Giáo án chiều Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Lê Thị Linh - Trường TH Tân Phú

Giáo án chiều Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Lê Thị Linh - Trường TH Tân Phú

ĐẠO ĐỨC

TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T1)

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày.

- Biết được vì sao phải tiết kiệm tiền của.

- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.

- HS có ý thức tiết kiệm tiền của.

II. CHUẨN BỊ:

- Phiếu HT cho HĐ3

- Mỗi HS có ba tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG :

 

doc 17 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chiều Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Lê Thị Linh - Trường TH Tân Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 7
Từ ngày 28/09 – 2/ 10/2009
Thứ,ngày
Môn
Bài dạy
Hai
28/09
Tin học
Đạo đức
THKT
 Tiết kiệm tiền của
Toán:	Luyện tập 
Ba
29/09
BDNK
THKT
BD + PĐ
Hát:	Ô n hai bài hát đã học
LTVC:	Danh từ chung, danh từ riêng
Toán:	Biểu thức có chứa 2 chữ
Tư
30/09
Địa lí
BD + PĐ
HĐNG
 Một số dân tộc ở tây nguyên
Toán:	Tính chất giao hoán của phép cộng
GDATGT: Đi xe đạp an toàn.
Năm
1/10
Tin học
BDNK
BD+PĐ
 Mĩ thuật:	Vẽ tranh – Đề tài phong cảnh quê hương
 TLV:	 Luyện tập xây dựng đoạn văn KC
Sáu
2/10
THKT
BD + PĐ
HĐNG
TLV:	Luyện tập phát triển câu chuyện.
LTVC: Ôn tập về từ ghép,từ láy; viết tên người, tên địa lí VN
Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp trên đường.
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T1)
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết được vì sao phải tiết kiệm tiền của.
- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
- HS có ý thức tiết kiệm tiền của.
II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu HT cho HĐ3
- Mỗi HS có ba tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
1’
9’
9’
9’
2’
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS.
- Nhận xét , ghi điểm
3. Bài mới:
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.
- Chia lớp thành sáu nhóm . Yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK và thảo luận câu hỏi.
- Gv kết luận.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (Bài tập 1 )
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1 , yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng phiếu.
- Yêu cầu HS giải thích vềø lý do lựa chọn của mình
- GV kết luận :
Các ý kiến (c), (d) là đúng.
Các ý kiến (a), (b) là sai
Hoạt động 3: Những việc nên làm và không nên làm ( BT2)
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập theo mẫu SGK.
- GV kết luận.
4. Củng cố: 
- Kết luận chung.
- Nhận xét tiết học.
 Biết bày tỏ ý kiến ( T2 )
- Nêu lại ghi nhớ bài 3.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS lần lượt bày tỏ ý kiến bằng cách đưa phiếu xanh( tán thành),phiếu đỏ(không tán thành), phiếu vàng ( phân vân)
- Cả lớp trao đổi , thảo luận.
- Xác định yêu cầu của BT
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- 3-4 HS nêu đọc phần ghi nhớ
1’ 
5.Dặn dò:
 - Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của.
 - Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân.
THKT TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
- Bồi dưỡng năng lực học toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
2’
1.Ổ n định
2.Thực hành: 
*Bài 1: Tính rồi thử lại:
a) 38 726 + 40 954 b) 42 836 + 29 127
c) 92 714 – 25 091 c) 8 300 - 516
*Bài 2: Giải toán.
 42 640 m
Giờ thứ nhất: 
Giờ thứ hai: 6280m ?km
*Bài 3: Hiệu của 2 số là 9754, nếu số bị trừ tăng thêm 5657 đơn vị và giữ nguyên số trừ thì hiệu mới là bao nhiêu ?
3. Tổng kết:
Chấm bài, nhận xét, dặn dò.
- Đọc yêu cầu BT
- Làm bài vào vở, 2 em lên bảng.
- Kết quả:
a) 79 680
b) 71 990
c) 67 623
d) 7 784
- Đọc yêu cầu BT.
- Làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra.
- 1 em chữa bài trên bảng :
Bài giải
Giờ thứ hai chạy được là :
42640 – 6280 = 36360 (m)
Trong hai giờ chạy được là :
42640 + 36360 = 79000 (m)
 = 79km
Đáp số : 79 km.
- Đọc bài toán
- Thảo luận cặp.
- Trình bày bài giải :
Hiệu mới là :
9754 + 5657 = 15411
Đáp số : 15411
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
BD NK ÂM NHẠC
ÔN HAI BÀI HÁT ĐÃ HỌC, ÔN TĐN SỐ 1
I/. MỤC TIÊU : 
- Đọc được bài TĐN số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng.
- Đọc đúng cao độ, trường độ, ghép lời ca.
- Hát đúng lời đúng giai điệu hai bài hát đã học.
- Yêu thích âm nhạc.
II/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
2’
28’
3’
1’
1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số.
2. Khởi động giọng : Hướng dẫn HS xướng theo âm mẫu từ thấp lên cao và ngược lại: Đô rê mi pha son son pha mi rê đô 
3. Bài học: 
- HD ôn tập và biểu diễn bài hát : Em yêu hoà bình. 
- HD ôn tập và biểu diễn bài hát : Bạn ơi lắng nghe
- HD ôn tập bài TĐN số 1
4. Củng cố:
- Tổ chức thi đua giữa các tổ. 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò.
- Về ôn lại bài TĐN, chuẩn bị bài 7.
-Báo cáo sĩ số.
-Lắng nghe và xướng đồng thanh theo âm mẫu.
- Cả lớp hát
- Từng tổ hát
- Biểu diễn theo tổ.
- Biểu diễn cá nhân.
- Cả lớp hát:
+ Lần 1 : chậm
+ Lần 2 : vừa phải
+ Lần 3 : nhanh.
- Biểu diễn theo nhóm, cá nhân.
- Dãy này đọc nhạc, dãy kia ghép lời ca và ngược lại.
- Cá nhân biểu diễn.
- Các tổ thi đua biểu diễn 
- Nhận xét, bình chọn tổ xuất sắc.
THKT LTVC
DANH TỪ CHUNG, DANH TỪ RIÊNG
I. MỤC TIÊU
- Củng cố những hiểu biết về danh từ chung, danh từ riêng
- Luyện tập xác định Dt chung, Dt riêng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
12’
20’
2’
1.Ổ n định
2.Thực hành:
Bài 1: Viết 5 DT chung, 5 DT riêng.
Bài 2: Tìm các DT có trong đoạn thơ. Phân loại các dt tìm được thành 2 nhóm :Dt chung và Dt riêng.
Sau khi qua Đèo Gió
Ta lại vượt Đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng.
Cao Bằng rõ thật cao
Rồi dần dần bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
3. Tổng kết:
Chấm bài, nhận xét, dặn dò.
- Nêu lại thế nào là dt chung, dt riêng.
- Làm vở, đổi vở kiểm tra.
- 2 em lên bảng thi viết
- Nhận xét
- Xác định yêu cầu.
- Thảo luận cặp, làm bài vào vở.
- Trình bày:
+ Dt riêng :Đèo Gió, Đèo Giàng, Cao Bắc, Cao Bằng.
+Dt chung :đèo, mận, môi, chị, em, ông, bà, suối, hạt gạo.
BD + PĐ TOÁN
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I. MỤC TIÊU
- Củng cố nhận biết về biểu thức có chứa 2 chữ.
- Luyện tập tính gt của một số biểu thức có chứa 2 chữ
- Bồi dưỡng năng lực học toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
2’
1.Ổ n định
2.Bồi dưỡng và phụ đạo:
* Giao BT cho N1 ( Giỏi + khá)
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức :
m x 3 – n.
	Với a) m = 7	n = 6
 b) m = 10	 n = 20
Bài tập 2: Tìm tổng của hai số biết hiệu của chúng bằng 378 và hiệu số đó gấp ba lần số bé.
* Giao BT và hướng dẫn N2 làm bài (HSTB)
Bài 1: x + y và x : y là các biểu thức có chứa hai chữ. Tính giá trị của biểu thức
x + y và x: y nếu
a. x = 80	y = 8
b. x = 30	y = 3
Bài 2: Độ dài của cạnh hình vuông là a. Gọi p là chu vi của hình vuông. Công thức tính chu vi hình vuông là P = a x 4. Tính chu vi của hình vuông biết:
	a = 6cm;	a = 10m
	a = 8dm
* Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1.
* Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét.
* Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét.
3. Tổng kết:
Nhận xét tiết học, dặn dò.
*N1 nhận đề bài, thảo luận tìm cách giải.
Bài 1:
a.Nếu m = 7, n = 6 thì m x 3 – n = 7 x 3 - 6 = 15
b.Nếu m =10, n = 20 thì m x 3 – n = 10 x 3 - 20 =10
Bài 2:
Giải:
	Số bé là:	378:3 = 126
	Số lớn là:	378+126 = 504
	Tổng là:	504+126 = 630
	Đáp số: 630.
*N2 làm bài theo HD của GV:
Bài 1
VD:	Nếu x = 80 và y = 8 thì:
	x+y = 80 + 8 = 88
	x : y = 80 : 8 = 10
b. Tương tự
Bài 2: 
VD: Nếu a = 6cm thì P = a x 4 = 6 x 4 
	= 24cm
Thứ tư, ngày 30 tháng 09 năm 2009
ĐỊA LÍ
Tiết 7: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU : 
	- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
-Sử dụng được tranh, ảnh để mô tả trang phục truyền thống của một số dân tộc Tây Nguyên: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. 
	-Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II.CHUẨN BỊ: 
	-Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Tây Nguyên. ( nếu có ). 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 
1’
4’
1’
8’
9’
9’
2’
1’
1.Ổn định : 
2.Bài cũ:
-GV gọi 1 -2 HS trả lời các câu hỏi sau : 
+Kể tên các cao nguyên có ở Tây Nguyên. 
+Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Là những mùa nào ? 
+Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên
-GV nhận xét – đánh giá.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: Tây Nguyên –nơi có nhiều dân tộc chung sống . 
- Nêu câu hỏi: 
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên.
+ Các dân tộc trên , những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ? 
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ? 
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp , nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì ? 
- GV kết luận.
 *Hoạt động 2: Nhà rông ở Tây Nguyên
- Chia nhóm 4, phát phiếu giao việc cho các nhóm :
+ Mỗi buôn làng ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ? 
+ Nhà rông được dùng để làm gì ? 
+ Sự to , đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ? 
- GV kết luận 
* Hoạt động 3 : Lễ hội, trang phục 
- Cho HS ... ổ chức vào mùa xuân
+ Hội đua voi, lễ hội cồng chiêng, hội đâm trâu.
+ Nhảy múa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng
- Đọc bài học SGK.
BD + PĐ TOÁN
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG.
I. MỤC TIÊU
- Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Bồi dưỡng năng lực học toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
2’
1.Ổ n định
2.Bồi dưỡng và phụ đạo:
* Giao BT cho N1 ( Giỏi + khá)
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a) 145 + 789 + 855
b) 462 + 548 + 9 856
c) 912 + 3 457 + 88
d) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9
e) 2 + 4 + 6 + 8 + 10
Bài 2: Tìm tổng của hai số, biết rằng hiệu của hai số đó bằng 432 và bằng số bé.
* Giao BT và hướng dẫn N2 làm bài ( TB)
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 25 + 41 = 41 +  = 
 96 + 72 =  + 96 = 
 68 +  = 14 + 68 = 
b) a + b =  + a.
 a + 0 = 0 +  = 
 0 + b =  + 0 = 
Bài 2: Đặt tính rồi tính, dùng tính chất giao hoán để thử lại.
695 + 137
8279 + 654
Bài 3 : Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b. Chu vi hình chữ nhật đó là:
 A. a x a
 B. a + b x 2
 C. b + a x 2
 D. ( a + b ) x 2
* Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1.
* Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét.
* Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét.
3. Tổng kết:
Nhận xét tiết học, dặn dò.
*N1 nhận đề bài, thảo luận tìm cách giải.
Bài 1: 
KQ: a) 1 789 b) 10 856
 c) 4457 d) 45 e) 30
Bài 2:
 Bài giải:
Số bé là: 432 x 2 = 864
Số lớn là: 432 + 864 = 1296
Tổng của hai số đó là: 
 1296 + 864 = 2160
 Đáp số: 2160
*N2 làm bài theo HD của GV:
Bài 1: 
- Làm vở, 1 em làm bảng phụ.
- Trình bày kết quả, nhận xét.
Bài 2 :
- Làm bảng con, 2 em lên bảng.
KQ: a) 832 b) 8933
Bài 3: 
- Ghi vào bảng con phương án mình chọn.
- Nhận xét, chốt KQ đúng: ý D
HĐ NG
 ĐI XE ĐẠP AN TOÀN 
I. Mục tiêu
- Biết thế nào là một chiếc xe đạp đảm bảo an toàn.
- Có ý thức thực hiện tốt Luật giao thông.
II.Các hoạt động dạy học:
TG
Giáo viên
Học sinh
1’
31’
3’
1. Ổn định:
2. Bài mới:	
- GTB
- Nêu câu hỏi cho HS trả lời:
	+? Ở lớp ta có những ai biết đi xe đạp?
	+? Nếu có một chiếc xe đạp. Xe đạp của em phải như thế nào? 
	+ Giáo viên giới thiệu tranh “Chiếc xe đạp” cho học sinh quan sát
	+? Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe đạp như thế nào?
- Kết luận và hướng dẫn cách đi xe đạp an toàn: Muốn đảm bảo an toàn khi đi đường, trẻ em phải đi xe đạp nhỏ; xe phải tốt đủ các bộ phận đặc biệt là thắng và đèn. 
3. Củng cố – Dặn dò:
- Liên hệ , GD tư tưởng.	
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh giơ tay
- Nối tiếp nhau nêu.
- Quan sát.
- Xe phải tốt, các ốc vít phải chắc chắn, gác xe không bị lung lay; có đầy đủ các bộ phận: Phanh; đèn
- Lắng nghe
Thứ năm, ngày 1 tháng 10 năm 2009
BDNK: MĨ THUẬT
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
- Vẽ được bức tranh về đề tài phong cảnh quê hương.
- Tranh vẽ có bố cục hợp lí, màu sắc hài hoà, thể hiện sự sáng tạo.
- Bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật, sự yêu thích đối với môn học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
27’
5’
2’
1.Ổ n định
2.Bài học
- GT bài, nêu yêu cầu tiết học.
- Yêu cầu hs nêu lại cách vẽ tranh.
- Nêu yêu cầu của bài vẽ:
+ Bố cục rõ ràng
+ Màu sắc hài hoà
+ Có sáng tạo trong cách thể hiện hình ảnh.
- Giúp đỡ HS thực hành. 
3. Trưng bày và đánh giá sản phẩm
- HD nhận xét, đánh giá
4.Tổng kết:
Tuyên dương những em hoàn thành tốt bài vẽ.
- GT đề tài chọn vẽ.
- Nêu cách vẽ:
+ Giới hạn đề tài.
+ Chia bố cục tranh.
+ Vẽ các hình ảnh chính.
+ Vẽ thêm chi tiết phụ.
+ Vẽ màu.
- Theo dõi.
- Thực hành vẽ.
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét, bình chọn các bài vẽ đẹp.
BD + PĐ TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
- Củng cố những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn KC.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn.
- Rèn kĩ năng viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
2’
1.Ổ n định
2.Bồi dưỡng và phụ đạo:
- GT bài và nêu yêu cầu tiết học: Hoàn chỉnh các đoạn văn trong cốt truyện Vào nghề.
- Yêu cầu học sinh giỏi và khá có thể hoàn thành cả 4 đoạn, riêng hs trung bình chỉ cần hoàn chỉnh một đoạn.
- Lưu ý với HS: Viết đoạn nào em phải xem kỹ cốt truyện của đoạn đó cho hoàn chỉnh, đúng với cốt truyện cho sẵn.
* Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1.
* Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét.
* Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét.
3. Tổng kết:
- Đọc một số bài làm hay cho hs nghe.
-Nhận xét tiết học, dặn dò.
- Đọc lại cốt truyện Vào nghề.
- Đọc lại 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh.
- HS làm bài vào vở, 2 em đại diện 2 nhóm lên bảng làm bài.
VD: Đ1
- Mở đầu: Vào mùa giáng sinh năm ấy, Khi Va-li a vừa tròn mười một tuổi, bố mẹ dẫn em đi xem xiếc.
- Diễn biến: Chương trình xiếc hôm ấy có rất nhiều tiết mục hay. Nhưng Va-li-a thích nhất tiết mục cô gái phi ngựa đánh đàn. Trông cô ấy thật xinh đẹp và dũng cảm
- Nhận xét.
Thứ sáu, ngày 2 tháng 10 năm 2009
THKT TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/. MỤC TIÊU : 
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng ; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
- HS biết mơ ước những điều tốt đẹp
II/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
2’
1.Ổ n định.
2. Thực hành:
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
 - Cho HS đọc thầm và nêu các chú ý trong đề bài: Trong giấc mơ em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại chuyện ấy theo trình tự thời gian.
- Cho HS kể chuyện trong nhóm.
- Cho HS viết bài vào vở.
- Giúp đỡ hs làm bài
- Chấm điểm một số bài, nhận xét.
4. Tổng kết.
- Nhận xét tiết học và dặn dò.
- 1-2 HS đọc đề bài
- Đọc 3 gợi ý, trả lời.
- Kể theo cặp.
- Vài em thi kể trước lớp.
- Lớp nhận xét
- Viết câu chuyện vào vở.
- 1-2 em đọc bài viết của mình
BD + PĐ LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ LÁY, TỪ GHÉP – CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức về từ ghép, từ láy; luyện tập tìm từ láy, từ ghép.
- Luyện tập viết đúng tên người, tên địa lí VN.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
2’
1.Ổ n định
2.Bồi dưỡng và phụ đạo:
* Giao BT cho N1 ( Giỏi + khá)
Bài 1: Xếp các từ dưới đây vào 2 nhóm: từ láy, từ ghép.
 Tươi tốt, buôn bán, vui vẻ, đi đứng, nhảy nhót, mặt mũi, xinh xắn, nhè nhẹ.
Bài 2: Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tạo ra các từ ghép, từ láy.
nhỏ 
lạnh
vui
* Giao BT và hướng dẫn N2 làm bài
 ( HS TB)
Bài 1: Viết lại cho đúng các tên riêng có trong đoạn thơ sau:
Ai về thăm bưng biền đồng tháp
Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc pháp
Nơi chôn rau cắt rốn của ta!
Ai đi Nam – Ngãi, Bình – Phú, khánh hoà
Ai vô phan rang, phan thiết
Ai lên Tây Nguyên, công tum, đắc lắc
Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung.
Bài 2: Viết tên 5 bạn nam và 5 bạn nữ trong lớp em.
* Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1.
* Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét.
* Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét.
3. Tổng kết:
Nhận xét tiết học, dặn dò.
*N1 nhận đề bài, thảo luận tìm cách làm bài, trình bày:
Bài 1: 
Từ ghép: tươi tốt, buôn bán, đi đứng, măït mũi. 
Từ láy: vui vẻ, nhảy nhót, xinh xắn, nhè nhẹ.
Bài 2: 
Tiếng
Từ ghép
Từ láy
Nhỏ
nhỏ bé, nhỏ tí,
nho nhỏ, nhỏ nhắn,
Lạnh
lạnh giá, lạnh ngắt,
lạnh lẽo, lạnh lùng,
Vui 
vui tươi, vui nhộn,..
vui vẻ, vui vui,..
*N2 làm bài theo HD của GV:
Bài 1: 
- Thảo luận cặp, tìm các tên riêng viết chưa đúng.
- Nêu các từ cần viết lại.
- Viết vào vở.
Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp
Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc Pháp
Nơi chôn rau cắt rốn của ta!
Ai đi Nam – Ngãi, Bình – Phú, Khánh Hoà
Ai vô Phan Rang, Phan Thiết
Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc
Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung.
Bài 2 :
- Viết vào vở.
- 2 em lên bảng thi viết.
HĐNG
 NHỮNG QUI ĐỊNH ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP TRÊN ĐƯỜNG 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết một số qui định để đảm bảo an toàn giao thông khi đi xe đạp trên đường.
- Có ý thức thực hiện đúng những qui định của luật giao thông đường bộ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1’
2’
30’
2’
1.Ổ n định.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào?
3. Bài mới:	
- Giới thiệu bài.
- Nêu vấn đề: Khi đi xe đạp trên đường cần thực hiện những qui định nào?
- Kết luận.
-? Theo em để đảm bảo an toàn giao thông, người đi xe đạp không được thực hiện những việc làm nào?
- Kết luận.
4. Củng cố – Dặn dò: 
- Liên hệ GDTT
 - Nhận xét tiết học.
- Trả lời.
- Thảo luận nhóm 4.
- Trình bày:
+ Đi sát lề đường bên phải
+ Đi đúng làn đường dành cho xe thô sơ.
+ Khi muốn rẽ, cần phải di chuyển hướng dần và giơ tay xin đường.
- Thảo luận nhóm 4.
- Trình bày:
+ Không lạng lách, đánh võng
- Không đèo quá nhiều người, không đi hàng ngang.
+ Không được đi vào đường cấm, đường ngược chiều.
+ Không thả hai tay hoặc cầm ô, kéo theo súc vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chieu 4t7.doc