Giáo án giảng dạy Khối 4 - Tuần 08

Giáo án giảng dạy Khối 4 - Tuần 08

TẬP ĐỌC

 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ

- Biết đọc diên cảm bài thơ đúng với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm thế giới trở nên tốt hơn.

*GDBVMT: Giáo dục các em sự hiểu biết về thế giới và ước muốn làm cho thế giới tốt đẹp hơn: không thiên tai, không chiến tranh, mọi người sống và làm việc trong hoà bình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài

III. LÊN LỚP

A. Bài cũ

 - Yêu cầu HS đọc phân vai bài: Nếu chúng mình có phép lạ

 + Nhóm 1: 8 HS đọc màn 1

 + Nhóm 2: 6 HS đọc màn 2

 

doc 45 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Khối 4 - Tuần 08", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Ngày soạn: 08/10/2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
 Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục đích, yêu cầu
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ
- Biết đọc diên cảm bài thơ đúng với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm thế giới trở nên tốt hơn.
*GDBVMT: Giáo dục các em sự hiểu biết về thế giới và ước muốn làm cho thế giới tốt đẹp hơn: không thiên tai, không chiến tranh, mọi người sống và làm việc trong hoà bình.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài
III. Lên lớp
A. Bài cũ 
	- Yêu cầu HS đọc phân vai bài: Nếu chúng mình có phép lạ
	+ Nhóm 1: 8 HS đọc màn 1
	+ Nhóm 2: 6 HS đọc màn 2
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc 
- GV cho HS đọc nối tiếp bài (2 lần)
+ Sửa từ, câu HS đọc sai
+ Giải nghĩa từ khó
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
3. Tìm hiểu bài
- 1 em đọc toàn bài- lớp đọc thầm 
+ Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi SGK
? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
? Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước đấy là gì?
? Yêu cầu HS giải hích ý nghĩa của khổ 3,4
? Cho HS nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ.
? Em thích ước mơ nào? Vì sao?
? Nêu ý chính của bài thơ ?
- Nếu chúng mình có phép lạ
- Nói lên ước muốn của cácbạn nhỏ rất tha thiết.
- K1: ước muốn cho cây mau lớn để cho quả.
- K2: ước muốn trẻ con trở thành người lớn ngay để làm việc.
- K3: ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo bi.
- Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về mơ ước của các bạn nhỏ muốn phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
4. Luyện đọc diễn cảm và HTL bài thơ
	- 4 HS đọc nối tiếp bài thơ
	- Nêu giọng đọc toàn bài
	- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ 2, 3
	- HS thi đọc
	- Học sinh nhẩm HTL bài thơ.
III. Củng cố dặn dò
	- Nêu ý nghĩa của bài thơ?
	GDBVMT: ? Em có ước mơ như những bạn nhỏ trong bài thơ không?Vì sao?
	- GV nhận xét tiết học
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên.
- áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh.
- Giải toán có lời văn và tính chu vi hìh chữ nhật.
II. Hoạt động dạy học
A. bài cũ:
? Nêu lại tính chất kết hợ và giao hoán của phép cộng?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Thực hành:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét đúng sai.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.
a) 5264 + 3978 + 6051
b) 42716 + 27054 + 6439
- Đổi chéo vở soát bài.
* Gv chốt: Cách đặt tính và thực hiện phép tính.
* Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Em đã áp dụng tính chất nào để làm bài tập này?
? Khi kết hợp các số em cần chú ý gì?
- Nhận xét đúng sai.
- GV nêu biểu điểm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.
a) 81 + 35 + 19 =
 =
 =
b) 78 + 65 + 135 + 22 =.
 = .
 =.
- HS chấm bài chéo, báo cáo kết quả.
* Gv chốt: Củng cố cho Hs cách áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh.
* Bài 3:
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.
.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Nêu cách giải khác?
- HS đọc bài toán
- Một HS tóm tắt bài trên bảng.
Lần đầu: 1465 em
lần sau hơn lần đầu: 335 em
Cả hai lần:..em?
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng
- Một HS đọc bài, cả lớp soát bài.
Bài giải
Lần sau có số trẻ em tiêm phòng là:
1465 + 335 = 1800 (em)
Cả hai lần có số trẻ em tiêm phòng là:
1465 + `1800 = 3265 (em)
 Đáp số: 3265 em
* GV chốt: Cách giải toán có lời văn, chú ý cách trình bày cho HS.
* Bài 4: Viết vào ô trống theo mẫu:
.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Nhận xét đúng sai.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng
a
b
P = ( a + b ) x 2
S = a x b
5cm
3cm
( 5 + 3 ) x 2 =16(cm)
 5 x 3 = 15 (cm)
10cm
6cm
8cm
8cm
- Đổi chéo vở soát bài.
* Gv chốt: HS làm quen với cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
Khoa học
 Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
I. Mục đích, yêu cầu
Sau bài học học sinh có thể:
- Nêu những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
- Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 32, 33 (SGK) phóng to.
III. Lên lớp
A. Bài cũ (3-5’)
Nêu nguyên nhân mắc bệnh tiêu hoá?
Nêu cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
B. Bài mới
a) Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện
* Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc cá nhân
+ Yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 32-SGK.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm bàn
- Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV đặt câu hỏi cho HS liên hệ.
? Kể tên một số bệnh em đã mắc?
? Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào?
? Lúc đó em phải làm gì? Tại sao?
- GV kết luận
- HS sắp xếp hình và kể lại với các bạn trong nhóm.
+ Câu chuyện 1 gồm các tranh 1, 4, 8.
+ Câu chuyện 2 gồm các tranh 6, 7, 9.
+ Câu chuyện 3 gồm các tranh 2, 3, 5.
+ Đại diện các nhóm lên kể một câu chuyện
- Mệt, khó chịu trong người. . .
- Báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn để có biện pháp chữa trị.
- 2 HS nhắc lại
* Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai mẹ ơi, con. . .sốt!
* Cách tiến hành:
HS tự thảo luận theo nhóm lớn và cử đại diện nhóm lên sắm vai.
3. Củng cố:
	HS đọc mục bạn cần biết SGK.
	Nhận xét tiết học.
Đạo đức
 Tiết kiệm tiền của (Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu
Học xong bài này, HS hiểu:
- Mọi người phải tiết kiệm tiền của vì tiền của do sức lao động vất cả của con người mới có được.
- Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.
- Biết thực hành tiết kiệm tiền của
- Có ý thực tiết kiệm tiền của
II. Đồ dùng dạy học
III. Lên lớp
A. Bài cũ
? Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không?
- Yêu cầu HS nêu một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc em thấy gia đình mình chưa tiêt kiệm?
- GV kết luận: Việc tiết kiệm tiền của là không của riêng ai, em phải tiết kiệm và nhắc nhở mọi người cùng tiết kiệm.
* Hoạt động 2: Em đã tiết kiệm chưa?
	- Yêu cầu HS làm bài tập 4(SGK)
? Việc nào thể hiện tiết kiệm? (a, b, g, h, k)
? Việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm? (c, d, đ, e, i)
 * Hoạt động 3: Em xử lí thế nào?
	- Chia nhóm
-( 3 em kể) 
- HS làm bài tập 4(SGK
- 2-3 em nêu 
- HS đổi chéo vở
- HS thảo luận tình huống (tình huống bốc thăm)
- Đại diện các nhóm báo cáo- kiểm tra
III. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Chào cờ
Ngày soạn:9/10/2010
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 10 .năm 2010
Chính tả
 Trung thu độc lập
I. Mục đích, yêu cầu
- Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài viết.
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi (hoặc có vần iên, yên/iêng) để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học
III. Lên lớp
A. Bài cũ (3-5’)
	- Nhận xét bài viết trước
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Hướng dẫn HS viết (1’)	
- GV đọc đoạn viết
? Anh chiến sĩ mơ ước gì trong đêm trung thu độc lập?
- Hướng dẫn HS viết từ khó
- Hướng dẫn cách trình bày bài
3. HS viết bài
- GV đọc
- Soát lỗi
4. Bài tập
- Chữa bài
- 1 HS đọc bài viết
- Mười lăm năm, phất phới
-HS viết
- HS nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm
Bài tập 2:
a. kiếm giắt-kiếm rơi xuống nước-đánh dấu-kiếm rơi-làm gì-đánh dấu-kiếm rơi-đã đánh dấu.
b. Yêu tĩnh, bỗng nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn, buột miệng, tiếng đàn.
III. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học
- BTVN: BT3
Toán 
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách.
- Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
HS chữa bài 3, 4 SGK.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
2. Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
a) Giới thiệu bài toán:
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- GV: Vì bài toán cho biết tổng và hiệu của hai số, yêu cầu chúg ta tìm hai số đó nên đây gọi là dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS đọc ví dụ trong SGK.
VD: Tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10. Tìm hai số đó.
- Tổng hai số: 70, hiệu hai số là: 10
- Tìm hai số đó.
b) Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán:
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán.
 ?
Số lớn:
 10 70
Số bé:
 ?
c) Hướng dẫn giải bài toán (Cách 1).
- GV che phần lớn hơn của số lớn cho HS quan sát và trả lời câu hỏi:
? Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé?
? Hãy tính hai lần số bé?
? Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số?
? Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào?
? Tổng mới là bao nhiêu?
? Tổng mới chính là hai lần của số bé, vậy hai lần số bé là bao nhiêu?
? hãy tìm số bé?
? hãy tìm số lớn?
- HS trình bày cách giải bài toán.
- GV viết cách tìm số bé lên bảng, HS ghi nhớ.
- Phần còn lại của số lớn sẽ bằng số bé.
- là hiệu của hai số.
- Tổng giảm đi bằng phần hơn của số lớn so với số bé.
- Tổng mới là: 70 – 10 = 60
- Hai lần số bé là: 70 – 10 = 60
Số bé là: 60 : 2 = 30
Số lớn là: 30 + 10 = 40
- Số bé = (tổng – hiệu ) : 2
d) Hướng dẫn giải toán (cách 2).
- GV vẽ thêm đoạn còn thiếu của số bé cho bằng số lớn.
? Lúc này số lớn so với số bé đã vẽ thêm như thế nào?
- Ta có trên sơ đồ hai đoạn thẳng bằng nhau và mỗi đoạn bằng số lớn, vậy ta có hai lần của số lớn.
? Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số?
? Khi thêm vào số bé phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào?
? Tổng mới là bao nhiêu?
? Tổng mới chính là hai lần của số lớn, vậy hai lần số lớn là bao nhiêu?
? Hãy tìm ... iệu của hai số.
* Bài 4:
- HS đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Một HS tóm tắt bài trên bảng.
- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.
? Để tính được tuổi của em hiện nay ta cần phải làm gì?
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. 
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Hiệu số tuổi của hai chị em có thay đổi theo thời gian không?
? Nêu cách giải khác
- Một HS đọc, cả lớp soát bài.
Sơ đồ tuổi hai chị em 4 năm trước:
Tuổi chị:
 8tuổi 24tuổi
Tuổi em:
 ? tuổi
Bài giải
C1:Tuổi em cách đây 4 năm là:
(24 – 8) : 2 = 8 (tuổi)
Tuổi em hiện nay là:
8 + 4 = 12 (tuổi)
C2: Vì hiệu số tuổi của hai chị em không thay đổi theo thời gian nên hiện nay chị vẫn hơn em 8 tuổi.
Tổng số tuổi của hai chị em hiện nay là:
24 + 4 x 2 = 32 (tuổi)
Tuổi em hiện nay là:
(32 – 8) : 2 = 12 (tuổi)
 Đáp số: 12 tuổi
* GV chốt: Cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu cảu hai số. HS biết hiệu số tuổi của hai người không thay đổi theo thời gian.
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Trình bày một số hoạt động sản xuất tiêu biểu của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất ba dan và chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ.
- Rèn kỹ năng xem, phân tích bản đồ, bảng thống kê.
- Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ, tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
? nêu một số dặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
2. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan:
* Hoạt động 1: 
- Yêu cầu HS quan sát H1.
? Chỉ trên lược đồ và kể tên các cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và giải thích lí do?
- Hãy quan sát bảng số liệu về diện tích trồng cây công nghiệp và cho biết:
? Loại cây trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
? Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì?
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- GV kết luận: SGK
- HS lên bảng vừa chỉ bản đồ vừa trả lời.
- Cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên là: Cà phê, cao su, hồ tiêu. Vì các cây đó phù hợp với đất đỏ ba dan, tơi xốp phì nhiêu.
- Loại cây trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là: cà phê ở Buôn Ma Thuột.
+ HS chỉ vị trí Buôn Ma Thuột trên bản đồ.
- Cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, thông qua việc xuất khẩu.
3. Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ:
* Hoạt động 2: 
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên và trả lời các câu hỏi:
? Chỉ trên bản đồ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên?
? Vật nuôi nào có số lượng nhiều hơn? Tại sao ở Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển?
? Ngoài bò, trâu Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng? Để làm gì?
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS.
- Yêu cầu Hs sơ đồ hoá kiến thức vừa học.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Bò, trâu, voi.
- Bò là vật nuôi có số lượng nhiều ở Tây Nguyên vì ở đây có nhiều đồng cỏ xanh tốt thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc.
- Còn nuôi voi để chuyên chở và phụ vụ du lịch.
- Hai HS trình bày bét chính về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
4. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
Kĩ thuật
Khâu đột thưa (tiết 1)
I. Mục tiêu
HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
II. Đồ dùng dạy học
Mẫu khâu đột thưa, Tranh qui trình khâu đột thưa.
III. Hoạt động dạy học
a) Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu:
- GV giới thiệu mẫu.
? Em có nhận xét gì về mũi khâu ở hai mặt trái và phải? So sánh với mũi khâu thường?
? Nêu khái niệm về khâu đột thưa?
- Nhận xét kết luận
- HS quan sát mẫu và H1 SGK.
- ở mặt phải các mũi khâu cách đều nhau, giống khâu thường.
- ở mặt trái: Mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
- Nêu phần ghi nhớ.
b) Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật:
- Gv treo tranh qui trình khâu đột thưa:
? Hãy nêu các bước trong qui trình khâu?
? Nêu cách khâu đột thưa?
- Hướng dẫn thao tác khâu mũi khâu đầu, mũi thứ hai.
? Khi kết thúc ta làm như thế nào?
- Tổ chức cho học sinh thực hành.
HS quan sát H2, 3, 4.
- HS nêu ghi nhớ.
- Khâu từ phải sang trái.
- Theo qui tắc lùi 1 tiến 3.
- 1 HS thực hiện các mũi khâu tiếp theo.
- Như khâu thường.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS thực hành trên giấy kẻ ô ly.
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
Ngày soạn:13/10/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
- Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn hay trau chuốt, giầu hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ truyện: ở vương quốc Tương Lai
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
- Một HS lên bảng kể 1 câu chuyện mà em đã học theo trình tự thời gian.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu.
? Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- ? Hãy kể lại lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất?
- Nhận xét.
- Gv treo bảng phụ cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- Gv treo tranh minh hoạ truyện: ở vương quốc Tương Lai.
- HS kể cho nhau nghe trong nhóm 4 HS theo trình tự thời gian.
- Tổ chức thi kể từng màn.
- Nhận xét cho điểm cho HS.
-
- Là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
- HS nối tiếp đọc cách chuyển trên bảng phụ.
- HS quan sát tranh, kể và sửa cho nhau nghe trong nhóm 4 HS.
- 5 HS thi kể.
* Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu.
? Trong chuyện: ở vương quốc Tương Lai, hai bạn Tin – tin và Mi – tin có đi thăm cùng nhau không?
? Họ đi nơi nào trước? Nơi nào sau?
- GV hướng dẫn HS kể theo yêu cầu bài.
- HS kể cho nhau nghe trong nhóm bàn.
- Thi kể.
Nhận xét
- Hai bạn đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
- Công xưởng xanh trước, khu vườn kỳ diệu thăm sau.
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ.
? Hãy nêu về trình tự sắp xếp?
? Nêu về từ ngữ nối hai đoạn?
- HS đọc và trao đổi trả lời câu hỏi:
- Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kỳ diệu và ngược lại.
- Được thay đổi bằng các từ ngữ kể địa điểm.
3. Củng cố:
? Có những cách nào để phát triển câu chuyện? Những cách đó có gì khác nhau?
Nhận xét tiết học.
Toán 
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II. Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng, ê ke
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
- Kiểm tra bài về nhà
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
2. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt:
a) Giới thiệu góc nhọn:
- GV vẽ góc nhọn AOB:
? Hãy đọc tên góc, tên đỉnh của góc này?
- GV giới thiệu: Đậy là góc nhọn.
? Hãy dùng êkê để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông? (Một HS thực hiện đo trên bảng)
? Hãy vẽ một góc nhọn bằng êkê? (Một HS vẽ bảng, lớp vẽ nháp)
 A 
 O
 B
- HS tự rút ra kết luận: Góc nhon bé hơn góc vuông.
b) Giới thiệu góc tù:
Thực hiện tương tự góc nhọn.
 M
 O N
Kết luận: Góc tù lớn hơn góc vuông.
- HS thực hành vẽ.
c) Giới thiệu góc bẹt:
- GV vẽ góc COD lên bảng:
? Hãy đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc?
- GV vừa vẽ vừa giảng: tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh CO và OD của góc COD thẳng hàng với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
? Em có nhận xét gì về các điểm C, O, D của góc COD?
- KL: Góc bẹt bằng hai góc vuông.
- HS dùng êkê kiểm tra độ lớn của góc COD (Một HS kiểm tra trên bảng)
 C O D
- HS thực hành vẽ.
3. Thực hành:
* Bài 1:Viết các từ “góc bẹt”, “góc nhọn”, “góc tù”, “góc vuông” vào chỗ chấm dưới hình cho thích hợp:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Nêu lại cách kiểm tra góc bằng êkê?
- Nhận xét đúng sai.
- HS đối chiếu bài làm.
a) I P E
 M A N B K C Q D G
  . .
b) Góc đỉnh Ahai góc vuông
Góc đỉnh Bgóc đỉnh C
Góc đỉnh Bgóc đỉnh D
Góc đỉnh D.góc đỉnh C
* GV chốt: HS nhận biết các góc về hình dáng và độ lớn.
* Bài 2: Nối (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu.
- GV giải thích mẫu.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Tam giác có mấy dạng?
? Em có nhận xét gì các dạng của hình tam giác?
- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo vở kiểm tra.
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.
Hình tam giác có 1 góc tù
Hình tam giác có 1 góc vuông
Hình tam giác có 3 góc nhọn
* GV chốt: HS làm quen với các dạng tam giác.
* Bài 3: Viết tên các góc vuông, góc tù, góc nhọn, góc tù có trong hình sau (theo mẫu).
- HS đọc yêu cầu.
- GV giải thích mẫu.
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo vở kiểm tra.
 A B
 D C 
M: Góc vuông đỉnh A; cạnh AB, AD.
4. Củng cố:
? Nêu lại đặc điểm của các góc bẹt, góc tù, góc vuông, góc nhọn?
Nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể
Phát động phong trào thi đua: 
Học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt.
I. Mục tiêu
- HS nắm được phong trào thi đua đợt 2.
- Có ý thức trong phong trào thi đua.
II. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
2. Phát động phong trào thi đua:
a) Về nề nếp: đạt 50điểm/ngày.
b) Về học tập: - 1 HS đạt từ 18 đến 20 điểm 10 (từ ngày 21/10 đến ngày 16/11)
 - Lớp đạt từ 350 đến 400 điểm 10.
c) Trang trí bảng lớp.
d) Thực hiện tốt ATGT: 180 điểm đến 200 diểm.
e) Văn nghệ: Thuộc các bài hát về thầy cô và Bác Hồ.
3. Đề ra các biện pháp:
a) Nề nếp:
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ,.nhanh nhẹn, nghiêm túc, không nói chuyện, xô đẩy nhau.
- Thực hiện 15’ đầu giờ: từ thứ 2 đến thứ 5: Chống nói ngọng.
 Thứ 6: Đoạc báo Đội
- Mặc đồng phục đúng qui định, đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ.
- Giữ gìn vệ sinh chung: Thực hiện nghiêm túc tiếng trống sạch trường.
b) Về học tập:
- Trong lớp hăng hát giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, làm bài tập đầy đủ, sạch đẹp, đúng.
- Đạt nhiều điểm 10 trong ngày, trong tuần.
- Không nói chuyện, làm việc riêng trong lớp.
c) Công tác khác:
- Lao động vệ sinh lớp học: Lâu cửa kính, không bôi bẩn lên tường, bàn ghế.
- Ngày 17, 18 có hoa tươi.
- Học sinh đăng kí thi đua.
3. Củng cố:
Văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 8(8).doc