Giáo án Chính tả Khối 3 - Chương trình cả năm

Giáo án Chính tả Khối 3 - Chương trình cả năm

(TẬP CHÉP) CHỊ EM

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I- MỤC TIÊU:

- Chép đúng không mắc lỗi bài thơ chị em.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

- Trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa, Bảng phụ viết sẵn bài thơ Chị em.

2- Học sinh: - Sách , vở , đồ dùng học tập

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I- ổn định tổ chức (1')

II- Kiểm tra bài cũ:(3')

? Đọc cho học sinh lên bảng viết:

- GV: nhận xét, ghi điểm.

III- Bài mới: (29')

1- Giới thiệu bài: Bài hôm nay chúng ta tập chép bài thơ "Chị em" và làm bài tập chính tả.

2- Hướng dẫn viết chính tả.

a- Tìm hiểu baì:

? Người chị trong bài thơ làm những việc gì.

? b- Hướng dẫn cách trình bày.

? Bài thơ viết theo thể thơ gì.

? Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào

c- Hướng dẫn viết từ khó.

- Đọc cho học sinh viết, yêu cầu học sinh đọc lại từ vừa viết.

d- Chép chính tả, soát lỗi.

- GV đọc bài cho học sinh chép và đọc soát lỗi.

e- Chấm bài. Thu 5 bài.

- Nhận xét bài viết.

 

doc 72 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả Khối 3 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Tập chép Cậu bé thông minh
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Chép đúng đoạn: Hôm sau ..... để xẻ thịt chim ăn.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n
- Điền đúng và htl 10 chữ đầu trong bảng.
- Biết cách trình bày đoạn văn.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa, bảng ghi nội dung đoạn văn.
- Các bài chính tả và tranh vẽ
2- Học sinh: 	- Sách , vở , đồ dùng học tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')	
II- Kiểm tra bài cũ:(3')	
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- GV: nhận xét
III- Bài mới: (29')
1- Giới thiệu bài: Đưa bức tranh cho học sinh quan sát và hỏi:
? Tranh vẽ ở bài tập đọc nào.
? Nội dung bức tranh nói lên điều gì.
Trong bài hôm nay các em sẽ chẹp lại đoạn 3 bài tập đọc "Cậu bé thông minh"
2- Hướng dẫn tập chép.
- Trao đổi về nội dung đoạn chép .
GV đọc đoạn chép.
? Đoạn văn cho chứng ta biết điều gì.
? Cậu bé nói như thế nào.
? Cuối cùng nhà vua xử lý như thế nào.
* Hướng dẫn trình bày.
? Đoạn văn có mấy câu.
? Đoạn văn có lời nói của ai
?Trong bài có từ nào phải viết hoa.
* Hướng dẫn viết khó.
- GV đọc cho 4 học sinh lên bảng viết.
- GV nhận xét chỉnh sửa.
 - Tập chép: yêu cầu học sinh nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi: đọc cho học sinh soát lỗi.
- Chấm bài: Giáo viên chấm 5 bài và nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.
Học sinh hát
Bức tranh ở bài cậu bé thông minh. Nội dung bức tranh cậu bé đưa cho xứ giải chiếc kim và yêu cầu vua rèn thành một con dao.
Đoạn văn cho biết nhà vua thử tài cậu bé làm mâm cỗ từ một con chim.
- Xin ông về tâu với đức vua rèn cho tôi một chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim
- Vua trọng thưởng và gửi cậu bé vào trường để luyện thành tài.
- Có 3 câu
- của cậu bé
- Lời nói của nhân vật viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Viết hoa từ Đức vua và các từ đầu câu: Hôm, Cậu, Xin
Chim sẻ, xứ giả, kim khâu, sắc, xẻ thịt, luyện.
Học sinh chép bài và dùng bút chì soát lỗi
3- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Điền vào chỗ trống l / n yêu cầu 3 học sinh lên bảng làm bài.
GV nhận xét chữa bài.
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài, học sinh đọc là làm bài.
- Gọi 2 học sinh lên bảng, sau mỗi chữ yêu cầu học sinh đọc.
- Xoá cột chữ yêu cầu học sinh đọc
- yêu cầu cả lớp viết bài vào vở
Học sinh lên bảng làm bài
Số thứ tự
Chữ
Tên chữ
1
a.
A
2
ă
á
3
â
ớ.
4
b.
bờ
5
c.
cờ
6
Ch.
Xe hát
7
d.
Dê
8
đ.
đê
9
ê.
e.
10
ê.
ê
IV- Củng cố, dặn dò (2')
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh về viết lại bài, làm bài trong bở bài tập.
===============================
(nghe viết) chơi thuyền
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Nghe viết lại đúng đủ bài thơi "Chơi thuyền"
- Biết viết hoa chữ cái đầu dong thơ.
- Phân biệt các chữ có vần ao / oao. Tìm đúng các tiếng có âm đầu l / n và an/ ang
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa, kẻ sẵn bảng chữ cáikhông ghi nội dung kt
- Bảng phụ viết bài tập 2.
2- Học sinh: 	- Sách , vở , đồ dùng học tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')	
II- Kiểm tra bài cũ:(3')	
? Học sinh nghe đọc và viết:
 Lo sợ, rèn luyện, siêng năng
- GV: nhận xét
III- Bài mới: (29')
1- Giới thiệu bài: Bài hôm nay chúng ta nghe đọc và viết bài chơi thuyền. Và làm bài tập chính tả.
`2- Hướng dẫn viết chính tả.
* Tìm hiều nội dung bài thơ, đọc bài thơ.
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 1.
? Khổ thơ cho em biết điều gì.
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 2.
? Khổ thơ cho em biết điều gì.
Học sinh hát
Học sinh viết bài.
Học sinh đọc khổ thơ 1
- Khổ thơ cho biết cách các bạn chơi thuyền mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói.
Học sinh đọc khổ thơ 2
- Chơi thuyền giúp tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai.
* Hướng dẫn cách trình bày.
? Bài thơ có mấy dòng thơ.
? Mỗi dòng thơ có mấy chữ.
? Chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào.
? Khi viết bài thơ này cho đẹp ta phải viết lùi vào mấy ô.
* Hướng dẫn viết từ khó.
- GV đọc cho học sinh viết bảng
* Viết chính tả.
- GV đọc cho học sinh viết bài
* Soát lỗi Đọc bài lại cho học sinh soát lỗi.
* Chấm bài Thu chấm 10 bài và nhận xét bài viết của học sinh.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập
bài 2: 
gọi học sinh đọc yêu cầu của bài và làm bài tập.
Bài 3: 
Chứa tiếng bắt đầu bằng l / n có nghĩa như sau:
? Cùng nghĩa với hiền là gì.
? Không chìm dưới nước là gì.
? Vật dùng để gặt lúa, cắt cỏ là gì
GV Nhận xét, chữa bài.
- Bài thơ có 18 dòng.
- Mỗi dòng thơ có 3 chữ.
- Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- Ta phải viết lùi vào 4 ô.
Chuyền, que, lớn lên, dẻo dai.
Học sinh nghe - viết.
Điền vào chỗ trống ao hay oao, ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngoao ngán.
Học sinh làm bài.
- Cùng nghĩa với hiền là lành.
- Không chìm dưới nước là nổi.
- Vật dùng để gặt lúa cắt cỏ là niềm.
IV- Củng cố, dặn dò (2')
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh về viết lại bài, làm bài trong bở bài tập.
===============================
Tuần 2	(Nghe viết) Ai có lỗi
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Nghe viết chính xác đoạn 3 của bài.
- Viết đúng tên riêng nước ngoài; Làm đúng các bài tập
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa. Bảng phụ viết bài tập 2.
2- Học sinh: 	- Sách , vở , đồ dùng học tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')	
II- Kiểm tra bài cũ:(3')	
? Học sinh lên bảng viết:
- GV: nhận xét
III- Bài mới: (29')
1- Giới thiệu bài: Bài hôm nay chúng viết đoạn 3 của bài tập đọc Ai có lỗi và làm bài tập.
Học sinh hát
Học sinh viết bài: Ngọt ngào, ngoa ngán, hiền lành, chìm nổi ..
2- Hướng dẫn viết chính tả.
* Trao đổi về nội dung đoạn viết
- GV đọc một lần rồi gọi học sinh đọc bài.
? Đoạn văn nói tâm trạng của En-ri-cô. như thế nào.
* Hướng dẫn cách trình bày.
? Đoạn văn có mấy câu.
? Trong đoạn văn có chữ nào phải viết hoa, vì sao.
* Hướng dẫn viết khó.
- GV đọc cho học sinh viết., GV theo dõi và chỉnh sửa.
- Yêu cầu học sinh đọc lại các từ.
* Viết chính tả.
- GV đọc cho học sinh viết bài.
* Soát lỗi.
- GV đọc lại cho học sinh soát lỗi.
* Chấm bài: Thu 10 bài nhận xét bài viết của học sinh.
3- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và đọc mẫu.
- Cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức để tìm chữ, đội nào tìm nhanh và được nhiều chữ thì đội đó thắng cuộc.
Bài 3: Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài
GV chữa bài, nhận xét.
Nghe đọc.
Học sinh đọc bài.
- Đoạn văn nói tâm trang hội hận của En-ri-cô.
- 5 câu.
- Tên riêng và những chữ đầu câu.
- Có dấu gạch nối giữa các câu, các chữ.
Cô-rét-xi, khuỷu tay, chỉ, xin lỗi.
Viết bài.
- Dùng bút chì soát lỗi.
Tìm các từ ngữ có chứa tiéng: 
- Có vần uếch.
- Có vần uych.
- Nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, khuếch khoác, trống huếch, trống hoác.
- Khuỷ tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu
3 học sinh lên bảng làm, lớp làm bài vào vở
Cây sấu, chữ xấu, san sẻ, xẻ gỗ, xắn tay áo, củ sắn.
IV- Củng cố, dặn dò (2')
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh về viết lại bài, làm bài trong bở bài tập.
===============================
(Nghe viết) Cô giáo tí hon
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Nghe viết bài "Bé treo nón ... ríu rít đánh vần theo,
- Làm đúng các bài tập, phân biệt s / x
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa,4 tờ giấy khổ to, bút dạ.
2- Học sinh: 	- Sách , vở , đồ dùng học tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')	
II- Kiểm tra bài cũ:(3')	
? Học sinh lên bảng viết:
- GV: nhận xét
III- Bài mới: (29')
1- Giới thiệu bài: Bài hôm nay chúng viết một đoạn trong bài "Cô giáo tí hon" và làm các bài tập về phân biệt s / x
2- Hướng dẫn viết chính tả.
* Trao đổi về nội dung đoạn viết.
- Giáo viên đọc đoạn văn và gọi 1 học sinh đọc lại đoạn văn.
? Tìm những hình ảnh cho thấy bé bắt chước cô giáo.
? Hình ảnh mấy đứa em có gì ngộ nghĩnh
* Hướng dẫn các trình bày.
? Đoạn văn có mấy câu.
? Chữ đầu câu phải viết như thế nào.
? Ngoài chữ đầu câu còn chữ nào phải viết hoa.
* Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc cho học sinh viết.
- Yêu cầu học sinh đọc lại từ khó.
* Viết chính tả, soát lỗi.
* Chấm bài: Thu 10 bài chấm và nhận xét bài viết của học sinh.
3- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2/a: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh làm bài
- GV phát giấy cho các nhóm, yêu cầu học sinh làm bài trong 5 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ nhóm đó sẽ thắng.
- yêu cầu các nhóm dán bài
- GV kiểm tra từ ngữ của từng nhóm.
Kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài 2 /b: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinhinh làm bài
- GV phát giấy cho các nhóm, yêu cầu học sinh làm bài trong 5 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ nhóm đó sẽ thắng.
 yêu cầu các nhóm dán bài
- GV kiểm tra từ ngữ của từng nhóm.
- Kết luận nhóm thắng cuộc.
Học sinh hát
Học sinh viết bài: nguyệch ngoạc, khuỷu tay, xấu hổ, cá sấu.
Bé bẻ một nhánh trâm bầu làm thước đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhanh trâm bầu nhịp nhịp trên bảng, đánh vần từng tiếng cho đám học trò đánh vần theo
- Chúng chống hai tay nhìn chị, ríu rít đánh vần theo.
Có 5 câu.
Phải viết hoa.
- Chữ Bé vì đó là danh từ riêng.
- Treo nón, trâm bầu, cô giáo , ríu rít.
Nghe viết bài
Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- Xét: Xét xẻ, xem xét, xét hỏi, xét lên lớp, xét nét.
- Sét: Sấm sét, đất sét, lưỡi tầm sét đáng.
- Xào: Xào xáo, xào rau, xào măng.
- Sào: Sào đất, các sào, sào phơi.
- Xinh: Xinh xắn, xinh xinh, xinh đẹp ...
- Sinh: Sinh nhật, sinh nở, sinh sản.
 Nhóm trưởng mang dán bài của nhóm và đọc các từ vừa tìm được.
- Gắn: hàn gắn, gắn bó, gắn kết keo gắn
- Gắng: cố gắng, gắng sức , gắng lên
- Nặn: Nặn đất, nặn tượng, nhào nặn.
- Nặng: Nặng nhọc, nặng nề, nặng cân
Khăn: Khó khăn, khăn tay, khăn quàng
Khăng: Khăng khít, chơi khăng 
IV- Củng cố, dặn dò (2')
- GV nhận xét tiết học; yêu cầu học sinh về viết lại bài, làm bài trong bở bài tập.
===================================
Tuần 3 	(Nghe đọc) Chiếc áo len
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Nghe, viết chính xác đoạn 4 của bào "Chiếc áo len"
- Làm đúng các bài tập, phân biệt ch/ tr ; l / n
- Điền đúng và học thuộc tên 9 chữ cái trong bảng chữ.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa, Bảng phụ viết sẵn bài tập 3
2- Học sinh: 	- Sách , vở , đồ dùng học tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')	
II- Kiểm tra bài ... ng đói nghèo, bệnh tật
Trăm nước, tập quán riêng, trái đất, đấu tranh, đói nghèo.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Làm bài cá nhân trong vở bài tập:
Nương đỗ, nương ngô, lưng đeo gùi, tấp nập, làm nương, vút lên.
Học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh tự làm bài vào vở.
4- Củng cố, dặn dò: (5').
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn lại bài ở nhà.
--------------------------------------------------------------------
 (nghe - viết) hạt mưA
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Nghe – viết đúng chính tả bài thơ: “Hạt mưa”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu: l/n. 
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa, bảng lớp ghi nội dung bài tập 2a.
2- Học sinh: 	- Sách , vở ghi, dụng cụ.
iii- phương pháp:
- Đàm thoại, giảng giải, luyện tập.
iv- các hoạt động dạy học: 
1- ổn định tổ chức (1').	
2- Kiểm tra bài cũ:(4').	
- 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: cái lọ lộc bình lóng lánh nước men nâu.
3- Bài mới: (30').
3.1- Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta nghe-viết bài: “Hạt mưa ”. Làm bài tập chính tả.
3.2- Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ.
- Hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài:
+ Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa ?
+ Những câu thơ nào nói lên tính tinh nghịch của hạt mưa ?
- Giáo viên đọc cho học sinh viết chữ khó vào bảng con.
b. Giáo viên đọc bài cho học sinh viết bài.
- Đọc lại cho học sinh soát bài.
c. Chấm - chữa bài.
- Giáo viên thu 6 bài, chấm và nhận xét.
3.3 Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2a.
- 3 học sinh lên bảng viết từ ngữ tìm được, đọc kết quả.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cho một số học sinh đọc kết quả, giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
2 học sinh đọc.
Hạt mưa ủ trong vườn/Thành mỡ màu của đất/hạt mưa trang mặt nước/Làm soi
Hạt mưa đến là nghịch..Rồi ào ào đi ngay.
Gói, sóng, mỡ màu, trang, mặt nước, nghịch.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh làm bài cá nhân vào vở:
a. Lào, Nam cực, Thái lan.
b. Màu vàng, cây dừa, con voi.
4- Củng cố, dặn dò: (5').
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn lại bài ở nhà.
--------------------------------------------------------------
Tuần 33 	 (nghe - viết) cóc kiện TRờI
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài thơ tóm tắt chuyện: “Cóc kiện trời”.
- Viết đúng tên 5 nước láng giềng Đông Nam á.
- Điền vào chỗ trống các âm dễ lẫn: x/s, o/ô.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa, giấy khổ to A4 để 2 học sinh làm bài tập 2, bảng quay viết các từ ngữ ở bài tập 3a.
2- Học sinh: 	- Sách , vở ghi, dụng cụ.
iii- phương pháp:
- Đàm thoại, giảng giải, luyện tập.
iv- các hoạt động dạy học: 
1- ổn định tổ chức (1').	
2- Kiểm tra bài cũ:(4').	
- 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp: lâu năm, nứt nẻ, nấp.
3- Bài mới: (30').
3.1- Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay, chúng ta nghe-viết bài thơ tóm tắt chuyện: “Cóc kiện trời ” và làm bài tập chính tả.
3.2- Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
- Giáo viên giúp học sinh nhận xét chính tả:
+ Những từ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao ?
- Cho học sinh đọc lại bài, tự viết những chữ khó, dễ viết sai.
b. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
c. Chấm - chữa bài.
- Giáo viên thu 6 bài, chấm và nhận xét.
3.3 Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
a. Bài tập 2:
- Cho cả lớp đọc ĐT tên 5 nước Đông Nam á.
- Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu: đây là tên một số nước láng giềng của chúng ta.
- Giáo viên đọc cho 1 học sinh viết bảng lớp.
b. Bài tập 3a:
- Cho một học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, hoàn chỉnh bài làm.
2 học sinh đọc lại.
Các chữ đứng đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và các tên riêng: Cóc, Trời, Cua
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh nhận xét về cách viết hoa các tên riêng đó.
Cả lớp viết vào vở bài tập.
Học sinh đọc bài tập, làm vào vở bài tập.
+ Lời giải: cây sào, xào nấu, lịch sử, đối xử.
4- Củng cố, dặn dò: (5').
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn lại bài ở nhà.
--------------------------------------------------
 (nghe - viết) Quà của đồng nội
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng chính tả một đoạn trongbài: “Quà của đồng nội”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các âm vần dễ lẫn: s/x, o/ô.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa, bảng phụ viết các từ ngữ bài tập 2, bài tập 3.
2- Học sinh: 	- Sách , vở ghi, dụng cụ.
iii- phương pháp:
- Đàm thoại, giảng giải, luyện tập.
iv- các hoạt động dạy học: 
1- ổn định tổ chức (1').	
2- Kiểm tra bài cũ:(4'). 2 học sinh viết bảng lớp tên 5 nước Đông Nam á: Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, Lào, Thái lan, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a
3- Bài mới: (30').
3.1- Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta nghe-viết bài: “Quà của đồng nội ”.
3.2- Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc bài viết.
- GV đọc cho HS viết chữ khó vào bảng con.
b. Giáo viên đọc bài cho học sinh viết bài.
- Đọc lại cho học sinh soát lỗi.
c. Chấm - chữa bài.
- Giáo viên thu 6 bài, chấm và nhận xét.
3.3 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a. Bài tập 2a:
- Cho cả lớp làm vào vở bài tập.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Một số học sinh đọc lại câu đố.
b. Bài tập 3:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến.
4- Củng cố, dặn dò: (5').
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn lại bài ở nhà.
Học sinh đọc lại.
Lúa non, giọt sữa, phảng phất, hương vị.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Một học sinh lên bảng làm giải đố:
+ Nhà xanh, đỗ xanh.
+ Lời giải đố: Cái bánh chưng.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
4 học sinh làm bài tập vào giấy A4.
4 học sinh dán bài lên bảng lớp.
Đọc lời giải: a. sao, xa, sen.
 b. công, họp, hộp.
Tuần 34 	 (nghe - viết) thì thầm
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài thơ: “Thì thầm”.
- Viết đúng tên một số nước láng giềng Đông Nam á.
- Làm bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lẫn: tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã; giải đố đúng.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa, bảng lớp viết 3 lần từ ngữ cần điền bài tập 2a.
2- Học sinh: 	- Sách , vở ghi, dụng cụ.
iii- phương pháp:
- Đàm thoại, giảng giải, luyện tập.
iv- các hoạt động dạy học: 
1- ổn định tổ chức (1').	
2- Kiểm tra bài cũ:(4').	
- 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp: ngôi sao, đi xa.
3- Bài mới: (30').
3.1- Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay, chúng ta nghe-viết bài thơ: “Thì thầm ” và làm đúng bài tập chính tả.
3.2- Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc bài thơ.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu bài thơ:
+ Bài thơ cho thấy các con vật, sự vật nào biết trò chuyện, thì thầm với nhau ?
- Hướng dẫn nhận xét chính tả: 
+ Trong bài thơ, những chữ nào viết hoa ?
+ Cách trình bày bài thơ như thế nào ?
- Cho học sinh viết những chữ khó, dễ viết sai.
b. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
c. Chấm - chữa bài.
- Giáo viên thu 6 bài, chấm và nhận xét.
3.3 Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
a. Bài tập 2:
- Cho 2 học sinh đọc tên riêng 5 nước ở Đông Nam á.
- Giáo viên hỏi về cách viết tên riêng trong bài.
b. Bài tập 3a:
- Học sinh quan sát tranh minh họa, gợi ý giải đố rồi tự làm bài.
1học sinh đọc lại, lớp đọc thầm.
Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây, hoa thì thầm với ong bướm, trờivới sao
Chữ đầu dòng thơ.
Viết lùi vào cách lề vở 3 ô, giữa các khổ thơ để trống 1 dòng.
Học sinh viết vào nháp.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Cả lớp đọc đồng thanh.
Thái lan, Ma-lai-xi-a, Mi-an=ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
2 học sinh thi làm đúng, nhanh trên bảng lớp: đằng trước, ở trên.
Lời giải câu đố: Cái chân.
4- Củng cố, dặn dò: (5').
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn lại bài ở nhà.
 (nghe - viết) dòng suối thức
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng chính tả bài thơ: “Dòng suối thức”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lẫn: ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa, bảng lớp chép sẵn các từ ngữ bài tập 3.
2- Học sinh: 	- Sách , vở ghi, dụng cụ.
iii- phương pháp:
- Đàm thoại, giảng giải, luyện tập.
iv- các hoạt động dạy học: 
1- ổn định tổ chức (1').	
2- Kiểm tra bài cũ:(4').	
- 3 học sinh viết bảng lớp tên 5 nước Đông Nam á.
3- Bài mới: (30').
3.1- Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta nghe-viết bài thơ: “Dòng suối thức ”.
3.2- Hướng dẫn học sinh nghe – viết chính tả.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc bài thơ.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung bài thơ:
+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào ?
+ Trong đêm, dòng suối thức để làm gì ?
- Cho học sinh trình bày thể thơ lục bát.
- Cho học sinh đọc thầm lại bài thơ, ghi nhớ cách viết chữ khó.
b. Giáo viên đọc bài cho học sinh viết bài.
c. Chấm - chữa bài.
- Giáo viên thu 5 bài, chấm và nhận xét.
3.3 Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a. Bài tập 2a:
- Cho học sinh tự làm bài.
- Cho học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Một số học sinh đọc lại câu đố.
b. Bài tập 3a:
- Cho học sinh tự làm bài ở vở bài tập.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2 học sinh đọc trước lớp.
Mọi vật đều ngủ: Ngôi sao ngủ với bầu trơi, em bé ngủ với bà trong tiếng ru à ơi, gió ngủ ở tận thung xa,vườn trúc xanh.
Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo ( cối lợi dụng sức nước ở miền núi ).
Câu 6: viết lùi vào 2 ô.
Câu 8: viết lùi vào 1 ô.
Học sinh đọc, ghi nhớ.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
3 học sinh lên bảng làm :
+ vũ trụ - chân trời.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
2 học sinh lên bảng:
Trời – trong – trong – chớ – chân – trăng – trăng.
4- Củng cố, dặn dò: (5').
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn lại bài ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_khoi_3_chuong_trinh_ca_nam.doc