS xướng theo âm mẫu từ thấp lên cao và ngược lại: Đô rê mi pha son, son pha mi rê đô 3. Bài học: - Giáo viên gắn bảng phụ bài tập đọc nhạc số 2 lên bảng, HD ôn tập: + Bước 1: Giáo viên chỉ vào từng nốt nhạc trong bài cho HS nhận biết và đọc tên nốt + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc tiết tấu của bài kết hợp gõ theo phách. + Bước 3 : Luyện đọc cao độ: hướng dẫn HS đọc từ thấp lên cao và ngược lại : + Bước 4 : Tập đọc nhạc từng câu ngắn. + Bước 5 : Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu. + Bước 6 : Ghép lời ca . - HD chép nhạc bài TĐN số 2. 4. Tổng kết. - Nhận xét tiết học. - Dặn: về ôn lại bài TĐN, chuẩn bị bài sau. -Lắng nghe và xướng đồng thanh theo âm mẫu. - Nhận biết và gọi tên các nốt trong bài. - Đọc đồng thanh âm hình tiết tấu “Đen đen đen đen đen đen trắng 2” kết hợp gõ phách. - Luyện tập cao độ. - Lắng nghe và đọc đồng thanh. - Tập thể đọc nhạc kết hợp gõ theo phách, tiết tấu. - Dãy này đọc nhạc, dãy kia ghép lời và ngược lại. - Tập thể đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách. - Chép nhạc. THKT LTVC MRVT: ƯỚC MƠ I. MỤC TIÊU - Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm : Trên đôi cánh ước mơ. - Luyện tập sử dụng các từ ngữ đó . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 32’ 2’ 1.Ổ n định 2.Thực hành: Bài 1: Thi kể những từ cùng nghĩa với từ ước mơ. - Kết luận những từ đúng: mơ ước, mơ tưởng, ước muốn, ước ao, Bài 2: Chọn từ thích hợp trong những từ sau để điền vào chỗ chấm: mơ ước, mơ mộng, mơ màng, ước. a) gì có đôi cánh để bay như chim. b) Tuổi trẻ hay c) Nam trở thành một bác sĩ giỏi trong tương lai. d) Vừa chợp mắt, Lan bỗng nghe tiếng hát. Bài 3: Thi đọc thuộc các thành ngữ trong BT5/ SGK/58 và nêu tình huống sử dụng thành ngữ đó. 3. Tổng kết: Chấm bài, nhận xét, dặn dò. - Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử 5 em lên thi đua tiếp sức. - Nhận xét - Xác định yêu cầu. - Làm vở - 1 em lên bảng điền vào bảng phụ. a) ước b) mơ mộng c) mơ ước d) mơ màng. - Làmviệc theo cặp - Một số em trình bày trước lớp. BD + PĐ TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG. I. MỤC TIÊU - Củng cố, rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ. - Luyện tập giải toán. - Bồi dưỡng năng lực học toán. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 32’ 2’ 1.Ổ n định 2.Bồi dưỡng và phụ đạo: * Giao BT cho N1 ( Giỏi + khá) Bài 1: Đặt tính 458 976 + 541 026 620 842 - 65 287 976 120 x 2 Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất a. 3 478 + 899 + 522 b. 7 955 + 685 + 1 045 Bài 3: Tìm số bé biết trung bình cộng của hai số bằng 875 và số lớn là số lớn nhất có 3 chữ số. * Giao BT và hướng dẫn N2 làm bài (HSTB) Bài 1: Tính bằng cách thuận tiên nhất. 200 + 79 + 21 472 + 351 + 28 Bài 2: Một hình chữ nhật có nửa chu vi 26 cm, chiều rộng kém chiều dài 8cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đó? * Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1. * Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét. * Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét. 3. Tổng kết: Nhận xét tiết học, dặn dò. *N1 nhận đề bài, thảo luận tìm cách giải, chữa bài: Bài 1:Kết quả 1 000 002 555 555 1 952 240 Bài 2: =(3 478 + 522) + 899. = 4000 + 899 = 4 899 = (7 955 + 1 045) + 685 9000 + 685 = 9 685 Bài 3: Giải Tổng của hai số: 285 x 2 = 1750 Số lớn nhất có 3 chữ số là: 999 Số bé là: 1750 - 999 = 751. Đáp số: 751 *N2 làm bài theo HD của GV: Bài 1 Bài 1: = 200 + 100 = 300. = (472 + 28) + 215 =500 + 215 = 815 Bài 2: Giải Chiều dài của hình chữ nhật (26 + 8) : 2 = 17 (cm) Chiều rộng của hình chữ nhật là: 17 - 8 = 9 (cm) Diện tích hình chữ nhật: 17 x 9 = 153 (cm2) Đáp số: 153 cm2 Thứ tư, ngày 21 tháng 10 năm 2009 Địa lí Thành phố Đà Lạt I/ Mục tiêu: HS biết: -Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt : vị trí; khí hậu; nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch; trồng nhiều rau.. - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ ( lược đồ). - HS khá, giỏi : + Giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh. + Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với HĐSX của con người - HS thêm yêu cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước. II/ Chuẩn bị: GV: bản đồ, tranh HS: SGK III/ Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của HS Hoạt động của GV 1’ 3’ 1’ 9’ 5’ 7’ 7’ 2’ 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: + Tây Nguyên có những loại rừng nào? +Vì sao ở Tây Nguyên lại có những loại rừng khác nhau ? - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới: * GTB: * HĐ1: Vị trí địa lí và khí hậu của ĐL - Gắn lược đồ. - Nêu câu hỏi thảo luận: + Thành phố ĐL nằm trên cao nguyên nào? + ĐL nằm ở độ cao khoảng bao nhiêu m? + ĐL có khí hậu ntn? - Nhận xét, chốt lại * HĐ2: TP nổi tiếng về rừng thông và thác nước. - Gắn lược đồ, gọi HS lên tìm vị trí của Hồ Xuân Hương và thác Cam Ly -? Vì sao có thể nói ĐL là thành phố nổi tiếng về rừng thông ... ể tên một số thác nước của ĐL. - Nhận xét, kết luận. * HĐ3: ĐL- tp du lịch nghỉ mát - Tại sao ĐL được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát? ?( HS khá, giỏi). - ĐL có những ông trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch? - Nhận xét, chốt lại. * HĐ4: Hoa, quả và rau xanh ở ĐL - Rau quả ở ĐL được trồng ntn? - Vì sao ĐL thích hợp trồng rau, hoa xứ lạnh?( HS khá, giỏi). - Kể tên một số loài hoa, quả và rau ở ĐL - Hoa, quả và rau ở ĐL có giá trị ntn? - Nhận xét, chốt lại. 4/ Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ. - Dặn: Về học bài, CB bài sau. - Nhận xét tiết học - HS trả lời - Lên chỉ vị trí của Đà Lạt trên lược đồ. -HS làm việc theo nhóm đôi, trình bày: + Cao nguyên Lâm Viên + Cao 1500m so với mực nước biển. +trong lành, mát mẻ quanh năm - Quan sát, chỉ trên lược đồ. -Vì ở đây có những rừng thông xanh tốt quanh năm. Thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và toả hương thơm mát. - Cam Ly, Pơ-ren HS suy nghĩ phát biểu. - có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp tự nhiên. - nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gôn HS thảo luận nhóm 4, TLCH: - Trồng quanh năm với diện tích rộng. - Vì khí hậu quanh năm mát mẻ. - Hoa: lan, hồng , lay ơn/ Quả: dâu, hồng/ rau: bắp cải, súp lơ, cà chua - Được tiêu thụ ở các tp lớn và cả xuất khẩu. HS đọc. BD + PĐ TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - Luyện tập làm tính và giải toán. - Bồi dưỡng năng lực tư duy. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 32’ 2’ 1.Ổ n định 2.Bồi dưỡng và phụ đạo: * Giao BT cho N1 ( Giỏi + khá) Bài 1: Biết rằng 4 năm về trước, tuổi chị và em cộng lại là 24 tuổi, chị hơn em 8 tuổi. Tính tuổi mỗi người hiện nay. Bài 2: Tìm x. a) (x – 25) x 7 = 84 b) (74 + x) : 6 = 23 Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19. * Giao BT và hướng dẫn N2 làm bài ( TB) Bài 1: Đặt tính rồi tính. 47985 + 26 807 93862 – 25836 87254 + 5508 10000 - 6565 Bài 2: Tính nhanh. a) 234 + 177 + 16 + 23 b) 1 + 2 + 98 + 99 Bài 3 : Hai ô tô chuyển được 16 tấn hàng. Ô tô bé chuyển được ít hơn ô tô lớn 4 tấn hàng. Hỏi mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn hàng? * Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1. * Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét. * Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét. 3. Tổng kết: Nhận xét tiết học, dặn dò. *N1 nhận đề bài, thảo luận tìm cách giải. Bài 1: Bài giải: 4 năm trước, tuổi em là: (24 – 8) : 2 = 8 (tuổi) Hiện nay tuổi em là: 8 + 4 = 12 (tuổi) Hiện nay tuổi chị là: 12 + 8 = 22 (tuổi) Đáp số: 12 và 22 tuổi. Bài 2: a) x = 37 b) x = 64 Bài 3: =(1+19)+(3+17)+(5+15)+(7+13)+(9+11) = 20 + 20 + 20 + 20 + 20 = 100 *N2 làm bài theo HD của GV: Bài 1: - Làm vở, 1 em lên bảng làm. - KQ:74792 68026 92762 3435 Bài 2 : 450 200 Bài 3: Bài giải: Ô tô bé chuyển được: (16 – 4) : 2 = 6(tấn) Ô tô lớn chuyển được: 6 + 4 = 10 ( tấn) Đáp số: 6 tấn và 10 tấn. HĐ NG VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG EM I. MỤC TIÊU - Viết được bài văn ngắn giới thiệu về trường mình. - Giới thiệu về trường một cách tự nhiên, thể hiện được tình cảm. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 2’ 30’ 2’ 1.Ổ n định 2.Giới thiệu và nêu yêu cầu tiết học. 3. Tổ chức thực hiện. - HD hs viết bài văn ngắn nói về trường, lớp mình. -Tổ chức cho hs thi giới thiệu - Hd nhận xét, bình chọn bạn giới thiệu hay, tự nhiên, thể hiện tình cảm. 4.Tổng kết: - Nhận xét tiết học và dặn dò. - Viết bài. - Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về trường mình cho khách du lịch tham quan. - Nhận xét và bình chọn. Thứ năm, ngày 22 tháng 10 năm 2009 BDNK: MĨ THUẬT VTM: ĐỒ DÙNG CÓ DẠNG HÌNH TRỤ I Mục tiêu: - Nhận biết được các đồ dùng hình trụ và đặc điểm, hình dáng của chúng. - Vẽ được đồ vật có dạng hình trụ, bài vẽ cân đối, màu sắc đẹp. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật. II Các hoạt động dạy học: TG Giáo viên Học sinh 1’ 1’ 5’ 5’ 20’ 2’ 1’ 1. Ổn định lớp: 2.Bài mới: *GTB * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - Giáo viên giới thiệu mẫu có dạng hình trụ, HD hs quan sát và nhận xét. * Hoạt động 2: Cách vẽ - GV bám sát mẫu để gợi ý HS quan sát và tìm ra cách vẽ: + Ước lượng và so sánh tỉ lệ + Vẽ phác khung hình chung. + Vẽ chi tiết. + Đánh bóng hoặc tô màu. * Hoạt động 3: Thực hành - GV gợi ý HS quan sát mẫu và vẽ. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét chung, tuyên dương những em hoàn thành tốt sản phẩm. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò. - HS quan sát mẫu, nhận xét về hình dáng, đặc điểm, màu sắc của vật mẫu. - Theo dõi. - HS quan sát mẫu và vẽ - HS trưng bày sản phẩm. - Nhận xét, đánh giá. BD + PĐ TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN. I Mục tiêu: - Biết kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật trong truyện. - Rèn kĩ năng nói thành văn bản. II Các hoạt động dạy học: TG Giáo viên Học sinh 1’ 37’ 2’ 1. Oån định: 2. Bài mới: * Giới thiệu bài. * Giao BT cho N1: Giả sử sau khi vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước, thần không giải ngay điều ước mà buộc Mi-đát phải trải qua một số thử thách để chứng tỏ mình đã rửa sạch lòng tham. Em hãy tưởng tượng Mi-đát phải vượt qua những thử thách nào và kể lại chuyện ấy. * Giao BT cho N2: Em hãy kể lại câu chuyện Điều ước của vua Mi-đát bằng lời của Mi-đát. * Tổ chức cho hs thi kể trước lớp. 3.Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò. - Đọc đề bài, xác định yêu cầu - Thảo luận nhóm. - Viết dàn bài ra nháp. - Kể theo cặp - Xác định yêu cầu và cách xưng hô. - Kể theo cặp. - Hs cả 2 nhóm thi kể trước lớp. - Nhận xét. Thứ sáu, ngày 23 tháng 10 năm 2009 THKT TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VỀ VĂN VIẾT THƯ I Mục tiêu: - Củng cố lại văn viết thư - Viết được bức thư đúng thể thức, đúng nội dung yêu cầu của đề. II Các hoạt động dạy học: TG Giáo viên Học sinh 1’ 1’ 2’ 34’ 2’ 1. Ổn định: 2. Bài mới: * Giới thiệu bài. * Củng cố kiến thức về văn viết thư: -Một bài văn viết thư gồm mấy phần, đó là những phần nào ? * Thực hành viết thư: Đề bài: Viết một bức thư cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em. -GV gạch chân những từ quan trọng. - HS trung bình viết hoàn chỉnh được một bức thư . -HS khá giỏi viết hoàn chỉnh một bức thư , ý văn có sáng tạo, viết câu đúng ngữ pháp, lời văn diễn cảm, giàu tình cảm. - Thu bài, chấm điểm. 3.Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò. -HS nêu ghi nhớ trang 34 - Đọc đề bài. - HS đọc kĩ đề, xác định yêu cầu - Làm vào vở - Một số em đọc bài trước lớp. - Nhận xét. BD + PĐ LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP I. MỤC TIÊU - Nắm chắc tác dụng của dấu hai chấm. - Luyện tập nhận diện danh từ, động từ, từ ghép, từ láy. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 32’ 2’ 1.Ổ n định 2.Bồi dưỡng và phụ đạo: * Giao BT cho N1 ( Giỏi + khá) Bài 1: Dấu hai chấm trong mỗi trường hợp sau có tác dụng gì? a) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin: - Xin ông thả cháu ra. b) Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác xiến tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ. Bài 2: Chia các từ phức dưới đây thành 2 nhóm: từ láy và từ ghép. đẹp đẽ, đẹp mắt, đẹp đôi, vui vẻ, vui lòng, vui sướng, vui tính, vui vui. * Giao BT và hướng dẫn N2 làm bài ( HS TB) Bài 1: Xác định DT, ĐT có trong các câu sau. a) Lúc ấy tôi đang đi trên phố. b) Một màu xanh non ngọt ngào trải ra mênh mông. Bài 2: Tìm từ ghép, từ láy có trong đoạn văn sau. Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngang và gió núi bao la khiên slòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. * Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1. * Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét. * Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét. 3. Tổng kết: Nhận xét tiết học, dặn dò. *N1 nhận đề bài, thảo luận tìm cách làm bài, trình bày: Bài 1: a) báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật. b) báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. Bài 2: - Từ láy: đẹp đẽ, vui vẻ, vui vui. - Từ ghép: đẹp mắt, đẹp đôi, vui lòng, vui sướng, vui tính. *N2 làm bài theo HD của GV: Bài 1: - Thảo luận cặp. - Trình bày: a) Đt: đi, Dt: phố b) Đt: trải ra, Dt: màu Bài 2 : - Từ láy: man mác - Từ ghép: bao la, trung thu, trăng ngàn, gió núi. HĐNG ĐỌC TRUYỆN THIẾU NHI I. MỤC TIÊU: - Tạo không khí vui vẻ, thoải mái. - Luyện tập thói quen đọc sách có định hướng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG GIÁO VIÊN HỌC SINH 1’ 32’ 2’ 1.Ổn định. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài và nêu yêu cầu tiết học. - Chia lớp thành 7 nhóm (mỗi nhóm 5 em) - Phát cho mỗi nhóm một cuốn sách thiếu nhi. - Tổ chức cho hs thi giới thiệu sách. - Tổ chức kể chuyện. - Tuyên dương những em kể hay, sinh động. 4. Củng cố – Dặn dò: - Liên hệ GDTT - Nhận xét tiết học. - Các nhóm đọc sách của nhóm mình; trao đổi, thảo luận vè nội dung, nhân vật, ý nghĩa của câu chuyện đó. - Mỗi nhóm cử đại diện lên thi đua giới thiệu về cuốn sách của nhóm mình. - Nhận xét và bình chọn bạn GT hay, hấp dẫn. - Một số em lên kể lại câu chuyện của nhóm mình.
Tài liệu đính kèm: