Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011

Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011

I. Bài cũ:

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn ôn tập:

+ Kể tên các bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay?

- Trung thực trong học tập là thể hiện điều gì

- Trung thực trong học tập sẽ được mọi người như thế nào

- Trong cuộc sống mỗi khi gặp khó khăn thì chúng ta phải làm gì

- Khi em có những mong muốn hoặc ý nghĩ về vấn đề nào đó, em cần làm gì

- Em thử trình bày ý kiến, mong muốn của mình với cô giáo (hoặc các bạn)

 

doc 8 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ
Thứ Hai ngày 8 tháng 11 năm 2010
Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa kì i
A. Mục tiêu: 
- Ôn lại cho HS những hành vi đạo đức đã học giữa học kỳ I.
- Thực hành các kỹ năng đạo đức đã học ở giữa học kỳ I.
B. Đồ dùng dạy học. Giấy khổ to viết sẵn nội dung ôn tập.
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
I. Bài cũ:
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn ôn tập:
+ Kể tên các bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay?
- Trung thực trong học tập là thể hiện điều gì
- Trung thực trong học tập sẽ được mọi người như thế nào
- Trong cuộc sống mỗi khi gặp khó khăn thì chúng ta phải làm gì
- Khi em có những mong muốn hoặc ý nghĩ về vấn đề nào đó, em cần làm gì
- Em thử trình bày ý kiến, mong muốn của mình với cô giáo (hoặc các bạn)
- Vì sao phải tiết kiệm tiền của
- Em đã thực hiện tiết kiệm tiền của chưa? Nêu ví dụ.
- Vì sao phải tiết kiệm thời giờ? Nêu ví dụ.
- GV nhận xét, bổ sung. 
III. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, thực hiện những hành vi đã học.
Hoạt động học
- Thảo luận nhóm, viết ra giấy. Đại diện nhóm lên dán, trình bày.
-  thể hiện lòng tự trọng.
-  được mọi người quý mến.
-  cố gắng, kiên trì, vượt qua những khó khăn đó.
- mạnh dạn chia sẻ,bày tỏ ý kiến,mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ.
- Em rất muốn tham gia vào đội sao đỏ của nhà trường để theo dõi các bạn. Em mong muốn xin cô giáo cho em được tham gia.
- Tiền bạc, của cải là mồ hôi công sức của bao người. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của phung phí.
- Em đã giữ gìn sách vở, quần áo, đồ dùng học tập rất cẩn thận để không bị hỏng, mất tốn tiền mua sắm
- Vì thời giờ khi trôi đi thì không bao giờ trở lại.
VD: Em sắp xếp thời giờ rất hợp lý (nêu thời gian biểu).
Luyện viết
Bài 11
A. Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ thường k, kh và chữ hoa K, Kh 
- viết từ ứng dụng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
B. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ hoa K
C. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
1. GV: Nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- YC HS tìm các chữ viết hoa trong bài.
- GV Viết mẫu kết hợp nhắc lại quy trình viết chữ.
- YC HS viết bảng con các chữ 
3. Hướng dẫn viết vào vở Luyện viết:
 - Yêu cầu HS luyện viết: Bài 11
 - GC theo dõi, nhắc nhở HS viết đúng
 - Chấm bài: Nhận xét từng bài về chữ viết, cách trình bày.
 4. Củng cố, NX tiết học và dặn dò.
Hoạt động học
 - Lắng nghe.
 - HS trả lời.
 - Lắng nghe và quan sát.
 - HS viết bảng con. 
HS viết bài: 
BD HSG: Toán
Các bài toán về số và chữ số
A. Mục tiêu: Giải các bài toán về số và chữ số.
B. Đồ dùng dạy học: đề bài.
C. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu: 
1. Giới thiệu bài.
2. HD HS giải một số bài tập sau: 
Dạng 1: Viết số tự nhiên từ những chữ số cho trước
Ví dụ: Cho bốn chữ số: 0. 3, 8 và 9
a) Viết được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau từ những chữ số trên?
b) Tìm số lớn nhát, số nhỏ nhất có 4 chữ só khác nhau được viết từ 4 chữ số trên
c) Tìm số ẻ lớn nhất,số chẵn nhỏ nhất có 4 chữ só khác nhau được viết từ 4 chữ số trên
Bài giải:
a) Lần lượt chọn các chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị như sau
- Có 3 cách chọn chữ số hàng nghìn thỏa mãn điều kiện đề bài ( trừ chữ số 0)
- Có 3 cách chọn chữ số hàng trăm thỏa mãn điều kiện đề bài
- Có 2 cách chọn chữ số hàng chục thỏa mãn điều kiện đề bài
- Có 1 cách chọn chữ số hàng đơn vị thỏa mãn điều kiện đề bài
Vậy số các số viết được là : 3 x 3 x 2 x 1 = 18 ( số)
b) Số lớn nhất là : 9830
 Số nhỏ nhất là: 3089
c) Số lẻ lớn nhất là: 9803
 Số chẵn bé nhất là: 3098.
Bài tập vận dụng:
Bài 1: Cho 5 chữ só: 0, 1, 2, 3, 4.
a) Viết được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau từ những chữ số trên?
b) Tìm số lớn nhát, số nhỏ nhất có 4 chữ só khác nhau được viết từ 5 chữ số trên
c) Tìm số ẻ lớn nhất, số chẵn nhỏ nhất có 4 chữ só khác nhau được viết từ 5 chữ số trên
Bài 2: Có thể viết được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau biết rằng:
a) các chữ số của nó đều là số lẻ?
b) các chữ số của nó đều là số chẵn?
2. Củng cố dặn dò:
Thứ Ba ngày 9 tháng 11 năm 2010
Toán
Tính chất kết hợp của phép nhân
A.Mục tiêu : 
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
B. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Nhận xét chữa bài.
Bài tập 2:
- GV chữa bài, y/c HS giải thích cách điền trong từng ý
- Nhận xét, chữa bài.
III. Củng cố dặn dò:
Hoạt động học
- HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Đổi chéo vởi để kiểm tra bài làm của bạn.
- HS đọc yêu cầu của bài
- Hs lên bảng, lớp tự làm vào vở.
Bài giải
Cách 1:
10 gói hàng có số sản phẩm là:
10 x 8 = 80 ( sản phẩm)
5 kiện hàng có số sản phẩm là:
80 x 5 = 450 ( sản phẩm )
Đáp số : 450 sản phẩm.
Cách 2:
5 kiện hàng có số sản phẩm là:
5 x ( 10 x 8 ) = 450 ( sản phẩm )
Đáp số : 450 sản phẩm.
- Nhận xét, sửa sai (nếu có)
Luyện từ và câu
Luyện tập về động từ
A. Mục tiêu : 
- Nắm được một số từ bổ sung y nghĩa về thời gian cho đọng từ: đã, đang, sắp
- Nhận biết và sử dụng các từ đó qua các bài tập thực hành
B.Đồ dùng dạy học : đề bài.
C.Các hoạt động dạy học :
2. Hướng dẫn hs làm bài tập.
 Bài 1: Cho các câu sau:
Em sắp ăn cơm.
Rặng đào đã trút hét lá
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố
các từ in đậm trong các câu trên bổ sung ý nghĩa cho động từ hay dang từ?
Chúng bổ sung ý nghĩa gì?
Từ “ sắp” bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian. Nó cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần.
Từ “ đã” bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian. Nó cho biết sự việc được hoàn thành rồi.
Từ “ đang” bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian. Nó cho biết sự việc diễn ra vào thời điểm hiện tại.
Cả ba ý trên
Bài 2: Từ “ sắp” trong hai câu sau có ý nghĩa như thế nào?
a) Tôi sắp ăn cơm rồi. Có nghĩa là sự việc sẽ . Trong thời gian gần.
b) Tôi sắp ăn cơm song. Có nghĩa là sự việc sẽ . Trong thời gian gần.
3. Củng cố dặn dò:
Thứ Tư ngày 10 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
ông trạng thả diều
A.Mục tiêu : Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
I. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 
- Chia đoạn: 4 đoạn.
- Tổ chức cho hs đọc nối tiếp đoạn.
- Gv sửa đọc kết hợp giúp hs hiểu nghĩa một số từ.
- Gv đọc mẫu.
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn hs tìm đúng giọng đọc.
- Tổ chức cho hs luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương hs.
II. Củng cố dặn dò:
 Hoạt động học
- 1 HS đọc toàn bài.
- Hs chia đoạn.
- Hs đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
- Hs đọc theo nhóm 4.
- 1-2 hs đọc toàn bài.
- Hs chú ý nghe gv đọc mẫu.
- Hs chú ý phát hiện giọng đọc.
- Hs luyện đọc diễn cảm.
- Hs thi đọc diễn cảm.
Kỹ thuật
Khâu viền đường gấp mép vảI bằng mũi khâu đột thưa
( tiết 2)
A.Mục tiêu : 
- HS biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
- khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa Các mũi khâu tương đối đều nhau đường khâu có thể bị dúm .
B.Đồ dùng dạy học: 
- Một mảnh vải kích thước: 20 cm x 30 cm. Len khác màu vải
- Kim khâu len, thước kẻ, bút chì, kéo cắt vải
C. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ
- Nêu cách khâu đột mau và khâu đột thưa
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ 3: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải
 - GV gọi một học sinh nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải
- GV nhận xét và củng cố cách khâu
- GV kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành
 - Nêu yêu cầu và thời gian hoàn thành sản phẩm
 - Cho học sinh thực hành
 - GV quan sát uốn nắn cho những học sinh còn lúng túng
 - Nhận xét và tuyên dương những em làm tốt
III. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng tiết 12: Bộ đồ dùng cắt may lớp 4
- Hai em trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
- Vài em nhắc lại thao tác gấp mép vải
B1: Gấp mép vải
B2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
- Học sinh lấy dụng cụ học tập
- Học sinh lắng nghe
- Cả lớp thực hành làm bài
- Tiếp tục chuẩn bị vật liệu dụng cụ giờ sau học thêu lướt vặn.
Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
A. mục tiêu : 
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. Lập được dàn ý ( nội dung ) của bài trao đổi để đạt mục đích.
- bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
B. Đồ dùng dạy học : đề bài.
C. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập
Đề bài: Em có một nguyện vọng và rất muốn được bố mẹ đồng ý. Trước khi xin ý kiến bố mẹ, em thấy cần phải trao đổi với anh ( chị) để có sự ủng hộ. Em sẽ làm thế nào?
a) Vội vàng tìm gặp anh / chị và nói rõ nguyện vọng, thẳng thắn yêu cầu ủng hộ
b) Lựa chọn thơI cơ tốt, nói rõ nguỵen vọng, thẳng thắn yêu cầu ủng hộ
c)Lựa chọn thời cơ tốt,lựa chọn lời nói khéo để anh/chị ủng hộ nguyện vọng của mình
d) Chọn thời gian, địa điểm thuận lợi, chuẩn bị các ý kiến thuyết phục trước khi gặp.
e) Trao đổi với anh / chị một cách thân mật , thẳng thắn, đề nghị ủng hộ, giúp dỡ khi mình trình bày nguyện vọng với bộ mẹ.
3. Củng cố dặn dò:
Thứ Năm ngày 11 tháng 11 năm 2010
Toán
Đề – xi – mét vuông
A.Mục tiêu : 
- Biết đê-xi-met vuông là đơn vị đo diện tích
- Hs biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo đề -xi - mét vuông .
- Biết được 1 dm2 = 100 cm2 và ngược lại.
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu
- Lớp kiểm tra đúng, sai.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Viết theo mẫu
- YC HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Gọi 1 HS nêu tóm tắt
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
III. Củng cố dặn dò:
Hoạt động học
- HS đọc yêu cầu.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Đổi chéo vở để chữa bài
- HS đọc y/c đề bài.
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét - sửa sai.
- Đọc đề bài toán.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở
Sinh hoạt lớp tuần 11
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 11, từ đó có hướng khắc phục.
- GD HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
- Xây dựng kế hoạch tuần 12.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ.
2. Nội dung sinh hoạt: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt
 + Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ.
 + Lớp phó học tập báo cáo hoạt động học tập của lớp.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
a. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển lớp sinh hoạt.
b. GV đánh giá chung:
- Ưu điểm:
- Khuyết diểm:
4. Kế hoạch tuần tới:
HĐNGLL
hát về thầy cô và mái trường
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: 
- Hiểu hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và nhà trường.
- Giáo dục thái độ, tình cảm yêu quý, biết ơn, vâng lời thầy, cô giáo.
- Rèn luyện kỹ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
Hát, múa, đọc thơ, kể chuyển, đóng tiểu phẩm có nội dung ca ngợi thầy cô, ca ngợi tình cảm thầy trò.
b. Hình thức hoạt động
	Tổ chức giao lưu văn nghệ, biểu diễn cá nhân hay tập thể.
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
	 - Các tiết mục văn nghệ, biểu diễn cá nhân hoặc tập thể
	- Cây "Hoa dân chủ" với các phiếu yêu cầu hát, đọc thơ, kể chuyện.
b. Về tổ chức
- Ban tổ chức gồm: Lớp trưởng, lớp phó văn thể mỹ và các tổ trưởng.
- Cử người dẫn chương trình
- Trang trí.
- Kê bàn hình chữ U.
4. Tiến hành hoạt động
a) Khởi động
- Hát tập thể
- Giới thiệu chương trình văn nghệ.
b) Phần giao lưu văn nghệ
	- Các tiết mục biểu diễn văn nghệ của học sinh xen kẻ trò chơi hái hoa dân chủ.
	- Trong trò chơi hái hoa dân chủ, học sinh làm đúng yêu cầu sẽ được vỗ tay hoan hô, không làm được sẽ được bị phạt như nặn tượng 
5. Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển chương trình cảm ơn các bạn đã tham gia.
- Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia chương trình văn nghệ của các tổ và cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi chieu tuan 11.doc