Giáo án chiều Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Lê Thị Linh - Trường TH Tân Phú

Giáo án chiều Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Lê Thị Linh - Trường TH Tân Phú

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 6 : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2)

I.MỤC TIÊU:

- Biết được :trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Biết : trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân; biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác

- Thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.

II.CHUẨN BỊ:

 - Một chiếc micro không dây để chơi trò phóng viên

 - Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểu phẩm.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG :

 

doc 17 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chiều Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Lê Thị Linh - Trường TH Tân Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Thứ,ngày
Môn
Bài dạy
Hai
21/09
Tin học
Đạo đức
THKT
 Biết bày tỏ ý kiến.(T2)
Toán:	Luyện tập về biểu đồ
Ba
22/09
BDNK
THKT
BD + PĐ
Hát:	Tập đọc nhạc
LTVC:	MRVT : Trung thực – Tự trọng
Toán:	Luyện tập chung
Tư
23/09
Địa lí
BD + PĐ
HĐNG
 Tây nguyên
Toán:	Luyện tập chung.
Tổ chức trò chơi: Chuyền khăn
Năm
24/09
Tin học
BDNK
BD+PĐ
 Mĩ thuật:	Vẽ quả dạng hình cầu
 TLV:	 Viết thư
Sáu
25/09
THKT
BD + PĐ
HĐNG
TLV:	Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
LTVC: MRVT : Trung thực – Tự trọng
 Biển báo giao thông đường bộ
Tuần 6:Từ ngày 21/09 – 25/ 09/2009
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 6 : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
Biết được :trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Biết : trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân; biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác
 Thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
II.CHUẨN BỊ:
 - Một chiếc micro không dây để chơi trò phóng viên
 - Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểu phẩm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
1’
12’
8’
7’
2’
1’
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1)
Trẻ em có quyền gì?
Em có thể làm gì để thực hiện quyền đó?
GV nhận xét
3.Bài mới: 
*Giới thiệu bài: 
*Hoạt động1: Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa
GV mời một nhóm lên trình bày tiểu phẩm
Yêu cầu thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu em là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
GV kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến của các em sẽ được bố mẹ lắng nghe & tôn trọng. Đồng thời các em cũng cần phải biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
*Hoạt động 2: Trò chơi “Phóng viên”
Cách chơi: Một số HS xung phong đóng vai phóng viên & phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3
GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng & có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
*Hoạt động 3: Trình bày các bài viết, tranh vẽ.
GV kết luận chung: 
Trẻ em có quyền có ý kiến & trình bày ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em.
Ý kiến của trẻ em cũng cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình, đất nước & có lợi cho sự phát triển của trẻ em mới được thực hiện.
Trẻ em cũng cần biết lắng nghe & tôn trọng ý kiến của người khác.
4.Củng cố 
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
5.Dặn dò: 
Khuyến khích HS tổ chức thảo luận nhóm về các vấn đề của tổ, của lớp, của trường.
Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em.
Chuẩn bị bài: Tiết kiệm tiền của
HS nêu
HS nhận xét
HS trình bày tiểu phẩm
HS thảo luận
HS nêu kết quả thảo luận
HS chú ý cách chơi & thực hiện trò chơi. Mỗi HS có quyền nêu ý kiến riêng của mình
HS triển lãm bài viết, tranh vẽ của mình
- HS lắng nghe 
THKT TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU
- Củng cố nhận biết về biểu đồ tranh, biểu đồ cột.
- Thực hành đọc, phân tích và xử lí thông tin trên biểu đồ.
- Bồi dưỡng năng lực học toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
2’
1.Ổ n định
2.Thực hành: (Tổ chức cho hs làm hai BT trong VBT Toán – trang 29; 30)
*Bài 1: Dựa vào biểu đồ: “ Số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9”, trả lời các câu hỏi.
*Bài 2: Dựa vào biểu đồ “ Số ngày mưa có trong ba tháng năm 2004”, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
 a) Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn tháng 9 là:
 b) Số ngày có mưa trong cả ba tháng là: .
 c) Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là:
3. Tổng kết:
Chấm bài, nhận xét, dặn dò.
- Đọc yêu cầu BT
- Làm bài VBT, 1 em làm bảng phụ.
- Trình bày kết quả:
a) Tuần 1 bán được 200m vải hoa.
b) Tuần 3 bán được 100m vải hoa.
c) Cả 4 tuần bán được 700m vải hoa.
d) Cả 4 tuần bán được 1 200m vải.
e) Tuần 3 bán nhiều hơn tuần 1 200m vải trắng.
- Đọc yêu cầu BT.
- Làm bài vào VBT.
- Đổi vở kiểm tra.
- 1 em chữa bài trên bảng phụ:
a) B. 15 ngày
b) B. 36 ngày
c) C. 12 ngày
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
BD NK ÂM NHẠC
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
I/. MỤC TIÊU : 
- Đọc được bài TĐN số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng.
- Đọc đúng cao độ, trường độ, ghép lời ca.
- Yêu thích âm nhạc.
II/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
2’
28’
3’
1’
1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số.
2. Khởi động giọng : Hướng dẫn HS xướng theo âm mẫu từ thấp lên cao và ngược lại: Đô rê mi pha son pha mi rê đô son đô
3. Bài học: 
- HD luyện tập cao độ 
- HD luyện tập tiết tấu. 
- Hd ôn tập bài TĐN số 1
4. Củng cố:
- Tổ chức thi đua giữa các tổ. 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò.
- Về ôn lại bài TĐN, chuẩn bị bài 7.
-Báo cáo sĩ số.
-Lắng nghe và xướng đồng thanh theo âm mẫu.
- Luyện tập cao độ: Đô Rê Mi Son La.
- Lyện tập tiết tấu: đen đen trắng đen đen trắng.
- Đọc nhạc.
- Ghép lời ca.
- Dãy này đọc nhạc, dãy kia ghép lời ca và ngược lại.
- Cá nhân biểu diễn.
- Các tổ thi đua biểu diễn bài TĐN.
- Nhận xét, bình chọn tổ xuất sắc.
THKT LTVC
MRVT: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm trung thực tự trọng.
- Nắm được nghĩa của từ và luyên tập sử dụng các từ ngữ đó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
10’
10’
12’
2’
1.Ổ n định
2.Thực hành:
Bài 1: Tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực
 Máy nổ, máy cày, máy móc, cây cối, cây cam, cây bưởi, xe đạp, xe cộ, xe máy, xóm làng, màu sắc.
Bài 2: Đặt câu với một từ cùng nghĩa và một từ trái nghĩa ở BT1.
Bài 3: Tìm từ ghép có tiếng tự nói về tính cách con người rồi xép vào hai nhóm:
a) Chỉ phẩm chất tốt đẹp.
b) Chỉ tính xấu.
3. Tổng kết:
Chấm bài, nhận xét, dặn dò.
- Truyền điện:
+ Cùng nghĩa: thẳng thắn, chân thật, ngay thẳng, .
+ Trái nghĩa: dối trá, gian dối, gian lận,
- Làm vở
- Nối tiếp nhau đọc câu đã đặt.
- Nhận xét
- Xác định yêu cầu.
- Thảo luận cặp, tra từ điển, làm bài vào vở.
- Trình bày:
a) Chỉ phẩm chất tốt đẹp: tự trọng, tự tin, tự lực,
b) Chỉ tính xấu: tự ti, tự kiêu, tự cao, tự phụ, tự ái,..
BD + PĐ TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Củng cố về đọc, viết số tự nhiên; đơn vị đo khối lượng và thờigian.
- Luyện tập tìm số trung bình cộng.
- Oân tập về biểu đồ.
- Bồi dưỡng năng lực học toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
2’
1.Ổ n định
2.Bồi dưỡng và phụ đạo:
* Giao BT cho N1 ( Giỏi + khá)
Bài 1: Phân tích mỗi số sau thành nghìn, chục, đơn vị.
9 327 845
abc deg
Bài 2: Biết điểm hai bài kiểm tra Toán của An là 6 và 8. Hỏi điểm bài kiểm tra thứ ba của An phải là bao nhiêu để điểm trung bình của ba bài kiểm tra là 8?
* Giao BT và hướng dẫn N2 làm bài( TB)
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. ( BT1/ VBT-tr.31)
a) Số gồm hai mươi triệu, hai mươi nghìn và hai mươi viết là:
 .
b) Giá trị của chữ số 3 trong số 653 297 là: 
 ..
Bài 2: Dựa vào biểu đồ “ Số hs tập bơi của khối lớp Bốn”, viết tiếp vào chỗ chấm. ( BT2/VBT)
Bài 3 : Giải toán ( BT3/VBT)
* Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1.
* Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét.
* Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét.
3. Tổng kết:
Nhận xét tiết học, dặn dò.
*N1 nhận đề bài, thảo luận tìm cách giải.
Bài 1: 
a) 9 327 845 = 9 327 000 + 840 + 5
b) abc deg = abc 000 + de0 + g
Bài 2: Bài giải:
Để điểm trung bình của ba bài kiểm tra là 8 thì tổng số điểm của ba bài đó là:
8 x 3 = 24(điểm)
Điểm của bài kiểm tra thứ ba là:
24 – ( 8 + 6) = 10 ( điểm)
Đáp số : 10 điểm.
*N2 làm bài theo HD của GV:
Bài 1: 
- Làm VBT
- Nêu kết quả:
a) D.20 020 020
b) B. 3000
c) C. 725 936
d) D. 2 075
e) C. 150
Bài 2 :
- Làm VBT
- 1 em làm bảng phụ.
- Nhận xét
Bài 3: Làm VBT, 1 em lên bảng.
Bài giải:
Giờ thứ hai ô tô chạy được là:
40 + 20 = 60 (km)
Giờ thứ ba chạy được là:
(40 + 60) : 2 = 50 (km)
 Đáp số: 50 km.
Thứ tư, ngày 23 tháng 09 năm 2009
ĐỊA LÍ
Tiết 6: TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên :
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt : mùa mưa, mùa khô.
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ tự nhiên Việt Nam :Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
- HS khá, giỏi : nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên.
- Ham thích tìm hiểu các vùng đất của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh ảnh & tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên ...  khối lượng.
- Luyện tập tìm số trung bình cộng, xử lí thông tin trên biểu đồ.
- Bồi dưỡng năng lực học toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
2’
1.Ổ n định
2.Bồi dưỡng và phụ đạo:
* Giao BT cho N1 ( Giỏi + khá)
Bài 1: Tuổi trung bình của các cầu thủ trong đội bóng chuyền gồm 6 người là 25. Hỏi:
a) Tổng số tuổi của đội là bao nhiêu?
b) Tuổi của thủ quân là bao nhiêu, biết rằng tuổi trung bình của năm người còn lại là 24?
Bài 2: Đánh số trang một quyển vở có 28 trang thì pải viết bao nhiêu lượt chữ số?
* Giao BT và hướng dẫn N2 làm bài( TB)
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. ( phần 1/ VBT/ 33)
Bài 2: Dựa vào biểu đồ, viết tiếp vào chỗ chấm.
Bài 3 : ( Bài 2/ VBT/34)
* Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1.
* Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét.
* Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét.
3. Tổng kết:
Nhận xét tiết học, dặn dò.
*N1 nhận đề bài, thảo luận tìm cách giải.
Bài 1: Bài giải:
Tổng số tuổi của đội là:
25 x 6 = 150 ( tuổi )
Tổng số tuổi của 5 người còn lại là:
24 x 5 = 120 (tuổi)
Tuổi của thủ quân là:
150 – 120 = 30 (tuổi)
Đáp số: 30 tuổi.
Bài 2:
 Đánh số trang một quyển vở có 28 trang thì phải viết 28 số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 28. Trong đó, có 9 số có 1 chữ số và só các số có 2 chữ số là:
28 – 9 = 19 ( số)
 Số lượt chữ số phải viết là:
9 + (19 x 2) = 47 (lượt)
Đáp số: 47 lượt.
*N2 làm bài theo HD của GV:
Bài 1: 
- Làm VBT, nêu kết quả:
a) C. 3 025 674
b) D. 6 859
c) B. 56 834
d) C. 80
e) C. 4085
Bài 2 :
- Làm VBT, 1 em làm bảng phụ.
- Trình bày, nhận xét.
Bài 3: Làm VBT, 1 em lên bảng.
Bài giải:
Trung bình mỗi giờ ô tô chạy được là:
(45 + 65 + 70) : 3 = 60 (km)
Đáp số: 60 km
HĐ NG
TRÒ CHƠI: CHUYỀN KHĂN
I. MỤC TIÊU
- Tạo KK vui vẻ thoải mái
- Rèn luyện khả năng tập trung, phản xạ nhanh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
2’
7’
23’
2’
1.Ổ n định
2.Giới thiệu trò chơi
3. HD cách chơi và luật chơi:
 Quản trò cho tâïp thể lớp vừa hát vừa chuyền khăn theo thứ tự các bạn trong lớp. Khi kết thúc bài hát, bạn nào còn cầm khăn là bị thua cuộc.
4.Tổ chức cho hs chơi
5.Tổng kết:
Tổ chức thưởng, phạt.
- Theo dõi cách chơi và luật chơi
- Chơi thử
- Chơi thật
Thứ năm, ngày 24 tháng 9 năm 2009
BDNK: MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU: VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU.
I. MỤC TIÊU
- Vẽ được bức tranh về quả có dạng hình cầu.
- Tranh vẽ có bố cục hợp lí, màu sắc hài hoà, thể hiện sự sáng tạo.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
27’
5’
2’
1.Ổ n định
2.Bài học
- GT bài, nêu yêu cầu tiết học.
- Yêu cầu hs nêu lại cách vẽ quả dạng hình cầu.
- Nêu yêu cầu của bài vẽ:
+ Bố cục rõ ràng
+ Màu sắc hài hoà
+ Có sáng tạo trong cách thể hiện hình ảnh.
- Giúp đỡ HS thực hành. 
3. Trưng bày và đánh giá sản phẩm
- HD nhận xét, đánh giá
4.Tổng kết:
Tuyên dương những em hoàn thành tốt bài vẽ.
- GT mẫu mà mình mang đến lớp; nhận xét về hình dáng, màu sắc của mẫu.
- Nêu cách vẽ:
+ Vẽ phác khung hình.
+ Chỉnh sửa cho thành hình quả.
+ Vẽ màu.
- Theo dõi.
- Thực hành vẽ.
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét, bình chọn các bài vẽ đẹp.
BD + PĐ TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU
- Củng cố những hiểu biết về văn viết thư
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết một bức thư đúng yêu cầu của đề bài, có đủ các phần, thể hiện được tình cảm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
2’
1.Ổ n định
2.Bồi dưỡng và phụ đạo:
* Củng cố những kiến thức cần nhớ về văn viết thư.
- ?Một bức thư thường có mấy phần? Nêu tác dụng của từng phần.
* Giao BT cho N1 ( Giỏi + khá)
Đề bài: Đã lâu em chưa có dịp về quê thăm người thân ( ông, bà, chú, bác,). Em hãy viết thư thăm hỏi và nhắc lại vài kỉ niệm trong dịp về quê lần trước.
* Giao BT và hướng dẫn N2 làm bài( TB)
Đề bài: Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân đang ở xa để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
- Phân tích yêu cầu đề bài:
+ Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì?
+ Cần thăm hỏi những gì ?
+ Nên chúc và hứa hẹn điều gì ?
- HD hs viết bài vào vở.
* Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1.
* Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét.
* Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét.
3. Tổng kết:
- Đọc một số bài làm hay cho hs nghe.
-Nhận xét tiết học, dặn dò.
- Có ba phần.
	+ Phần đầu thư: nêu thời gian, địa điểm
	+ Phần chính: nêu mục dích viết thư, thăm hỏi, thông báo tình hình,
	+ Phần cuối thư: chúc, hứa hẹn, kí tên.
*N1 nhận đề bài
- Đọc kĩ đề, xác định yêu cầu, làm bài vào vở
*N2 làm bài theo HD của GV
- Đọc đề bài, xác định yêu cầu.
- Phân tích yêu cầu đề bài:
+thăm hỏi và chúc mừng năm mới..
+ Sức khoẻ, việc chuẩn bị đón tết, thời tiết, 
+ Chúc năm mới có sức khoẻ tốt, may mắn, hứa hẹn sẽ học giỏi,
- Viết bài vào vở.
Thứ sáu, ngày 25 tháng 9 năm 2009
THKT TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I/. MỤC TIÊU : 
- Củng cố những hiểu biết ban đầu về đoạn văn trong bài văn KC.
- Biết vận dụng kiến thức để tạo dựng một đoạn văn KC.
- Rèn kĩ năng viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.
II/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
28’
2’
1.Ổ n định.
2.KTBC: 
- Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
- Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào
- Mỗi đoạn văn thường có những phần nào?
3. Thực hành:
- Nêu đề bài:
 Có lần em đã được người khác giúp đỡ, em rất cảm động. Em hãy viết một đoạn văn kể lại chuyện ấy.
- HD xác định yêu cầu của đề: Em cần tưởng tượng và kể những gì?
- Nhận xét 
- Giúp đỡ hs làm bài
- Chấm điểm một số bài, nhận xét.
4. Tổng kết.
- Nhận xét tiết học và dặn dò.
Nối tiêáp nhau trả lời:
- Kể lại một sự việc trong chuỗi sự việc.
-  hết một đoạn thì chấm xuống dòng
- mở đầu, diễn biến và kết thúc.
- Đọc đề bài.
-  việc em được giúp đỡ là gì, em đã xúc động ra sao,
- Một em giỏi làm miệng trước lớp.
- Nhận xét.
- Làm bài vào vở.
BD + PĐ LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Măng mọc thẳng.
- Sử dụng những từ ngữ đã học để đặt câu, chuyển các từ ngữ đó vào vốn từ tích cực.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
2’
1.Ổ n định
2.Bồi dưỡng và phụ đạo:
* Giao BT cho N1 ( Giỏi + khá)
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: tự hào, tự kiêu, tự ái, tự lập, tự quản.
Mai tưởng mình giỏi nên sinh ra .
Mỗi người dân Việt Nam đều có lòng  dân tộc.
Buổi lao động hôm ấy do hs
Em mới đùa một tí mà Liên đã .
Mồ côi từ nhỏ, cậu bé Chôm đã phải sống 
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ ở BT1
Bài 3: Hoàn chỉnh các thành ngữ sau, nêu tình huống sử dụng các thành ngữ đó.
 a) Thẳng như 
 b) Thật như 
 c) Ruột để 
 d) Cây ngay
* Giao BT và hướng dẫn N2 làm bài( TB)
Bài 1: Nêu nghĩa của các từ sau:
+ trung thành
+ ttrung hậu
+ ttrung kiên
+ trung thực
+ trung nghĩa
Bài 2: Đặt câu với hai từ ở BT1.
* Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1.
* Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét.
* Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét.
3. Tổng kết:
Nhận xét tiết học, dặn dò.
*N1 nhận đề bài, thảo luận tìm cách làm bài.
Bài 1: 
Mai tưởng mình giỏi nên sinh ra tự kiêu.
Mỗi người dân Việt Nam đều có lòng tự hào dân tộc.
Buổi lao động hôm ấy do hs tự quản.
Em mới đùa một tí mà Liên đã tự ái.
Mồ côi từ nhỏ, cậu bé Chôm đã phải sống tự lập.
Bài 2: Làm bài vào vở, nối tiếp nhau đọc câu đã đặt.
Bài 3: 
 a) Thẳng như ruột ngựa.
 b) Thật như đếm.
 c) Ruột để ngoài da.
 d) Cây ngay không sợ chết đứng.
*N2 làm bài theo HD của GV:
Bài 1: 
- Thảo luận cặp.
- Trình bày:
+ trung thành: một lòng, một dạ gắn bó
+ ttrung hậu: ăn ở nhân hậu, thành thật.
+ ttrung kiên: trước sau như một
+ trung thực: ngay thẳng, thật thà.
+ trung nghĩa: một lòng vì việc nghĩa.
Bài 2 :
- Làm miệng, nhận xét.
- Viết vào vở ( mỗi em viết hai câu)
HĐNG
BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
I. MỤC TIÊU:
	- Nắm được ý nghĩa của một số biển báo giao thông đường bộ.
	- Có ý thức chấp hành tốt luật giao thông.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
2’
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:	
- Giới thiệu bài.
- GV gắn bảng tranh vẽ một số biển báo giao thông đường bộ.
- Kết luận và giới thiệu: Có hai loại biển báo giao thông đường bộ: biển chỉ dẫn (thường có màu xanh) và biển báo cấm 
( thường có màu đỏ)
- Tổ chức trò chơi: Nhận biết biển báo giao thông đường bộ.
 Chia lớp thành hai đội, phát cho mỗi đội một số biển báo giao thông.
- Phân chia đội thắng cuộc
3. Tổng kết:
Nhận xét tiết học và dặn dò.
- Lắng nghe.
- Quan sát, nêu ý nghĩa của từng biển báo.
- Theo dõi.
- Đội này đưa ra một biển báo và yêu cầu một bạn ở đội kia nêu ý nghĩa của nó. Sau đó đổi lượt cho đội kia. Mỗi lần trả lời đúng được 10 điểm, nếu không trả lời được thì bạn thứ hai trong đội trả lời nhưng chỉ được 5 điểm.
- Tổng kết, tính điểm.
- Tuyên dương.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 buoi chieu tuan 534.doc