Giáo án Chính tả 4 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Chính tả 4 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Chính tả.

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

 I/Mục tiêu:

 1,Nghe –viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

 2, Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l,n) hoặc vần (an/ang) dễ lẫn.

 II/Đồ dùng

 - Ba tờ phiếu khổ to hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung BT2.

 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một ( nếu có).

 III/Các hoạt động dạy-học:

 

doc 64 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 730Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả 4 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chính tả.
dế mèn bênh vực kẻ yếu
 I/Mục tiêu:
 1,Nghe –viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
 2, Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l,n) hoặc vần (an/ang) dễ lẫn.
 II/Đồ dùng 
 - Ba tờ phiếu khổ to hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung BT2.
 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một ( nếu có).
 III/Các hoạt động dạy-học:
Thời
gian
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 4’
 33’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
GVnhắc HS một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả. Kiểm tra vở bút... 
II.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài:
Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả một đoạn của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu...
2, Hướng dẫn HS nghe -viết.
+GV đọc đoạn viết bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
-Nêu nội dung đoạn viết?
+ Nêu những từ cần viết hoa và những từ em cho là dễ viết sai ? (Từ khó: Cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn)
+ GV nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li. chú ý ngồi viết đúng tư thế.
 -GV đọc câu ,cụm từ
 + Chấm chữa
GV đọc từng câu
GV đọc toàn bài chính tả
GV chấm 7 - 10 bài-nhận xét
3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập (2): Điền vào chỗ trống: l hay n?
Không thể... ẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình...ở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo... ẳn, chắc...ịch. Đôi..ông mày không tỉa bao giờ, mọc...oà xoà tự nhiên,...àm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.
* Bài tập (3):Giải các câu đố sau: 
- Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:
Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây.
Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào. 
 ( là cái gì?) ( Cái la bàn)
- Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang:
Hoa gì trắng xoá núi đồi
Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân.
 (là hoa gì)
(Hoa ban)
III.Củng cố,dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học. HS về nhà viết lại lỗi sai. Học thuộc câu đố. Đọc trước bài sau.
HS nghe
HS theo dõi SGK.
HS đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi của GV.
-1HS viết bảng lớp ,lớp viết nháp chữ viết hoa ,chữ khó
-HS đọc lại các chữ viết hoa và chữ khó
HS gấp SGK
+ Học sinh viết bài .
HS theo dõi bài trong vở, tự sửa lỗi.
HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
1HS nêu yêu cầu .
3 HS lên bảng trình bày kết quả làm bài trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét.
-HS đọc lại bài viết đúng và nêu nội dung bài 
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS thi giải đố nhanh và viết đúng vào giấy (bí mật lời giải) 
Một số HS đọc lại câu đố và lời giải.
GV kiểm tra giấy HS đã viết trả lời.
GV nhận xét nhanh, khen gợi những HS giải đố đúng, viết đúng chính tả.
Chính tả.
mười năm cõng bạn đi học
 I/Mục tiêu: 
 1,Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.
 2, luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, ăng/ăn.
 II/Đồ dùng: 
 - Ba tờ phiếu khổ to hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một ( nếu có ) 
 III/Các hoạt động dạy-học:
Thời
gian
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
 4’
 33’
2’ 
I.Kiểm tra bài cũ:
Chữa bài tập 2 tiết trước.
II.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài:
Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.
2, Hướng dẫn HS nghe -viết.
+GV đọc đoạn viết bài: Mười năm cõng bạn đi học.
-Nêu nội dung của đoạn viết?
+ Nêu những từ cần viết hoa và những từ em cho là dễ viết sai ? 
( Viết hoa tên riêng )
( Từ khó: Khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt, 10 năm, 4 ki-lô-mét).
+ GV nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li. chú ý ngồi viết đúng tư thế.
+ Thực hành viết bài
-GV đọc câu ,cụm từ đúng tốc độ 
+ Chấm chữa.
GV đọc từng câu.
 GV chấm 7 - 10 bài .
nêu nhận xét chung.
3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập (2): chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn:
 Tìm chỗ ngồi.
Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. lát (sau/xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế ( rằng/rằn):
- Thưa ông! Phải (chăng/chăn) lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông? 
- Vâng, nhưng (sin/xin) bà đừng (băng khoăng/ băn khoăn), tôi không ( sao/xao)!
- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để (sem/xem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.
* Bài tập (3):
Giải các câu đố sau: 
a) Để nguyên - tên một loài chim.
Bỏ sắc – thường thấy ban đêm trên trời.
 (là chữ gì?)
 b) Để nguyên- vằng vặc trên trời.
Thêm sắc- màu phấn cùng em tới trường.
 (là chữ trăng)
GV kiểm tra giấy HS đã viết trả lời. GV chốt lại lời giải đúngkhen gợi những HS giải đố đúng, viết đúng chính tả.
 III.Củng cố,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
Về nhà các em tìm 10 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s/x 
2 HS lên bảng.
Cả lớp làm ra giấy nháp.
-Nhận xét
HS nghe
HS theo dõi SGK.
HS đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi của GV.
-HS nêu những từ cần viết hoa và những từ khó 
-1HS viết bảng các từ cần viết hoa và các từ khó-lớp viết nháp 
-Nhận xét -1HS đọc lại các từ vừa luyện viết 
-HS nghe và viết bài
HS soát lại bài. 
HS đổi vở soát lỗi cho nhau
-1
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS tự làm bài vào vở. 
3 HS lên bảng trình bày kết quả làm bài trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
-1HS đọc yêu cầu bài tập 
HS thi giải đố nhanh và viết đúng vào giấy (bí mật lời giải) 
Một số HS đọc lại câu đố và lời giải.
Chính tả.
cháu nghe câu chuyện của bà
 I/Mục tiêu:
 1,Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà.Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
 2, Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn(tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã) 
 II/Đồ dùng :
 - Ba tờ phiếu khổ to hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một ( nếu có ) 
 III/Các hoạt động dạy-học:
Thời
gian
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
 4’
 33’
5’ 
I.Kiểm tra bài cũ:
Chữa bài tập 2 tiết trước.
II.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài:
Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả bài thơ: Cháu nghe câu chuyện của bà.
 2, Hướng dẫn HS nghe –viết:
+ Đọc bài thơ: Cháu nghe câu chuyện của bà.
+Bài thơ nói lên điều gì?
(Bài thơ nói về tình thương của 2 bà cháu dành cho 1 cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình)
+ Nêu những từ cần viết hoa và những từ em cho là dễ viết sai ? (Viết hoa tên riêng )
( Từ khó: Trước, lưng, lối, rưng rưng).
+ GV nhắc HS: cách trình bày bài thơ lục bát (câu 6 viết lùi vào, cách lề vở 1 ô.Câu 8 viết sát lề vở). 
Chú ý ngồi viết đúng tư thế.
+ Học sinh viết bài
-GV đọc câu ,cụm từ đúng tốc độ 
+ Chấm chữa.
GV chấm 7 - 10 bài .
GV nêu nhận xét chung
3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập (2): Điền vào chỗ trống tr hay ch?
 Như ... e mọc thẳng, con người không ... ...ịu khuất. Người xưa có câu: ...úc dẫu ... ...áy, đốt ngay vẫn thẳng”. ...e là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, ...e lại là đồng ...í ...iến đấu của ta ...e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
+H: đoạn văn các em vừa điền nói lên điều gì?(Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất, là bạn của con người).
III.Củng cố,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
Về nhà các em tìm 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng chữ tr/ch(M: trăn/châu chấu). Hoặc 5 từ chỉ đồ đạc trong nhà mang thanh hỏi hoặc thanh ngã.
(M: chổi/võng).
Xem trước bài sau.
2 HS lên bảng.
Cả lớp làm ra giấy nháp.
HS theo dõi SGK.
HS đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi của GV.
-HS nêu những từ phải viết hoa và những từ khó
-1HS viết bảnglớp –lớp viết nháp các từ viét hoa ,từ khó 
-1HS đọc lại các từ luyện viết
. HS viết bài vào vở
HS soát lại bài.
HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
-1HS nêu yêu cầu 
- HS tự làm bài vào vở. 
3 HS lên bảng trình bày kết quả làm bài trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
1 số HS nêu.
Chính tả.
truyện cổ nước mình
 I/Mục tiêu:
 1,Nhớ – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ: Truyện cổ nước mình.
 2,Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng(phát âm đúng) các từ có âm đầu r/d/gi, hoặc có vần ân/âng.
 II/Đồ dùng :
 - Ba tờ phiếu khổ to hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một ( nếu có).
 III/Các hoạt động dạy-học:
Thời
gian
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
 4’
 33’
5’ 
I.Kiểm tra bài cũ:
 Viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng tr/ch.
II.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài:
Trong tiết chính tả hôm nay, các em nhớ lại và viết 14 dòng đầu bài thơ : Truyện cổ nước mình.
 2, Hướng dẫn HS nhớ –viết:
+ Đọc bài thơ:
+Nêu nội dung đoạn viết ?
+ Nêu những từ cần viết hoa và những từ em cho là dễ viết sai ? (Viết hoa đầu dòng).
( Từ khó: độ trì, nghiêng).
-GV nêu từ khó . 
+ GV nhắc HS: cách trình bày bài thơ lục bát (câu 6 viết lùi vào, cách lề vở 1 ô.Câu 8 viết sát lề vở). 
Chú ý ngồi viết đúng tư thế.
 + Học sinh viết bài
GV quan sát nhắc HS viết chậm
+ Giáo viên đọc toàn bài
+ Chấm chữa.
GV chấm 7 - 10 bài .
GV nêu nhận xét chung
3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập (2): Điền vào ô trống tiếng có âm đầu là r, d hay gi?
 -Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn ... thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. 
 -Diều bay, diều lá tre bay lưng trời.Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. ... đưa tiếng sáo, ... nâng cánh ... .
(Từ điền lần lượt: gió, gió, gió, diều).
III.Củng cố,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
Về nhà đọc lại những đoạn văn(khổ thơ trong bài tập 2. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học.
Xem trước bài sau.
2 nhómHS lên bảng thi tiếp sức viết đúng.
Cả lớp làm ra giấy nháp.
-Nhận xét 
1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ – viết trong bài: Truyện cổ nước mình.
Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ
-HS nêu từ khó ,từ cần viết hoa 
- 1 HS lên bảng
Cả lớp viết vào nháp.
-Nhận xét 
-HS đọc lại các từ vừa luyện viết
HS nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài.
HS soát lại bài.
HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
-1HS nêu yêu cầu 
3 HS lên bảng trình bày kết quả làm bài trước lớp. HS tự làm bài vào vở.
Cả lớp nhận xét.
Chính tả.
những hạt thóc giống
 I/Mục tiêu:
 1,Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài: Những hạt thóc giống.
 2, Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn l/n, en/eng.
 II/Đồ dùng :
 - Ba tờ phiếu khổ to hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một ( nếu có ) ... ết quả làm bài của mỗi nhóm
Chính tả.
 NGHe lời chim nói
 I/Mục đích, yêu cầu:
 1,Nghe - viết đúng chính tả, bài Nghe lời chim nói
 2,Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu là: l/n hoặc có thanh hỏi ngã
 II/Đồ dùng dạy-học:
 - Ba tờ phiếu khổ to hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập hai ( nếu có ) 
 III/Các hoạt động dạy-học:
Thời
gian
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
 4’
33’
2’ 
I.Kiểm tra bài cũ
II.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài:
Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả bài Nghe lời chim nói
 2, Hướng dẫn HS nghe -viết:
+GV Đọc bài viết.
-Nêu nội dung bài viết (Nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước)
+ Nêu những từ cần viết hoa và những từ em cho là dễ viết sai ? (Viết hoa đầu dòng).
( Từ dễ viết sai lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, thiết tha,...)
GV đọc từ khó 
*Viết bài 
-Nêu cách trình bày bài và tư thế ngồi viết ?
+ GV nhắc HS trình bày bài. Khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li
Chú ý ngồi viết đúng tư thế.
-GV đọc đúng tốc độ 
+ GV đọc toàn bài chính tả.
+ Chấm chữa.
GV chấm 7 - 10 bài .
GV nêu nhận xét chung.
3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập (2) 
- Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi
- Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã
 VD: + Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi: bải hoải, bẻo lẻo, bỏm bẻm, hổn hển, hở hang, lẩm bẩm, lẩm cẩm,...
 + Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã: bẽ bàng, bẽn lẽn, bỗ bã, bỡ ngỡ, chễm chệ, dõng dạc, kẽo kịt.,...
* Bài tập (3):Chọn các tiếng cho trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn.
 Băng trôi
(Lúi/Núi) băng trôi (lớn/nớn) nhất trôi khỏi(Lam/Nam) Cực vào (lăm/năm) 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31 000 ki-lô-mét vuông. Núi băng(lày/này) lớn bằng nước Bỉ.
III.Củng cố,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 -Về nhà các em ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả
Xem trước bài sau.
GV kiểm tra sách , vở của HS
1 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi của GV.
-HS viết từ khó ra nháp.1HS viết lên bảng
- nhận xét đúng/sai
-1 HS đọc lại các từ vừa luyện viết 
(. HS gấp SGK. HS viết bài vào vở
GV đọc từng câu. 
HS soát lại bài.
HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
1 HS đọc yêu cầu .
-các nhóm thi làm bài trong thời gian 7’. Các nhóm làm xong trước lên bảng đọc kết quả
Cả lớp bình chọn nhóm tìm được đúng nhiều từ.
- 3 nhóm HS(mỗi nhóm 5 em) thi tiếp sức. Đại diện nhóm đọc lại truyện Băng trôi sau khi đã điền các tiếng thích hợp; nói về tính khôi hài của chuyện. 
Cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc.
HS tự làm bài vào vở.
Chính tả.
 vương quốc vắng nụ cười
 I/Mục đích, yêu cầu:
 1,Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một doạn trong bài Vương quốc nụ cười
 2,Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x(hoặc âm chính o/ ô/ ơ)
 II/Đồ dùng dạy-học:
 - Ba tờ phiếu khổ to hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập hai ( nếu có ) 
 III/Các hoạt động dạy-học:
Thời
gian
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
 4’
33’
2’ 
I.Kiểm tra bài cũ
Đọc mẩu tin Băng trôi
GV nhận xét 
II.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài:
Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả bài Vương quốc không có nụ cười
 2, Hướng dẫn HS nghe -viết:
+ GV Đọc bài viết.
-Nêu nội dung bài viết?
+ Nêu những từ cần viết hoa và những từ em cho là dễ viết sai ? (Viết hoa đầu dòng).
( Từ dễ viết sai kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo,...)
GV đọc từ khó 
*Viết bài 
-Nêu cách trình bày bài và tư thế ngồi viết 
+ GV nhắc HS trình bày bài. Khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li
Chú ý ngồi viết đúng tư thế.
GV đọc đúng tốc độ. 
+ GV đọc toàn bài chính tả.
+ Chấm chữa.
GV chấm 7 - 10 bài .
GV nêu nhận xét chung
3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập (2) Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây.Biết rằng: Những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện sau chứa o hoặc ô
 Người không biết cười
Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác Tuênrất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói díă , những mẩu chuyện ă hỉnh, nhưng trong một lần gặp gỡ ă chúng, Mác Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mãi đến lúc ra về, Mác Tuên mới biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi. Ông đến dự buổi ă chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà vănă tiếng
III.Củng cố,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 -Về nhà các em ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả
Xem trước bài sau.
2HS
1 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi của GV.
HS viết từ khó ra nháp.1HS viết lên bảng
nhận xét đúng/sai
-1 HS đọc lại các từ khó 
-1 HS nêu
HS gấp SGK. HS viết bài vào vở
HS soát lại bài.
HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
1 HS đọc yêu cầu .
- các nhóm thi làm bài trong thời gian 7’. Các nhóm làm xong trước lên bảng đọc kết quả
Cả lớp bình chọn nhóm tìm được đúng nhiều từ.
Chính tả.
 ngắm trăng. không đề
 I/Mục đích, yêu cầu:
 1,Nhớ và viết lại đúng chính xác, trình bày đúng 2 bài thơ Ngắm trăng, Không đề.
 2,Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm vần dễ lẫn: tr/ch, iêu/iu
 II/Đồ dùng dạy-học:
 - Một vài tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2, bài tập 3.
 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập hai ( nếu có).
 III/Các hoạt động dạy-học
Thời
gian
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
 4’
33’
2’ 
I.Kiểm tra bài cũ:
 Viết 5 tiếng có nghĩa bắt đầu bằng s/x
GV nhận xét -đánh giá 
II.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài:
Trong tiết chính tả hôm nay, các em nhớ lại và viết 2 bài thơ: Ngắm trăng, Không đề
 2, Hướng dẫn HS nhớ –viết:
+ Đọc bài thơ:
-Nêu lại nội dung 2 bài thơ ?
+ Nêu những từ cần viết hoa và những từ em cho là dễ viết sai ? (Viết hoa đầu dòng).
( Từ khó: hững hờ, tung bay, xách bương,...).
GV nêu từ khó
*Viết bài 
-Nêu cách trình bày bài thơ và tư thế ngồi viết 
+ GV nhắc HS: cách trình bày bài: ghi tên bài vào giữa dòng, các dòng thơ viết thẳng hàng nhau. Viết hoa đầu dòng. Hết một bài, cách một dòng
Chú ý ngồi viết đúng tư thế.
 + Giáo viên đọc toàn bài
+ Chấm chữa.
GV chấm 7 - 10 bài .
GV nêu nhận xét chung
3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập (2): Tìm những tiếng có nghĩa ứng với mỗi ô trống dưới đây:
d
Ch
nh 
th 
iêu
M:diều, diễu hành 
chiều cao, chiếu phim,
chiêu đãi
bao nhiêu
nhiều, nhiễu 
thiêu đốt, thiểu não, thiếu nhi
iu
M:dìu dắt,
dịu hiền
dịu dàng
chịu đựng
chắt chiu
chịu khó
nhíu mắt
nói nhịu
mệt thỉu,
buồn thiu
* Bài tập (3): Thi tìm nhanh:
-Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr 
-Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch 
VD: tròn trịa, trắng trẻo, trơ trẽn, trùng trục...
 chông chênh, chong chóng, chói chang.....
III.Củng cố,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
Về nhà đọc lại những đoạn văn(khổ thơ) trong bài tập 2. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học.
Xem trước bài sau.
2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức viết đúng.
Cả lớp làm ra giấy nháp.
1 HS đọc thuộc lòng 2 bài thơ Ngắm trăng, Không đề 
Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ 2 bài thơ
1 HS lên bảng
Cả lớp viết vào nháp.
-1 HS đọc lại các từ vừa luyện viết 
HS nhớ lại đoạn văn, tự viết bài.
HS soát lại bài.
HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
-
HS thảo luận tìm nhiều từ ghi vào phiếu GV phát. Sau thời gian quy định(7’). Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả 
Cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc(tìm được đúng/ nhiều từ).
HS tự làm bài vào vở.
-1 HS đọc yêu cầu bài 
-3 nhóm HS lên bảng(mỗi nhóm 3 em) thi tiếp sức:Các em tiếp nối nhau dùng bút viết từ láy.
1HS thay mặt nhóm đọc lại các từ láy.
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài của mỗi nhóm
Chính tả.
 nói ngược
 I/Mục đích, yêu cầu:
 1,Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài vè dân gian Nói ngược
 2,Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ lẫn(r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã)
 II/Đồ dùng dạy-học:
 - Ba tờ phiếu khổ to hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập hai ( nếu có ) 
 III/Các hoạt động dạy-học:
Thời
gian
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
 4’
33’
2’ 
I.Kiểm tra bài cũ
Tìm 5 từ láy có các vần iêu/iu
GV nhận xét -đánh giá 
II.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài:
Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả bài Nói ngược
 2, Hướng dẫn HS nghe -viết:
+ GV Đọc bài viết.
-Nêu nội dung bài viết ?
+ Nêu những từ cần viết hoa và những từ em cho là dễ viết sai ? (Viết hoa đầu dòng).
( Từ dễ viết sai liếm lông, nậm rượu, lao đao, chúm, đổ vồ, diều hâu,...)
GV đọc từ khó 
*Viết bài 
-Nêu cách trình bày bài và tư thế ngồi viết 
+ GV nhắc HS trình bày bài vè theo thể thơ lục bát: Câu sáu viết lùi hai ô, câu tám viết sát lề. Khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa
Chú ý ngồi viết đúng tư thế.
GV đọc đúng tốc độ. 
+ GV đọc toàn bài chính tả.
+ Chấm chữa.
GV chấm 7 - 10 bài .
GV nêu nhận xét chung.
3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập (2) : Chọn những chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
 Vì sao ta cười khi bị người khác cù?
Để(dải/rải/giãi/giải) đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh đã cho người máy cù 16 người tham(ra/gia/da) thí nghiệm và (rùng/ dùng) một thiết bị theo(dõi/giỏi/rõi/giõi) phản ứng trong bộ (não/nảo) sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không(thể/thễ) đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ
III.Củng cố,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 -Về nhà các em ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả
Xem trước bài sau.
2HS
1 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
HS đọc thầm bài vè và trả lời câu hỏi của GV.
GV đọc.HS viết từ khó ra nháp.1HS viết lên bảng
- nhận xét đúng/sai
-1 HS đọc lại các từ khó 
-1 HS nêu 
HS gấp SGK. HS viết bài vào vở
GV đọc từng câu. 
HS soát lại bài.
HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
1 HS đọc yêu cầu .
-3 nhóm HS lên bảng(mỗi nhóm 2 em) thi tiếp sức:Các em tiếp nối nhau dùng bút gạch chữ viết sai lỗi chính tả, viết lại cho đúng.1HS thay mặt nhóm đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài của mỗi nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chinh ta lop bon ckttn.doc