Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 5

Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 5

TẬP ĐỌC- TIẾT 9

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

 I. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch trôi chảy, biết đọc toàn bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của cậu bé mồ côi. Đọc phân biệt lời các nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Bệ hạ, Sững sờ, Dõng dạc, Hiền minh.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

- Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 4 SGK.

 II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

 

doc 35 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
 Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
Tập đọc- tiết 9
Những hạt thóc giống
 I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch trôi chảy, biết đọc toàn bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của cậu bé mồ côi. Đọc phân biệt lời các nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Bệ hạ, Sững sờ, Dõng dạc, Hiền minh. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
- Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 4 SGK.
 II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
2 Phút
31 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài tre Việt Nam.
- Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? của ai?
- HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài đọc:
 Giới thiệu bài tập đọc.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
- 2 HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
- GV chia đoạn cho HS luyện đọc.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn văn lần 1 GV kết hợp sửa lỗi cho HS, HS phát hiện từ khó đọc GV ghi bảng cho HS luyện đọc. 
- GV viết lên bảng từ khó- GV đọc mẫu.
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời tìm ra nghĩa của các từ cần giải nghĩa cuối bài.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS luyện đọc câu văn dài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
* Đoạn 1:
- HS đọc thầm toàn truyện và trả lời câu hỏi: 
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
+ Nhà vua làm thế nào để tìm được người trung thực?
- Gọi HS nêu ý đoạn 1, GV ghi bảng.
* Đoạn 2:
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? kết quả ra sao?
+ Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra? Hành động của cậu bé Chôm có gì khác mọi người? Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói? Nhà vua đã nói như thế nào?
+ Vua khen cậu bé Chôm những gì?
+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình? 
+ Dành cho HS khá giỏi: Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý?
- Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 2.
- HS nêu ý nghĩa truyện.
- Ghi nội dung chính của bài.
- Yêu cầu HS nêu ND, GV ghi bảng.
 Đọc diễn cảm:
 Đoạn cuối.
- GV đọc mẫu bài văn.
- Gọi 4 HS đọc tiếp nối, cả lớp đọc thầm.
- GV treo đoạn văn cần luyện đọc.
- HS đọc thầm theo cặp.
- GV tổ chức thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. 
- GV dặn HS về nhà xem lại bài, xem bài sau: Gà trống và cáo.
a. Luyện đọc:
* Phát âm: sững sờ, trừng phạt, luộc kĩ.
* Từ ngữ: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
* Ngắt nghỉ hơi:
 Vua ra lệnhgieo trồng/ và giao hẹnnhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôibị trừng phạt.
b. Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: Vua chọn người để truyền ngôi.
- Chọn người trung thực truyền ngôi.
- Dùng kế luộc thóc để tìm người trung thực.
Đoạn 2: Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thực.
- Chôm đã gieo trồng và dốc công chăm sóc.
- Chôm không có thóc ,em lo lắng, thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ! Con làm sao cho thóc nảy mầm được.
- Vua khen cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm.
- Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.
*ND: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
Khoa học- Tiết 9
Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn 
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- HS biết được cần ăn phối hợp chất béo của có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nêu được ích lợi của muối i-ốt (Giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ).
- Nêu được tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh cao huyết áp).
 II. Chuẩn bị: 
- Các hình minh hoạ trang 20, 21 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm. có chứa i- ốt và những tác hại do không ăn muối i-ốt.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 phút
2 Phút
16 Phút
5 Phút
10 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu mục đích yêu cầu bài học.
2. Kể tên những món ăn rán hay xào:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Lập được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.
- Thành viên trong đội lên ghi món ăn xào hay rán, mỗi HS chỉ được ghi 1 món ăn.
- GV cùng trọng tài đếm các món ăn công bố kết quả.
- Gọi đại diện 1 vài cặp trình bày kết quả trước lớp.
- GV ghi tóm tắt những gì HS trình bày lên bảng.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: 
- Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật vừa cung cấp chất béo thực vật.
- Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc từ động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 6 HS.
- Y/C HS quan sát hình minh hoạ trang 20 SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng để trả lời câu hỏi:
+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật?
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo thực vật với chất béo động vật.
- GV đi giúp đỡ các nhóm khó khăn.
- Gọi 2-3 HS trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Nhận xét từng nhóm.
- GV y/c HS đọc mục bạn cần biết phần thứ nhất.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: 
- Nói về ích lợi của muối I- ốt.
- Nêu tác hại của thói quen ăn mặm.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt đã yêu cầu từ tiết trước.
- GV yêu cầu các em quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi: Muối i- ốt có ích lợi gì cho con người?
- Gọi 3 đến 5 HS trình bày ý kiến của mình. GV ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
- Gọi HS đọc phần thứ hai mục Bạn cần biết.
- Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì sẽ có tác hại gì?
- GV ghi nhanh những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
 3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại mbài, xem bài sau: Ăn nhiều rau và hoa quả chín sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
a. Những món ăn rán hay sào:
Thịt rán, cá rán, tôm rán, khoai tây rán, rau xào, thịt xào, rang cơm, nem rán, đậu rán, lươn xào,
b. Vì sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
Vì trong chất béo động vật có a- xít no, khó tiêu trong chất béo thực vật có nhiều a- xít béo không no, dễ tiêu. Vậy ta nên ăn kết hợp chúng để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch.
c. Tại sao nên sử dụng muối i- ốt và không nên ăn mặn:
- Muối i-ốt dùng để nấu ăn hàng ngày.
- Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ.
- Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí tuệ.
- Ăn mặn sẽ khát nước.
- Ăn mặn sẽ bị áp huyết cao.
Toán- Tiết 21
Luyện tập (Trang 26)
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.
- HS biết chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
- HS xác định được một năm cho trước thuộc thế kỷ nào.
- Dành cho HS khá giỏi bài tập 4 và bài tập 5.
 II. Chuẩn bị: Nội dung bài tập 1 kẻ sẵn trên bảng phụ.
 II. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 Học sinh lên bảng phát biểu.
+ 1 năm có bao nhiêu tháng? Là những tháng nào?
+ Thứ hai tuần này là ngày 27 tháng 5 thì thứ hai tuần sau là ngày nào, tháng nào?
- Gọi HS yếu làm lại bài tập khó tiết trước.
- GV chữa bài nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết được các đơn vị đo thời gian ngày, năm, tháng.
* Cách tiến hành:
- HS nhắc lại đơn vị giây trong các số đo thời gian.
- HS nhắc lại đơn vị đo thế kỷ.
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa số đo thế kỷ và số đo năm.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức để giải các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề. 
- Y/C HS tự làm.
- Gọi HS chữa miệng.
- GV yêu cầu HS nêu lại: Những tháng nào có 30 ngày? những tháng nào có 31 ngày? tháng 2 có bao nhiêu ngày?
- GV có thể cho HS tính số ngày trong một tháng bằng bàn tay.
- GV nhận xét, cho điểm.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS tự đổi đơn vị, sau đó gọi 1HS giải thíchcách đổi của mình.
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề.
- HS tự làm.
- Gọi chữa miệng.
- GV hỏi thêm các ví dụ khác.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài tập 3:
- HS làm việc cá nhân.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV có thể yêu cầu HS nêu cách tính số năm từ khi Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài tập 4 (Dành cho HS khá giỏi):
- Gọi HS đọc đề bài.
- HS chữa miệng.
- GV nêu câu hỏi. HS lần lượt trả lời.
- Muốn biết bạn nào chạy nhanh hơn, chúng ta phải làm gì?
- 1 thế kỉ có bao nhiêu năm?
 1/2 thế kỉ =? năm
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài tập 5 (Dành cho HS khá giỏi):
- GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc trên đồng hồ.
- 8 giờ 40 phút còn được gọi là mấy giờ?
- GV có thể dùng mặt đồng hồ để quay kim đến các vị trí khác và yêu cầu HS đọc giờ.( Nếu còn thời gian)
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 23, xem bài sau: Tìm số trung bình cộng.
Giây, thế kỷ.
1. Nhắc lại kiến thức cơ bản:
- Giây là đơn vị đo nhỏ nhất trong bảng đơn vị đo thời gian.
- 1 thế kỷ = 100 năm.
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Các tháng có 31 ngày là: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
- Các tháng có 30 ngày là: 4, 6, 9, 11.
- Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
Bài 2: Viết vào chỗ chấm:
3 ngày =72giờ ngày= 8giờ
4giờ= 240phút;giờ= 15phút
8phút=480giây;phút=30giây
3 giờ 10 phút = 190 phút
2 phút 5 giây = 125 giây
4 phút 20 giây = 260 giây.
Bài 3: 
a. Năm 1789 thuộc thế kỉ XVIII.
b. 1980 – 600 = 1380, thuộc thế kỉ XIV.
Bài 4: 
 phút = 15 giây
 phút = 12 giây
Như vậy Bình chạy nhanh hơn Nam và nhanh hơn số giây là:
15 – 12 = 3 (Giây)
Đáp số: 3 giây
Bài 5: 
a. Khoanh vào ý B: 8 giờ 40 phút.
b. Khoanh vào ý C: 5008 g.
Đạo đức- Tiết 5
Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1)
 I. Mục tiêu: 
 ... mở đầu là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô.
- Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
(Có khi xuống dòng vẫn chưa hết đoạn).
a. Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện.
b. Hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng.
b. Phần ghi nhớ:
 SGK (54)
c. Phần luyện tập:
Ví dụ:
 Cô bé nhặt tay nải lên và mở ra xem. “ Chao ôi! thật nhiều tiền! Số tiền này đủ mua thuốc cho mẹ mình!”- cô bé nghĩ thầm. Cô nhìn quanh chẳng thấy có ai, chỉ thấy cuối đường một bà cụ đang đi chầm chậm. Cô đoán chắc bà cụ đánh rơi túi này và chắc bà cụ buồn lắm. Nghĩ vậy cô chạy thật nhanh đuổi theo bà cụ, vừa chạy vừa gọi
 - Bà ơi! Bà đợi cháu với! Bà đánh rơi tay nải rồi.
Bà cụ dừng lại. Cô bé tới nơi, hổn hển nói: “ Bà ơi! túi này của bà phải không ạ?”
Toán- Tiết 25
Biểu đồ (tiếp) (Trang 30)
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết về biểu đồ hình cột.
- Biết cách đọc và phân tích thông tin trên biểu đồ hình cột.
- Bước đầu xử lí thông tin trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
- Dành cho HS khá giỏi ý b bài tập 2.
 II. Chuẩn bị: Phấn màu; bảng phụ có dán mẫu Biểu đồ hình cột.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS chữa bài tập số hai bài trước:
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết cách vẽ và cách ghi biểu đồ hình cột.
* Cách tiến hành:
- GVtreo tranh hình trong sgk trang 30 chỉ và nêu ý nghĩa các hàng, các cột.
- Biểu đồ gồm các cột và các hàng.
- Biểu đồ này có nội dung nói về gì?
- Cột ngoài cùng bên trái cho biết gì?
- Các cột tiếp theo chỉ gì? Cách trình bày = ký hiệu gì?
- Biểu đồ cột có khác gì với BĐ tranh vẽ?
- Số ghi trên đỉnh mỗi cột cho biết gì?
- Có những thôn nào nói đến trong Biểu đồ? Dựa vào đâu biết được?
 + Hàng ngang cuối cùng cho biết các thôn tham gia diệt chuột.
- Số chuột thôn Đông, Đoài, Trung ... diệt được là bao nhiêu? 
- Dựa vào đâu để biết được điều đó?
- Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất? ít nhất? Dựa vào đâu để biết được điều đó? Cách nào nhanh nhất?
=> Trên thực tế, sử dụng Bđ cột thẳng khi so sánh thường nhìn vào độ cao của cột.
- Ngoài những thông tin này ta còn biết thêm những thông tin nào khác? Các em cùng vào phần luyện tập.
- GV tiếp tục đưa ra các câu hỏi để HS tìm hiểu thêm về nội dung của biểu đồ.
- HS nhắc lại và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng để thực hành các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
- Dành cho HS khá giỏi ý b. 
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 27, 28 và xem lại sau: Luyện tập.
Biểu đồ. 
1.Hình thành kiến thức mới:
a. Cấu tạo: 
- Biểu đồ này có nội dung nói về số chuột 4 thôn đã diệt được.
- Cột ngoài cùng bên trái cho biết số chuột mà các thôn có thể diệt được. Đơn vị tính là con.
- Cột tiếp theo cho biết số chuột cụ thể mà mỗi thôn đã diệt. Trình bày = cột thẳng.
- Biểu đồ cột khác biểu đồ tranh vẽ ở chỗ không dùng hình vẽ mà dùng cột thẳng.
- Số ghi trên đỉnh mỗi cột cho biết số chuột cụ thể mỗi thôn diệt được là bao nhiêu.
- Có 4 thôn nói đến trong Biểu đồ thôn Đông, Đoài, Trung, Thượng. Nhìn vào hàng ngang cuối cùng để đọc tên.
b. Nội dung- Cách đọc:
- Số chuột thôn Đông diệt được là 2000 con; thôn Đoài: 2200 con, Trung 1600 con, Thượng 2750 con.
- Dựa vào cách đọc số trên đỉnh mỗi cột hoặc gióng hàng ngang sang cột số liệu bên trái. ( làm mẫu ).
- Thôn Thượng diệt được nhiều chuột nhất; thôn Trung ít nhất. Dựa vào các số cụ thể hoặc so sánh độ cao các cột để biết điều đó.
So sánh chiều cao là nhanh nhất.
2. Luyện tập:
Bài 1:
Nhìn vào biểu đồ, trả lời câu hỏi:
a. Những lớp tham gia trồng cây là: 4A; 4B; 5A; 5B; 5C.
b. Lớp 4A trồng được: 35 cây
 Lớp 5B trồng được: 40 cây
 Lớp 5C trồng được: 23 cây
c. Khối Năm có 3 lớp tham gia trồng cây, đó là lớp: 5A; 5B; 5C.
d. Có 3 lớp trồng được trên 30 cây, đó là: 4A; 5A; 5B.
e. Lớp trồng được nhiều cây nhất là: 5A. Lớp trồng được ít cây nhất là 5C.
Bài 2: 
- Cột 1: Điền 4.
- Cột 2: Điền 2002- 2003.
- Cột 1: Điền 6.
- Cột 1: Điền 2004- 2005.
Địa lí- Tiết 5
Trung du Bắc Bộ
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: Vùng đồi núi với đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ.
- Nêu được hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ:
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
+ Trồng rừng được đẩy mạnh.
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: Che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
- Dành cho HS khá giỏi: Nêu quy trình chế biến chè.
 II. Chuẩn bị:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
13 Phút
10 Phút
10 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV vẽ lên bảng sơ đồ về Hoàng Liên Sơn, chia lớp thành hai dãy để thi đua, viết về các nội dung đã được học về Hoàng Liên Sơn.
- HS nêu và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của vùng đồi trung du.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK , quan sát tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ và trả lời các câu hỏi sau :
 + Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng? 
+ Các đồi ở đây như thế nào?
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ ? 
Hoạt động 2: Làm việc nhóm.
* Mục tiêu: HS nhận biết được các loại cây chè và cây ăn quả ở Trung Du. 
* Cách tiến hành:
Dựa vào kênh chữ trong SGK, HS thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi theo
gợi ý sau : 
 + Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?
 + Hình 1, hình 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên ?
 + Em biết gì về chè ở Thái Nguyên?
 + Chè ở đây được trồng để làm gì?
 + Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại trồng những loại cây gì?
+ Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè? (Dành cho HS khá giỏi).
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm .
 -GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời .
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: HS nhận biết được những hoạt động trồng rừng và trồng cây công nghiệp. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh đồi trọc, tham khảo SGK trả lời các câu hỏi sau :
 + Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống, đồi trọc? 
 + Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ?
 + Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây ?
- GV hướng dẫn HS rút ra bài học .
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Tây Nguyên. 
Dãy Hoàng Liên Sơn.
1. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải:
- Vùng trung du là vùng đồi.
- Có đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng, vừa của miền núi.
2. Chè và cây ăn quả ở trung du:
Trung du thích hợp với loại cây chè và cây ăn quả.
3. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp:
Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi...
Kĩ thuật - Tiết 5
 Khâu thường
 I. Mục tiêu: HS cần phải:
- HS biết cầm chỉ, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau, đường khâu có thể bị dúm.
- Dành cho HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. 
 II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu các giai đoạn khâu mũi thường (phóng to).
- Tranh mẫu khâu mũi thường bằng chỉ len to màu đỏ trên giấy bìa màu sẫm.
- Nửa tờ giấy vở có kẻ ô, một mảnh vải 20 x 15cm
- Chỉ thêu màu đỏ.
- Kim khâu, kéo. 
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
23 Phút
10 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS .
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Thực hành:
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: HS nhận biết khâu thường trên vải.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường.
- 2 HS thực hiện khâu một vài mũi khâu thường để kiểm tra thao tác cầm vải, cầm kim, vạch dấu đường khâu và khâu các mũi khâu theo đường vạch dấu.
* HS thực hành khâu mũi thường trên vải.
* Lưu ý: Khâu xong đường thứ nhất, HS có thể khâu tiếp đường thứ 2 nếu còn thời gian. 
- HS và GV theo dõi.
- GV nhận xét thao tác và sử dụng tranh quy trình để nhắc lại kĩ thuật khâu.
- GV hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đõ những HS còn lúng túng.
- GV bổ xung, nhận xét.
- HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
2. Đánh giá kết quả học tập:
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS biết đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn, tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài và xem bài sau: Khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
a. Cách khâu và cách bắt đầu đường khâu:
- Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
- Bước 2: Khâu các mũi khâu theo đường vạch dấu.
b. Cách kết thúc đường khâu:
- Khâu lại mũi ở mặt phải đường khâu, nút chỉ ở mặt trái đường khâu.
- Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh vải.
+ Các mũi khâu tương đối đều nhau, không bị dúm và thẳng đường vạch dấu.
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định.
	 Văn Hải, ngày.tháng.năm 2012 
ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc