Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Phú Quốc

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Phú Quốc

A. MỤC TIÊU:

1 - Kiến thức & Kĩ năng:

- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm , tròn nghìn cho 10, 100, 1000

2 - Giáo dục :

- Rèn cẩn thận , chính xác khi làm bài .

B. CHUẨN BỊ:

GV - Phấn màu .

HS - SGK, V3

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”

b. Bài cũ : - Bài tập: tính 35 x 10 ; 18 x 100 ; 420 : 10 ; 1900 : 100.

 Gọi 2 HS lên bảng làm và nêu cách tính.

c. Bài mới :

Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Phú Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 : Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2011 .
Toán 
Tiết 51: NHÂN VỚI 10 , 100 , 1000 ,  
 	CHIA CHO 10 , 100 , 1000 ,  
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng:
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  và chia số tròn chục, tròn trăm , tròn nghìn  cho 10, 100, 1000  
2 - Giáo dục :
- Rèn cẩn thận , chính xác khi làm bài .
B. CHUẨN BỊ:	 
GV - Phấn màu .
HS - SGK, V3
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : - Bài tập: tính 35 x 10 ; 18 x 100 ; 420 : 10 ; 1900 : 100.
	Gọi 2 HS lên bảng làm và nêu cách tính.
c. Bài mới :
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: Nhân với 10 , 100 , 1000  - Chia cho 10 , 100 , 1000 
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Nhân với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10 .
a) Phân tích bài tập vừa làm:
- Ghi phép nhân ở bảng : 35 x 10 = ?
- Câu hỏi: 
* Nhận xét tích 350 và thừa số 35. 
- Nêu mối quan hệ của 35 x 10 và 350 :10
Tiểu kết : HS nắm cách nhân nhẩm và chia nhẩm một số với 10 .
Hoạt động 2 : Nhân với 100 , 1000  hoặc chia một số tròn trăm , tròn nghìn  cho 100 , 1000  
- Hướng dẫn các bước tương tự như hoạt động 1
- Chốt qui tắc thực hành. SGK
 Tiểu kết : HS nắm cách nhân nhẩm và chia nhẩm với 100 , 1000  
Hoạt động 3: Thực hành .
- Bài 1 : ( a) cột 1, 2 ;b) cột 1, 2 ) Tính nhẩm 
*Yêu cầu nhắc lại qui tắc.
*Cho HS tự làm, nêu cách thực hiện
- Bài 2 : ( 3 dòng đầu ) 
 - Viết số thích hợp vào chỗ chấm (Theo mẫu)
* Ghi đề bài mẫu 
* Gọi HS đọc mẫu, ghi cách làm. 
* Nêu ý nghĩa: bài toán chuyển đổi số đo đại lượng từ đơn vị bé ra đơn vị lớn.
- Yêu cầu chữa bài.
Tiểu kết : Vận dụng để tính .
Hoạt động lớp .
- Trao đổi về cách làm :
35 x 10 = 10 x 35 
 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350 
- Vậy : 35 x 10 = 350 
- Nhận xét: Khi nhân 35 với 10 , ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 . 
- Nêu: Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số tròn chục.
- Thực hành thêm một số ví dụ SGK . 
Hoạt động lớp .
- Nêu , trao đổi về cách làm.
- Nhận xét như SGK .
- Thực hành thêm một số ví dụ SGK .
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại qui tắc .
- Lần lượt trả lời các phép tính ở phần a , b . Nhận xét các câu trả lời . 2 em nêu lại nhận xét chung .
- Nêu cách làm mẫu.
- Làm tương tự các phần còn lại .
- Đổi vở , nhận xét bài làm của bạn .
 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh ở bảng .
	 - Nêu lại cách nhân , chia với 10 , 100 , 1000 ,  
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
- Nhận xét lớp. 
	- Làm lại bài tập để củng cố kĩ năng. 
- Chuẩn bị : Tính chất kết hợp của phép nhân.
Đạo đức 
Tiết 11: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KỲ I.
( Theo thống nhất chung cả khối )
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức Kĩ năng :
 - Hiểu và nắm được : Tiết kiệm thời giờ , hay tiết kiệm tiền của, trung thực trong học tập , biết bày tỏ ý kiến , hay vượt khó trong học tập .
2 - Giáo dục :
 - Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm .
B. THỰC HÀNH : thông qua các bài tập trong SGK ( Tùy tình hình từng lớp .)
Tập đọc 
Tiết 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức&Kĩ năng: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ; Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn . 
 - Hiểu ND : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi . ( trả lời được câu hỏi trong SGK )
2 - Giáo dục: 
- Giáo dục HS có ý chí vượt khó .
B. CHUẨN BỊ:
GV : 	- Tranh minh họa nội dung bài đọc .
- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
HS : SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : - Nhận xét việc kiểm tra đọc GKI .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu bài 
- Giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên 
- Bài Ông Trạng thả diều.
- Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- Hướng dẫn phân đoạn. 
-Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm .
- Lưu ý : Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn 
- Đọc diễn cảm cả bài .
Tiểu kết: - Đọc trơn toàn bài. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Tổ chức thảo luận : 1,2,3/77 SGK. 
- Tổ chức hỏi đáp.
- Liên hệ bản thân phát biểu tự do và giải thích 
Kết luận : Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng . Câu tục ngữ Có chí thì nên nói đúng nhất ý nghĩa của truyện .
Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài .
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Thầy phải kinh ngạc  đom đóm vào trong . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Tiểu kết: Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật .
-Theo dõi
Hoạt động cả lớp
- Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
* Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động nhóm .
* Chia nhóm thảo luận.
* Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
* Đọc đoạn văn từ đầu đến vẫn có thì giờ chơi diều .
- Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền .
* Đọc đoạn văn còn lại .
-Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều ?
* 1 em đọc câu hỏi 4 . 
* Cả lớp suy nghĩ, trao đổi ý kiến , nêu lập luận, thống nhất câu trả lời đúng : Nguyễn Hiền tuổi trẻ tài cao , là người công thành danh toại , nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là có chí thì nên .
Hoạt động cả lớp
- Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Thi đọc diễn cảm trước lớp .
4. Củng cố : (3’)
-Hỏi: Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? 
-Liên hệ thực tế : Làm việc gì cũng phải chăm chỉ , chịu khó mới thành công .
5. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Tiếp tục về nhà luyện đọc.
	-Chuẩn bị: Có chí thì nên.
Thứ ba, ngày 01 tháng 11 năm 2011 .
Toán 
Tiết 52: 	TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức&Kĩ năng:
 - Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân .
	- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thưc hành tính .
2. Giáo dục:
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
B. CHUẨN BỊ:
GV - Bảng phụ kẻ bảng phần b SGK .
HS : - SGK, V3, bảng con.
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : - Nhân một số với 10 , 100 , 1000  Chia một số cho 10 , 100 , 1000 .
* HS làm bài : Tính : (3 x 4) x 5 và 3 x ( 4 x 5) so sánh các kết quả vừa tính.
* Nhận xét và cho điểm.
c. Bài mới:
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: - Tính chất kết hợp của phép nhân 2. Các hoạt động:
 Hoạt động 1 : Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Viết lên bảng 2 biểu thức :
( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 )
-Tính : (a x b) x c và a x ( b x c) với a = 5 , b = 7 , c = 10. So sánh các kết quả vừa tính.
- Treo bảng phụ đã chuẩn bị theo SGK.
- Cho lần lượt giá trị của a , b , c . Gọi từng em tính giá trị của các biểu thức rồi viết vào bảng .
- Nêu : Từ nhận xét trên , ta có thể tính giá trị của biểu thức a x b x c bằng 2 cách :
 a x b x c = ( a x b ) x c = a x ( b x c ) . 
 Tính chất này giúp ta chọn được cách làm thuận tiện khi tính giá trị biểu thức dạng a x b x c . 
Tiểu kết : HS nắm tính chất kết hợp của phép nhân .
Hoạt động 2 : Thực hành .
- Bài 1 a: Tính bằng hai cách (Theo mẫu)
+ Cho HS nêu cách làm mẫu , phân biệt 2 cách thực hiện các phép tính , so sánh kết quả .
- Bài 2 a : Tính bằng cách thuận tiện nhất .
+ Gợi ý HS áp dụng tính chất giao hoán , kết hợp khi làm tính .
Hoạt động lớp .
- 2 em lên bảng tính giá trị 2 biểu thức đó , cả lớp làm vào vở .
- 1 em so sánh 2 kết quả để rút ra 2 biểu thức có giá trị bằng nhau .
- Tính giá trị của các biểu thức rồi viết vào bảng .
- Nhìn vào bảng , so sánh kết quả trong mỗi trường hợp để rút ra kết luận :
 a x b x c = a x ( b x c ) . 
* ( a x b ) x c gọi là một tích nhân với một số 
* a x ( b x c ) gọi là một số nhân với một tích 
- HS Nhìn ra: 
 Đây là phép nhân có 3 thừa số , (biểu thức bên trái) là một tích nhân với một số , thay thế bằng một số nhân với một tích (biểu thức bên phải) . 
 Từ đó rút ra kết luận khái quát bằng lời : Khi nhân một tích hai số với số thứ ba , ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba .
Hoạt động lớp .
- Thực hiện các phép tính ở phần a và b .
- Nhận xét rồi chữa bài .
- Thực hiện các phép tính ở phần a và b .
- Nhận xét rồi chữa bài .
4. Củng cố : (3’)
- Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh ở bảng .
	- Nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân và cho ví dụ .
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
-Nhận xét lớp. 
- Làm lại bài tập 3 .
	-Chuẩn bị : Nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
Chính tả 
Tiết 11: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức : &Kĩ năng:
- Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng các khổ thơ đầu bài thơ 6 chữ . 
- Làm đúng BT3 ( viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho ); làm được BT2 a/b .
* HS khá, giỏ ... hân một số với một tổng.
Khoa học 
Tiết 22: 	 MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
MƯA TỪ ĐÂU RA ?.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng:
 - Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong thiên nhiên .
* GDBVMT : Cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sạch đẹp thì không ảnh hưởng môi trường nước .	
2 - Giáo dục: 
- Yêu thích tìm hiểu khoa học .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Hình trang 46 , 47 SGK .
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b.Bài cũ : - Ba thể của nước .
Câu hỏi: * Nước tồn tại như thế nào?
 * Vẽ sơ đồ chuyển thể của nước.
 * Trình bày sự chuyển thể của nước.
c. Bài mới:
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài:
 Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ?
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Sự hình thành của mây.
- Tiến hành hoạt động theo cặp.
* Yêu cầu quan sát các hình SGK.
* Yêu câu vẽ lại và trình bày sự hình thành của mây.
- Giảng như nội dung mục Bạn cần biết SGK .
- Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
Tiểu kết: HS trình bày mây được hình thành như thế nào ; giải thích được mưa từ đâu ra .
Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước .
- Chia lớp thành 5 nhóm, đặt tên nhóm; nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa, tuyết.
- Yêu cầu vẽ biểu tượng theo tên nhóm.
- Yêu cầu tự giới thiệu theo tiêu chí sau:
* Tên của nhóm.
* Mình ở thể nào?
* Điều kiện nào biến mình thành người khác.
Tiểu kết: HS củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Từng cặp nghiên cứu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước SGK . 
- Quan sát hình vẽ , đọc lời chú thích và tự trả lời 2 câu hỏi :
+ Mây được hình thành như thế nào ?
+ Nước mưa từ đâu ra ?
- Tự vẽ minh họa và kể lại với bạn về 2 hiện tượng trên .
- Từng cặp trình bày với nhau về kết quả đã làm việc .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Các nhóm hội ý và phân vai theo: giọt nước, hơi nước , mây trắng ,mây đen, giọt mưa 
- Chuẩn bị lời thoại .
- Lần lượt các nhóm lên trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét , góp ý về khía cạnh khoa học là chủ yếu .
- Đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo , đúng nội dung .
4. Củng cố : (3’) - Đọc lại ghi nhớ SGK .
	- Nêu lại sự hình thành mây và mưa .
	* GDBVMT : Cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sạch đẹp thì không ảnh hưởng môi trường nước .	
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
-Nhận xét lớp. 	
- Nhắc nhở xem lại bài , quan sát các hiện tượng trong tự nhiên.
	- Chuẩn bị Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên .
Tập làm văn 
Tiết 22: MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức &Kĩ năng :
- Nắm đượchai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện ( ND Ghi nhớ )
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học ( BT1, BT2, mục III ); bước đầu viết dược đoạn mở bài theo cách gián tiếp ( BT3, mục III ) .
2 - Giáo dục : 
- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Phiếu viết nội dung ghi nhớ kèm ví dụ minh họa cho mỗi cách mở bài .
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động : Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : Luyện tập trao đổi với người thân .
	- Kiểm tra 2 em thực hành trao đổi với người thân .
c. Bài mới :
Phương pháp : Giảng giải , trực quan, đàm thoại 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu bài Mở bài trong văn kể chuyện.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Nhận xét.
- Bài 1,2 : 
- Yêu cầu đọc BT . 
- Gọi HS đọc truyện. Tìm đoạn mở bài trong truyện .
- Yêu cầu làm bài.
- Gọi HS nhận xét. 
- Kết luận .
- BT 3 :
- Gọi HS yêu cầu BT . 
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi và làm bài.
- Chốt lại: 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện mở bài trực tiếp và gián tiếp 
Tiểu kết: Nắm khái niệm mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
- Nhắc HS học thuộc .
 Hoạt động 3 : Thực hành.
- Bài 1 : Đọc và nhận biết mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp 
+ Chốt lại lời giải đúng : 
Cách a là mở bài trực tiếp kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện .. 
Cách b , c, d là mở bài gián tiếp: nói việc có liên quan dẫn vào chuyện định kể .
- Bài 2 : Nhận biết kiểu mở bài trực tiếp 
+ Chốt lại : Truyện mở bài trực tiếp: Câu 1, kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện.
- Bài 3 : 
+ Nêu yêu cầu BT :mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp .
- Yêu cầu làm bài.
- Gọi HS trình bày _ sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp. 
- Chấm điểm cho đoạn văn viết tốt .
Tiểu kết: biết viết đoạn mở đầu theo hai cách.
Hoạt động lớp .
- 2 em tiếp nối nhau đọc truyện .
- Cả lớp theo dõi, tìm đoạn mở bài trong truyện, phát biểu. 
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , so sánh cách mở bài thứ hai với cách mở bài trước , phát biểu 
Hoạt động lớp .
- 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK .
- Vài em nêu ví dụ để giải thích nội dung cần ghi nhớ .
Hoạt động nhóm đôi .
- 4 em tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ .
- Cả lớp đọc thầm lại , suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- 2 em nhìn SGK thực hiện :
+ 1 em kể phần mở bài trực tiếp .
+ 1 em kể chuyện theo cách mở bài gián tiếp 
- 1 em đọc nội dung BT2 .
- Cả lớp đọc thầm phần mở bài truyện Hai bàn tay , trả lời câu hỏi 
- 1 em đọc nội dung BT3 .
- Trao đổi theo nhóm 4 , viết lời mở bài gián tiếp.
- Tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình .
- Nhận xét .
4. Củng cố : (3’) - Hỏi: Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện?
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học , khen ngợi những em phát triển câu chuyện giỏi .
	- Dặn HS về nhà viết hoàn chỉnh lời mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay .
	- Chuẩn bị Kết bài trong văn kể chuyện.
Kĩ thuật 
Tiết 12: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tt)
A. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức& Kĩ năng: 
 - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu có thể bị dúm .
* Với HS khéo tay :
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm .
2 - Giáo dục : 
- Yêu thích sản phẩm mình làm được .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Mẫu và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy .
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết : 
	+ Một mảnh vải trắng hoặc màu , kích thước 20 x 30 cm .
	+ Len hoặc sợi khác màu vải .
+ Kim khâu len , kim khâu chỉ , kéo , thước .
HS : Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”
b.Bài cũ : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
c. Bài mới:
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .(tt)
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải .
-Câu hỏi kiến thức:
* Nêu cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
*Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thực hiện theo mấy bước?
- HS thực hành và nêu yêu cầu , thời gian hoàn thành sản phẩm .
- Quan sát , uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những em còn lúng túng .
Tiểu kết : HS bước đầu thực hành được đường khâu viền đường gấp mép vải .
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS .
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành .
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm :
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Tiểu kết : HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn .
- 1 em nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải .
* Bước 1 : Gấp mép vải .
* Bước 2 : Khâu lược viền đường gấp mép vải 
* Bước 3: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
- Thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột .
- HS trưng bày sản phẩm thực hành .
- Dựa vào các tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành .
* Gấp được mép vải . Đường gấp mép vải tương đối thẳng , phẳng , đúng kĩ thuật .
* Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
* Mũi khâu tương đối đều , phẳng , không bị dúm.
* Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định .
4. Củng cố : (3’) - Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thực hiện theo mấy bước?
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
- Nhận xét lớp. 
- Yêu cầu về nhà tiếp tục hoàn thành sản phẩm .
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
TUẦN 11.
I . MỤC TIÊU : 
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Báo cáo tuần 11.
III. LÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hoá tuần 11. 
- Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Rèn luyện trật tự kỹ luật. Tập trang trí lớp.
 3. Hoạt động nối tiếp : (19’)
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hoá tuần 12
- Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Chú ý HS: An toàn thực phẩm, Vệ sinh môi trường.
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L4 T11 Chuan KTKN Tich hop day du.doc